You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH

DOANH – MARKETING.
1.1 Các khái niệm về đạo đức
1.1.1. Khái niệm về đạo đức xã hội
Là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá
hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã
hội. .
“Đạo đức là một môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái
sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai,
quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp”
(Từ điển điện tử American Heritage Dictionary)

1.1.2. Đặc điểm


- Tính giai cấp
- Tính địa phương
- Điều kiện lịch sử
Ba đặc điểm trên là chuẩn mực để nhận xét hành vi về đạo đức. Trên nền tảng
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực dẫn đến hành vi của bản thân và của mối quan hệ xã
hội. Mang giá trị tinh thần và tự nguyện.
+ Đạo đức của con người mang tính TỰ NGUYỆN.
+ Đạo đức trong kinh doanh mang tính BẮT BUỘC
1.1.3. Các biểu hiện trong đạo đức (xã hội)
Có 3 chuẩn mực và quy tắc đạo đức
- Độ lượng
- Khoan dung
- Trung thực
1.1.4. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn
hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như
người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý,
cộng đồng dân cư, đối thủ...) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay
sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.
Các nguyên tắc và các chuẩn mực
- Tính trung thực
- Tôn trọng con người
- Gắn lợi ích doanh nghiệp – khách hàng - xã hội
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Chủ thể
• Tất cả mọi người trong tổ chức kinh doanh
• Khách hàng và những người hữu quan

1.1.5. Tám quyền lực của người tiêu dùng


- Quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản
- Quyền được an toàn
- Quyền được thông tin
- Quyền được lựa chọn
- Quyền được lắng nghe
- Quyền được bồi thường
- Quyền được giáo dục về tiêu dùng
- Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.1. Khái quát triết lý đạo đức
* Khái niệm
Triết lý đạo đức hay đạo lý là những nguyên tắc, quy tắc đức hướng dẫn con người
trong việc xác định như thế nào là đúng, thế nào là sai. Triết lý đạo đức hướng dẫn
con người trong việc xác định cách thức giải quyết mâu thuẫn và đạt được lợi ích
chung cao nhất khi con người sống trong một tập thể, một xã hội.
Tính đặc thù của triết lý đạo đức tùy thuộc:
- Hoàn cảnh kinh tế
- Đặc điểm truyền thống
- Quá trình trưởng thành và phát triển của từng cá nhân, từng nhóm xã hội
* Xu thế phát triển trong triết lý đạo đức
Mỗi triết lý là một lý thuyết phức tạp được xây dựng trên cơ sở những quan tiết về
da điểm về quy tắc chi phối hành vi của con người về mặt đạo đức.
Có 3 nhóm triết lý đạo đức cơ bản vận dụng trong kinh doanh:
- Các triết lý dựa trên quan điểm vị lợi
- Các triết lý dựa trên quan điểm pháp lý
- Các triết lý dựa trên quan điểm đạo lý
1.2.2. Các triết lý đạo đức chủ yếu
1.2.2.1.Các triết lý theo quan điểm vị lợi (teleology)
Nhóm này gồm các triết lý theo Thuyết mục đích (teleology) hay còn gọi là Chủ
nghĩa trong hệ quả (consequentialism), tiếp cận với các vấn đề đạo đức qua việc
đánh giá hệ quả của hành động, thể hiện qua các phương pháp:
Phương pháp Quản lý theo mục tiêu (MB) - Management By Objectives)
- Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (Cost Benefit Analysis)
Đại diện quan trọng của các triết lý theo quan điểm vị lợi:
- Chủ nghĩa vị kỷ (egoism)
Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là những hành vi có thể
mang lại tối đa lợi ích cho một cá nhân, con người cụ thể mà người đó mong muốn
- Chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism).
Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là những hành vi có thể
mang lại tối đa tổng lợi ích hay nhiều điều tốt nhất cho một số lượng người lớn nhất
1.2.2.2.Các triết lý theo quan điểm pháp lý
Nhóm này gồm các triết lý theo Thuyết đạo đức hành vi deontology), Chủ nghĩa đạo
đức tương đối (relativism), Thuyết đạo đức công lý (justice).
- Thuyết đạo đức hành vi: Quan điểm của thuyết này cho rằng có những
điều con người không nên làm, ngay cả khi lợi ích đạt được là lớn nhất. Triết lý của
thuyết này chú trọng đến cách thức thực hiện hành vi, chứ không phải là kết quả đạt
được của hành vi.
- Chủ nghĩa đạo đức tương đối: Triết lý của thuyết này là lấy kinh nghiệm của bản
thân mình hay của một nhóm người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩn mực
hành vi đạo đức.
- Thuyết đạo đức công lý: Coi trọng sự công bằng, và quan tâm đến những nghĩa
vụ phải thực hiện trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ.
* Quan điểm pháp lý
- Deontology (thuyết đạo đức hành vi)
Chú trọng đến việc bảo vệ quyền của cá nhân và quan tâm đến việc xét từng hành vi
cụ thể và cách thức chúng được tiến hành, chứ không chú trọng vào kết
quả
- Relativism (chủ nghĩa đạo đức tương đối)
Coi trọng việc đánh giá tính chất đạo đức của hành vi dựa vào kinh nghiệm chủ quan
của mỗi người hay nhóm người
- Justice (thuyết đạo đức công lý)
Đánh giá tính chất đạo đức trên cơ sở sự công bằng: cùng chia sẻ, có trật tự và tương
thân tương ái
1.2.2.3.Triết lý theo quan điểm đạo lý
Nhóm này gồm có Thuyết đạo đức nhân cách (virtue ethics).
Thuyết đạo đức nhân cách nhấn mạnh đến vai trò của các “nhân cách then chốt” ảnh
hưởng đến sự sống còn, an nguy của một tổ chức, một hệ thống ở mọi cấp độ và quy
mô.
Thuyết đạo đức nhân cách coi những quy tắc đạo đức xã hội hiện hành chỉ là những
yêu cầu tối thiểu về mặt đạo đức cần thỏa mãn để hình thành nhân cách. Đạo đức
nhân cách phải vượt lên trên những quy tắc đạo đức thông thường để trở thành đặc
trưng điển hình cho nhiều người khác thông qua nhân cách của một người.
* Quan điểm đạo lý - Virtue ethics (thuyết đạo đức nhân cách)
Cho rằng đạo đức trong từng hoàn cảnh không chỉ được quyết định bởi những yêu
cầu đạo đức phổ biến, mà còn được quyết định bởi những nhân cách trưởng thành có
đạo đức.

