You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHK1 LỚP11 NĂM 2023-2024.

docx

Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------
Mã Đề: 132.
Câu 1. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức
tính
A. trách nhiệm. B. nhân nhượng.
C. vô tư. D. tư lợi
Câu 2. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn
luôn có sự
A. thỏa hiệp. B. thỏa mãn.
C. ganh đua. D. ký kết.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức
tính
A. nóng nảy B. cương quyết.
C. nhân nhượng. D. trung thực.
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có ưu thế vượt trội. B. Không có tính khả thi.
C. Có tính mới mẻ, độc đáo. D. Có lợi thế cạnh tranh.
Câu 5. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có
nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm ưu thế trong tuyển dụng?
A. Lao động được đào tạo. B. Lao động không qua đào tạo.
C. lao động có trình độ thấp. D. Lao động giản đơn.
Câu 6. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Giá cả. B. Nguồn lực.
C. Chi phí sản xuất. D. Năng suất lao động.
Câu 7. Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào dưới
đây?
A. Tính thật thà. B. Tính trung thực.
C. Tính kiên trì. D. Tính quyết đoán.
Câu 8. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của
các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. B. Khả năng huy động các nguồn lực.
C. Nhu cầu của thị trường. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
Câu 9. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó phải có
A. nhiều tiền. B. chữ tín
C. địa vị. D. cổ phiếu.
Câu 10. Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi nguy cơ
lạm phát trong nền kinh tế?
A. Đổi tiền mới. B. Tăng cung tiền.
C. Giảm lãi suất. D. Tăng lãi suất.
Câu 11. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người
kinh doanh?
A. Năng lực chuyên môn.
B. Năng lực định hướng chiến lược.
1
C. Năng lực nắm bắt cơ hội.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
Câu 12. Một trong những năng lực cần thiết của người sản xuất kinh doanh đó là năng lực
A. chống lạm phát giá cả. B. chống thất nghiệp.
C. gian lận và trốn thuế. D. chuyên môn, nghiệp vụ.
Câu 13. Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện và tổ chức quy trình sản xuất để tối ưu hóa lợi
nhuận là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực học tập. B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực quản lý.
Câu 14. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới
đây?
A. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. B. Khó khăn của chủ thể sản xuất.
C. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. D. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất.
Câu 15. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người
lao động là
A. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
D. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
Câu 16. Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến
yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức
A. thất nghiệm chu kỳ. B. thất nghiệp tự nguyện.
C. thất nghiệm cơ cấu. D. thất nghiệm tạm thời.
Câu 17. Khi người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức lương thịnh hành khi đó người lao động đó đang
A. phát triển. B. tự tin.
C. trưởng thành. D. thất nghiệp.
Câu 18. Loại hình thất nghiệp nào sau đây không được xếp vào nhóm thất nghiệp dựa trên nguồn gốc ?
A. Thất nghiệp chu kì. B. Thất nghiệp tự nguyện
C. Thất nghiệp cơ cấu. D. Thất nghiệp tạm thời.
Câu 19. Đối với người lao động, khi tham gia vào thị trường việc làm nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Tuyển được nhiều lao động mới. B. Tìm kiếm việc làm cho mình.
C. Hưởng phí trung gian môi giới. D. Tăng thu nhập cá nhân.
Câu 20. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính xã hội. B. tính nhân đạo.
C. tính phi lợi nhuận. D. tính sáng tạo.
Câu 21. Là sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và
các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm
A. thị trường tài chính. B. thị trường lao động.
C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ
Câu 22. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng
như thế nào đối với tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất?
A. Giảm sâu hơn. B. Tăng chậm hơn.
C. Luôn cân bằng. D. Tăng nhanh hơn.
Câu 23. Trong nền kinh tế thị trường, khi các chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong
thời gian tới sẽ giảm điều này sẽ tác động tới cung hàng hóa như thế nào?

