You are on page 1of 10

1.

Nhóm là hai hay nhiều cá nhân có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, có sự khác
nhau về mục tiêu của mỗi thành viên trong nhóm
A. Đúng
B. Sai
2. Một trong những điểm mạnh của quyết định nhóm là
A. Áp lực tuân thủ trong nhóm
B. Sự đa dạng của các quan điểm
C. Trách nhiệm không rõ ràng
D. Không phải các lựa chọn trên.

3. Quyết định của nhóm thường … so với quyết định cá nhân nhưng …
A. "chuẩn xác hơn" & "kém sáng tạo"
B. "tốc độ hơn" & "kém sáng tạo"
C. "chuẩn xác hơn" & "kém tốc độ"
D. "tốc độ hơn" nhưng "kém chuẩn xác"
4. Nối hai trong bốn nội dung dưới đây thành một phát biểu chính xác nhất:
(1) Số ít thành viên trong nhóm nghi ngờ hoặc có quan điểm khác số đông giữ thái độ
khách quan bằng cách im lặng hoặc miễn cưỡng đồng ý là biểu hiện của
(2) Đa số thành viên trong nhóm nghi ngờ hoặc có quan điểm khác số đông giữ thái độ
khách quan bằng cách im lặng hoặc miễn cưỡng đồng ý là biểu hiện của
(a) Xu hướng cực đoan của nhóm
(b) Áp lực suy nghĩ theo số đông của nhóm
A. (1) & (a)
B. (1) & (b)
C. (2) & (a)
D. (2) & (b)
5. Nếu các cá nhân cảm thấy có đầy đủ năng lực để thực hiện công việc thì họ sẽ cảm
thấy yêu thích phong cách lãnh đạo nào?
A. Chỉ đạo
B. Kinh nghiệm
C. Tham gia
D. Hỗ trợ
6. Điền vào chỗ trống: Phong cách lãnh đạo đổi mới là … cho người cấp dưới vượt lên
trên những tư lợi vì lợi ích của tổ chức.
A. Thông tin
B. Mục tiêu
C. Cảm hứng
D. Nội dung công việc
7. Cán bộ lãnh đạo có phong cách quản lý kiểu (5,5) có đặc điểm
A. quan tâm thực sự đến nhu cầu của con người nhằm thoả mãn các quan hệ, tạo nên bầu
không khí tâm lý xã hội dễ chịu trong tổ chức
B. cố gắng ở mức tối thiểu để hoàn thành công việc phải làm, để giữ được tư cách là
thành viên của tổ chức
C. quan tâm đến cả công việc lẫn mối quan hệ
D. cân đối giữa công việc và sự thoả mãn của người lao động nhằm đạt hiệu quả hoạt
động của tổ chức
8. Lựa chọn hình thức lãnh đạo tùy thuộc vào đặc điểm của nhân viên như mức độ kiểm
soát công việc, kinh nghiệm, năng lực,…
A. Đúng
B. Sai
9. Trong một tổ chức, có các hình thức giao tiếp sau đây
A. Giao tiếp chéo cấp
B. Giao tiếp theo chiều ngang
C. Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
D. Giao tiếp theo chiều dọc
10. Xung đột có thể có tác động như thế nào đến hoạt động của nhóm và tổ chức?
A. Tiêu cực
B. Tích cực
C. Cả tiêu cực và tích cực
D. Không có tác động gì đáng kể
11. Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, loại trừ:
A. Trình độ, nhận thức của người tham gia giao tiếp
B. Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của người tham gia giao tiếp
C. Trạng thái cảm xúc của người tham gia giao tiếp
D. Diện mạo của người tham gia giao tiếp
12. Khi giao tiếp với người khác nền văn hoá, để giảm bớt sự hiểu lầm, giải thích không
đúng và đánh giá sai, chúng ta cần sử dụng các nguyên tắc sau đây, ngoại trừ:
A. Kiên định với ý kiến của mình
B. Thừa nhận sự khác nhau cho đến khi chứng tỏ được sự tương đồng
C. Tập trung mô tả chứ không giải thích, đánh giá
D. Thể hiện sự đồng cảm
13. Quá trình xung đột diễn ra qua 5 giai đoạn?
A. Đúng
B. Sai
14. Điền vào chỗ trống: _______chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà nhà quản trị có thể
điều khiển một cách hiệu quả nhất:
A. Tầm hạn quyết định
B. Tầm hạn kiểm soát
C. Nhân lực kiểm soát
D. Quyền quyết định
15. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng hành vi cấp độ cá nhân:
A. Đúng
B. Sai

16. Mục đích của cơ cấu tổ chức là thiết lập:


A. Văn bản chính thức về việc bố trí nhân sự
B. Hệ thống không chính thức các cấp lãnh đạo
C. Hệ thống chính thức để đạt được các mục tiêu đã định
D. Hệ thống nổi tiếng để thu lợi nhuận
17. Một cấu trúc tổ chức có đặc điểm phạm vi hoạt động thấp, phạm vi kiểm soát rộng,
quyền lực tập trung vào một người duy nhất và ít chính thức hóa là mô hình tổ chức
A. Cơ chế quan liêu
B. Cơ cấu ma trận
C. Cấu trúc đơn giản
D. Tất cả đều sai
18. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:
"Văn hóa tổ chức có tác động________đến hoạt động của tổ chức."
A. Tích cực
B. Tiêu cực
C. Đa chiều
D. Tích cực và tiêu cực
19. Văn hóa tổ chức tác động đến cấp độ hành vi cá nhân, nhóm
A.Đúng
B. Sai
20. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:
"Văn hóa tổ chức tạo nên______của tổ chức."
A. Sức cạnh tranh
B. Lợi nhuận
C. Phong cách
D. Sức cạnh tranh và phong cách
21. Đối tượng nghiên cứu hành vi tổ chức
a. Cải thiện kỹ năng con người
b. Tạo ra môi trường có tính toàn cầu
c. Hành vi con người trong tổ chức
d. Môi trường bên ngoài
22. Chọn đáp án đúng nhất: Hành vi tổ chức nhắm đến
a. Tăng năng suất lao động
b. Giảm vắng mặt và thuyên chuyển
c. Tăng năng suất lao động, Tăng sự hài lòng trong công việc cho nhân viên, giảm vắng
mặt và thuyên chuyển
d. Tăng năng suất lao động, giảm vắng mặt và thuyên chuyển, tăng quyền lực trong
nhóm.
23. Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống: “Hành vi tổ chức là môn khoa học
nghiên cứu một cách có hệ thống về ………. của con người trong tổ chức và có sự tương tác
giữa ………. của con người với tổ chức”.
a. Thái độ, hành vi
b. Thái độ, hành động
c. Chuẩn mực, việc làm
d. Tác phong, hành vi
24. Khi tính liên ứng của hành vi cao, tính riêng biệt của hành vi cao và tính nhất quán của
hành vi thấp, thì nguyên nhân của hành vi là nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố nào dưới đây:
a. Không xác định được
b. Bên ngoài
c. Bên trong
d. Cả bên trong và bên ngoài
25. Chọn câu trả lời đúng nhất: Hành vi tổ chức có mối quan hệ với các môn học
a. Tâm lý học, xã hội học
b. Tâm lý học xã hội, Nhân chủng học, Khoa học chính trị
c. Tâm lý học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Nhân chủng học, Khoa học chính trị
d. Khoa học chính trị, Tâm lý xã hội, Nhân chủng học
26. Hành vi tổ chức giúp giải thích những vấn đề sau ngoại trừ:
a. Tìm hiểu tác động của cá nhân đến hành vi
b. Tìm hiểu tác động của tổ chức đến hành vi
c. Tìm hiểu tác động của nhóm đến hành vi
d. Cải thiện kỹ thuật của nhà quản lý
27. Những thái độ có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong tổ chức gồm:
a. Sự thỏa mãn đối với công việc
b. Sự cam kết với tổ chức
c. Sự tham gia vào công việc
d. Sự thỏa mãn đối với công việc, sự cam kết với tổ chức và sự tham gia vào công việc.
