You are on page 1of 59

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5

1. Điều nào sau đây đề cập đến các nguyên tắc và giá trị đạo lý điều khiển hành vi liên
quan đến những gì là đúng và sai?
a. Trách nhiệm xã hội
b. Phạm vi tự do
c. Đạo đức
d. Luật pháp thành văn

2. Vị kỷ có liên quan gần nhất với:


a. trách nhiệm xã hội.
b. tự do lựa chọn.
c. trách nhiệm kinh tế.
d. luật được hệ thống hóa.

3. Quyết định của tổ chức nhằm tạo ra một sản phẩm mới là nằm trong:
a. lĩnh vực luật được hệ thống hóa.
b. lĩnh vực tự do lựa chọn.
c. lĩnh vực đạo đức.
d. lĩnh vực công bằng đền bù.

4. Một loại thuốc mới chưa được sự chấp thuận của FDA để bán ở Hoa Kỳ bởi vì cần thiết
phải thử nghiệm thêm nữa. Công ty có một cơ hội để bán sản phẩm của mình ở một nước
khác ngay lập tức để bắt đầu bù đắp các chi phí R&D và sản xuất ba năm trước thời hạn.
Ví dụ này đặt các quyết định trong phạm trù nào?
a. Lĩnh vực đạo đức
b. Lĩnh vực tự do lựa chọn
c. Lĩnh vực pháp luật
d. Lĩnh vực bảo vệ

5. Giả định rằng: “Nếu điều gì đó không phải là bất hợp pháp, thì nó là đạo đức,” đã bỏ qua
điều nào dưới đây?
a. Lĩnh vực pháp luật được
hệ thống hoá
b. Lĩnh vực đạo đức
c. Lĩnh vực lựa chọn tự do
d. Trách nhiệm tùy chọn

6. Quyết định của ABC International để giảm quy mô và giảm lực lượng lao động của nó
là nằm trong:
a. lĩnh vực luật được hệ thống hóa.
b. lĩnh vực tự do lựa chọn.
c. lĩnh vực đạo đức.
d. trách nhiệm xã hội.

7. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy_____ phần trăm những người được khảo sát nói
rằng la bàn đạo đức của các công ty của Mỹ đang chỉ sai hướng.
a. 10
b. 29
c. 52
d. 76

8. Một tình huống phát sinh khi tất cả các lựa chọn hoặc các hành vi thay thế đã được coi
là không mong muốn vì những hậu quả đạo đức tiêu cực tiềm tàng, làm cho khó khăn để
phân biệt đúng sai, được xem xét là:
a. tác nhân đạo đức.
b. trách nhiệm xã hội.
c. tình huống lưỡng nan về đạo đức.
d. chuẩn tắc đạo đức.

9. Điều nào sau đây buộc cá nhân phải đưa ra một sự lựa chọn đạo đức trong một tổ chức?
a. nhà lãnh đạo biểu tượng
b. nhà quản trị bế tắc
c. cá nhân phòng thủ
d. tác nhân đạo đức

10. Anne Chinoda, điều hành hàng đầu tại Florida Blood Centers, đang bị áp lực phải từ
chức vì cô đã nhận một khoản lương tăng $71.000 chỉ vài tháng trước khi cô sa thải 42
nhân viên. Quyết định của Chinoda là nằm ở:
a. lĩnh vực luật được hệ thống hóa.
b. lĩnh vực tự do lựa chọn.
c. lĩnh vực đạo đức.
d. lĩnh vực trách nhiệm xã hội.

11. Sharon là một nhà quản trị tại Softest Tissue Corporation. Cô đang phải đối mặt với
một vấn đề đáng quan tâm. Một trong những nhân viên của cô đã lừa dối công ty tiền chi
phí. Sharon phải quyết định có sa thải nhân viên này hay không. Trong vai trò này, Sharon
đang hoạt động như:
a. một tác nhân đạo đức.
b. một nhà lý luận đạo đức.
c. một nhà lãnh đạo biểu tượng.
d. một nhà lãnh đạo độc đoán.

12. Một cách tiếp cận chuẩn tắc đối với việc đưa ra quyết định đạo đức:
a. giảm tình huống đạo đức khó xử với các công thức dễ hiểu.
b. sử dụng những phương pháp tiếp cận khác nhau để mô tả các giá trị hướng dẫn cho các
quyết định.
c. tuyên bố rằng tất cả mọi người phải sử dụng hệ thống giá trị sử dụng lao động của họ tại
nơi làm việc.
d. ra lệnh chỉ có một cách lựa chọn để giải quyết tình huống khó xử.

13. Cách tiếp cận nào là khái niệm đạo đức mà các hành vi tạo ra lợi ích tốt nhất cho số
đông lớn nhất?
a. vị lợi
b. công bằng
c. vị kỷ
d. quyền đạo đức

14. Robbie's Robots đã quyết định tiếp tục vận hành một nhà máy trong khi đóng cửa các
nhà máy khác. Quyết định này được điều chỉnh trên cơ sở những gì là tốt nhất cho tổng
công ty. Đây là một ví dụ về:
a. cách tiếp cận thực dụng.
b. cách tiếp cận vị kỷ.
c. cách tiếp cận công lý- đạo đức.
d. cách tiếp cận công bằng.

15. Caleb là một nhà quản trị tại Computer-Care Company. Ông được mong đợi là sẽ xem
xét nỗ lực của từng phương án quyết định của tất cả các đối tác và chọn một phương án
nhằm tối ưu hóa sự hài lòng theo số lượng người lớn nhất. Đây là một ví dụ về:
a. Cách tiếp cận thực dụng../vị lợi
b. Cách tiếp cận vị kỷ.
c. Cách tiếp cận đạo đức-công bằng.
d. Cách tiếp cận công bằng.

16. Cách tiếp cận đạo đức nào mà các công ty đang trích dẫn để biện minh cho việc khống
chế của họ đối với những thói quen cá nhân trong và ngoài công việc của người lao động,
chẳng hạn như uống rượu và hút thuốc lá?
a. cách tiếp cận công bằng
b. cách tiếp cận thực dụng
c. cách tiếp cận vị kỷ
d. cách tiếp cận đạo đức-công bằng

17. Quyết định của Paula Reid, nhà quản trị đã tuyên bố vụ bê bối mại dâm của mật vụ Hoa
Kỳ ở Catagena, phần lớn được dựa trên cách tiếp cận_____
a. công bằng
b. quyền đạo đức
c. vị kỷ
d. thực dụng
18. Khi tất cả cá nhân theo đuổi sự tự định hướng lợi ích tốt đẹp hơn được phục vụ cuối
cùng bởi vì con người học hỏi để điều tiết người khác vì lợi ích lâu dài của họ là một ví dụ
về _____.
a. cách tiếp cận thực dụng
b. cách tiếp cận vị kỷ
c. cách tiếp cận đạo đức-công bằng
d. cách tiếp cận công bằng

19. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một cách tiếp cận đạo đức chuẩn tắc?
a. Cách tiếp cận thực dụng
b. Cách tiếp cận vị kỷ
c. Cách tiếp cận trách nhiệm xã hội
d. Cách tiếp cận quyền đạo đức

20. Qui tắc vàng "làm cho người khác nếu như muốn họ làm cho mình" là:
a. một ví dụ về cách tiếp cận thực dụng đến hành vi đạo đức.
b. đại diện phương pháp tiếp cận đạo đức-công bằng cho việc ra quyết định đạo đức.
c. một ví dụ về những giá trị hướng dẫn phương pháp tiếp cận cá nhân đến hành vi đạo
đức.
d. ngớ ngẩn và lỗi thời.

21. Con người có những quyền và sự tự do cơ bản mà không thể bị lấy đi bởi quyết định
của một cá nhân khác. Cách tiếp cận ra quyết định đạo đức này được gọi là:
a. cách tiếp cận thực dụng.
b. cách tiếp cận vị kỷ.
c. cách tiếp cận quyền đạo đức
d. cách tiếp cận nhị nguyên.

22._____ đề cập đến khái niệm đạo đức mà các quyết định là những điều duy trì tốt nhất
các quyền của những người bị ảnh hưởng bởi chúng.
a. Cách tiếp cận vị kỷ
b. Cách tiếp cận công bằng
c. Cách tiếp cận thực dụng
d. Cách tiếp cận quyền đạo đức

23. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một trong các quyền đạo đức có thể được xem xét
trong quá trình ra quyết định quản trị?
a. Quyền tự nguyện.
b. Quyền xâm phạm riêng tư.
c. Quyền tự do ngôn luận.
d. Quyền tự do tín ngưỡng.
24._____ đối với ra quyết định đạo đức phù hợp với thủ tục, tự nguyện, sự riêng tư, tự do
tín ngưỡng và tự do ngôn luận.
a. Cách tiếp cận quyền đạo đức
b. Cách tiếp cận vị kỷ
c. Cách tiếp cận thực dụng
d. Cách tiếp cận công bằng

25. Quấy rối tình dục là phi đạo đức vì nó vi phạm một phần quan trọng của cách tiếp cận
hành vi đạo đức nào?
a. Cách tiếp cận thực dụng
b. Cách tiếp cận vị kỷ
c. Cách tiếp cận công bằng
d. Cách tiếp cận quyền đạo đức

26. Cách tiếp cận quyết định đạo đức đòi hỏi người được hướng dẫn theo cách chuẩn tắc,
khách quan, không thiên vị và vô tư là:
a. cách tiếp cận quyền đạo đức.
b. cách tiếp cận vị kỷ.
c. cách tiếp cận thực dụng.
d. cách tiếp cận công bằng.

27. Cách tiếp cận quyền đạo đức đối phó với việc thực hiện điều trị thử nghiệm trên bệnh
nhân chấn thương mang tính vô thức là:
a. quyền tự nguyện.
b. quyền riêng tư.
c. quyền tự do tín ngưỡng.
d. quyền tự do ngôn luận.

28. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một mối quan tâm đến quản trị theo cách tiếp cận
công bằng?
a. Công bằng đền bù
b. Công bằng phân phối
c. Công bằng theo thủ tục
d. Công bằng bế tắc

29._____ đề cập đến khái niệm mà cách đối xử con người khác nhau không phải dựa trên
đặc điểm cá nhân.
a. Công bằng thủ tục
b. Công bằng đền bù
c. Công bằng phân phối
d. Công bằng tổ chức
30. Disk Replacement Services vừa hoàn thành một thủ tục hướng dẫn xử lý các khiếu nại
của người lao động. Một trong những tiêu chí chính là làm rõ ràng cho nhân viên rằng luật
này sẽ được thực hiện một cách công bằng và nhất quán. Disk Replacement hoạt động trên:
a. cách tiếp cận công bằng theo thủ tục.
b. cách tiếp cận thực dụng.
c. cách tiếp cận cá nhân.
d. phương pháp phòng thủ.

31. Điều nào sau đây đề cập tới công bằng theo thủ tục?
a. Khái niệm rằng đối xử con người khác nhau không phải dựa trên đặc điểm cá nhân.
b. Khái niệm rằng những quy tắc cần phải được nêu rõ và được thi hành nhất quán và công
bằng.
c. Khái niệm rằng các cá nhân phải được bồi thường cho các chi phí thiệt hại của họ bởi
các bên chịu trách nhiệm.
d. Khái niệm rằng con người cần được đối xử khác nhau.

32. Khái niệm rằng các bên có trách nhiệm phải bồi thường cho các cá nhân vì chi phí thiệt
hại của họ được gọi là:
a. công bằng phân phối.
b. công bằng thiệt hại.
c. công bằng thủ tục.
d. công bằng đền bù.

33. Những suy nghĩ ẩn dưới lĩnh vực____ là gần nhất với cách tiếp cận công bằng.
a. trách nhiệm xã hội
b. tự do lựa chọn
c. pháp luật
d. đạo đức

34. Hầu hết các luật hướng dẫn quản trị nguồn nhân lực được dựa trên:
a. cách tiếp cận thực dụng.
b. cách tiếp cận đạo đức-quyền lợi.
c. cách tiếp cận vị kỷ.
d. cách tiếp cận công bằng.

35.____ KHÔNG được thể hiện trong mô hình phát triển đạo đức cá nhân được mô tả trong
cuốn sách “Kỷ nguyên mới của quản trị”.
a. Cấp độ tiền quy ước
b. Cấp độ quy ước
c. Cấp độ hậu qui ước
d. Tất cả những điều này được đưa vào trong mô hình
36. Trong giai đoạn nào sự phát triển đạo đức cá nhân là một người chủ yếu quan tâm đến
phần thưởng bên ngoài và hậu quả cá nhân của một hành động?
a. Tiền quy ước
b. Quy ước
c. Hậu qui ước
d. Tất cả đều sai

37. Phong cách lãnh đạo_____ phù hợp với cấp độ tiền quy ước của phát triển đạo đức cá
nhân.
a. độc đoán/áp đặt
b. định hướng nhóm
c. lãnh đạo phục vụ
d. biến đổi

38._____ phù hợp với mức độ tiền quy ước của sự phát triển đạo đức cá nhân.
a. Làm việc hợp tác nhóm
b. Hoàn thành nhiệm vụ
c. Nhân viên được trao quyền
d. Tham gia đầy đủ

39. Điều nào trong những hành vi sau đây của nhân viên phù hợp với cấp độ quy ước của
sự phát triển đạo đức cá nhân?
a. hoàn thành nhiệm vụ (cá nhân)
b. nhân viên được trao quyền
c. làm việc hợp tác nhóm
d. tham gia đầy đủ

40. Điều nào trong các giai đoạn sau là giai đoạn phát triển đạo đức cá nhân, trong đó cá
nhân phát triển thiết lập một hệ các chuẩn tắc và giá trị?
a. Tiền quy ước
b. Quy ước
c. Hậu qui ước
d. Tùy chọn

41. Người đưa ra những quyết định dựa trên một thiết lập nội bộ những niềm tin có ý nghĩa
hơn đối với họ hơn sự mong đợi của người khác:
a. đang ở cấp độ tiền quy ước của sự phát triển đạo đức.
b. đang ở cấp độ quy ước của sự phát triển đạo đức.
c. đang ở cấp độ hậu qui ước của sự phát triển đạo đức.
d. không quan tâm những gì mọi người nghĩ về họ.

