You are on page 1of 9

Câu hỏi:

Câu 2: Những vấn đề giúp phát triển môi trường đạo đức đối với nhân viên là?

A. Thù lao không xứng đáng


B. Phúc lợi xã hội kém
C. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng với nhân viên
D. Môi trường lao động không an toàn

Câu 6: Triết lý đạo đức của mỗi người được hình thành

A. Không phải do kinh nghiệm sống


B. Từ nhận thức và quan niệm về giá trị
C. Không phải do niềm tin của riêng họ
D. Chuẩn mực chi phối hành vi các thành viên của một nghề nghiệp

Câu 7: Hãy cho biết hình thái ý thức xã hội của đạo đức phản ánh vấn đề gì?

A. Quan hệ xã hội, thể hiển bởi sự tự ứng xử, giúp con người tự rèn luyện nhân cách
B. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản
xuất và chế độ kinh tế - xã hội
C. Khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân
D. Qua sự thể hiện vật chất, không phải tinh thần, sự tôn trọng và cầu tiến

Câu 8: Bản chất đạo đức thể hiện tính dân tộc và địa phương vì:

A. Các dân tộc, vùng, miền có giống nhau về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
B. Các dân tộc, vùng, miền có quy định giống nhau về nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức
C. Các dân tộc, vùng, miền có sự khác nhau về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
D. Các dân tộc, vùng, miền giống nhau về nguyên tắc, khác nhau về phong tục tập
quán

Câu 9: Đặc điểm phương thức điều chỉnh hành vi của đạo đức phản ánh:

A. Quan hệ xã hội, thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người tự rèn luyện nhân cách
B. Quá trình phát triển chế độ kinh tế xã hội
C. Các yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, mà nếu không tuân theo sẽ bị xã hội
lên án, lương tâm cắn rứt
D. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội
Câu 10: Đặc điểm sự tự nguyện, tự giác ứng xử của đạo đức là gì?

A. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản
xuất và chế độ kinh tế xã hội
B. Khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân, là tòa án lương tâm
C. Đạo đức không chỉ biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội mà còn thể hiện sự tự
ứng xử, giúp con người rèn luyện nhân cách
D. Các quan hệ xã hội bắt buộc con người phải rèn luyện nhân cách

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong quy tắc đạo đức kinh doanh?

A. Phục vụ khách hàng hết mình


B. Phục vụ khách hàng công bằng và liêm chính
C. Duy trì sự bảo mật của khách hàng
D. Theo dõi sự phát triển của nhân viên và đào tạo liên tục

Câu 12: Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là:

A. Nhất quán trong nói và làm, luôn đảm bảo kinh doanh phải có lợi nhuận
B. Nghiên cứu nhu cầu, sở thích của khách hàng để thỏa mãn lợi ích cho họ dù pháp
luật không cho phép
C. Gắn kết, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, khách hàng và xã hội
D. Trung thực không phải là yếu tố quan trọng

Câu 13: Đặc điểm hệ thống giá trị, đánh giá của đạo đức là:

A. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản
xuất và chế độ kinh tế xã hội
B. Các yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, mà nếu không tuân theo sẽ bị xã hội lên
án, lương tâm cắn rứt
C. Quan hệ xã hội, thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người rèn luyện nhân cách
D. Các hành vi, sinh hoạt, phân biệt đúng sai trong quan hệ con người

Câu 15: Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?

A. Góp phần làm hài lòng khách hàng nhưng không góp phần tạo ra lợi nhuận
B. Góp phần tạo ra lợi nhuận, khẳng định chất lượng doanh nghiệp
C. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh nhưng không làm hài lòng
khách hàng
D. Không góp phần tạo ra lợi nhuận nhưng tạo ra sự tận tâm của nhân viên

Câu 16: Thế nào là một môi trường đạo đức vững mạnh?

A. Coi trọng lợi ích của nhân viên hơn các nhà đầu tư
B. Coi trọng lợi nhuận ổn định, phát triển quan hệ, tôn trọng lợi ích khách hàng
C. Coi trọng lợi ích khách hàng hơn nhân viên và các nhà đầu tư
D. Coi trọng lợi ích của các nhà đầu tư hơn nhân viên

Câu 17: Đạo đức kinh doanh là gì?

