You are on page 1of 6

Bài 8: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Câu 1: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào
dưới đây?
A. Tính thật thà. B. Tính trung thực. C. Tính quyết đoán. D. Tính kiên trì.
Câu 2: Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào
A. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động sản xuất – kinh doanh.
C. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động tiêu dùng sản phẩm.
Câu 3: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện
ở hành vi, việc làm nào dưới đây?
A. Tuân thủ quy định của pháp luật. B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. Không sản xuất hàng quốc cấm. D. Sử dụng các thủ đoạn phi pháp.
Câu 4: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào góp phần hình thành nên đạo đức kinh doanh của các chủ
thể?
A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp. B. Tính trung thực và tôn trọng con người.
C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Xả thải chưa xử lí ra môi trường. B. Trả lương đúng hạn cho nhân viên.
C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá. D. Khai thác trái phép tài nguyên.
Câu 6: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới
đây của lãnh đạo doanh nghiệp?
A. Quản lí doanh nghiệp. B. Bảo trợ truyền thông. C. Làm công tác xã hội. D. Bảo lãnh ngân hàng.
Câu 7: Đạo đức kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh phải có trách nhiệm với
A. đối tác. B. khách hàng. C. người tiêu dùng. D. bạn bè.
Câu 8: Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng bản thân mình. B. Tôn trọng con người.
C. Tôn trọng lợi ích nhóm. D. Tôn trọng lợi ích của bản thân.
Câu 9: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó phải có
A. chữ tín B. nhiều tiền. C. cổ phiếu. D. địa vị.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho
mình đức tính
A. nóng nảy B. trung thực. C. cương quyết. D. nhân nhượng.
Câu 11: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho
mình đức tính
A. nhân nhượng. B. trách nhiệm. C. vô tư. D. tư lợi
Câu 12: Khi nói về đạo đức kinh doanh của một chủ thể nào đó, người ta không đề cập đến phẩm chất nào
dưới đây?
A. Cần cù. B. Trách nhiệm. C. Trung thực. D. lừa đảo.
Câu 13: Khi nói về đạo đức kinh doanh của một chủ thể nào đó, người ta không đề cập đến phẩm chất nào
dưới đây?
A. Công bằng. B. Liêm chính. C. Nguyên tắc. D. Vụ lợi.
Câu 14: Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi
ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?
A. Trung thực B. Trách nhiệm C. Có nguyên tắc D. Gắn kết các lợi ích
Câu 15: Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn
trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?
A. Tôn trọng con người B. Giữ chữ tín C. Trung thực D. Có trách nhiệm
Câu 16: Việc các chủ thể kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình vừa mang lại lợi
nhuận cho bản thân, vừa góp phần mang lại giá trị cho xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào
dưới đây?
A. Trách nhiệm. B. Trung thực. C. Tôn trọng. D. Giữ chữ tín.
Câu 17: Việc các chủ thể kinh doanh bên cạnh mục đích mang lại lợi nhuận cho bản thân, còn không
ngừng tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Hợp tác. B. Trách nhiệm. C. Cần kiệm. D. Giữ chữ tín.
Câu 18: Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn luôn thực hiện
tốt việc tuân thủ pháp luật là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới dưới đây?
A. Cần cù. B. Gắn kết. C. Trách nhiệm. D. Hợp tác.
Câu 19: Việc các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi
trường khi tiến hành kinh doanh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây khi kinh doanh?
A. Trung thực. B. Trách nhiệm. C. Tôn trọng. D. Hợp tác.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
Câu 21: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với
người lao động là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. D. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng.
Câu 22: Đối với khách hàng, một trong những phẩm chất đạo đức cần có khi tiến hành kinh doanh đó là
các chủ thể doanh nghiệp phải
A. giữ chữ tín. B. giữ quyền uy. C. đối xử bất công. D. dĩ công vi tư
Câu 23: Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh
của doanh nghiệp?
A. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ. C. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng.
Câu 24: Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh
của doanh nghiệp?
A. Hợp tác cùng phát triển. B. Không sản xuất hàng giả.
C. Cạnh tranh bình đẳng. D. Bảo đảm lợi ích chính đáng.
Câu 25: Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Đối xử công bằng với nhân viên. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 26: Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xã hội được biểu hiện thông qua thực hiện
việc làm nào dưới đây?
A. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện. B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ. D. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hàng
Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Ủng hộ quỹ phòng chống dịch bệnh. B. Sản xuất thiết bị phòng chống dịch.
C. Phối hợp tuyên truyền phòng dịch. D. Hợp tác nhập khẩu thiết bị phòng dịch.
Câu 28: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp
các doanh nghiệp
A. không phải đóng các khoản thuế. B. nâng cao uy tín với khách hàng.
C. triệt hạ được đối thủ cạnh tranh. D. bóc lột triệt để năng lực nhân viên.
Câu 29: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp
phần giúp các doanh nghiệp
A. nâng cao năng lực cạnh tranh. B. gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
C. giảm bớt lợi nhuận kinh doanh. D. không bị thanh tra kiểm toán.
Câu 30: Đối với khách hàng, việc các doanh nghiệp duy trì tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần giúp
doanh nghiệp giữ được
A. quyền lực. B. lạm phát. C. thất nghiệp D. chữ tín.
Câu 31: Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực
kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh là nội
dung của khái niệm
A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh. C. Cơ hội kinh doanh. D. Triết lý kinh doanh.
