You are on page 1of 9

Phạm Phương Thảo - 31201021407 - CL001 - chương 15

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chương 15: Lãnh đạo

1. _____ là khả năng gây ảnh hưởng đến con người hướng tới việc đạt được các mục tiêu
của tổ chức.
a. Động lực
b. Lãnh đạo
c. Tính thuyết phục
d. Công dân tổ chức/doanh nghiệp

2. Lãnh đạo là đối ứng (hai chiều), điều này có nghĩa là:
a. năng động.
b. một hoạt động giải quyết vấn đề.
c. xảy ra giữa người với người.
d. luôn luôn tạo ra xung đột.

3._____ có nghĩa là không phô trương và nhún nhường hơn là ngạo mạn và kiêu ngạo.
a. Khiêm tốn
b. Tự phụ
c. Lòng vị tha
d. Kín đáo

4. Điều gì sau đây đề cập đến mức cao nhất trong một hệ thống các khả năng quản lý?
a. Lãnh đạo tương tác
b. Lãnh đạo sáng tạo
c. Lãnh đạo cấp độ 5
d. Lãnh đạo Post-Heroic

5. Nhà lãnh đạo xây dựng một tổ chức tuyệt vời lâu dài thông qua một sự kết hợp của sự
khiêm tốn cá nhân và quyết tâm chuyên nghiệp là một nhà lãnh đạo_____.
a. Cấp 2
b. Cấp 3
c. Cấp 4
d. Cấp 5

6. Nhà lãnh đạo xây dựng cam kết rộng với một tầm nhìn rõ ràng, hấp dẫn và kích thích
mọi người đạt hiệu quả cao là một nhà lãnh đạo _____.
a. Cấp 2
b. Cấp 3
c. Cấp 4
d. Cấp 5

7. Linda được các đồng nghiệp của mình xem như là một người tạo ra những đóng góp
hiệu quả thông qua tài năng, kiến thức và thói quen làm việc tốt, nhưng cô ấy đôi khi lại
khó để cùng làm việc với mọi người vì phong cách giao tiếp của mình. Dựa trên phổ lãnh
đạo 5 cấp độ, Linda sẽ được đặt trong cấp độ nào?
a. Cấp 1: có năng lực cá nhân cao
b. Cấp 2: Góp phần thành viên trong nhóm
c. Cấp 3: Có thẩm quyền quản lý
d. Cấp 4: Lãnh đạo hiệu quả

8. Ricky được yêu mến bởi các đồng nghiệp ở tập đoàn Axel Cable. Ông được xem là có
rất khiêm tốn, thường có những ảnh hưởng đến sự thành công của các thành viên khác
trong đội. Như vậy, Ricky sẽ được xếp vào cấp nào trong phổ lãnh đạo cấp độ 5?
a. Cấp 2: Đóng góp cho các thành viên trong nhóm
b. Cấp 3: Có thẩm quyền quản lý
c. Cấp 4: Lãnh đạo hiệu quả
d. Cấp 5: Điều hành cấp 5

9. Một lãnh đạo _____ hoạt động để đáp ứng những nhu cầu và mục tiêu cấp dưới cũng
như để đạt được nhiệm vụ lớn hơn của tổ chức.
a. Phục vụ
b. giao dịch
c. chuyển đổi
d. lôi cuốn

10. Tất cả những điều sau đây là cách tiếp cận chính thức của lãnh đạo, ngoại trừ……..
a. lãnh đạo cấp độ 5
b. lãnh đạo nghiệp vụ
c. lãnh đạo lôi cuốn
d. lãnh đạo cấp tiến

11. Jerome, một quản lý tại tập đoàn phi lợi nhuận Welford, được biết đến với lòng vị tha
và sự sẵn sàng để trao đi. Ông thích làm việc trong lĩnh vực phi lợi nhuận bởi vì ông
muốn áp dụng các kỹ năng và khả năng của mình để phục vụ những người khác kém may
mắn hơn. Dựa trên thông tin này, loại lãnh đạo nào là tốt nhất để mô tả Jerome?
a. Lãnh đạo cấp độ 5
b. Lãnh đạo phục vụ
c. Lãnh đạo lôi cuốn
d. Lãnh đạo chuyển đổi

12. Nhà lãnh đạo _____ biết và hiểu về bản thân mình, hành động phù hợp với các giá trị
đạo đức cao, kỷ luật, trao quyền và truyền cảm hứng cho những người khác.
a. cấp độ 5
b. công chức
c. lôi cuốn
d. tương tác

13. Điều nào sau đây không là một thành phần thích hợp của lãnh đạo tin cậy?
a. Theo đuổi mục đích với niềm đam mê
b. Cô lập bản thân với những người khác
c. Lãnh đạo với trái tim và trí tuệ
d. Thể hiện sự tự kỷ luật