42. Điều nào trong những hành vi của nhân viên phù hợp với cấp độ hậu quy ước của sự
phát triển đạo đức cá nhân?
a. nhân viên được trao quyền, tham gia đầy đủ
b. hoàn thành nhiệm vụ
c. hành động vì lợi ích của chính mình
d. làm việc hợp tác nhóm

43. Về cấp độ phát triển đạo đức cá nhân, phần lớn các nhà quản trị hoạt động ở cấp _____.
a. tiền quy ước
b. độc đoán
c. hậu quy ước
d. quy ước

44. Phần lớn các nhà quản trị hoạt động ở:


a. cấp độ tiền quy ước.
b. cấp độ hậu qui ước.
c. cấp độ quy ước.
d. cấp độ hậu quy ước.

45. Khi USS Indianapolis bị chìm sau khi trúng ngư lôi, một phi công Hải quân bất tuân
lệnh và liều mạng sống để cứu những đồng đội đang bị bắn gục bởi kẻ thù. Các phi công
Hải quân đã hành động từ cấp độ_____ của sự phát triển đạo đức.
a. tiền quy ước
b. quy ước
c. hậu quy ước
d. thấp nhất

46._____ phù hợp với mức độ hậu quy ước về sự phát triển đạo đức cá nhân.
a. Định hướng đội nhóm
b. Độc đoán
c. Áp đặt
d. Lãnh đạo phục vụ

47. Chỉ có khoảng_____ phần trăm người Mỹ trưởng thành đạt đến giai đoạn cấp ba của
sự phát triển đạo đức.
a. bốn
b. mười một
c. mười lăm
d. hai mươi

48. Điều nào minh họa tốt nhất giai đoạn tiền quy ước của sự phát triển đạo đức?
a. Tất cả những người khác đang làm việc đó, vì vậy nó phải được.
b. Tôi biết điều này là không đúng, và tôi sẽ không làm điều đó, ngay cả khi tất cả những
người khác làm.
c. Tôi sẽ được gì từ việc ra quyết định này?
d. Tất cả đều đúng.

49. Giai đoạn quy ước của sự phát triển đạo đức được mô tả tốt nhất bởi tuyên bố nào sau
đây?
a. Tôi sẽ không làm đều đó bởi vì ông chủ sẽ không vui với tôi.
b. Tất cả những người khác đang làm việc đó, vì vậy nó phải được.
c. Tôi biết điều này là không đúng, và tôi sẽ không làm điều đó, ngay cả khi tất cả những
người khác làm.
d. Tất cả đều đúng.

50. Hầu hết con người đã học để phù hợp với những sự mong về của hành vi tốt dự kiến
của đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội. Họ đang ở trong giai đoạn nào của sự phát
triển đạo đức?
a. Tiền quy ước
b. Quy ước
c. Tùy chọn
d. Hậu qui ước
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chương 7

1._____ đề cập đến những gì mà tổ chức mong muốn trong tương lai.
a. Hoạch định
b. Tầm nhìn chiến lược
c. Mục tiêu
d. Tuyên bố về sứ mệnh

2._____ xác định những kết quả cụ thể trong tương lai và_____ xác định những cách thức
cụ thể hiện tại để đạt được mục tiêu.
a. Những mục tiêu; những kế hoạch
b. Những hoạch định; những mục tiêu
c. Hoạch định; tổ chức
d. Sứ mệnh; tầm nhìn

3. Một bản thiết kế xác định lịch trình phân bổ nguồn lực, và các hành động khác cần thiết
để đạt được các mục tiêu được gọi là_____.
a. mục tiêu
b. Kế hoạch
c. sứ mạng
d. tầm nhìn

4. Trong các chức năng của quản trị chiến lược, điều gì được coi là cơ bản nhất?
a. Thực hiện
b. Phân tích
c. Kiểm soát
d. Hoạch định

5. Quá trình hoạch định bắt đầu với:


a. xác định mục tiêu của tổ chức.
b. hoạch định chiến thuật.
c. hoạch định chiến lược.
d. hoạch định tác nghiệp.

6._____là hành động xác định các mục tiêu và các cách của tổ chức để đạt được chúng.
a. Động não
b. Tổ chức
c. Hoạch định
d. Phát triển sứ mạng

7. Loại hoạch định nào giúp các nhà quản trị thực hiện kế hoạch chiến lược tổng thể?
a. Tác nghiệp
b. Tình huống
c. Chiến thuật
d. Khủng hoảng

8. Quá trình hoạch định bắt đầu với những gì?


a. Sự phát triển mục tiêu tác nghiệp
b. Sự phát triển của một tuyên bố về sứ mệnh
c. Truyền thông mục tiêu với phần còn lại của tổ chức
d. Một cuộc họp toàn công ty

9._____ là cơ sở cho các mục tiêu và kế hoạch ở cấp độ chiến lược, đến lượt mình chiến
lược định hình cấp độ_____, và_____.
a. Mục tiêu; sứ mạng, chiến thuật
b. Mục tiêu; tác nghiệp, sứ mạng
c. Mục tiêu tác nghiệp; sứ mạng và chiến thuật
d. Sứ mạng; chiến thuật, tác nghiệp

10._____chịu trách nhiệm chủ yếu cho các mục tiêu chiến lược.
a. Quản trị cấp trung
b. Ban giám đốc
c. Cố vấn
d. Quản trị cấp cao

11._____chịu trách nhiệm chủ yếu về hoạch định tác nghiệp.


a. Quản trị cấp trung
b. Ban giám đốc
c. Quản trị cấp cao
d. Quản trị cấp thấp

12. Cấp quản trị nào sau đây liên quan chủ yếu đến hoạch định chiến thuật?
a. Quản trị cấp trung
b. Ban giám đốc
c. Quản trị cấp cao
d. Quản trị cấp thấp

13. Điều nào sau đây không phải là một bước trong quá trình hoạch định tổ chức?
a. Giám sát và học tập
b. Hoạch định tác nghiệp
c. Chuyển hóa các kế hoạch
d. Hoạch định chiến thuật marketing

14. Sherry là một nhà quản trị cấp thấp tại Rooftop Corporation. Cô có liên quan nhiều
nhất với cấp độ mục tiêu nào?
a. Mục tiêu tác nghiệp
b. Hoạch định chiến thuật
c. Mục tiêu chiến lược
d. Tuyên bố sứ mệnh

15. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một công cụ để thực hiện hoạch định?
a. Quản trị theo mục tiêu
b. Sơ đồ tác nghiệp
c. Bảng đo lường kết quả thực hiện
d. Kế họach đơn dụng

16. Một tuyên bố xác định đặc điểm khác biệt của một tổ chức được gọi là:
a. Tuyên bố mục tiêu.
b. Tuyên bố giá trị.
c. Tuyên bố về sứ mệnh.
d. Tuyên bố lợi thế cạnh tranh.

17. Điều nào dưới đây được mô tả bởi tuyên bố về sứ mệnh?


a. Giá trị công ty
b. Chất lượng sản phẩm
c. Vị trí của phương tiện
d. Tất cả đều đúng

18. "Chúng tôi tôn trọng nhân viên của mình và coi trọng sự đa dạng của họ" là ví dụ về
một tuyên bố mà bạn có nhiều khả năng tìm thấy nhất trong_____ của tổ chức.
a. sứ mạng
b. mục tiêu chiến lược
c. mục tiêu chiến thuật
d. hoạch định chiến lược

19. "Chúng tôi tìm kiếm để trở thành một trường kinh doanh cấp cao ở phía tây" là một ví
dụ về một tuyên bố bạn có nhiều khả năng tìm thấy trong_____ của tổ chức.
a. mục tiêu chiến thuật
b. mục tiêu tác nghiệp
c. sứ mạng
d. hoạch định chiến thuật

20._____đề cập đến một định nghĩa được tuyên bố rộng rãi về phạm vi và hoạt động kinh
doanh cơ bản của tổ chức, giúp phân biệt với các tổ chức cùng loại.
a. Tuyên bố sứ mệnh
b. Tuyên bố mục tiêu
c. Quản trị theo mục tiêu
d. Thiết lập mục tiêu

21. Vị trí trên cùng của hệ thống thang bậc mục tiêu là:
a. mục tiêu chiến lược.
b. mục tiêu chiến thuật.
c. mục tiêu tác nghiệp.
d. sứ mệnh.

22._____là các tuyên bố rộng rãi về vị trí mà tổ chức muốn đạt được trong tương lai.
a. Mục tiêu tác nghiệp
b. Mục tiêu chiến thuật
c. Mục tiêu chiến lược
d. Mục tiêu tác nghiệp

23. Các mục tiêu chính thức của tổ chức được đại diện tốt nhất bởi_____.
a. mục tiêu chiến lược
b. mục tiêu chiến thuật
c. mục tiêu tác nghiệp
e. tất cả đều sai

24. Một khung thời gian dài hạn có liên quan chặt chẽ nhất với:
a. hoạch định tác nghiệp.
b. hoạch định chiến thuật.
c. hoạch định chiến lược.
d. hoạch định sứ mạng.
25._____được gọi là các bước hành động mà một tổ chức sử dụng để đạt được các mục
tiêu chiến lược của mình.
a. Mục tiêu chiến thuật
b. Hoạch định chiến thuật
c. Hoạch định tác nghiệp
d. Kế hoạch chiến lược

26. Các mục tiêu_____hướng đến việc đạt được các mục tiêu_____, tới lượt nó sẽ hướng
tới việc đạt được các mục tiêu_____.
a. tác nghiệp; chiến lược; chiến thuật
b. chiến thuật; tác nghiệp; chiến lược
c. tác nghiệp; chiến thuật; chiến lược
d. tất cả đều sai.

27. Sarah là một quản trị cấp trung tại Stylin' Sneakers Corporation. Cô có thể phải chịu
trách nhiệm cho việc đạt được các mục tiêu_____.
a. tác nghiệp
b. chiến thuật
c. chiến lược
d. cấp độ cấp cao

28. Mục tiêu xác định các kết quả mà các bộ phận phải đạt được để giúp tổ chức tiếp cận
được mục tiêu tổng thể được gọi là:
a. mục tiêu chiến lược.
b. mục tiêu chiến thuật.
c. mục tiêu tác nghiệp.
d. một sứ mạng.

29. Silver Star Automobiles tổ chức hoạch định hàng tháng và đánh giá hoạt động điều
hành để đảm bảo rằng nó đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của tổ chức. Điều này
liên quan đến giai đoạn nào của quá trình hoạch định tổ chức?
a. Xây dựng hoạch định
b. Tác nghiệp hoạch định
c. Thực hiện hoạch định
d. Giám sát và học tập

30. Lý do cho sự tồn tại của tổ chức được gọi là_____ của tổ chức.
a. giá trị
b. tầm nhìn
c. sứ mạng
d. mục tiêu
31. Roxanne là một quản trị tại Geronimo Gaming. Cô vừa tham dự một cuộc hội thảo về
thiết lập mục tiêu. Cô mong muốn sử dụng các mục tiêu để cung cấp một nhận thức định
hướng đến nhân viên của mình. Cô đang sử dụng các mục tiêu như là:
a. một cách để hợp pháp hóa bộ phận của mình.
b. một nguồn động lực.
c. một tiêu chuẩn về hiệu suất.
d. một hướng dẫn để hành động.

32. Điều nào sau đây đề cập đến kết quả mong đợi cụ thể từ các cá nhân?
a. Mục tiêu tác nghiệp
b. Mục tiêu chiến thuật
c. Mục tiêu chiến lược
d. Tuyên bố về sứ mệnh

33. Hoạch định nào sau đây được phát triển ở cấp thấp trong tổ chức, chỉ ra các bước hành
động nhằm đạt được các mục tiêu tác nghiệp và hỗ trợ các hoạt động hoạch định chiến
thuật?
a. hoạch định chiến thuật
b. hoạch định chiến lược
c. hoạch định tác nghiệp
d. hoạch định giám sát

34._____ là công cụ quản trị của các bộ phận cho các hoạt động hàng ngày và hàng tuần.
a. Mục tiêu quy ước
b. Mục tiêu chiến lược
c. Hoạch định chiến lược
d. Hoạch định tác nghiệp

35. Điều nào sau đây là đại diện trực quan của những yếu tố dẫn dắt chính cho sự thành
công của một tổ chức, cho thấy mối quan hệ nhân-quả giữa các mục tiêu và hoạch định?
a. Hoạch định tác nghiệp
b. Biểu đồ Gantt
c. Sơ đồ chiến lược
d. Phân tích SWOT

36. Nhà quản trị sử dụng_____ để điều hướng các nhân viên và nguồn lực nhằm đạt được
các kết quả cụ thể nhờ đó tổ chức đạt được hiệu quả và hiệu suất.
a. mục tiêu chiến lược
b. mục tiêu tác nghiệp
c. mục tiêu tăng trưởng
d. kết quả tài chính
37. Theo sơ đồ chiến lược được mô tả trong chương Hoạch định và Thiết lập mục tiêu, điều
nào dưới đây KHÔNG phải là một loại mục tiêu?
a. mục tiêu tác nghiệp tài chính
b. mục tiêu dịch vụ khách hàng
c. mục tiêu quá trình kinh doanh nội bộ
d. mục tiêu quá trình kinh doanh bên ngoài

38. Trong việc phát triển một sơ đồ chiến lược cho doanh nghiệp thiết kế nội thất của mình,
Carla đã quyết định thúc đẩy sự phát triển của nhân viên bằng cách cung cấp các công cụ
đào tạo trực tuyến. Điều này liên quan đến mục tiêu nào mà phạm trù sơ đồ chiến lược nằm
trong đó?
a. mục tiêu tác nghiệp tài chính
b. mục tiêu học tập và tăng trưởng
c. mục tiêu quá trình kinh doanh nội bộ
d. mục tiêu dịch vụ khách hàng

39. Kate là một nhân viên bán hàng tại một chuỗi bán lẻ lớn. Cô được giao mục tiêu doanh
số bán hàng là $265,000 trong cho quý hiện tại. Cô không vui vì biết rằng trong quá khứ
hầu hết các nhân viên bán hàng chỉ đạt được doanh số khoảng $150,000 trong một quý.
Mục tiêu của $265,000 của Kate có lẽ là:
a. không cụ thể và đo lường được.
b. không thực tế.
c. không thích hợp.
d. thiếu một khoảng thời gian cụ thể.