Câu 32: Việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế
A. Nâng cao lợi thế vùng miền. B. Nâng cao uy tín và thương hiệu.
C. Khắc phục chênh lệch vùng miền. D. Tăng cường công tác truyền thông.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh
doanh?
A. Nâng cao danh tiếng. B. Tạo lập niềm tin. C. Xây dựng uy tín. D. Duy trì độc quyền.
Câu 34: Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế thường xuyên
A. giữ chữ tín với khách hàng. B. trung thực trong sản xuất.
C. bảo vệ lợi ích khách hàng. D. xâm phạm lợi ích khách hàng.
Câu 35: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao
A. năng lực cạnh tranh. B. đầu cơ tích trữ.
C. hủy hoại môi trường. D. thủ đoạn phi pháp.
Câu 36: Việc duy trì tốt đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng các quan hệ
kinh tế một cách
A. độc quyền. B. lành mạnh. C. thống trị. D. lạm phát.
Câu 37: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất
kinh doanh phải luôn luôn
A. lợi dụng khách hàng. B. giữ chữ tín với khách hàng.
C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế.
Câu 38: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất
kinh doanh phải luôn luôn
A. lợi dụng khách hàng. B. giữ chữ tín với khách hàng.
C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế.
Câu 39: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh tế khi
tiến hành kinh doanh đều chú trọng việc
A. bảo vệ mội trường. B. đầu tư quảng cáo trực tuyến.
C. đào tạo chuyên gia. D. ứng dựng công nghệ số hóa.
Câu 40: Trong sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thường
xuyên chú trọng tới việc
A. duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. B. quản lí bằng hình thức trực tuyến.
C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập.
Câu 41: Các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Tuân thủ quy định về quốc phòng. B. Quản lí nhân sự trực tuyến.
C. Bí mật nhập khẩu phế liệu tái chế. D. Sử dụng lao động theo thời vụ.
Câu 42: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế
luôn
A. sử dụng các thủ đoạn phi pháp để kinh doanh. B. mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài
C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. D. tăng cường đầu cơ tích trữ hàng hóa.
Câu 43: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế
luôn
A. đầu tư quảng cáo. B. đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
C. nộp thuế theo định. D. đẩy mạnh công tác truyền thông.
Câu 44: Các chủ thể kinh tế luôn luôn áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
tiêu dùng khi tiến hành kinh doanh là một trong những biểu hiện của việc thực hiện
A. đạo đức kinh doanh. B. phương thức hoàn vốn.
C. lĩnh vực độc quyền. D. chính sách bảo trợ.
Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh tế?
A. Chủ động mở rộng sản xuất. B. Khuyến khích phát triển lâu dài.
C. Tích cực tìm kiếm khách hàng. D. Không bán hàng kém chất lượng.
Câu 46: Chủ doanh nghiệp luôn nộp thuế đầy đủ, đúng quy định khi tiến hành các hoạt động kinh doanh
là thực hiện nội dung nào dưới đây về phát triển kinh tế?
A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cơ hội kinh doanh. D. Chiến lược kinh doanh.
Câu 47: Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là biểu hiện của việc thực hiện tốt
A. đạo đức kinh doanh. B. chiến lược doanh nghiệp.
C. thị trường tài chính. D. cơ hội kinh doanh.
Câu 48: Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ chối việc kinh doanh
hàng hóa kém chất lượng là biểu hiện của việc thực hiện tốt
A. đối ngoại doanh nghiệp B. nộp thuế vào ngân sách
C. đạo đức kinh doanh. D. chiến lược doanh nghiệp.
Câu 49: Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành kinh doanh luôn chú trọng giải quyết hài hóa lợi ích của
doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng là biểu hiện của việc thực hiện tốt
A. giá trị thặng dư. B. đạo đức kinh doanh.
C. lợi nhuận doanh nghiệp. D. cơ hội kinh doanh.
Câu 50: Việc làm nào dưới đây của các chủ thể sản xuất kinh doanh là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Thất hứa với khách hàng. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Không tôn trọng người mua hàng. D. Xâm phạm lợi ích người tiêu dùng.
Câu 51: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
Câu 52: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
A. khuyến khích, cổ vũ. B. lên án, ngăn chặn.
C. thờ ơ, vô cảm. D. học tập, noi gương.
Câu 53: Việc làm nào dưới đây của các chủ thể sản xuất kinh doanh là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Gian lận trong việc nộp thuế. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
C. Trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. D. Đối xử công bằng với mọi nhân viên.
Câu 54: Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể vi phạm đạo đức kinh doanh doanh khi
A. từ chối việc bán hành giả. B. từ chối việc gian lận thuế.
C. cố ý trì hoãn việc nộp thuế. D. cố ý duy trì việc khuyến mại.
Câu 55: Thực hiện tốt đạo đức khi kinh doanh đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải
A. thay đổi loại hình doanh nghiệp B. san bằng lợi nhuận thường niên
C. mở rộng ngành nghề đã được cấp phép D. tuân thủ pháp luật về bảo vệ taih nguyên
Câu 56: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là anh K đang dược sĩ đứng
tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng.