Quan điểm vị lợi Quan điểm pháp lý Quan điểm đạo lý

Egoism (chủ nghĩa vị Deontology (thuyết đạo Virtue ehtíc (thuyết


kỷ) Định nghĩa hành vi đức hành vi) Chú trọng đạo đức nhân cách)
đúng đắn hay có thể đến việc bảo vệ quyền Cho rằng đạo đức trong
chấp nhận được là của cá nhân và quan tâm trừng hoàn cảnh không
những hành vi có thể đến việc xét từng hành chỉ được quyết định bởi
mang lại tối đa lợi ích vi cụ thể và cách thức những yêu cầu đạo đức
cho một cá nhân, con chúng được tiến hành, phổ biến mà còn được
người cụ thể mà người chứ không chú trọng vào quyết định bởi những
đó mong muốn kết quả nhân cách trưởng thành
có đạo đức

Utilitảianím (chủ nghĩa Relativím ( chủ nghĩa


vị lợi) đạo đức tương đối) Coi
Định nghĩa hành vi đúng trọng việc đánh giá tính
đắn hay có thể chấp chất đạo đức của hành vi
nhận được là những dựa vào kinh nghiệm chủ
hành vi có thể mang lại quan của mỗi người hay
tối đa tổng lợi ích hay nhóm người
nhiều điều tốt nhất cho
một số lượng người lớn
nhất

Júticw( thuyết đọc đức


công lý)
Đánh giá tính chất đạo
đức trên cơ sở sự công
bằng: cùng chia sẻ, có
trật tự và tương thân
tương ái