40. Bạn đang vi phạm điều nào trong các tiêu chuẩn của thiết lập mục tiêu hiệu quả khi bạn
cố gắng đưa ra mục tiêu bao trùm mọi khía cạnh hành vi của nhân viên?
a. Cụ thể và có tính có thể đo lường
b. Liên kết với các phần thưởng
c. Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành
d. Bao trùm tất cả những lĩnh vực thể hiện kết quả then chốt

41. Darren đặt mục tiêu cho mỗi nhân viên của mình. Mỗi nhân viên đều kết thúc với ít
nhất là 25 mục tiêu. Quá trình này vi phạm các tiêu chí nào sau đây cho các mục tiêu hiệu
quả?
a. Cụ thể và có tính có thể đo lường
b. Liên kết với các phần thưởng
c. Bao trùm tất cả những lĩnh vực thể hiện kết quả then chốt
d. Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành

42. Phát biểu sau đây vi phạm đặc trưng mục tiêu nào? "lợi nhuận phải được tăng lên trong
năm tới"
a. Cụ thể và có tính có thể đo lường
b. Liên kết với các phần thưởng
c. Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành
d. Bao trùm tất cả những lĩnh vực thể hiện kết quả then chốt

43. Tất cả những điều sau đây là những đặc điểm của thiết lập mục tiêu hiệu quả, ngoại
trừ:
a. mục tiêu nên có tính thử thách nhưng không phải khó khăn bất hợp lý.
b. mục tiêu nên được thiết lập cho mọi khía cạnh hành vi của nhân viên.
c. bao trùm tất cả những lĩnh vực thể hiện kết quả then chốt.
d. liên kết với các phần thưởng.

44. Tác động cuối cùng của mục tiêu phụ thuộc vào mức độ mà thành tựu mục tiêu có liên
quan đến:
a. phần thưởng.
b. tăng lương.
c. thăng tiến.
d. tất cả đều đúng.

45. Tập trung sự nỗ lực của nhà quản trị và nhân viên vào mỗi bộ phận, dự án, và con người
sẽ dẫn đến việc đạt được mục tiêu là một lợi ích của phương pháp quản trị gì?
a. hoạch định chiến thuật
b. hoạch định tình huống
c. quản trị theo mục tiêu
d. quản trị bằng cách đi xung quanh

46._____là bước đầu tiên trong quá trình MBO.


a. Đặt mục tiêu
b. Xây dựng hoạch định hành động
c. Thẩm định hiệu suất tổng thể
d. Tất cả đều sai

47. Điều nào sau đây là một phương pháp quản trị theo đó các nhà quản trị và người lao
động cùng xác định mục tiêu cho mỗi bộ phận, dự án, và con người và sử dụng chúng để
theo dõi hiệu quả thực hiện?
a. hoạch định tổ chức
b. quản trị theo mục tiêu
c. thiết lập mục tiêu
d. phát triển sứ mạng

48. High Fence Corporation hiện nay đang thực hiện một chương trình MBO. Các nhà quản
trị và nhân viên cùng nhau thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động, và mức độ
thực hiện mục tiêu được đánh giá trên cơ sở hàng năm. High Fence đang thiếu sót hoạt
động chính nào phải diễn ra để cho MBO thành công?
a. Phát triển một tuyên bố về sứ mệnh
b. Phát triển các mục tiêu chiến thuật
c. Xem xét lại tiến trình
d. Rà soát hoạch định tác nghiệp

49. Trong việc sử dụng MBO, những mục tiêu nên được thiết lập bởi:
a. người giám sát.
b. nhân viên.
c. người giám sát và nhân viên cùng phối hợp.
d. quản trị cấp cao.

50. Năm qua Frostburg Fireplaces đã sử dụng MBO. Nhà quản trị cấp cao vừa hoàn thành
việc đánh giá tổng thể việc thực hiện. Bước tiếp theo trong quá trình MBO nên là:
a. xây dựng những kế hoạch hành động mới.
b. phát triển các mục tiêu mới dựa trên việc xem xét các hoạt động của năm trước.
c. bắt đầu một "chu kỳ" MBO mới, sử dụng các mục tiêu giống như năm trước.
d. chờ vài tháng để thông tin được mổ xẻ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chương 9: quyết định quản trị

1. Nhà quản trị thường được xem là:


a. người ra quyết định
b. người tạo ra hòa bình
c. người tạo ra xung dột
d. người triệt tiêu lợi nhuận

2…….. là một phần quan trọng của quản trị tốt bởi vì các quyết định xác định cách tổ
chức giải quyết vấn đề của mình, phân bổ nguồn lực, và hoàn thành mục tiêu như thế nào.
a. Thực hiện tổ chức
b. Xác định tầm nhìn cạnh tranh
c. Thực hiện liên kết đúng cách
d. Ra quyết định tốt

3……….. là thực hiện lựa chọn từ các phương án khác nhau.


a. Ra quyết định
b. Thiết lập mục tiêu
c. Xác định chiến thuật
d. Xây dựng chiến lược

4. Mark, một nhà quản trị sản xuất tại Kaylie’s Kookware, gần đây đã lựa chọn cho công
nhân làm thêm giờ thay vì thuê thêm nhiều công nhân hơn. Hiện Mark đang triển khai
công việc theo lựa chọn của mình. Đây là một ví của……………
a. hoạch định
b. ra quyết định
c. tổ chức
d. kiểm soát

5. ……… chú trọng đến quá trình nhận dạng và giải quyết vấn đề.
a. Tổ chức
b. Kiểm soát
c. Ra quyết định
d. Hoạch định

6. Quyết định ……….. liên quan đến các nguyên tắc ra quyết định.
a. không theo chương trình
b. độc nhất vô nhị
c. theo chương trình
d. không cấu trúc

7. Quyết định theo chương trình được thực hiện để đáp ứng các vấn đề………… của tổ
chức.
a. khác thường
b. lặp lại
c. nghiêm trọng
d. không quan trọng

8. Bierderlack có chính sách cho nghỉ việc đối với nhân viên vắng mặt không lý do từ ba
lần trở lên trong vòng sáu tháng. Coleen, nhà quản trị tại Bierderlack, vừa quyết định cho
nghỉ việc một nhân viên làm việc theo ca vì vi phạm chính sách này. Đây là ví dụ của:
a. quyết định theo chương trình
b. quyết định không theo chương trình
c. quyết định quan trọng
d. nhà quản trị kém

9. Phương châm của Nordstrom Department Store là “Không được hỏi – Kiểm tra chính
sách”. Đây là ví dụ của một:
a. quyết định theo chương trình
b. quyết định không theo chương trình
c. quyết định khác lạ
d. nhà quản trị kém

10. Nếu giáo viên của bạn áp dụng chính sách điểm danh, thầy/cô ấy đang sử dụng:
a. quyết định theo chương trình
b. phương pháp khác lạ
c. quyết định không theo chương trình
d. tất cả đều sai

11. Quyết định không theo chương trình được dùng để giải quyết các tình huống:
a. khác lạ
b. phi cấu trúc
c. quan trọng đối với tổ chức
d. tất cả các phương án trên

12. Lựa chọn nào sau đây là ví dụ tốt nhất cho loại quyết định không theo chương trình?
a. Sắp xếp lại hệ thống cung ứng
b. Phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mới
c. Thực hiện bảo trì định kỳ cho các thiết bị trong nhà máy
d. Kết thúc hợp đồng với nhân viên do vi phạm quy định của công ty

13. Quyết định chiến lược là một ví dụ tốt của loại quyết định……….
a. không theo chương trình
b. theo chương trình
c. lặp lại
d. cấu trúc

14. Khi một bệnh viện nhỏ ở địa phương quyết định trang bị thêm một máy chụp X-
Quang, đây là lại quyết định……..
a. theo chương trình
b. cấu trúc
c. không theo chương trình
d. chắc chắn

15. Hai ngân hàng nhỏ quyết định sáp nhập với nhau. Đây là ví dụ của……….
a. quyết định theo chương trình
b. quyết định không theo chương trình
c. quyết định nguyên tắc
d. quyết định cấu trúc

16. Trước mỗi ca làm việc, Carl, một người lái xe giao hàng, lập kế hoạch lộ trình dựa
trên các địa chỉ sẽ giao hàng. Đây là mô tả tốt nhất của loại quyết định gì?
a. Theo chương trình
b. Không theo chương trình
c. Quản trị
d. Trực giác

17. Điều kiện/môi trường ra quyết định có xác suất thất bại thấp nhất là………..
a. mơ hồ
b. không chắc chắn
c. chắc chắn
d. rủi ro

18. Điều kiện ra quyết định………. có đầy đủ các thông tin mà người ra quyết định cần.
a. chắc chắn
b. rủi ro
c. không chắc chắn
d. mơ hồ

19. Bobby, một nhà quản trị sản xuất, muốn tăng thị phần cho sản phẩm của mình. Anh ta
không chắc chắn sẽ làm như thế nào về chi phí, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh, chất
lượng sản phẩm để đạt được thị phần mong đợi. Bobby đang điều hành trong điều
kiện…………
a. rủi ro
b. mơ hồ
c. chắc chắn
d. không chắc chắn

20. Trong điều kiện ra quyết định…………., các phân tích thống kê là hữu ích?
a. chắc chắn
b. mơ hồ
c. rủi ro
d. không chắc chắn

21. Trong điều kiện nào dưới đây, một quyết định có mục tiêu rõ ràng, các thông tin cần
thiết có sẵn, nhưng mỗi phương án lại có cơ hội đạt được kết quả thực hiện khác nhau?
a. chắc chắn
b. rủi ro
c. không chắc chắn
d. mơ hồ

22.…….. đề cập đến việc các nhà quản trị biết được các mục tiêu mà họ hướng đến,
nhưng thông tin về các phương án thay thế lẫn nhau và về các sự kiện trong tương lai thì
chưa đầy đủ.
a. Chắc chắn
b. Rủi ro
c. Không chắc chắn
d. Mơ hồ

23. Khi nhà quản trị biết được các mục tiêu mà họ hướng đến, nhưng thông tin về các
phương án thay thế lẫn nhau và về các sự kiện trong tương lai thì chưa đầy đủ, điều kiện
ra quyết định………… đang tồn tại.
a. chắc chắn
b. không chắc chắn
c. rủi ro
d. mơ hồ

24. Điều kiện ra quyết định nào sau đây có xác suất thất bại cao nhất?
a. Chắc chắn
b. Mơ hồ
c. Rủi ro
d. Không chắc chắn

25. Bốn vị trí của điều kiện ra quyết định trên thang đo khả năng thất bại là: chắc chắn,
rủi ro,……., và mơ hồ.
a. không chắc chắn
b. xung đột
c. xác suất
d. không thể ra quyết định

26.………. là tình huống khó nhất cho người ra quyết định.


a. Điều kiện chắc chắn
b. Điều kiện rủi ro
c. Điều kiện không chắc chắn
d. Điều kiện mơ hồ

27. Điều kiện nào sau đây có nghĩa là mục tiêu cần đạt và vấn đề cần giải quyết không rõ
ràng?
a. Điều kiện chắc chắn
b. Điều kiện rủi ro
c. Điều kiện không chắc chắn
d. Điều kiện mơ hồ

28. Điều kiện ra quyết định có sự mơ hồ xảy ra khi:


a. khó xác định các phương án thay thế
b. mục tiêu được xác định rõ ràng
c. thông tin về kết quả đầu ra là sẵn có
d. biết được tất cả các phương án thay thế

29. Quyết định…………. liên quan đến mâu thuẫn giữa mục tiêu và phương án thay thế,
bối cảnh thay đổi nhanh, thông tin mơ hồ, liên kết không rõ ràng giữa các yếu tố cấu
thành ra quyết định.
a. không theo chương trình
b. theo chương trình
c. Khủng hoảng
d. theo thông lệ

30. Trong suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính sau những năm
2000, các công ty tài chính đã ra các quyết định quan trọng trong môi trường mơ hồ cao.
Quyết định bán các ngân hàng yếu kém có thể được xem là mô tả tốt nhất cho loại quyết
định nào sau đây?
a. Quyết định bị giới hạn
b. Quyết định được lập trình trước
c. Quyết định theo thông lệ
d. Quyết định Khủng hoảng

31. Mô hình ra quyết định cổ điển dựa trên các giả định………
a. không hợp lý
b. về kinh tế
c. không chắc chắn
d. về công nghệ

32. Riley là một nhà quản trị tại Tinker Tools. Cô ta được mong đợi sẽ ra các quyết định
tốt nhất về lợi ích kinh tế cho tổ chức. Các quyết định của Riley nên dựa trên mô hình
nào sau đây?
a. Mô hình ra quyết định hành chính
b. Mô hình ra quyết định thùng rác
c. Mô hình ra quyết định quản trị khoa học
d. Mô hình ra quyết định cổ điển

33. Giả định nào sau đây thuộc mô hình ra quyết định cổ điển?
a. Người ra quyết định cố gắng để ra quyết định trong môi trường chắc chắn
b. Không biết các môi trường để đánh giá các phương án
c. Người ra quyết định chọn phương án đem lại lợi ích kinh tế thấp nhất cho tổ chức
d. Tình huống luôn không chắc chắn

34. Tiếp cận nào sau đây xác định cách nhà quản trị nên áp dụng để ra quyết định?
a. Chuẩn tắc
b. Khoa học
c. Phản ánh
d. Nhân văn

35. Cách tiếp cận……… xác định nhà quản trị nên ra quyết định như thế nào và đưa ra
các hướng dẫn để đạt được kết quả lý tưởng cho tổ chức.
a. hành chính
b. mô tả
c. chuẩn tắc
d. hợp lý có giới hạn
36. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của mô hình ra quyết định cổ điển?
a. Vấn đề và mục tiêu rõ ràng
b. Trong điều kiện ổn định
c. Lựa chọn tối ưu bằng cách tối đa hóa kết quả
d. Giới hạn thông tin về các phương án và kết quả.