A. Các nguyên tắc nhằm điều khiển, kiếm soát, ngăn chặn hành vi phi đạo đức của
chủ thể kinh doanh
B. Các tiêu chuẩn để nhận xét, điều khiển hành vi của chủ thể kinh doanh
C. Các nguyên tắc, chuẩn mực để điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành
vi của chủ thể trong mối quan hệ kinh doanh
D. Quy định nghiêm cấm những hành vi phi đạo đức của đối tượng kinh doanh

Câu 18: Dưới đây là những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh, ngoại trừ:

A. Nguyên tắc trung thực


B. Nguyên tắc vận hành hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
C. Nguyên tắc tôn trọng con người
D. Nguyên tắc tôn trọng môi trường thiên nhiên

Câu 19: Các doanh nghiệp có đạo đức luôn:

A. Đối xử phân biệt rõ ràng với các đối tượng khách hàng
B. Đối xử công bằng với khách hàng
C. Cải tiến chất lượng một số sản phẩm chủ yếu nhất định
D. Cung cấp cho khách hàng một số thông tin mà doanh nghiệp thấy cần

Câu 20: Đạo đức kinh doanh không góp phần

A. Cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công việc
B. Tạo sự trung thành của khách hàng
C. Lợi ích kinh tế đạt được lớn hơn
D. Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Câu 21: Vấn đề đạo đức kinh doanh là những hoàn cảnh, tình huống một người hay
tổ chức phải đưa ra sự lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau trên cơ
sở:

A. Kinh nghiệm cá nhân


B. Chuẩn mực hành vi của tổ chức
C. Quyết định của số đông
D. Chuẩn mực đạo lý xã hội

Câu 22: Vì sao đạo đức kinh doanh góp phần gắn kết và tận tâm của nhân viên?

A. Tạo được môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ
trách nhiệm ghi trong hợp đồng
B. Khách hàng sẽ thích mua sản phẩm của các doanh nghiệp có danh tiếng tốt
C. Khi đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết thì công ty sẽ phát triển vững mạnh
D. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Câu 23: Đặc điểm sự tự nguyện, tự giác ứng xử của đạo đức là gì?

A. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản
xuất và chế độ kinh tế - xã hội
B. Khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân, là tòa án lương tâm
C. Đạo đức không chỉ biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội mà còn thể hiện sự tự
ứng xử, giúp con người rèn luyện nhân cách
D. Các quan hệ xã hội bắt buộc con người phải rèn luyện nhân cách

Câu 24: Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là:

A. Doanh nghiệp, không bao gồm khách hàng


B. Chủ thể của các mối quan hệ và hành vi kinh doanh (doanh nghiệp và khách
hàng)
C. Khách hàng, không bao gồm doanh nghiệp
D. Chỉ là các thành viên trong tổ chức vi phạm chuẩn mực đạo đức

Câu 25: Hành vi phi đạo đức có thể làm giảm sự trung thành của khách hàng do

A. Khách hàng thích được phục vụ dù uy tín doanh nghiệp thấp


B. Khách hàng ưu tiên thương hiệu làm những điều thiện dù chất lượng sản phẩm
kém
C. Khách hàng chỉ tin vào hình ảnh tốt khi doanh nghiệp trợ giúp cộng đồng
D. Khách hàng không tin vào hình ảnh tốt khi doanh nghiệp trợ giúp cộng đồng

Câu 26: Bản chất đạo đức

A. Không phản ánh tính giai cấp


B. Thể hiện tính dân tộc, lịch sử
C. Không thể hiện tính nhân loại
D. Là trách nhiệm xã hội

Câu 27: Tính giai cấp thể hiện bản chất đạo đức vì các tầng lớp khác nhau có

A. Cùng quan điểm về nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực trong mối quan hệ xã hội
B. Cùng quan điểm về chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người
C. Quan điểm khác nhau về nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá
hành vi đối với bản thân, trong quan hệ với người khác và xã hội
D. Quan điểm khác nhau về nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh đạo đức
nhưng giống nhau về cách đánh giá hành vi trong quan hệ xã hội

Câu 28: Tính trung thực trong kinh doanh thể hiện:

A. Uy tín trong kinh doanh thấp chưa nhất quán trong nói và làm
B. Sự nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật, không quan tâm đến lợi nhuận
C. Không kinh doanh phi pháp như trốn hoặc gian lận thuế, kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ quốc cấm, vi phạm thuần phong mỹ tục
D. Việc thực hiện cam kết thỏa thuận chỉ khi kinh doanh phải có lợi nhuận

Câu 29: Bản chất của các vấn đề đạo đức trong kinh doanh là mâu thuẫn giữa
những người hữu quan về:

A. Quan điểm cá nhân


B. Triết lý tôn giáo
C. Quan điểm về chuẩn mực đạo đức
D. Giao tiếp xã hội

Câu 30: Giải quyết vấn đề có chứa yếu tố đạo đức theo giải pháp?

A. Nếu vấn đề nghiêm trọng, phức tạp cũng không nên thông qua tòa án giải quyết
B. Ra quyết định hình thức xử lý, kỷ luật nghiêm các bên liên quan
C. Biện pháp quản lý nghiêm khắc, chặt chẽ hơn cho tất cả các bên
D. Trước tiên cần thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan

Câu 32: Mâu thuẫn thường xảy ra trong các lĩnh vực?