1.3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
1.3.1. Tiết lý, quyền lực, cơ chế phối hợp, lợi ích
* Triết lý
Triết lý đạo đức của mỗi người thể hiện quan điểm, nguyên tắc hành động, chuẩn
mực đạo đức, quan niệm giá trị và niềm tin, sự trung thực, công bằng thông qua các
quyết định hành động.
* Quyền lực.
Quyền lực ở mỗi vị trí khác nhau (bên trong hay bên ngoài của một tổ chức) thể hiện
thông qua các hình thức điều hành và thông tin với các đối tượng hữu quan bên
trong hoặc bên ngoài của tổ chức.
* Cơ chế phối hợp
Sự phối hợp thể hiện đạo đức trong mối quan hệ giữa con người trong một tổ chức,
tạo nên yếu tố quyết định đến hiệu quả và sức mạnh của một tổ chức.
* Lợi ích
Đạo đức về lợi ích sẽ thể hiện khi một người rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn
hoặc lợi ích bản thân, hoặc lợi ích của những người khác hay lợi ích tổ chức.

1.3.2. Lĩnh vực marketing, công nghệ , nhân lực, tài chính, quản lý
* Marketing
Đạo đức thể hiện qua những hoạt động marketing như: quảng cáo, thu thập và sử
dụng thông tin khách hàng, an toàn sản phẩm, định giá sản phẩm, phân phối sản
phẩm.
* Công nghệ
Kỹ thuật công nghệ được vận dụng trong các hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ
sản phẩm sẽ bị chi phối bởi đạo đức của các cá nhân trong quá trình vận hành

* Nhân lực
Đạo đức trong nhân lực thể hiện qua các hoạt động cụ thể như: xác định Ang việc,
tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm tra, đánh giá người lao động, bầu không khí tổ chức.
* Kế toán, tài chính
Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính thể hiện qua việc xử lý các số liêu, đưa ra
những dữ liệu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và hoạch định chiến
lược.
* Quản lý
Đạo đức trong quản lý thể hiện trong quá trình đưa ra những quyết định liên quan
đến lợi ích giữa người quản lý với chủ sở hữu hoặc người lao động.

1.3.3. Đối tượng hữu quan bên trong: Chủ sở hữu, người lao động
* Chủ sở hữu
Chủ sở hữu có thể là người trực tiếp tham gia điều hành (hoặc giao quyền điều hành
cho người quản lý chuyên nghiệp), nhằm thực thi quyền lực Kiểm | soát và đảm bảo
quyền lợi gắn với giá trị tài sản đóng góp. Chính vì vậy, đạo
đức kinh doanh được thể hiện qua các quyết định của họ nhằm đảm bảo cho lợi ích
của họ được bảo toàn và phát triển.
* Người lao động
Nhận thức và năng lực của người lao động, quan điểm đạo đức của họ đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp thể hiện cụ thể qua các mặt:
quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại, các giác, điều kiện và môi trường lao
động, lạm dụng của công

1.3.4. Đối tượng hữu quan bên ngoài : Khách hàng, đối tác, đối thủ, cộng đồng,
xã hội, chính phủ
* Khách hàng
vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng là sự an toàn của sản phẩm, sự - cân đối
giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài.
* Đối tác, đối thủ
Đạo đức kinh doanh thể hiện qua việc mưu cầu lợi ích của doanh nghiệp - việc liên
kết và cạnh tranh; giữa lợi nhuận, thị phần và sự phát triển lâu dài
* Cộng đồng, xã hội
Hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, văn
hóa, xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động và môi trường
ống của họ. Mối quan tâm của cộng đồng, xã hội thường gắn liền với việc khai thác
và sử dụng tài nguyên, sự thay đổi của môi trường sống, giá trị truyền thống.
• Chính phủ
Sự can thiệp và điều hành của chính phủ đối với doanh nghiệp được xem xét trên các
khía cạnh: bình đẳng, trung thực, công bằng, công lý, và sự phát triển bền vững của
môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội – tự nhiên.
1.4.Vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
- Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
- Góp phần vào chất lượng kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp
- Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
- Góp phần làm hài lòng khách hàng
- Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

You might also like