37. Mô hình ra quyết định……….. có giá trị nhất khi nó được áp dụng cho………
a. hành chính; quyết định theo chương trình
b. cổ điển; quyết định không theo chương trình
c. cổ điển; quyết định theo chương trình
d. cổ điển; quyết định mơ hồ

38. Cách tiếp cận…….. xác định trong thực tế nhà quản trị ra quyết định như thế nào,
trong khi cách tiếp cận…….. xác định nhà quản trị nên ra quyết định như thế nào.
a. chuẩn tắc; mô tả
b. chuẩn tắc; cổ điển
c. mô tả; chuẩn chắc
d. mô tả; hành chính

39. Mô hình ra quyết định nào liên quan đến sự thỏa mãn, hợp lý có giới hạn, và không
chắc chắn?
a. Cổ điển
b. Hành chính
c. Định lượng
d. Hợp lý

40. Sự phát triển của kỹ thuật ra quyết định định lượng sử dụng máy vi tính đã làm tăng
việc sử dụng cách tiếp cận ra quyết định nào?
a. Hành chính
b. Cổ điển
c. Trực giác
d. Quan liêu

41. Mô hình ra quyết định……….. mô tả cách thức nhà quản trị ra quyết định trong
những tình huống như: quyết định không theo chương trình, không chắc chắn, và mơ hồ.
a. chuẩn tắc
b. cổ điển
c. hành chính
d. quản trị khoa học

42. Quan điểm cho rằng con người có thời gian và khả năng nhận thức giới hạn để xử lý
thông tin ra quyết định. Đây được gọi là gì?
a. Thỏa mãn
b. Hợp lý có giới hạn
c. Mô hình ra quyết định cổ điển
d. Cách tiếp cận chuẩn tắc

43. Melissa là một nhà quản trị tại InStylez Clothing. Công việc của cô ta rất phức tạp và
cô ta cảm thấy không có đủ thời gian để nhận dạng và xử lý các thông tin cần thiết cho
việc ra quyết định. Hoàn cảnh của Melissa phù hợp với cách thức nào sau đây?
a. Hợp lý có giới hạn
b. Mô hình ra quyết định cổ điển
c. Thỏa mãn
d. Quản trị khoa học

44. Thực chất của……… là lựa chọn phương án đáp ứng đầu tiên.
a. hợp lý có giới hạn
b. Mô hình ra quyết định cổ điển
c. quyết định tối ưu
d. thỏa mãn

45. Rodney thường không nhận ra rằng, với vai trò là một kiểm soát không lưu anh ta
phải liên tục cập nhật và xử lý thông tin dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tiềm thức.
Điều này mô tả cách thức ra quyết định nào?
a. Hành chính
b. Thỏa mãn
c. Hợp lý
d. Trực giác

46. Trực giác dựa trên……., nhưng thiếu………


a. tư duy nhận thức; thực tiễn
b. kinh nghiệm; tính ứng dụng
c. một phân tích cụ thể; tính ứng dụng
d. kinh nghiệm; tư duy nhận thức

47. Hầu hết các nhà quản trị chỉ dừng lại với một giải pháp……… chứ không phải là một
giải pháp………
a. tối thiểu; tối ưu
b. thỏa mãn; tối ưu
c. ở mức độ cao nhất; ở mức độ thấp nhất
d. tối ưu hóa; thỏa mãn

48. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của mô hình ra quyết định hành chính?
a. vấn đề và mục tiêu không rõ ràng
b. điều kiện chắc chắn
c. bị giới hạn thông tin về các phương án và kết quả
d. lựa chọn thỏa mãn

49. Phát biểu nào sau đây là quá trình thiết lập liên minh giữa các nhà quản trị trong quá
trình ra quyết định?
a. Thiết lập mạng lưới
b. Xã hội hóa
c. xây dựng liên minh
d. tạo sự thỏa mãn

50. Mô hình ra quyết định……….. rất hữu ích trong việc ra các quyết định không theo
chương trình khi bối cảnh môi trường thì không chắc chắn, thông tin thì giới hạn, và các
nhà quản trị mâu thuẫn với nhau về các mục tiêu cần theo đuổi hay lộ trình của các hành
động cần thực hiện.
a. cổ điển
b. chức năng
c. quan liêu
d. chính trị

Chương 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Việc áp dụng một ý tưởng hoặc hành vi mới của một tổ chức được gọi là_____ tổ
chức.
a. tạo sự thay đổi.
b. phát triển.
c. cấu trúc
d. sự can thiệp

2. Một ví dụ về thay đổi tổ chức là:


a. chuyển sang một phương pháp sản xuất mới.
b. quyết định cung cấp một dòng sản phẩm mới.
c. chuyển sang một phương pháp sản xuất mới hoặc quyết định cung cấp một dòng sản
phẩm mới.
d. tất cả đều đúng.

3. Đối với ngành công nghiệp băng đĩa từ, sự ra đời của công nghệ MP3 có thể được mô
tả tốt nhất như là loại hình đổi mới?
a. Đổi mới đột phá
b. Đổi mới dịch vụ
c. Đổi mới sản xuất
d. Đổi mới tái cấu trúc
4._____ đề cập đến những đổi mới về sản phẩm, dịch vụ, hay quy trình công nghệ mà
những đổi mới đó sẽ tạo nên một sự thay đổi tận gốc/cơ bản/về chất về những quy luật
điều khiển cuộc chơi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong ngành.
a. Đổi mới tái cấu trúc
b. Đổi mới sản xuất
c. Đổi mới đột phá
d. Đổi mới ngược

5. Thay đổi thành công đòi hỏi các tổ chức có hai khả năng: tạo ra và thực hiện những ý
tưởng, có nghĩa là tổ chức phải học tập để trở nên _____.
a. thân mật
b. đúng đắn
c. lưỡng năng
d. phù hợp

6. Tạo ra những ý tưởng mới độc đáo đáp ứng được các nhu cầu nhận thức hay đáp ứng
các cơ hội của tổ chức được gọi là _____.
a. một nghiên cứu sáng kiến
b. sáng tạo
c. một nhà bảo vệ ý tưởng
d. một ý tưởng tuyệt vời

7. Điều nào sau đây đề cập đến việc tạo ra các giải pháp mới cho những vấn đề nhận
thức?
a. Giải quyết vấn đề
b. Phát triển tổ chức
c. Sáng tạo
d. Động não

8. Sandra làm việc cho một ngân hàng được biết đến là ngân hàng thương mại đầu tiên tại
Hoa Kỳ giới thiệu ngân hàng trực tuyến. Điều nào sau đây có thể được sử dụng để mô tả
sự đổi mới này?
a. Đổi mới trọn gói
b. Đổi mới sản phẩm
c. Đổi mới dịch vụ
d. Đổi mới chuỗi cung ứng

9. Chiến lược đổi mới để thay đổi sản phẩm và công nghệ liên quan đến việc thiết kế các
tổ chức để khuyến khích sự sáng tạo và khơi nguồn ý tưởng mới được gọi là _____.
a. khám phá
b. hợp tác
c. tinh thần kinh doanh
d. vườn ươm ý tưởng

10. Thay đổi _____ là một sự tạo sự thay đổi trong kết quả đầu ra sản phẩm hoặc dịch vụ
của tổ chức.
a. công nghệ
b. sản phẩm
c. kinh doanh
d. sáng tạo

11. Điều nào sau đây là một sự thay đổi trong quy trình sản xuất của tổ chức?
a. công nghệ
b. sản phẩm
c. kinh doanh
d. gia tăng/tiệm tiến

12. Sự thay đổi_____ có liên quan đến quy trình sản xuất của tổ chức.
a. sản phẩm mới
b. công nghệ
c. cấu trúc
d. cạnh tranh

13. Tất cả những điều sau đây là chiến lược đổi mới quan trọng cho việc thay đổi các sản
phẩm và công nghệ NGOẠI TRỪ _____.
a. khám phá
b. hợp tác
c. tác nhân đổi mới
d. xu hướng rủi ro

14. Tất cả những điều sau đây là những đặc điểm của cá nhân sáng tạo TRỪ _____.
a. độc đáo
b. khôi hài
c. tính hợp lý
d. không ham quyền lực

15. Artful Innovations Inc. hoạt động với các kênh truyền thông mở và hệ thống thúc đẩy
sự động não đượcc gợi ý thiết lập và thảo luận tự do. Artful Innovations tốt nhất có thể
được mô tả như là loại hình_____ của tổ chức.
a. tổ chức thực nghiệm
b. tổ chức hợp tác
c. tổ chức kinh doanh
d. tổ chức sáng tạo

16. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một đặc tính của một cá nhân sáng tạo?
a. Năng lực khái quát hóa
b. Khám phá không theo khuôn khổ
c. Sự kiên trì và tiếp cận tập trung
d. Ủy quyền và phụ thuộc

17. Jackie, một nhân viên mới của bạn, ấn tượng trong bạn bởi tính tò mò, cởi mở, và tiếp
thu những ý tưởng mới. Hãy lưu ý đến Jackie, vì cô rất có thể là:
a. một diễn viên xuất sắc.
b. một cá nhân có nhu cầu cao về thành tích.
c. một cá nhân sáng tạo.
d. tất cả đều sai.

18. Các tổ chức sáng tạo:


a. được đặc trưng bởi số lượng lớn công việc thường nhật một cách thường xuyên.
b. được cấu trúc lỏng/mềm dẻo/linh hoạt.
c. có chút mơ hồ.
d. có quá nhiều cấp quản trị.

19. Theo BusinessWeek, trong năm 2012, _____ đã được xếp hạng là công ty sáng tạo
nhất thế giới.
a. Apple
b. Nintendo
c. Nokia
d. Sony

20. Điều gì sau đây cung cấp một nơi an toàn, đó là nơi mà ý tưởng của nhân viên trong
toàn công ty có thể phát triển mà không cần sự can thiệp của bộ máy quan liêu hay chính
trị của công ty?
a. Một nhà đấu tranh ý tưởng
b. Một nhà tài trợ
c. Một nhà bảo vệ các ý tưởng mới
d. Một nhà phát minh

21. Theo BusinessWeek và Boston Consulting Group, 72% các giám đốc điều hành hàng
đầu báo cáo rằng_____ là một ưu tiên hàng đầu.
a. hoạch định
b. sự cạnh tranh
c. sự đổi mới
d. sự hợp tác

22. Chiến lược đổi mới để tạo sự thay đổi sản phẩm và công nghệ có liên quan đến việc
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp bên trong và bên ngoài và chia sẻ kiến thức được
gọi là _____.
a. sự khám phá
b. sự hợp tác
c. tinh thần kinh doanh
d. vườn ướm ý tưởng

23. Phát triển các sáng kiến được chia sẻ trong một số phòng ban được nhấn mạnh bởi
cách tiếp cận_____ để đổi mới.
a. theo chiều dọc
b. mô hình liên kết ngang
c. từ trên xuống
d. từ dưới lên

24. Mô hình liên kết ngang là ứng dụng tốt nhất cho:
a. môi trường áp lực thấp.
b. môi trường ổn định.
c. môi trường đòi hỏi tốc độ.
d. môi trường dịch vụ khách hàng.

25. Đổi mới đòi hỏi sự phối hợp xảy ra với _____.
a. cách tiếp cận từ trên xuống
b. cách tiếp cận từ dưới lên
c. mô hình liên kết chiều ngang
d. cách tiếp cận dựa trên thời gian

26. Hầu hết các công ty thành công hiện nay giữ được mối quan hệ mật thiết với_____
trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ.
a. nhân viên
b. Khách hàng nội bộ
c. đối thủ cạnh tranh
d. khách hàng

27. Điều nào sau đây có nghĩa là bao hàm việc mở rộng tìm kiếm và thương mại hóa ý
tưởng mới từ các nguồn bên ngoài ranh giới của tổ chức và thậm chí vượt ra khỏi ranh
giới của ngành?
a. Một nhà đấu tranh ý tưởng
b. Sự sáng tạo mở
c. Một nhóm dự án mới
d. Một vườn ươm ý tưởng

28. Trường Đại học Cooltown gần đây đã mời các thành viên của nhóm mạng xã hội của
trường tham gia vào một cuộc thi thiết kế video tốt nhất trên YouTube để quảng cáo cho
trường. Đây là một ví dụ về cách tiếp cận sáng tạo nào?
a. đổi mới nhóm xã hội
b. đổi mới mạng lưới
c. tài nguyên kỹ thuật
d. tài nguyên đám đông

29. Các chiến lược đổi mới để tạo sự thay đổi sản phẩm và công nghệ có liên quan đến
những nhà quản trị hình thành các cơ chế về cấu trúc để đảm bảo các ý tưởng mới được
nêu ra, được chấp nhận, và được thực hiện được gọi là_____.
a. sự khám phá
b. sự hợp tác
c. tác nhân đổi mới
d. vườn ươm ý tưởng

30. Điều nào sau đây là một người tin vào ý tưởng, phải đương đầu với thực tế về chi phí
và lợi ích của tổ chức, và cần phải giành được sự hỗ trợ về chính trị và tài chính cần thiết
để biến ý tưởng này thành hiện thực?
a. Người sáng tạo
b. Người tạo chất xúc tác
c. Người bảo vệ
d. Người bảo trợ

31. Điều nào sau đây mô tả mô tả một người rất tận tâm với một ý tưởng sản phẩm mới
mặc dù bị từ chối bởi những người khác?
a. Một nhà bảo vệ ý tưởng
b. Một nhà tài trợ
c. Một đội mạo hiểm
d. Skunkworks

32. Ashley có kỹ năng kỹ thuật trung bình, nhưng sức mạnh thực sự của cô là nhận thấy
những lợi ích của những ý tưởng khác và tìm kiếm hỗ trợ tài chính và chính trị cho những
ý tưởng này. Ashley là một ví dụ tuyệt vời của một _____.
a. người phản biện
b. người bảo trợ
c. người bảo vệ ý tưởng.
d. người sáng tạo

33. Điều nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo sự thay đổi tổ chức?
a. Người bảo vệ
b. Người phản biện
c. Người bảo trợ
d. Tất cả đều đúng

34. Tất cả những điều sau đây là những đặc điểm của các tổ chức sáng tạo NGOẠI
TRỪ_____.
a. sử dụng các đội nhóm
b. tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro
c. tập trung hoá
d. tầm nhìn dài hạn.