28. Hành vi tổ chức tiến hành nghiên cứu hành vi dựa trên yếu tố nào dưới đây?
a. Trực giác
b. Kinh nghiệm
c. Nghiên cứu một cách có hệ thống
d. Cảm tính
29. Khi một nhà quản lý đặt câu hỏi “Tôi có thể làm gì để nhân viên nỗ lực hơn trong công
việc” là khi nhà quản lý đã quan tâm đến thực hiện chức năng nào sau đây
a. Kiểm soát
b. Giải thích
c. Dự đoán
d. Quản lý
30. Chọn câu trả lời đúng nhất: các yếu tố ở cấp độ nhóm ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc
trong mô hình hành vi tổ chức:
a. Cơ cấu nhóm, văn hóa tổ chức, phong cách lãnh đạo, quyền lực và mâu thuẫn trong
nhóm
b. Cơ cấu nhóm truyền thông trong nhóm, chính sách nhân sự của tổ chức, quyền lực và
mâu thuẫn trong nhóm
c. Cơ cấu nhóm, truyền thông trong nhóm, phong cách lãnh đạo, quyền lực và mâu thuẫn
trong nhóm
d. Cơ cấu nhóm, văn hóa tổ chức, phong cách lãnh đạo
31. Các yếu tố thuộc về tổ chức sau đây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá nhân, loại
trừ?
a. Hạn chế về nguồn lực
b. Nhận thức của cá nhân
c. Tiền lệ
d. Hệ thống khen thưởng
32. Ghép các yếu tố và tính cách phân loại tương ứng theo mô hình MBTI:
(1) Thái độ với bên ngoài
(2) Cách nhận thức về thế giới
(3) Cách thức ra quyết định
(4) Cách thức hành động
(a) Cảm quan (S) hay Trực giác (N)
(b) Linh hoạt (P) hay Nguyên tắc (J)
(c) Hướng nội (I) hay Hướng ngoại (E)
(d) Lý trí (T) hay Tình cảm (F)
A. 1c 2a 3d 4b
B. 1d 2c 3b 4a
C. 1d 2a 3b 4c
D. 1a 2c 2d 4b
33. Nhận định "Những người chưa lập gia đình thì sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn người
đã có gia đình" là ví dụ của lối tắt nhận thức nào?
A. Nhận thức chọn lọc
B. Sự tương đồng giả định
C. Sự rập khuôn
D. Ảnh hưởng hào quang
34. "….. là kiểu ra quyết định dựa trên mức độ rõ ràng của thông tin thấp, kết hợp lý trí:
A. Phân tích
B. Nhận thức
C. Hành vi
D. Chỉ thị
35. "….. là kiểu ra quyết định dựa trên mức độ rõ ràng của thông tin thấp, kết hợp lý trí:
A. Phân tích
B. Nhận thức
C. Hành vi
D. Chỉ thị
36. Sắp xếp các học thuyết sau đây với nhà khoa học sáng tạo nên học thuyết tương ứng:
(1) Học thuyết hai yếu tố
(2) Học thuyết kỳ vọng
(3) Học thuyết tăng cường tích cực
(4) Học thuyết công bằng
(a) J. Stacy Adams
(b) B.F. Skinner
(c) Victor Vroom
(d) Frederick Herzberg
A. 1d 2c 3b 4a
B. 1c 2d 3a 4b
C. 1d 2a 3b 4c
D. 1c 2a 3c 4d
37. Khi cán bộ quản lý cho phép nhân viên lựa chọn thời điểm thích hợp nhưng vẫn bảo
đảm khối lượng thời gian làm việc theo quy định làm việc tại cơ quan thì đó là họ sử
dụng biện pháp nào dưới đây để tạo động lực cho người lao động?