2
A. Cung bằng cầu. B. Cung tăng lên.
C. Cung không đổi. D. Cung giảm xuống.
Câu 24. Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là
A. năng lực lãnh đạo. B. năng lực hùng biện.
C. năng lực làm việc nhóm. D. năng lực thuyết trình.
Câu 25. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ
bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Đóng góp cho nền kinh tế. B. Đóng góp cho gia đình.
C. Kinh doanh mặt hàng gì. D. Thời gian sẽ thành công.
Câu 26. Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp?
A. Hợp tác cùng phát triển. B. Bảo đảm lợi ích chính đáng.
C. Cạnh tranh bình đẳng. D. Không sản xuất hàng giả.
Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Chi phí sản xuất tăng lên. B. Thu nhập người dân tăng.
C. Cầu có xu hướng tăng lên. D. Giá cả hàng hóa tăng lên.
Câu 28. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động
A. vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
B. sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
C. thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
D. sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
Câu 29. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình
trạng thất nghiệp?
A. Mất cân đối cung cầu lao động. B. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.
C. Bị kỷ luật do vi phạm hợp đồng. D. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa.
Câu 30. Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế thường xuyên
A. trung thực trong sản xuất. B. bảo vệ lợi ích khách hàng.
C. xâm phạm lợi ích khách hàng. D. giữ chữ tín với khách hàng.
Câu 31. Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch
vụ từ
A. mọi ngành hàng. B. không đến có.
C. một con số trở lên. D. hai con số trở lên.
Câu 32. Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. B. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh.
C. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế. D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu.
Câu 33. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
Câu 34. Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược sản xuất. B. Lưu truyền giá trị chuẩn mực.
C. Phát huy các tập quán tốt đẹp. D. Giữ gìn các giá trị truyền thống.
Câu 35. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Lợi thế. B. Đam mê.
C. Bệnh lý. D. Hiểu biết.
3
Câu 36. Khi tham gia vào thị trường lao động, người mua sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. giá cả sức lao động.
C. cầu về sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 37. Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự
nguyện và thất nghiệp
A. luôn bắt buộc. B. không tự nguyện.
C. tự giác. D. quyền lực.
Câu 38. . Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào ?
A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
B. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
C. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng
D. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Câu 39. Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?
A. Bổ sung kiến thức chuyên ngành. B. Tổ chức nhân sự, hành chính.
C. Nắm bắt kiến thức sản xuất. D. Nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Câu 40. Nội dung nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định năng lực kinh doanh của một cá nhân?
A. Điểm tương đồng B. Cơ hội.
C. Điểm mạnh. D. Thách thức.
Câu 41. Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức
lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Quyền uy. B. Bình đẳng.
C. Phục tùng. D. Cưỡng chế.
Câu 42. Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xã hội được biểu hiện thông qua thực hiện việc làm
nào dưới đây?
A. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hàng
B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
D. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.
Câu 43. Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ
A. không đáng kể. B. một con số.
C. hai con số trở lên. D. không xác định
Câu 44. Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược sản phẩm. B. Tạo được ấn tượng với khác hàng
C. Xác định chiến lược kinh doanh. D. Triệt tiêu quyền lợi khách hàng.
Câu 45. Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Khẳng định bản thân. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận.
C. Niềm đam mê kinh doanh. D. Vì mục đích nhân đạo.
Câu 46. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình
trạng thất nghiệp?
A. Không hài lòng với công việc. B. Do vi phạm hợp đồng lao động.
C. Thiếu kỹ năng làm việc. D. Cơ chế tinh giảm lao động.
Câu 47. Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh
doanh của mình nhằm thu lợi nhuận đó là
A. chiến lược kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh.
C. mục tiêu kinh doanh. D. ý tưởng kinh doanh.

4
Câu 48. Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu
bản thân là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính thời đại B. Tính giá trị.
C. Tính hợp lí. D. Tính kế thừa.
Câu 49. Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào
A. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động tiêu dùng sản phẩm.
C. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Câu 50. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa?
A. Kỳ vọng của người sản xuất. B. Thị hiếu của người tiêu dùng.
C. Tâm trạng của người mua hàng. D. Tâm lý của người tiêu dùng.
Câu 51. Trong nền kinh tế thị trường, nói đến tính chất của cạnh tranh là nói đến việc
A. thu được nhiều lợi nhuận B. ganh đua, đấu tranh
C. giành quyền lợi về mình D. giành giật khách hàng
Câu 52. Văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ là thể hiện đặc điểm nào dưới đây
trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính hợp lí. B. Tính thời đại.
C. Tính kế thừa. D. Tính giá trị.
Câu 53. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây
của lãnh đạo doanh nghiệp?
A. Quản lí doanh nghiệp. B. Bảo trợ truyền thông.
C. Làm công tác xã hội. D. Bảo lãnh ngân hàng.
Câu 54. Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp?
A. Trung thực và trách nhiệm. B. Thưởng phạt rõ ràng.
C. Thực hiện tốt chế độ. D. Hợp tác và cạnh tranh.
Câu 55. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế?
A. Tăng cường đầu cơ tích trữ. B. Hủy hoại tài nguyên môi trường.
C. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Câu 56. Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều
kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm. B. trung tâm môi giới việc làm.
C. trung tâm giới thiệu việc làm. D. thị trường lao động
Câu 57. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật
A. không cấm. B. quy định.
C. cấm. D. bắt buộc.
Câu 58. Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận
nội dung nào dưới đây?
A. Điều kiện đi nước ngoài. B. Điều kiện xuất khẩu lao động.
C. Tiền môi giới lao động. D. Tiền công, tiền lương.
Câu 59. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung là
A. giá cả của hàng hóa đó. B. chất lượng của hàng hóa.
C. vị thế của hàng hóa đó. D. nguồn gốc của hàng hóa.
Câu 60. Với loại hình thất nghiệp chu kỳ, kho nền kinh tế phát triển, các ngành sản xuất không ngừng mở rộng
thì tỷ lệ thất nghiệp thường có xu hướng
A. cân bằng. B. cao.
C. giữ nguyên. D. thấp.
5
6

You might also like