35. John có kỹ năng kỹ thuật rất tốt và thường xuyên đưa ra những ý tưởng có giá trị. Tuy
nhiên, anh không biết làm thế nào để phát huy nó trong tổ chức. John là một ví dụ tốt về
một _____.
a. người sáng tạo
b. người bảo vệ
c. người bảo trợ
d. người phản biện

36. "The Brain" là một nhóm ưu tú bí mật thường xuyên trong một trong số các nhà sản
xuất ô tô lớn nhất của quốc gia. Những thành viên của nhóm ưu tú này tập trung vào việc
phát triển và sáng tạo công nghệ ô tô mới. "The Brain" tốt nhất có thể được mô tả là loại
đội nhóm nào?
a. Đội liên chức năng
b. Đội chu kỳ biển đổi nhanh
c. Nhóm nghiên cứu độc lập (Skunkworks)
d. Đội dự án mới

37. Vivian, là một phó chủ tịch marketing, ở cách xa bộ phận nghiên cứu và phát triển
(R&D). Tuy nhiên, cô luôn để ý đến những gì đang xảy ra trong bộ phận R & D và cố
gắng để hỗ trợ những ý tưởng tốt bất cứ khi nào cô ấy có thể bằng cách loại bỏ những trở
ngại không cần thiết của tổ chức. Vivian là ví dụ tốt về một _____.
a. người sáng tạo
b. người bảo trợ
c. người phản biện
d. người bảo trợ
d. người bảo vệ

38. Vai trò của _____ là để ngăn chặn con người trong các vai trò khác áp dụng một ý
tưởng tồi.
a. người phản biện
b. người sáng tạo
c. người bảo trợ
d. người bảo vệ

39._____ là những nhóm nhỏ, phi chính thức, có mức độ tự chủ rất cao, và thường có
tính bí mật tập trung vào những ý tưởng mang tính đột phá trong kinh doanh.
a. Nhóm sản phẩm mới
b. Nhóm nghiên cứu độc lập (Skunkworks)
c. Nhóm theo chiều dọc
d. Nhóm tạo sự thay đổi

40. Một biến thể của các nhóm dự án mới là một nhóm nhỏ tách biệt, không chính thức,
tự chủ cao, và thường có chọn lọc, tập trung vào những ý tưởng đột phá cho doanh
nghiệp?
a. Một nhà bảo vệ ý tưởng
b. Một nhóm dự án mới
c. Nhóm nghiên cứu độc lập (Skunkworks)
d. Một nhà phát minh

41. Một quỹ cung cấp các nguồn lực từ các cá nhân và các tổ chức để phát triển những ý
tưởng, các sản phẩm, hoặc các hoạt động kinh doanh mới được gọi là _____.
a. quỹ cá nhân
b. quỹ phát triển
c. quỹ đầu tư dự án mới/quỹ đầu tư mạo hiểm
d. quỹ tạo sự thay đổi

42._____ đề cập đến một sự tạo sự thay đổi về thái độ và hành vi của nhân viên trong tổ
chức.
a. Thay đổi tổ chức
b. Phát triển tổ chức
c. Thay đổi con người
d. Thay đổi văn hóa

43. Điều nào sau đây dùng để chỉ một sự tạo sự thay đổi lớn về các tiêu chuẩn, các giá trị,
thái độ và nhận thức của toàn bộ tổ chức?
a. Thay đổi tổ chức
b. Thay đổi con người
c. Thay đổi văn hóa
d. Thay đổi giả tạo

44. Jurgen là một trong những quản trị cấp trung được gửi đến một khóa học đào tạo về kỹ
năng lãnh đạo. Thông qua nỗ lực này, tổ chức đang cố gắng:
a. Thay đổi tổ chức
b. Phát triển tổ chức
c. Thay đổi con người
d. Thay đổi văn hóa
45. Điều nào sau đây được xác định một quy trình tạo sự thay đổi có hoạch định và có hệ
thống, quy trình này sử dụng các kiến thức và kỹ thuật của khoa học hành vi để cải thiện
sức khỏe và hiệu quả của tổ chức nhờ vào khả năng điều chỉnh để thích nghi với môi trường,
cải thiện mối quan hệ nội bộ, và gia tăng năng lực học tập cũng như khả năng giải quyết
vấn đề?
a. Quản trị xung đột
b. Tái lập tổ chức
c. Phát triển tổ chức
d. Liên kết tổ chức

46. Sự phát triển tổ chức có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề như sáp
nhập/mua lại, quản trị xung đột, và _____.
a. thay đổi văn hóa
b. phân tích trường lực
c. suy thoái và tái tạo sức sống mới cho tổ chức
d. tất cả đều sai

47._____ KHÔNG phải là một loại vấn đề hiện nay mà sự phát triển tổ chức có thể giúp
giải quyết.
a. Sáp nhập
b. Đa dạng hóa
c. Suy thoái tổ chức
d. Quản trị xung đột

48. Left-Right Industries sử dụng một tập hợp đa dạng các cá nhân với cá tính mạnh.
Thật không may, điều này mang lại rất nhiều bất đồng giữa các nhân viên. Công cụ tổ
chức sẽ hoạt động tốt nhất trong trường hợp này để quản trị xung đột là gì?
a. Phát triển tổ chức
b. Skunkwork
c. Liên lạc từ xa
d. Thu hẹp quy mô

49. High-Low Productions gần đây bổ nhiệm 75 nhân viên và các bên liên quan bên ngoài
vào một nhóm tạm thời sẽ thảo luận về các vấn đề và cơ hội, và sẽ tập hợp các quan điểm
về những tạo sự thay đổi cần phải diễn ra trong công ty. High-Low Productions đang sử
dụng công cụ nào thay đổi tổ chức?
a. Phát triển tổ chức
b. Liên lạc từ xa
c. Nhóm tập trung
d. Can thiệp vào nhóm có qui mô lớn

50. Hoạt động phát triển tổ chức mang lại nhiều hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề
khác nhau _____ tăng cường sự gắn kết và thành công của các nhóm tổ chức.
a. Xây dựng đội ngũ
b. Khảo sát phản hồi
c. Hoạt động giữa các nhóm
d. Quản trị biểu tượng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chương 15: Lãnh đạo

1. _____ là khả năng gây ảnh hưởng đến con người hướng tới việc đạt được các mục tiêu
của tổ chức.
a. Động lực
b. Lãnh đạo
c. Tính thuyết phục
d. Công dân tổ chức/doanh nghiệp

2. Lãnh đạo là đối ứng (hai chiều), điều này có nghĩa là:
a. năng động.
b. một hoạt động giải quyết vấn đề.
c. xảy ra giữa người với người.
d. luôn luôn tạo ra xung đột.

3._____ có nghĩa là không phô trương và nhún nhường hơn là ngạo mạn và kiêu ngạo.
a. Khiêm tốn
b. Tự phụ
c. Lòng vị tha
d. Kín đáo

4. Điều gì sau đây đề cập đến mức cao nhất trong một hệ thống các khả năng quản lý?
a. Lãnh đạo tương tác
b. Lãnh đạo sáng tạo
c. Lãnh đạo cấp độ 5
d. Lãnh đạo Post-Heroic

5. Nhà lãnh đạo xây dựng một tổ chức tuyệt vời lâu dài thông qua một sự kết hợp của sự
khiêm tốn cá nhân và quyết tâm chuyên nghiệp là một nhà lãnh đạo_____.
a. Cấp 2
b. Cấp 3
c. Cấp 4
d. Cấp 5

6. Nhà lãnh đạo xây dựng cam kết rộng với một tầm nhìn rõ ràng, hấp dẫn và kích thích
mọi người đạt hiệu quả cao là một nhà lãnh đạo _____.
a. Cấp 2
b. Cấp 3
c. Cấp 4
d. Cấp 5

7. Linda được các đồng nghiệp của mình xem như là một người tạo ra những đóng góp
hiệu quả thông qua tài năng, kiến thức và thói quen làm việc tốt, nhưng cô ấy đôi khi lại
khó để cùng làm việc với mọi người vì phong cách giao tiếp của mình. Dựa trên phổ lãnh
đạo 5 cấp độ, Linda sẽ được đặt trong cấp độ nào?
a. Cấp 1: có năng lực cá nhân cao
b. Cấp 2: Góp phần thành viên trong nhóm
c. Cấp 3: Có thẩm quyền quản lý
d. Cấp 4: Lãnh đạo hiệu quả

8. Ricky được yêu mến bởi các đồng nghiệp ở tập đoàn Axel Cable. Ông được xem là có
rất khiêm tốn, thường có những ảnh hưởng đến sự thành công của các thành viên khác
trong đội. Như vậy, Ricky sẽ được xếp vào cấp nào trong phổ lãnh đạo cấp độ 5?
a. Cấp 2: Đóng góp cho các thành viên trong nhóm
b. Cấp 3: Có thẩm quyền quản lý
c. Cấp 4: Lãnh đạo hiệu quả
d. Cấp 5: Điều hành cấp 5

9. Một lãnh đạo _____ hoạt động để đáp ứng những nhu cầu và mục tiêu cấp dưới cũng
như để đạt được nhiệm vụ lớn hơn của tổ chức.
a. Phục vụ
b. giao dịch
c. chuyển đổi
d. lôi cuốn

10. Tất cả những điều sau đây là cách tiếp cận chính thức của lãnh đạo, ngoại trừ……..
a. lãnh đạo cấp độ 5
b. lãnh đạo nghiệp vụ
c. lãnh đạo lôi cuốn
d. lãnh đạo cấp tiến

11. Jerome, một quản lý tại tập đoàn phi lợi nhuận Welford, được biết đến với lòng vị tha
và sự sẵn sàng để trao đi. Ông thích làm việc trong lĩnh vực phi lợi nhuận bởi vì ông muốn
áp dụng các kỹ năng và khả năng của mình để phục vụ những người khác kém may mắn
hơn. Dựa trên thông tin này, loại lãnh đạo nào là tốt nhất để mô tả Jerome?
a. Lãnh đạo cấp độ 5
b. Lãnh đạo phục vụ
c. Lãnh đạo lôi cuốn
d. Lãnh đạo chuyển đổi
12. Nhà lãnh đạo _____ biết và hiểu về bản thân mình, hành động phù hợp với các giá trị
đạo đức cao, kỷ luật, trao quyền và truyền cảm hứng cho những người khác.
a. cấp độ 5
b. công chức
c. lôi cuốn
d. tương tác

13. Điều nào sau đây không là một thành phần thích hợp của lãnh đạo tin cậy?
a. Theo đuổi mục đích với niềm đam mê
b. Cô lập bản thân với những người khác
c. Lãnh đạo với trái tim và trí tuệ
d. Thể hiện sự tự kỷ luật

14. Theo nghiên cứu, _____ thường đạt điểm cao hơn về kỹ năng xã hội và tình cảm.
a. lãnh đạo cấp độ 5
b. phụ nữ
c. lãnh đạo Post-Heroic
d. nam giới

15. Tại nơi làm việc, Sue Ellen ủng hộ một quá trình đồng thuận và hợp tác, nơi mà sự ảnh
hưởng xuất phát từ các mối quan hệ chứ không phải là vị trí quyền lực và thẩm quyền chính
thức. Như vậy, tốt nhất Sue Ellen có thể được xem là loại nhà lãnh đạo nào?
a. cấp độ 5
b. công chức
c. lôi cuốn
d. tương tác

16. Tất cả những điều sau đây là những đặc trưng của lãnh đạo, ngoại trừ:
a. có tầm nhìn.
b. sáng tạo.
c. thúc đẩy sự thay đổi.
d. có cấu trúc.

17. Điều nào sau đây không phải là chất lượng quản trị?
a. Duy trì sự ổn định
b. Phân tích
c. Hợp lý
d. Quyền lực cá nhân

18. Các đặc điểm cá nhân khác biệt của một nhà lãnh đạo được gọi là:
a. những đặc trưng.
b. các nguồn quyền lực.
c. phong cách lãnh đạo.
d. hành vi lãnh đạo.

19. Các nghiên cứu ban đầu về đặc điểm lãnh đạo được gọi là:
a. lý thuyết ngẫu nhiên của lãnh đạo.
b. tiếp cận đặc trưng của nhà lãnh đạo.
c. lý thuyết tình huống của lãnh đạo.
d. tiếp cận hành vi.

