You are on page 1of 4

Những đóng góp của Nguyễn Trãi

 Cuộc đời:
• Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai (1380 – 1442), quê ở làng Nhị
Khê, huyện Thượng Phúc nay là Thường Tín, Hà Nội. Ông là
con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu
ngoại của Trần Nguyên Đán.
• Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một con người toàn đức,
toàn tài, của một anh hùng luôn ôm mộng ưu dân ái quốc, nhân
cách sáng vằng vặc tựa sao Khuê. Tài năng ấy, nhân cách ấy qua
bao thế kỉ vẫn bất tử và ngời sáng.
 Sự nghiệp văn học:
• Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn
vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được
coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam.
Nguyễn Trãi là một cây bút đa dạng, sáng tác bằng cả chữ Hán
và chữ Nôm. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với thể loại và thơ
Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý.
• Trước tác của ông thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự,
ngoại giao, văn hóa, văn học, lịch sử, địa lí,…Ông đã đóng góp
cho nền văn học nước nhà những kiệt tác như Quân trung từ
mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,..
• Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều nhưng sau vụ thảm án Trại Vải,
nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ quyền thần đem tiêu hủy.
Phần còn lại ngày nay là do người hội ấy ghi chép giữ lại.
• Phần lớn văn chương của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ
Hán. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi còn có
một
phần thơ chữ Nôm. Tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn
Trãi gồm hai phần : văn xuôi và thơ.
* Văn chính luận :
- Quân trung từ mệnh tập (1423-1427):
• Là tập văn kiện lịch sử - binh vận - ngoại giao bằng chữ Hán
do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự uỷ thác và trên danh
nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 28). Tập tư
liệu gồm các thư từ trao đổi giữa Lê Lợi và các tướng quân
Minh.
• Số lượng hiện còn khoảng 62 bản, xếp trong Ức Trai di
tập.Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh
thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính
thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút
quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc
bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có
tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp
phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm
1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người
viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời đại.
- Bình Ngô Đại Cáo (1428) :
• Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử.từ khi ra
đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu
như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác văn
chương.
• Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua ngòi bút thiên tài của
Nguyễn Trãi trứi thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại
ông. Đây là bản anh hùng ca, là tiếng vang vọng của ngàn xưa
cho đến mai sau. Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã
xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, song ông còn có
Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính luận quy mô đầu tiên của
nước ta. Những trước tác này cùng với thơ của thi hào đã làm
nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam:
”Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương xứng kép, ở bậc
cao, tương xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ,
tương xứng giữa trước tác bằng chữ Hán và bằng quốc âm”
- Băng Hồ di sự lục (1420)
- Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (1433)
- Dư địa chí (1435)
*Thơ ca
- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán
- Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm ( đây là quyển
thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi viên.
- Ức trai thi tập được viết bằng chữ Hán, Quốc âm thi tập bằng
chữ Nôm. Đó là cả một đời thơ của Nguyễn Trãi, từ lúc trẻ đến
tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về
nghỉ ở Côn Sơn. )
*Đóng góp về nghệ thuật:
- Ngôn ngữ
• Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại,
thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều
điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ.
• Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương có dùng ĐIỂN, ta
thấy nó không còn vẻ mộc mạc, dân dã nữa, mà đã thể hiện tính
bác học, đó là sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của tác giả. Có
thể nói, ĐIỂN tạo cho tác phẩm văn học một cốt cách sang
trọng, mỹ lệ và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
• Nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng
dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao
động. Từ ngữ trong thơ Nôm thường có sức gợi tả mạnh và đặc
biệt độc đáo. Tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ra đời
giúp cho tiếng việt thật sự đi vào đời sống nhân dân, tạo bước
đột phá trong việc sử dụng tiếng Việt trong văn học dân tộc.
Nếu như ở thế kỉ XVIII Nguyễn Du đã tạo nên niềm tự hào cho
tiếng Việt, thì ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi là người xây nên niềm
tin cho tiếng Việt.
- Thể thơ
• Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công thể thơ thất ngôn xen lục
ngôn trong thơ Nôm của mình. Ðây là một thể thơ được sáng tác
dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Ðường luật. Ðiểm khác
biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu sáu tiếng vào các câu 7
tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Ðường. Số lượng các
bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254)
chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng
thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ
mới cho dân tộc, chống lại ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca
Trung Hoa.
 Nguyễn Trãi xứng đáng được xem là người dẫn đường mở
lối cho thơ Đường luật đến gần hơn với hồn dân tộc, xứng
đáng được tôn vinh là người mở đầu ấn tượng, xuất sắc cho
dòng thơ Nôm Đường luật. thơ Nôm Đường luật còn phát
triển rực rỡ, mang tính dân tộc hơn với nhiều khám phá có
giá trị về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật thể hiện nhưng có
thể nói, không có những bước đi đầu tiên của Nguyễn Trãi
thì khó có được thành tựu như thế. Những sáng tạo mới mẻ
của Nguyễn Trãi đã mở đầu cho quá trình phát triển của dòng
thơ nôm nước Việt.

You might also like