A. Kế toán tài chính, ngành


B. Người lao động, khách hàng, cộng đồng, chính phủ
C. Marketing, phương tiện kỹ thuật
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 33: Vai trò nào buộc người quản lý luôn phải đi đầu trong việc thực hiện các
chương trình đạo đức và luôn ý thức rằng họ là tấm gương mẫu mực cho người
khác noi theo?

A. Người mở đường
B. Người định hướng
C. Người khởi xướng
D. Người bắt nhịp

Câu 34: Sự trung thực trong kinh doanh của doanh nghiệp?

A. Đem lại sự phồn vinh cho nền kinh tế xã hội


B. Không phải là yếu tố quan trọng để phát triển
C. Là yếu tố góp phần hạn chế tăng năng suất nhưng không phải là yếu tố quan trọng
để phát triển
D. Không phải là yếu tố thúc đẩy tăng năng suất

Câu 36: Hoạt động nào sau đây không thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Bảo vệ môi trường


B. Trả lương công bằng cho nhân viên
C. Bán hàng đúng giá trị
D. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử

Câu 37: Mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý đối với doanh nghiệp là gì?

A. Ước muốn tự hoàn thiện và vì nhân loại


B. Được chấp nhận về mặt xã hội
C. Được xã hội tôn trọng
D. Đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp

Câu 38: Việc nhận định vấn đề đạo đức?

A. Không phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về mối quan hệ giữa các tác nhân
B. Phụ thuộc vào kinh nghiệm để phân tích nhận ra bản chất những mối quan hệ cơ
bản và mâu thuẫn
C. Không phụ thuộc vào trình độ, khả năng nhận thức
D. Không phụ thuộc vào kinh nghiệm

Câu 41: Hiện nay có nhiều doanh nhân đã chấp nhận hối lộ ở nhiều hoạt động khác
nhau nhằm mục đích gì?

A. Chia sẻ lợi nhuận với người khác


B. Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu bản thân
C. Tiêu bớt lợi nhuận kiếm được
D. Tìm kiếm thuận lợi và lợi nhuận trong kinh doanh

Câu 42: Nhân tố đem lại sự thành công là khi doanh nghiệp?

A. Tạo dựng cho đối tác và nhân viên làm việc trong môi trường đạo đức
B. Chăm lo cải tiến dịch vụ mà chất lượng sản phẩm còn hạn chế
C. Còn hạn chế về vị thế cạnh tranh
D. Ít quan tâm môi trường đạo đức nên hạn chế đến việc đổi mới

Câu 43: Vấn đề nào dưới đây được người lao động thực hiện trong môi trường làm
việc đạo đức?

A. Tôn trọng tất cả thành viên trong tổ chức, không phải với các đối tác bên ngoài
B. Cảm thấy vai trò của họ có ích nhưng chưa tin tương lai của doanh nghiệp
C. Tin vào hoạt động hiện tại nhưng chưa tin tương lai của doanh nghiệp
D. Trung thành hơn với cấp trên, doanh nghiệp và cảm thấy vai trò có ích của họ

Câu 44: Việc định giá các sản phẩm bán ra tại các nước khác có thể làm nảy sinh
các vấn đề về:

A. Đạo đức kinh doanh


B. Xu hướng kinh doanh
C. Lợi nhuận kinh doanh
D. Chiến lược kinh doanh
Câu 45: Doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức có thể khiến người lao
động ra sao?

A. Không có trách nhiệm với công ty, phá hoại ngầm


B. Cố gắng phản ứng thiếu đạo đức ngược lại
C. Xin thôi việc để lập công ty cạnh tranh lại
D. Thêm hứng khởi để thách thức lại

Câu 46: Điền vào chỗ trống sau: Hành vi kinh doanh thể hiện…… của doanh
nghiệp và chính…… ấy đã tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.

A. Đạo đức kinh doanh


B. Đạo đức
C. Chuẩn mực
D. Tư cách

Câu 47: Các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến
khách hàng?

A. Tăng sự tin cậy của khách hàng


B. Tăng sự trung thành của khách hàng
C. Giảm sự trung thành của khách hàng
D. Giảm sự than phiền khách hàng

Câu 48: Thiệt hại của cáo giác mang lại cho doanh nghiệp là gì?

A. Thiệt hại về kinh tế


B. Ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo
C. Ảnh hưởng đến quyền lực của lãnh đạo
D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 49: Những hành vi như thế nào được coi là “thiện”?

A. Đem lại điều tốt lành, giúp đỡ người khác


B. Tôn trọng lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và xã hội
C. Tư tưởng, hành vi, lối sống phù hợp với đạo đức xã hội
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 50: Môi trường đạo đức là nền tảng cho yếu tố gì của doanh nghiệp?

A. Sự hiệu quả, năng suất, hình ảnh của doanh nghiệp


B. Năng suất, sự trung thành của khách hàng, lợi nhuận
C. Sự hiệu quả, năng suất, lợi nhuận
D. Hình ảnh doanh nghiệp, sự trung thành của khách hàng, lợi nhuận

You might also like