You are on page 1of 21

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC


VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐẠO ĐỨC
- Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm đánh giá,
điều chỉnh hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người
khác, đối với xã hội

- Đạo đức bao gồm hai ý tưởng liên quan:


+ Đánh giá hành vi theo các nguyên tắc đạo đức (phân biệt đúng – sai)
+ Thực hiện hành vi phù hợp với các nguyên tắc đạo đức (làm điều đúng)

- Chức năng của đạo đức: quy định thái độ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người
đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội  khuôn mẫu điều chỉnh
hành vi con người
TÌNH HUỐNG ĐẠO ĐỨC

- Khi bạn được đề nghị nhận một món quà từ đối tác với điều kiện ký kết hợp đồng,
có nghĩa là nhận hối lộ, một loạt câu hỏi sẽ được đặt ra:
 Có ai biết sự thật này? (cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, các cơ quan chính quyền)
 Nếu bị phát hiện, hình phạt nào sẽ xảy ra?
 Món quà này có bù đắp cho rủi ro bị phát hiện và hình phạt?
- Hoặc những câu hỏi trừu tượng hơn:
 Việc làm này có đúng đắn?
 Hành động đúng đắn phải thực hiện?
TÌNH HUỐNG ĐẠO ĐỨC

- Điều này liên quan đến những vấn đề rộng lớn đối với bản thân:
 Mình nên sống một cuộc sống như thế nào?
 Mình nên trở thành người như thế nào?
- Nếu bạn chịu trách nhiệm lãnh đạo tổ chức:
 Mình muốn tổ chức của mình sẽ như thế nào?
- Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi:
 Đối tác mời đi ăn ở nhà hàng, đi chơi
 Người đưa hối lộ là người thân trong gia đinh
 Quà tặng vào những dịp lễ, tết
 Không chấp nhận đồng nghĩa với mất hợp đồng  hậu quả…
THIỆN VÀ ÁC
- Thiện là tư tưởng, hành vi, lối sống phù hợp với những yêu cầu đạo đức của xã hội
- Ác là tư tưởng, hanh vi, lối sống đối lập với những yêu cầu đạo đức của xã hội
- Đánh giá thiện – ác:
 Động cơ tốt, kết quả tốt, là cái thiện
 Động cơ tốt, kết quả xấu, không coi là cái thiện
 Động cơ xấu, kết quả tốt, là cái ác
 Động cơ xấu, kết quả xấu, là cái ác
- Ác chỉ trong tư tưởng cũng là ác
LƯƠNG TÂM
- Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với
hành vi trong quan hệ xã hội
- Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định (tích cực) và phủ định (tiêu cực)
- Lương tâm thúc đẩy con người làm điều thiện, tránh điều ác, làm tròn nghĩa vụ của
mình
- Lương tâm là thể thống nhất giữa tình cảm, lý trí và cái thiện mà hạt nhân là ý thức
về nghĩa vụ
- Chức năng của lương tâm là sự tự kiểm soát, đánh giá về hành vi của mình và sự tự
lên án khi có hành vi, sự việc sai trái xảy ra
NGHĨA VỤ

- Nghĩa vụ là những bổn phận, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện với xã hội
xuất phát từ vai trò của cá nhân trong xã hội
- Nghĩa vụ bắt nguồn từ yêu cầu mà xã hội đã đề ra cho mọi người trong những bối
cảnh nhất định
- Cá nhân phải tuân thủ những nghĩa vụ của mình
NHÂN PHẨM

- Nhân phẩm là những đức tính mà XH đòi hỏi mỗi người phải có, bất kể người đó là
ai, ở cương vị nào
- Nhân phẩm tạo nên giá trị đạo đức của mỗi người với tư cách là một thành viên
của xã hội
- Ví dụ: Tam cương, Ngũ thường theo Nho giáo
 Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là năm đức tính chủ yếu tạo nên nhân phẩm
của con người (Ngũ Thường)
 Tam cương: Quân – Thần, Phụ - Tử, Phu – Phụ (Vua phải nhân, Tôi phải trung, Cha
phải từ, Con phải hiếu, Chồng phải nghĩa, Vợ phải tòng)
DANH DỰ

- Danh dự là phẩm chất đạo đức của mỗi người phải có để xứng đáng với một cương
vị, một chức danh hay một vị trí xã hội nào đó
- Ví dụ: danh dự làm cha mẹ, danh dự quân nhân,…
- Danh dự đóng góp không nhỏ vào sự tự rèn luyện của con người
- Ngoài danh dự của từng cá nhân, còn có danh dự của gia tộc, danh dự của cộng
đồng,… và cao nhất là danh dự quốc gia
NHÂN ĐẠO

- Nhân đạo là lòng nhân ái với quan niệm con người có giá trị tối cao
- Chủ nghĩa nhân đạo tôn trọng con người, tin ở bản chất tốt đẹp của con người, đề
cao tình thương yêu con người
- Chủ nghĩa nhân đạo tổng hợp các quan điểm nhằm bảo vệ những quyền cơ bản
của con người, bảo vệ phẩm giá, sự tự do, sự phát triển toàn diện của “tính người”
trong xã hội
GIÁ TRỊ CƠ BẢN – SỰ CHÍNH TRỰC