20. Nói chung, các nghiên cứu đã phát hiện một mối quan hệ_____ giữa các đặc tính cá
nhân và nhà lãnh đạo thành công.
a. mạnh
b. yếu
c. tích cực
d. tiêu cực

21. Gần đây, Beagle Boutique đã cố gắng để thuê một quản lý cấp trung. Họ đang tìm kiếm
một cá nhân thông minh, năng động, sáng tạo. Beagle đã sử dụng cách tiếp cận lãnh đạo
nào?
a. Các cách tiếp cận ngẫu nhiên
b. Các cách tiếp cận tình huống
c. Các cách tiếp cận đặc trưng
d. Cách tiếp cận hành vi

22. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau đây của các nhà lãnh đạo đã được nghiên cứu?
a. Đặc điểm tính cách
b. Đặc điểm thể chất
c. Đặc điểm liên quan công việc
d. Tất cả

23. Tự tin, trung thực và chính trực, và mong muốn lãnh đạo là tất cả các thành phần trong
đặc điểm cá nhân nào của các nhà lãnh đạo?
a. Đặc điểm thể chất
b. Trí thông minh và khả năng
c. Tính cách cá nhân
d. Đặc điểm xã hội

24. Colleen Farney tại TeleTech cho thấy kiến thức rộng, trí thông minh, khả năng nhận
thức, và quyết tâm. Đặc điểm cá nhân của lãnh đạo được cô thể hiện là?
a. Tính chất vật lý
b. Thông minh và khả năng
c. Đặc điểm xã hội
d. Bối cảnh xã hội
25. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio đã xác định hai hành vi chính được gọi là:
a. cam kết và quan tâm.
b. cam kết và khởi xướng.
c. Sự quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
d. khởi xướng cấu trúc và cam kết.

26. Wilson được ông chủ của mình xem là có định hướng, ngoan cường, và chăm chỉ trong
việc theo đuổi mục tiêu của mình. Những đặc điểm này phù hợp trong danh mục nào?
a. Đặc điểm thể chất
b. Trí tuệ và khả năng
c. Đặc điểm liên quan công việc
d. Bối cảnh xã hội

27. Megan là một người quản lý tại Botell International. Cô ấy rất thân thiện và tôn trọng
ý kiến của cấp dưới. Cô ấy có thể được đánh giá:
a. cao trong việc khởi xướng cấu trúc.
b. thấp trong việc khởi xướng cấu trúc.
c. cao trong su quan tâm.
d. quản lý định hướng nhiệm vụ.

28. Điều nào sau đây là phù hợp với khởi xướng cấu trúc?
a. Hành vi định hướng nhiệm vụ
b. Giao tiếp mở
c. Làm việc theo định hướng nhóm
d. Hành vi theo định hướng con người

29._____ là tài năng thiên bẩm, khả năng đã được hỗ trợ và các kiến thức được củng cố,
kỹ năng đã học và cung cấp cho mỗi cá nhân với công cụ tốt nhất của mình cho thành tựu
và sự thỏa mãn.
a. Các điểm mạnh
b. Các đặc tính
c. Các khả năng
d. Các xu hướng lãnh đạo

30. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Michigan sử dụng thuật ngữ_____ cho các nhà
lãnh đạo đã thiết lập mục tiêu năng suất cao và có hành vi hỗ trợ đối với cấp dưới.
a. nhà lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm
b. nhà lãnh đạo lấy nhân viên làm trung tâm
c. khởi xướng cấu trúc
d. sự quan tâm
31. Các nhà lãnh đạo kém hiệu quả, trong các nghiên cứu của trường Đại học Michigan,
được gọi là:
a. nhà lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm
b. nhà lãnh đạo lấy nhân viên làm trung tâm
c. khởi xướng cấu trúc
d. sự quan tâm

32._____ và _____ đã đề xuất lý thuyết lãnh đạo theo hai phương diện hành vi gọi là “Mạng
lưới quản trị”.
a. Blake; Mouton
b. Hersey; Blanchard
c. Vroom; Yetton
d. Tannenbaum; Schmidt

33. Phong cách quản trị được khuyến khích từ mạng lưới lãnh đạo là _____.
a. Phong cách 1,9
b. Phong cách 9,1
c. Phong cách 5,5
d. Phong cách 9,9

34. Theo mạng lưới lãnh đạo, điều nào sau đây thể hiện phong cách quản trị 1,9?
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Quản trị suy giảm

35._____ phản ánh một mức độ vừa phải của sự quan tâm đến cả con người và sản xuất.
a. Phong cách Quản trị theo đội
b. Phong cách Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Phong cách Quản trị trung dung
d. Phong cách Quản trị suy giảm

36. Theo “Mạng lưới lãnh đạo”, điều nào dưới đây xảy ra khi tính hiệu quả trong hoạt động
là định hướng chi phối?
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Thẩm quyền - Tuân thủ

37. “Mạng lưới lãnh đạo” đã sử dụng hai định hướng của hành vi lãnh đạo được gọi là:
a. nhân viên làm trung tâm và công việc làm trung tâm.
b. quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
c. quan tâm đến con người và quan tâm đến sản xuất.
d. định hướng quan hệ và định hướng nhiệm vụ.

38. Theo “Mạng lưới lãnh đạo”, _____ nghĩa là nhà quản trị thiếu triết lý quản trị, sử dụng
ít nỗ lực hướng tới mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc kết quả công việc.
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Quản trị suy giảm

39. Sandra xem mình như một người giám sát cứng rắn nhưng công bằng. Cô đưa ra định
hướng rõ ràng cho cấp dưới của mình về cách những nhiệm vụ cần được thực hiện, nhưng
không phải là luôn luôn dễ tiếp cận khi đến với cô cùng những câu hỏi. Nhân viên của cô
ấy đôi khi cảm thấy rằng cô quá cứng nhắc và vô tình. Vậy loại lãnh đạo nào trong mạng
lưới lãnh đạo mà Sandra thể hiện?
a. phong cách đi theo
b. phong cách uỷ quyền
c. phong cách tham gia
d. phong cách chỉ đạo

40. Giả định quan trọng của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống của Hersey và Blanchard
là cấp dưới thay đổi trong:
a. mức độ sẵn sàng.
b. mức độ hài lòng.
c. mức độ cam kết.
d. Tất cả.

41. Hersey và Blanchard đề xuất lý thuyết lãnh đạo nào?


a. Lý thuyết lãnh đạo
b. Lý thuyết ERG
c. Lý thuyết tình huống
d. Lý thuyết ngẫu nhiên

42. Điều nào sau đây là mô hình lãnh đạo mô tả mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và
các tình huống cụ thể?
a. Cách tiếp cận theo tình huống
b. Cách tiếp cận hành vi
c. Cách tiếp cận đặc trưng
d. Tất cả đều đúng

43. Theo lý thuyết tình huống của Hersey và Blanchard, điều nào trong những phong cách
lãnh đạo sau đây phù hợp nhất với cấp dưới có sự sẵn sàng thấp?
a. Phong cách uỷ quyền
b. Phong cách chỉ đạo
c. Phong cách tham gia
d. Tất cả đều đúng

44. Ryan là một quản lý tại tập đoàn Steve’s Stoneworks và hầu hết các cấp dưới của ông
ấy có sự sẵn sàng cao. Theo Hersey và Blanchard, phong cách lãnh đạo sau đây là tốt nhất
cho Ryan?
a. Tham gia
b. Ủy quyền
c. Bán hàng
d. Chỉ đạo

45. Theo Hersey và Blanchard, phong cách lãnh đạo_____hoạt động tốt nhất cho nhân viên
với sự sẵn sàng vừa phải.
a. hỗ trợ và chỉ đạo
b. chỉ đạo và tham gia
c. hỗ trợ và tham gia
d. chỉ đạo và ủy quyền

46. Hai phong cách lãnh đạo được sử dụng bởi Fiedler trong lý thuyết tình huống của mình
là:
a. nhân viên làm trung tâm và công việc làm trung tâm.
b. quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
c. quan tâm đến người và quan tâm đến sản xuất.
d. định hướng theo mối quan hệ và định hướng nhiệm vụ.

47. Fiedler đã sử dụng tất cả những điều sau đây để mô tả phong cách lãnh đạo phù hợp
với tình huống, ngoại trừ:
a. quan hệ lãnh đạo-thành viên.
b. cấu trúc nhiệm vụ.
c. quyền lực cá nhân.
d. quyền lực vị trí.

48. Trong tình huống _____, theo Fiedler, nhà lãnh đạo định hướng quan hệ có hiệu quả
hơn.
a. Mức độ thuận lợi cao
b. Mức độ thuận lợi trung bình
c. Mức độ bất lợi cao
d. tất cả đều sai

49. Điều gì sau đây đề cập đến bầu không khí nhóm và thái độ của các thành viên hướng
tới và sự chấp nhận của nhà lãnh đạo?
a. Cấu trúc nhiệm vụ
b. Sự ngẫu nhiên
c. Quyền lực chính thức
d. Quan hệ lãnh đạo-thành viên

50. Theo Góc thảo luận của nhà quản trị trong chương “Lãnh đạo”, khi các nhà lãnh đạo
ủy quyền, họ thực hiện tất cả những điều sau đây, ngoại trừ:
a. ủy quyền toàn bộ nhiệm vụ.
b. duy trì thông tin phản hồi.
c. đưa ra hướng dẫn kỹ lưỡng.
d. làm việc một mình để hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chương 16: Động viên nhân viên

1. Điều nào sau đây thể hiện sự hứng thú, định hướng và kiên trì của hành vi cá nhân?
a. Cam kết
b. Động viên
c. Sự thỏa mãn
d. Hành vi tưởng thưởng

2. Một _____ đề cập đến phần thưởng được cung cấp bởi một người khác.
a. phần thưởng nội sinh
b. phần thưởng ngoại sinh
c. phần thưởng có giá trị
d. lòng khoan dung

3._____ là một ví dụ về một phần thưởng nội sinh.


a. Cảm nhận của người nhân viên về giá trị bản thân
b. Sự khuyến khích từ ông chủ của bạn
c. Sự thăng tiến
d. Tiền thưởng

4. Katie không thích hầu như tất cả mọi thứ về công việc của mình. Lý do duy nhất cô tiếp
tục làm việc tại Mace Autobody là gói phúc lợi tuyệt vời cô nhận được. Katie được thúc
đẩy bởi:
a. phần thưởng ngoại sinh.
b. phần thưởng có thể thay đổi.
c. phần thưởng nội sinh.
d. tất cả đều sai.

5. Sally rất thích công việc của mình là một giáo viên, không phải vì tiền lương hay phúc
lợi, mà bởi vì cô cảm thấy hài lòng về định hướng công việc trong tương lai. Sally được
thúc đẩy bởi:
a. yếu tố quyền lực.
b. yếu tố lãnh đạo.
c. phần thưởng ngoại sinh.
d. phần thưởng nội sinh.

6. Lý thuyết nào sau đây tập trung vào việc học tập của người lao động đối với các hành vi
mong đợi trong công việc?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết ERG
c. hệ thống cấp bậc của lý thuyết nhu cầu
d. lý thuyết kinh nghiệm học tập

7. Lý thuyết động viên nào đề xuất rằng nhu cầu phải được thoả mãn theo thứ tự?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết ERG
c. lý thuyết hệ thống thang bậc nhu cầu
d. lý thuyết kinh nghiệm học tập

8. Lý thuyết nào sau đây nhấn mạnh động viên theo nhu cầu con người?
a. Quá trình
b. Củng cố
c. Thỏa mãn
d. Tình huống

9. Điều nào sau đây là một lý thuyết thỏa mãn đề xuất rằng con người được động viên bằng
những nhu cầu sinh lý, sự an toàn, xã hội, tự trọng và tự thể hiện?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết quá trình
c. lý thuyết tình huống
d. lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu

10._____ tập trung vào việc người lao động học tập các hành vi công việc được mong đợi.
a. Lý thuyết ngẫu nhiên
b. Lý thuyết tình huống
c. Lý thuyết quá trình
d. Lý thuyết củng cố

11. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một nhu cầu được đề xuất trong hệ thống thang bậc
của Maslow về thuyết nhu cầu?
a. nhu cầu an toàn
b. nhu cầu đền bù
c. nhu cầu sinh lý
d. nhu cầu tôn trọng
12. Nelson được động viên bởi một nhu cầu mạnh mẽ cho sự công nhận và tìm kiếm uy tín
bằng những đóng góp của mình vào tổ chức. Theo Maslow, Neilson được thúc đẩy bởi loại
nhu cầu nào?
a. Sinh lý
b. An toàn
c. Xã hội
d. Được tôn trọng

13._____ mô tả các nhu cầu vật chất cơ bản nhất của con người, bao gồm thực phẩm, nước
và oxy.
a. Nhu cầu tự thể hiện
b. Nhu cầu sinh lý
c. Nhu cầu tôn trọng
d. Nhu cầu xã hội

14. Nhu cầu nào mô tả mong muốn được chấp nhận bởi người ngang cấp, tình bạn, trở
thành một phần của nhóm và được yêu mến?
a. nhu cầu tự thể hiện
b. nhu cầu sinh lý
c. nhu cầu tôn trọng
d. nhu cầu xã hội

15. Theo Maslow, nhu cầu ở cấp độ cao nhất là:


a. nhu cầu tự thể hiện
b. nhu cầu sinh lý
c. nhu cầu tôn trọng
d. nhu cầu xã hội

16. Alderfer đề cập đến các nhu cầu về vật chất là nhu cầu _____.
a. sinh lý
b. tồn tại
c. xã hội
d. phát triển

17. Frank chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội gần gũi với
những người khác. Alderfer sẽ nói Frank được thúc đẩy bởi:
a. nhu cầu phát triển.
b. nhu cầu tồn tại.
c. nhu cầu quan hệ.
d. nhu cầu tự thể hiện.