A. Thời điểm làm việc linh hoạt
B. Thời gian làm việc linh hoạt
C. Lịch làm việc linh hoạt
D. Không gian làm việc linh hoạt
38. Maslow cho rằng thỏa mãn nhu cầu bậc thấp khó hơn thỏa mãn nhu cầu bậc cao.
A. Đúng
B. Sai
39. Khi có sự khác biệt giữa nhận thức, thái độ và hành vi của một cá nhân thì đó là sự mâu
thuẫn nào dưới đây
a. Sự mâu thuẫn nhận thức
b. Sự mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi
c. Sự không thống nhất giữa nhận thức và hành vi
d. Sự mâu thuẫn trong mỗi cá nhân
40. Để xác định hành vi cá nhân xuất phát từ ý muốn chủ quan hay yếu tố khách quan thì
chúng ta phải dựa trên các yếu tố ngoại trừ
a. Tính phân biệt
b. Nhận thức
c. Tính kiên định
d. Tính đồng nhất
42. Những yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến tính cách của một cá nhân bao gồm các
yếu tố sau, loại trừ:
a. Thứ tự được sinh ra trong gia đình
b. Gen di truyền
c. Văn hóa
d. Chuẩn mực gia đình
43. Thái độ của cá nhân được cấu thành bởi các yếu tố sau, ngoại trừ:
a. Hiểu biết của cá nhân
b. Cảm xúc của cá nhân
c. Kinh nghiệm của cá nhân
d. Hành động dự kiến của cá nhân
44. Học thuyết nào đưa ra hai quan điểm riêng biệt về con người (tích cực và tiêu cực)
a. Thuyết X và thuyết Y
b. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg
c. Học thuyết nhu cầu của Maslow
d. Học thuyết kỳ công bằng
45. Theo Maslow, các nhu cầu của cá nhân được sắp xếp theo cách nào dưới đây?
a. Tồn tại song song nhau
b. Được phân chia thành nhu cầu cấp bậc và nhu cầu bậc cao
c. Được thỏa mãn thì động lực của cá nhân giảm sút
d. Được sắp xếp theo các thứ bậc, khi các nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì cá nhân sẽ
có nhu cầu ở bậc cao
46. Điền vào chỗ trống: "......là việc các nhà quản lý trao quyền lựa chọn, giải quyết và
khuyến khích chịu trách nhiệm về vấn đề cho nhân viên."
A. Phân quyền
B. Tập quyền
C. Ủy quyền
D. Cả ba phương án trên
47. Khi nhân viên không thỏa mãn với công việc, phản ứng của họ có thể là gì?
A. Tiếp tục chịu đựng; Lên tiếng; Lờ đi; Rời bỏ
B. Góp ý; Tăng năng suất lao động; Nói xấu; Rời bỏ
C. Gắn bó; Biểu tình; Phá hoại; Thăng chức
D. Tất cả đều sai
48. Cá nhân liệt kê các đặc điểm chủ yếu của một phương án giải quyết vấn đề, sau đó
thay đổi từng đặc điểm của phương án này theo cách chấp nhận được để có một phương
án mới. Ví dụ này minh họa cho việc sự dụng biện pháp nào để thúc đẩy tính sáng tạo của
cá nhân.
A. Tư duy Zíc – Zắc
B. Cứng rắn
C. Liệt kê thuộc tính
D. Chỉ thị, mệnh lệnh
49. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới động lực của cá nhân?
A. Nhu cầu của cá nhân
B. Đặc điểm của công việc
C. Các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức
D. Cả ba phương án trên
50. David McClelland đã đưa ra ba động cơ hay nhu cầu chủ yếu của cá nhân tại nơi làm
việc như sau:
A. Đặc điểm công việc
B. Chính sách của công ty
C. Môi trường làm việc
D. Mức lương cố định

You might also like