- Sự chính trực là sự ngay thẳng, sự hoàn chỉnh, sự toàn vẹn, sự nhất quán, sự lành
mạnh
- Nhiều người đề cập sự chính trực như là sự liêm chính:
 “Liêm” là trong sáng, trong sạch
 “Chính” là thẳng thắn, đứng đắn
- Sự chính trực gắn liền với hành động có đạo đức – hành động đi với sự chính trực
- Sự chính trực là một giá trị để tạo dựng lòng tin trong quan hệ
GIÁ TRỊ CƠ BẢN – SỰ TRUNG THỰC

- Trung thực là tôn trọng và hành động (nói và làm) theo sự thật dựa vào hiểu biết
tốt nhất của mình mà không che dấu điều gì
- Trung thực là tôn trọng sự thật, lẽ phải và chân lý trong cách cư xử của con người
- Một vấn đề liên quan đến sự trung thực là sự tôn trọng
- Người trung thực là người đứng đắn, ngay thẳng
- Danh dự và uy tín là những mục đích tối thượng của sự trung thực  sự tin cậy
- Sự trung thực là cơ sở để đảm bảo các mối quan hệ tốt đẹp
GIÁ TRỊ CƠ BẢN – SỰ CÔNG BẰNG

- Công bằng có nghĩa là đúng, chính xác, không thiên vị (vô tư)
- Ba yếu tố thúc đẩy con người phải công bằng:
 Sự bình đẳng (theo nghĩa thông thường)
 Sự đối ứng (có qua có lại)
 Sự tối ưu hóa (sự đánh đổi giữa bình đẳng và hiệu quả)
- Có nhiều quan điểm về sự công bằng
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO ĐỨC

- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức của
xã hội (tùy thuộc vào văn hóa, tôn giáo, luật lệ xã hội, bối cảnh,…)
- Đạo đức là một hệ thống giá trị, đánh giá
- Đạo đức điều chỉnh hành vi
- Đạo đức là sự tự nguyện, tự giác ứng xử
ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT

- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng chế mà mang tính tự
nguyện, các chuẩn mực đạo đức thường không được ghi thành văn bản pháp quy
- Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật; đạo đức bao
quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần
- Đạo đức hướng dẫn điều gì chúng ta nên làm còn pháp luật chỉ ra những gì chúng
ta phải làm
- Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà
nước, bảo vệ lợi ích xã hội
ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT

- Những điều luật đôi khi khá chung chung và không phải bao giờ cũng phù hợp với
thực tiễn
- Luật pháp cũng không thể dự đoán trước được những tình thế nan giải mà cá nhân
hay tổ chức phải đối mặt và vì vậy sẽ không có sẵn các quy định pháp luật vào lúc
người ta cần giải quyết tình huống
 Dùng các quy tắc đạo đức để xử lý
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
nhằm hướng dẫn, đánh giá, điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh ( chủ dn, nhân viên, đối tác, khách hàng)
- Đạo đức KD là đạo đức được vận dụng vào hoạt động KD
- Đạo đức KD là việc ra các quyết định kinh doanh một cách có đạo đức và trách
nhiệm
- Đạo đức KD chịu sự chi phối bởi những giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội
- Đạo đức KD mang tính đặc thù của hoạt động KD  Một số vấn đề không thể
giống như trong các quan hệ xã hội thông thường
MỐI QUAN TÂM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

- Kinh doanh ngày càng phát triển, đa dạng và phức tạp  các mối quan hệ con
người trở nên đa dạng, phức tạp  nảy sinh nhiều yêu cầu đạo đức
- Công nghệ phát triển với tốc độ nhanh và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực  nhiều vấn đề đạo đức xuất hiện
- CNTT và truyền thông phát triển  dễ dàng tìm hiểu và phổ biến các hành vi phi
đạo đức
- Sự hiểu biết ngày càng tăng về những tổn thất kinh tế, chính trị và xã hội của những
hành vi sai trái
MỐI QUAN TÂM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

- Lực lượng lao động ngày càng không đồng nhất về quan điểm, động cơ, mục đích
và hành vi
- Sự gia tăng đòi hỏi chuẩn mực đạo đức cao hơn đối với hành vi của nhân viên, lãnh
đạo cũng như các viên chức chính phủ
- Các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng ưu tiên giao dịch với các doanh nghiệp
được đánh giá tốt về đạo đức
- Tác động tích cực của kinh doanh có đạo đức đến doanh nghiệp
- …….
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Đối tượng điều chỉnh: các chủ thể trong các mối quan hệ kinh doanh (nhân viên,
người quản lý, nhà đầu tư, nhà cung cấp, các trung gian, khách hàng, đối thủ,…)
- Phạm vi áp dụng: các thể chế xã hội, tổ chức và những người hữu quan (các tổ
chức chính trị, cơ quan nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức
xã hội,…)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
- Nâng cao chất lượng trong các hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo sự cam kết và tận tâm của nhân viên với doanh nghiệp
- Làm hài lòng khách hàng
- Tạo dựng sự trung thành của các nhà đầu tư với doanh nghiệp
- Góp phần cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp và sự vững mạnh của nền kinh tế
- …..

You might also like