18. Nguyên tắc thất vọng - hồi quy được đề cập bởi_____.
a. Maslow
b. Herzberg
c. McClelland
d. Alderfer

19. Theo Herzberg,_____ là một ví dụ của yếu tố duy trì.


a. thành tích
b. sự công nhận
c. tiền lương cơ bản
d. trách nhiệm

20. Công ty Highroller cung cấp cho nhân viên tiền lương và phúc lợi tốt, bao gồm cả tiền
thưởng lên đến 25% tiền lương hàng năm. Tuy nhiên, công ty vẫn bị chỉ trích vì không
thiết lập được một chương trình đánh giá kết quả theo mong đợi hoặc chương trình ghi
nhận thành tích của nhân viên. Điều nào sau đây mô tả công ty đúng nhất theo lý thuyết
hai yếu tố?
a. Động viên tốt và các yếu tố duy trì không thỏa đáng
b. Yếu tố duy trì tốt và động viên không thỏa đáng
c. Yếu tố duy trì và động viên tốt
d. Yếu tố duy trì và động viên không thỏa đáng

21. Theo Herzberg, điều nào sau đây là nhu cầu cấp cao bao gồm: các thành tích, sự công
nhận, trách nhiệm và cơ hội cho sự phát triển?
a. yếu tố duy trì
b. yếu tố đối ngoại
c. Yếu tố động viên
d. điều bất mãn

22. Theo Herzberg,_____ có tác động lớn nhất đối với sự thoả mãn trong công việc.
a. yếu tố duy trì
b. sự củng cố
c. yếu tố động viên
d. tất cả đều đúng

23. Đa số người lao động theo giờ ở Formatting Unlimited không thỏa mãn và cũng không
bất mãn. Herzberg sẽ khuyên gì nếu mục tiêu của bạn là làm tăng mức độ thỏa mãn của
họ?
a. Tăng mức độ các yếu tố duy trì
b. Tăng mức độ động viên
c. Giảm mức độ các yếu tố duy trì
d. Tất cả đều sai

24. Mong muốn hình thành mối quan hệ cá nhân gần gũi, tránh xung đột, và thiết lập tình
bạn thân mật, mô tả:
a. nhu cầu liên kết.
b. nhu cầu quyền lực.
c. nhu cầu thành tựu.
d. Tất cả đều đúng.

25. Theo McClelland, một nhu cầu cao đối với _____ gắn liền với thành công đạt được của
các nhà quản trị cấp cao trong hệ thống tổ chức.
a. quyền lực
b. thành tựu
c. sự liên kết
d. sự thành công

26. Denise có mong muốn ảnh hưởng đến những người khác, chịu trách nhiệm và có quyền
lực đối với họ. Cô ấy có:
a. nhu cầu quyền lực.
b. nhu cầu thành tựu.
c. nhu cầu liên kết.
d. tất cả đều đúng.

27. Alden là một người mới tốt nghiệp đại học. Anh không chắc chắn về tương lai của
mình. Một cố vấn tại văn phòng hướng nghiệp của trường đại học đã nói với Alden rằng
anh có một nhu cầu cao về thành tựu. Trên cơ sở này, sự nghiệp Alden nên theo đuổi là gì?
a. Anh ấy nên tìm việc như một người quản lý dự án.
b. Anh ấy nên suy nghĩ về việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
c. Anh ấy cần tìm việc làm ở một công ty, anh ấy có thể sẽ lên đến vị trí cấp cao.
d. Anh ấy nên chơi xổ số.

28. Những thuật ngữ nào trong thuyết thiết lập mục tiêu đề cập đến nhu cầu thực hiện các
mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được?
a. Tính đặc thù của mục tiêu
b. Độ khó của mục tiêu
c. Sự chấp nhận mục tiêu
d. phản hồi

29. Trong thuyết thiết lập mục tiêu, _____ đề cập đến ý tưởng rằng nhân viên phải "chấp
thuận" các mục tiêu.
a. đặc thù của mục tiêu
b. độ khó khăn của mục tiêu
c. sự cam kết với mục tiêu
d. mục tiêu động lực

30. Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu, thuật ngữ nào đề cập đến nhu cầu thông tin cho mọi
người về mức độ họ đang thực hiện trong tiến trình đạt được mục tiêu?
a. Đặc thù của mục tiêu
b. Độ khó của mục tiêu
c. Sự cam kết mục tiêu
d. Sự phản hồi

31. Điều nào sau đây là một ví dụ của cách tiếp cận động viên theo quá trình?
a. Lý thuyết hệ thống thang bậc nhu cầu
b. Lý thuyết sự công bằng
c. Lý thuyết hai nhân tố
d. Lý thuyết ERG

32. Lý thuyết_____ đề cập đến cảm nhận của người lao động về sự công bằng.
a. kỳ vọng
b. củng cố
c. nhu cầu hệ thống
d. công bằng

33. Kara và Simon đều là nhà quản trị cấp trung tại Gotcha International. Kara không hài
lòng vì cô biết rằng Simon nhận được lương cao hơn mặc dù theo Kara, thời gian cô làm
việc dài hơn Simon. Nếu Kara muốn giảm sự bất bình đẳng được cảm nhận này, cô ấy nên
làm gì?
a. Cô ấy có thể giảm số giờ làm việc.
b. Cô ấy có thể tăng sự vắng mặt của mình.
c. Cô ấy có thể yêu cầu được tăng lương.
d. Tất cả đều đúng.

34. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một phương pháp phổ biến để làm giảm sự bất bình
đẳng nhận thức?
a. thay đổi đầu vào
b. thay đổi kết quả
c. thay đổi cảm nhận
d. thay đổi tính công bằng

35. Điều nào sau đây được dựa trên mối quan hệ giữa nỗ lực, kết quả thực hiện công việc
và hệ quả?
a. lý thuyết công bằng
b. lý thuyết kỳ vọng
c. lý thuyết củng cố
d. lý thuyết hai nhân tố
36. Samuel, một cộng tác viên bán hàng tại một cửa hàng điện tử, biết rằng lương cơ bản
của mình cao hơn so với bất kỳ cộng tác viên bán hàng nào khác trong các cửa hàng. Anh
biện minh cho mức lương cao hơn của mình với ý nghĩ anh ta là một cộng tác viên bán
hàng hàng đầu, tạo ra doanh thu nhiều hơn bất cứ ai khác. Ví dụ này cho thấy phương pháp
nào được sử dụng để giảm sự bất bình đẳng nhận thức?
a. Thay đổi kết quả
b. Thay đổi nỗ lực làm việc
c. Thay đổi cảm nhận
d. Từ bỏ công việc

37. Yolanda vừa biết được Sue, người làm việc ở vị trí tương tự cô và đã làm việc tại công
ty trong cùng một khoảng thời gian, thu nhập nhiều hơn khoảng 10% so với cô ấy. Kết quả
là, Yolanda cảm thấy rằng cô không nên làm việc chăm chỉ, vì vậy cô bắt đầu đi làm muộn
và lấy thêm ngày nghỉ. Đây là một ví dụ về phương pháp nào để làm giảm tính bình đẳng
nhận thức?
a. Thay đổi kết quả
b. Thay đổi nỗ lực làm việc
c. Thay đổi nhận thức
d. Từ bỏ công việc

38. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy rằng lý do hàng đầu mà
con người từ bỏ công việc của mình là vì họ:
a. không kiếm đủ tiền.
b. không cảm nhận mình được đánh giá cao.
c. không tin vào những gì tổ chức đại diện cho.
d. không thích đồng nghiệp của họ.

39._____ liên quan đến việc đặt nỗ lực vào một nhiệm vụ sẽ dẫn đến kết quả thực hiện
công việc cao.
a. Kỳ vọng P -> O
b. Kỳ vọng E -> P
c. Kỳ vọng O -> V
d. Kỳ vọng A -> Z

40. Tim là một quản lý tại Chuck's Construction. Ông thấy ít có cơ hội thăng tiến ở Chuck's
Construction, bất kể kết quả thực hiện của ông như thế nào. Kỳ vọng nào sau đây là thấp
đối với Tim?
a. kỳ vọng E -> P
b. kỳ vọng O -> V
c. kỳ vọng P -> O
d. kỳ vọng E -> V
41. Abbi làm việc tại Railroad Ties. Ông chủ của cô liên tục chỉ ra rằng mức độ động lực
của cô là thấp. Abbi đồng ý, nhưng không sẵn sàng làm việc khó khăn hơn cho đến khi
công ty thay đổi các loại hình phần thưởng cho nhân viên của mình. Điều nào sau đây là
thấp đối với Abbi?
a. kỳ vọng E -> P
b. kỳ vọng O -> P
c. hấp lực (mức độ hấp dẫn của phần thưởng nhận được)
d. động lực

42. Điều nào sau đây mô tả giá trị hoặc sự hấp dẫn mà cá nhân nhận được từ kết quả công
việc?
a. động lực
b. hấp lực
c. kỳ vọng O -> V
d. kỳ vọng P -> O

43. Lý thuyết nào sau đây liên quan đến những quá trình tư duy ảnh hưởng đến hành vi?
a. Quá trình
b. Củng cố
c. Thỏa mãn
d. Thang bậc nhu cầu

44. Các lý thuyết giải thích cách thức nhân viên lựa chọn các hành vi cho phép họ đáp ứng
nhu cầu của mình được gọi là:
a. lý thuyết thỏa mãn.
b. lý thuyết tình huống.
c. lý thuyết quá trình.
d. lý thuyết hệ thống nhu cầu.

45. Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu_____ đề cập đến mức độ cụ thể và rõ ràng của mục
tiêu.
a. mục tiêu cụ thể
b. mục tiêu thách thức
c. mục tiêu được chấp nhận
d. mục tiêu có tính động viên

46. Lý thuyết nào sau đây nhấn mạnh vào hành vi và hậu quả của nó?
a. lý thuyết hai nhân tố
b. lý thuyết hệ thống nhu cầu
c. lý thuyết củng cố
d. lý thuyết công bằng
47. Điều nào sau đây thể hiện việc tạo ra sự hài lòng và khen thưởng cho những kết quả
xuất hiện một hành vi mong đợi?
a. học tập tránh né
b. sự trừng phạt
c. củng cố tích cực
d. sự dập tắt

48. Bruce công khai ca ngợi nhân viên của mình khi họ đạt được mục tiêu. Bruce hy vọng
điều này sẽ làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu trong tương lai. Đây là một ví dụ về:
a. sự dập tắt.
b. củng cố tiêu cực.
c. học tập tránh né.
d. củng cố tích cực.

49. Việc loại bỏ một hệ quả khó chịu sau một hành vi mong muốn được gọi là:
a. học tập để tránh né.
b. Hình phạt.
c. củng cố tích cực.
d. sự dập tắt.

50. Điều nào sau đây có thể được gọi là củng cố tiêu cực?
a. học tập để tránh né
b. sự trừng phạt
c. củng cố tích cực
d. sự dập tắt

Chương 19

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Điều nào sau đây là quá trình có tính hệ thống mà qua đó các nhà quản trị điều chỉnh
các hoạt động tổ chức?
a. Lập kế hoạch chiến lược
b. Kiểm soát tổ chức
c. Thiết lập mục tiêu tổ chức
d. Quy tắc chiến lược

2. Ophelia, Giám đốc điều hành mới của Odyssey Inc., dự định thực hiện một quy trình
có tính hệ thống hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để làm cho
nó phù hợp với những mong đợi được thiết lập bởi các nhà quản trị trong công ty. Điều
này được gọi là kiểm soát_____ .
a. tổ chức
b. phản hồi
c. ngân sách
d. hệ thống

3. Để kiểm soát, loại biện pháp này là một phần quan trọng để đạt được kết quả thực thi
công việc cao hơn.
a. Thống kê
b. Lý thuyết
c. Xúc cảm
d. Thị trường

4. Theo góc thảo luận của nhà quản trị trong chương 19 - Chất lượng và Thực hiện, quan
tâm đến nhận thức bản thân là một phần của phát triển kỷ luật được gọi là_____.
a. Phát triển cảm xúc
b. Tự lãnh đạo
c. Xúc cảm
d. Phân tích tự động

5. Zachary, giám đốc của ExecuComp, nhận được báo cáo hàng quý về theo dõi thống kê
sản xuất của bộ phận. Tuy nhiên, các báo cáo này thiếu thông tin quan trọng về tỷ lệ từ
chối. Thành phần nào sau đây của mô hình giám sát cần cải tiến?
a. Đo lường kết quả thực tế
b. Hoạch định và thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện
c. phân tích SWOT
d. Tất cả đều đúng

6. Điều nào sau đây là một hệ thống kiểm soát đánh giá kết quả hoạt động về lợi nhuận
sau thuế trừ đi chi phí đầu tư vào tài sản hữu hình?
a. Quản lý sách mở
b. Hệ thống giá trị gia tăng về kinh tế
c. Hoạt động dựa trên chi phí
d. Hệ thống kiểm soát không tương thích

7. Những điều sau đây là những bước cơ bản trong việc thiết lập hệ thống kiểm soát phản
hồi, ngoại trừ:
a. So sánh kết quả thực thi với các tiêu chuẩn.
b. Thiết lập các tiêu chuẩn.
c. Lấy ý kiến của nhân viên.
d. Thực hiện những điều chỉnh (nếu cần thiết)

8. Điều nào dưới đây là hệ thống kiểm soát quản trị toàn diện để cân bằng các biện pháp
tài chính truyền thống với các biện pháp vận hành dẫn đến sự thành công quan trọng của
công ty?
a. Hệ thống giá trị gia tăng kinh tế
b. Hệ thống tính chi phí dựa trên hoạt động
c. Hệ thống giá trị gia tăng thị trường
d. Thẻ điểm cân bằng

9. Chỉ số _____ tập trung vào thống kê sản xuất và điều hành.
a. Hoạt động tài chính
b. Quy trình kinh doanh
c. Thành công quan trọng
d. Tiềm năng học tập và tăng trưởng

10. Những điều dưới đây là những khía cạnh chính của Bảng điểm cân bằng (BSC), ngoại
trừ _____.
a. Đối thủ cạnh tranh
b. Khách hàng
c. Học tập và tăng trưởng
d. Tài chính

11. Tập đoàn Mistletoe có một hệ thống chi tiết các mục tiêu tổ chức và hệ thống thông
tin quản trị để cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Mistletoe vẫn có vấn đề trong
kiểm soát vì các nhà quản trị từ chối thực hiện các thông tin mà họ nhận được. Quy trình
kiểm soát của Mistletoe có sai sót trong vấn đề nào sau đây?
a. Tiêu chuẩn hoạt động
b. Hệ thống thông tin quản trị
c. Khả năng thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết
d. Hệ thống đo lường

12. Bộ phận của bạn có các tiêu chuẩn vắng mặt, đó là cách để đo lường sự vắng mặt, và
dựa trên cuộc điều tra của bạn, bạn đã kết luận rằng phòng của bạn có tỷ lệ vắng mặt cao
quá mức. Bước tiếp theo của bạn sẽ là gì?
a. Đặt các tiêu chuẩn vắng mặt mới.
b. Phát triển các đo lường vắng mặt mới.
c. Sa thải ba nhân viên vì vắng mặt quá mức.
d. Tất cả những điều trên thể hiện những hành động điều chỉnh.