Trong quá trình kinh doanh, phát hiện anh A có hành vi bán một số thực phẩm không rõ nguồn gốc nên
anh M chủ một cửa hàng bán thuốc tân dược trên cùng địa bàn đã làm đơn tố cáo anh A với cơ quan chức
năng khiến cửa hàng của anh A bị xử phạt, phát hiện anh M đã tố cáo mình, anh A thuê anh H một lao
động tư ném chất bẩn vào cửa hàng anh M. Xét về mặt đạo đức kinh doanh, hành vi của ai là vi phạm
những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh?
A. Anh A và anh K. B. Anh A và anh M. C. Anh K và anh M. D. Anh A và anh H.
Câu 57: Hai quầy thuốc tân dược cửa chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục
được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng là anh P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì
trước đó chị đã nhờ chị M là em gái của cán bộ P giúp đỡ. Xét về mặt đạo đức kinh doanh, hành vi của ai
là vi phạm những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh?
A. Chị D và chị T. B. Chị T và anh P.
C. Chị D, chị T và anh P. D. Chị D, chị T và chị M.
Câu 58: Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị C và khách sạn của chị D đều chưa trang bị đầy đủ
thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X
là cán bộ thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị C mà bỏ qua lỗi của chị D vì chị D là em họ của ông.
Biết chuyện em trai chị C là anh Y làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị D sử dụng chất cấm để chế biến thức
ăn khiến lượng khách hàng của chị D giảm sút. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực
đạo đức khi kinh doanh?
A. Chị C và anh Y. B. Chị C và chị D. C. Ông X và chị C. D. Ông X và anh Y.
Câu 59: Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh
doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ
mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P
năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Hành
vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh?
A. Chị P và chị K. B. Ông M và chị K. C. Ông M và chị P. D. Ông T và ông M.
Câu 60: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm
môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng
đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G
là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng
khách hàng của ông T giảm sút. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi
kinh doanh?
A. Ông Q và anh G. B. Ông Q và ông T. C. Anh G và ông T. D. Ông P và ông T.
Câu 61: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm
chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười
triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành
kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Hành vi của những ai
dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh?
A. Anh K và anh P. B. Anh K và chị S. C. Anh P và anh K. D. Ông H và anh K.
Câu 62: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú
trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng
đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả
phải chăng. Trong trường hợp này công ty đã thực hiện tốt biểu hiện nào dưới đây của đạo đức kinh
doanh?
A. Gắn kết lợi ích doanh nghiệp. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Đãi ngộ nhân viên thỏa đáng. D. Đảm bảo quyền lợi nhân viên.
Câu 63: Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm
nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã
quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty.
Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Trong trường hợp này ông Q đã thực
hiện tốt biểu hiện nào dưới đây của đạo đức kinh doanh?
A. Gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Đãi ngộ nhân viên thỏa đáng. D. Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Câu 64: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên
liệu khác rẻ hơn để có thể vẫn thu được lại lợi nhuận sản xuất mà giá thành sản phẩm để bán cho khách
hàng không thay đổi. Trong trường hợp này ông K đã vi phạm nội dung nào dưới đây của đạo đức kinh
doanh?
A. Làm tốt vấn đề an sinh xã hội. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Đãi ngộ nhân viên thỏa đáng. D. Tôn trọng đối thủ cạnh tranh.
Câu 65: Là quản lí của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em
có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ
bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của
một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và
gắn bó với công ty.
Trong trường hợp này bà K đã thực hiện tốt biểu hiện nào dưới đây của đạo đức kinh doanh?
A. Giải quyết tốt lao động thất nghiệp. B. Trung thực trong kinh doanh.
C. Giữ chữ tín với khách hàng. D. Tạo điều kiện để nhân viên phát triển.
Câu 66: Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng
các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực
hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng
cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận
tụy trong công việc. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của
công ty B?
A. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
B. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
D. Sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Câu 67: Cửa hàng T chuyên kinh doanh rau và thực phẩm sạch. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng T đã nhập
hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là thực phẩm được
nhập từ các nông trường có uy tín trên cả nước. Mỗi ngày, khi không bán hết, cửa hàng T còn ngâm tẩm
các loại hóa chất để bảo quản hàng hóa được lâu hơn. Những việc làm của cửa hàng T là vi phạm nội dung
nào dưới đây của đạo đức kinh doanh?
A. Tạo điều kiện để nhân viên phát triển B. Giữ uy tín chất lượng với khách hàng.
C. Bảo vệ quyền lợi người lao động. D. Tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

You might also like