13. Nhóm làm việc của Kyle luôn vượt mục tiêu mà các thành viên đặt ra cho mình cách
đây vài tháng. Để cố gắng thúc đẩy nhóm tốt hơn, Kyle nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng hay
để đặt ra các mục tiêu mới. Đây là một ví dụ về Kyle triển khai kiểm soát bằng cách:
a. So sánh kết quả với các tiêu chuẩn.
b. Phát triển các biện pháp hiệu quả.
c. Thực hiện hành động điều chỉnh.
d. So sánh kết quả với các tiêu chuẩn và phát triển các biện pháp hiệu quả.
14. Howard xem xét các hoạt động và quy trình nội bộ có mang lại giá trị cho khách hàng
và cổ đông hay không. Điều này nằm trong khía cạnh nào của thẻ điểm cân bằng?
a. Khách hàng
b. Học tập và tăng trưởng
c. Tài chính
d. Các quy trình kinh doanh nội bộ

15. Tập trung mạnh vào nguồn lực và vốn con người là cách quản lý tốt tương lai của
công ty, điều này liên quan đến thành phần nào của thẻ điểm cân bằng?
a. Khách hàng
b. Học tập và tăng trưởng
c. Tài chính
d. Các quy trình kinh doanh nội bộ

16. Sử dụng thẻ điểm cân bằng có thể cản trở hoặc giảm kết quả thực thi của tổ chức nếu
nó được thực hiện theo định hướng nào?
a. Hướng về quản lý kết quả hoạt động
b. Hướng về đo lường thiên về kết quả thực hiện
c. Định hướng khách hàng
d. Định hướng học tập và tăng trưởng

17. Tất cả các hệ thống kiểm soát được thiết kế tốt đều sử dụng _____ để xác định kết
quả thực hiện có đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thiết lập hay không.
a. Ý kiến
b. khuyên bảo
c. Tư vấn
d. Phản hồi

18. Bước đầu tiên trong hệ thống kiểm soát phản hồi là gì?
a. Thiết lập các mục tiêu chiến lược
b. Thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc
c. Thực hiện hành động khắc phục
d. So sánh kết quả với tiêu chuẩn

19. CyberChasers Corporation gửi bảng câu hỏi cho tất cả người tiêu dùng sau khi mua
sản phẩm của công ty. Họ quan tâm đến việc thu thập dữ liệu về chất lượng sản phẩm,
định hướng phục vụ khách hàng và sự hài lòng của khách hàng. Đây là một ví dụ về:
a. Kiểm soát thông tin phản hồi.
b. Kiểm soát nguồn cấp dữ liệu.
c. Kiểm soát sơ bộ.
d. Kiểm soát phòng ngừa.

20. Kendra là quản lý của Goodie’s George. Một cách thường xuyên, Kendra và những
người dưới quyền đặt mục tiêu cho cá nhân và tổ chức. Quá trình này tương ứng với
thành phần nào của mô hình kiểm soát phản hồi?
a. Thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết
b. Một hệ thống thông tin
c. Thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện
d. Tham gia phân tích chiến lược

21. Theo mô hình kiểm soát, sau khi thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện công việc, nhà
quản trị nên:
a. So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn.
b. Có được tiêu chuẩn được sự chấp thuận của người giám sát và cấp dưới.
c. Đo lường kết quả thực hiện công việc thực tế
d. Có hành động khắc phục.

22. Tiffany gần đây đã phát hiện ra rằng tỷ lệ từ chối trong bộ phận của cô đã vượt quá
tiêu chuẩn thực hiện trong lĩnh vực này. Tiffany nên làm gì để thực hiện kiểm soát hiệu
quả?
a. Cô nên đặt hàng để đào tạo cho lực lượng lao động của mình.
b. Cô ấy nên liên lạc với bộ phận bảo trì và yêu cầu họ sửa máy móc của cô.
c. Cô nên đình chỉ những người lao động kém hơn trong bộ phận của cô.
d. Cô ấy nên điều tra và tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

23. _____ là bất kỳ bộ phận hoặc đơn vị được tổ chức dưới sự giám sát của một người
chịu trách nhiệm về hoạt động của nó.
a. Trung tâm độc lập
b. Trung tâm trách nhiệm
c. Trung tâm phân tích
d. Trung tâm kiểm soát

24. Kiểm soát_____ là quá trình thiết lập các mục tiêu cho việc chi tiêu của tổ chức.
a. Phẩm chất
b. Thu nhập
c. Ngân sách
d. Hệ thống

25. Ngân sách nào sau đây bao gồm chi phí dự kiến và thực tế cho trung tâm trách
nhiệm?
a. Ngân sách doanh thu
b. Ngân sách tiền mặt
c. Ngân sách vốn
d. Ngân sách chi phí

26. Ngân sách tài chính nào ước tính dòng tiền hàng ngày hoặc hàng tuần để đảm bảo
rằng công ty có thể đảm bảo cho các hoạt động của mình?
a. Ngân sách chi đầu tư
b. Ngân sách bảng cân đối kế toán
c. Ngân sách tiền mặt
d. Ngân sách doanh thu

27. Madison đã được phân công để phát triển ngân sách nhằm lên kế hoạch đầu tư trong
tương lai vào các tài sản lớn như tòa nhà và thiết bị hạng nặng. Như vậy Madison đang
làm ngân sách_____ .
a. tiền mặt
b. vốn
c. thu nhập
d. điều hành

28. _____ lập kế hoạch đầu tư trong tương lai vào tài sản lớn sẽ được khấu hao trong
nhiều năm.
a. Ngân sách vốn
b. Ngân sách bảng cân đối
c. ngân sách tiền mặt
d. Ngân sách lợi nhuận

29. Ron gặp người kế toán của công ty mình để thảo luận về ngân sách của nhưng chi tiêu
dự kiến và thực tế cho từng bộ phận của tổ chức. Điều này liên quan đến việc xem xét
loại ngân sách nào?
a. Ngân sách chi phí
b. Ngân sách doanh thu
c. Ngân sách tiền mặt
d. Ngân sách vốn

30. Stella, giám đốc hệ thống của một công ty công nghệ lớn, muốn hiểu về tình hình tài
chính của công ty mình đối với tài sản có và nợ phải trả vào cuối năm tài chính. Bà nên
tham khảo báo cáo tài chính nào?
a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
b. Chỉ số hoạt động
c. Bảng cân đối kế toán
d. Bảng điểm cân bằng

31. Hệ thống kiểm soát tài chính nào đo lường ước tính của thị trường chứng khoán về
giá trị của các dự án đầu tư vốn trong quá khứ và dự kiến trong tương lai của công ty?
a. Giá trị gia tăng thị trường
b. Giá trị gia tăng về kinh tế
c. Quản trị hệ thống
d. Quản trị doanh nghiệp
32. Brad là giám đốc bộ phận của Home Theatre, Inc. Vai trò duy nhất của anh trong quá
trình ngân sách là thực hiện ngân sách được phát triển cho bộ phận của mình. Đây là một
ví dụ của:
a. Lập ngân sách chiến lược
b. Lập ngân sách hoạt động.
c. Lập ngân sách từ trên xuống.
d. Lập ngân sách từ dưới lên.

33. Pauline là giám đốc khu vực của Ironman Gym. Cô dự đoán nhu cầu của khu vực
mình và lập ra ngân sách đề xuất hàng quý. Sau đó cô ấy gửi đề xuất này tới người quản
lý của cô. Đây là một ví dụ của:
a. Ngân sách từ trên xuống.
b. Lập ngân sách chiến lược
c. Lập ngân sách doanh thu.
d. Lập ngân sách từ dưới lên.

34. Một lợi thế của quá trình lập ngân sách từ dưới lên là:
a. Nhấn mạnh vào kiểm soát quan liêu.
b. Các nhà quản trị ở cấp thấp hơn tham gia nhiều hơn.
c. Các nhà quản trị cấp cao kiểm soát luồng thông tin.
d. Tất cả đều đúng

35. Tình trạng tài chính của công ty liên quan đến tài sản và nợ tại một thời điểm cụ thể
được thể hiện bởi:
a. Tỷ suất lợi nhuận.
b. Báo cáo thu nhập.
c. Tỷ lệ thanh khoản.
d. Bảng cân đối kế toán.

36. _____cung cấp các thông tin cơ bản được sử dụng để kiểm soát tài chính của một tổ
chức.
a. Quyền sở hữu
b. Báo cáo thu nhập
c. Vị thế tài chính
d. Tuyên bố sứ mệnh

37. _____ đề cập đến sự khác biệt giữa tài sản có và nợ và là giá trị thực của công ty
trong cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại.
a. Tài sản
b. Nợ hiện tại
c. Lợi nhuận ròng
d. Vốn chủ sở hữu
38. Tỷ lệ _____ đề cập đến khả năng của tổ chức đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện tại.
a. hoạt động
b. thanh khoản
c. lợi nhuận
d. chuyển đổi

39. Tỉ lệ chuyển đổi được xem là tỷ số_____.


a. Hoạt động
b. Tính thanh khoản
c. Lợi nhuận
d. Đòn bẩy

40. Tỷ lệ nào sau đây là tỷ số đánh giá hoạt động nội bộ của công ty tương ứng với các
hoạt động chủ yếu được xác định bởi ban giám đốc?
a. Tỷ lệ thanh khoản
b. Tỷ lệ hoạt động
c. Lợi tức trên tổng tài sản
d. Tỷ lệ hiện tại

41. _____ là đơn đặt hàng được chia theo yêu cầu của khách hàng.
a. Tỷ lệ hiện tại
b. Tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho
c. Tỷ lệ chuyển đổi
d. Lợi nhuận trên doanh thu

42. Tammy là giám đốc sản xuất tại Eagle's Nest, Inc. Cô ấy lo ngại rằng quá nhiều tiền
đang bị lãng phí vào hàng tồn kho quá lâu. Cô ấy nên tính toán:
a. Tỷ lệ hiện tại.
b. Tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho.
c. Tỷ lệ chuyển đổi.
d. Tỷ suất lợi nhuận.

43. Thu nhập ròng chia cho doanh thu là công thức chính xác để tính:
a. Lợi tức trên tổng tài sản.
b. Một tỷ lệ hiện tại.
c. Một tỷ lệ thanh khoản.
d. Lợi nhuận biên bán hàng.

44. Điều nào sau đây đề cập đến hoạt động tài trợ bằng tiền vay mượn?
a. ROA
b. Đòn bẩy
c. Tính thanh khoản
d. Khả năng sinh lời

45. _____ là một hệ thống kiểm soát nhằm xác định các hoạt động khác nhau cần thiết để
sản xuất một sản phẩm và xác định chi phí của các hoạt động đó.
a. Một hệ thống giá trị gia tăng kinh tế
b. Chi phí dựa trên hoạt động
c. Một hệ thống kiểm soát không tương thích
d. Tất cả đều sai

46. Điều nào sau đây được xem là tỷ lệ đòn bẩy?


a. Tỷ lệ nợ
b. Lợi tức trên tổng tài sản
c. Lợi nhuận biên trên doanh thu
d. Tỷ lệ chuyển đổi

47. Triết lý cơ bản về kiểm soát tại Nutrients-For-You, Inc. Là dựa trên các chính sách
được tìm thấy trong sổ tay nhân viên, cũng như một hệ thống thứ bậc quyển lực nghiêm
ngặt. Triết lý này phù hợp với:
a. Kiểm soát thị tộc.
b. Kiểm soát từ dưới lên.
c. Kiểm soát tập trung.
d. Kiểm soát văn hoá.

48. Tại LBK Industries, trách nhiệm kiểm soát chất lượng thuộc về một đội ngũ thanh tra
kiểm soát chất lượng và người giám sát hơn là với nhân viên. LBK sử dụng kiểu kiểm
soát nào?
a. Kiểm soát ma trận
b. Kiểm soát tập trung
c. Kiểm soát phân quyền
d. Kiểm soát cân bằng

49. Việc kiểm soát phân quyền thường được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực sau, ngoại
trừ:
a. Tự kiểm soát.
b. Văn hoá doanh nghiệp.
c. Tuyển chọn nhân viên và xã hội hóa.
d. Bộ phận kiểm soát chất lượng.

50. Tại RWI Distilleries, các quy tắc và thủ tục chỉ được sử dụng khi cần thiết. Thay vào
đó, các mục tiêu và giá trị được chia sẻ hướng dẫn hành vi của nhân viên. RWI sử dụng
kiểu kiểm soát nào?
a. Kiểm soát tập trung
b. Kiểm soát phân cấp
c. Kiểm soát phân quyền
d. Kiểm soát từ trên xuống

You might also like