14. Theo nghiên cứu, _____ thường đạt điểm cao hơn về kỹ năng xã hội và tình cảm.
a. lãnh đạo cấp độ 5
b. phụ nữ
c. lãnh đạo Post-Heroic
d. nam giới

15. Tại nơi làm việc, Sue Ellen ủng hộ một quá trình đồng thuận và hợp tác, nơi mà sự
ảnh hưởng xuất phát từ các mối quan hệ chứ không phải là vị trí quyền lực và thẩm quyền
chính thức. Như vậy, tốt nhất Sue Ellen có thể được xem là loại nhà lãnh đạo nào?
a. cấp độ 5
b. công chức
c. lôi cuốn
d. tương tác

16. Tất cả những điều sau đây là những đặc trưng của lãnh đạo, ngoại trừ:
a. có tầm nhìn.
b. sáng tạo.
c. thúc đẩy sự thay đổi.
d. có cấu trúc.

17. Điều nào sau đây không phải là chất lượng quản trị?
a. Duy trì sự ổn định
b. Phân tích
c. Hợp lý
d. Quyền lực cá nhân

18. Các đặc điểm cá nhân khác biệt của một nhà lãnh đạo được gọi là:
a. những đặc trưng.
b. các nguồn quyền lực.
c. phong cách lãnh đạo.
d. hành vi lãnh đạo.
19. Các nghiên cứu ban đầu về đặc điểm lãnh đạo được gọi là:
a. lý thuyết ngẫu nhiên của lãnh đạo.
b. tiếp cận đặc trưng của nhà lãnh đạo.
c. lý thuyết tình huống của lãnh đạo.
d. tiếp cận hành vi.

20. Nói chung, các nghiên cứu đã phát hiện một mối quan hệ_____ giữa các đặc tính cá
nhân và nhà lãnh đạo thành công.
a. mạnh
b. yếu
c. tích cực
d. tiêu cực

21. Gần đây, Beagle Boutique đã cố gắng để thuê một quản lý cấp trung. Họ đang tìm
kiếm một cá nhân thông minh, năng động, sáng tạo. Beagle đã sử dụng cách tiếp cận lãnh
đạo nào?
a. Các cách tiếp cận ngẫu nhiên
b. Các cách tiếp cận tình huống
c. Các cách tiếp cận đặc trưng
d. Cách tiếp cận hành vi

22. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau đây của các nhà lãnh đạo đã được nghiên
cứu?
a. Đặc điểm tính cách
b. Đặc điểm thể chất
c. Đặc điểm liên quan công việc
d. Tất cả

23. Tự tin, trung thực và chính trực, và mong muốn lãnh đạo là tất cả các thành phần
trong đặc điểm cá nhân nào của các nhà lãnh đạo?
a. Đặc điểm thể chất
b. Trí thông minh và khả năng
c. Tính cách cá nhân
d. Đặc điểm xã hội

24. Colleen Farney tại TeleTech cho thấy kiến thức rộng, trí thông minh, khả năng nhận
thức, và quyết tâm. Đặc điểm cá nhân của lãnh đạo được cô thể hiện là?
a. Tính chất vật lý
b. Thông minh và khả năng
c. Đặc điểm xã hội
d. Bối cảnh xã hội

25. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio đã xác định hai hành vi chính được gọi là:
a. cam kết và quan tâm.
b. cam kết và khởi xướng.
c. Sự quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
d. khởi xướng cấu trúc và cam kết.

26. Wilson được ông chủ của mình xem là có định hướng, ngoan cường, và chăm chỉ
trong việc theo đuổi mục tiêu của mình. Những đặc điểm này phù hợp trong danh mục
nào?
a. Đặc điểm thể chất
b. Trí tuệ và khả năng
c. Đặc điểm liên quan công việc
d. Bối cảnh xã hội

27. Megan là một người quản lý tại Botell International. Cô ấy rất thân thiện và tôn trọng
ý kiến của cấp dưới. Cô ấy có thể được đánh giá:
a. cao trong việc khởi xướng cấu trúc.
b. thấp trong việc khởi xướng cấu trúc.
c. cao trong su quan tâm.
d. quản lý định hướng nhiệm vụ.

28. Điều nào sau đây là phù hợp với khởi xướng cấu trúc?
a. Hành vi định hướng nhiệm vụ
b. Giao tiếp mở
c. Làm việc theo định hướng nhóm
d. Hành vi theo định hướng con người

29._____ là tài năng thiên bẩm, khả năng đã được hỗ trợ và các kiến thức được củng cố,
kỹ năng đã học và cung cấp cho mỗi cá nhân với công cụ tốt nhất của mình cho thành tựu
và sự thỏa mãn.
a. Các điểm mạnh
b. Các đặc tính
c. Các khả năng
d. Các xu hướng lãnh đạo

30. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Michigan sử dụng thuật ngữ_____ cho các
nhà lãnh đạo đã thiết lập mục tiêu năng suất cao và có hành vi hỗ trợ đối với cấp dưới.
a. nhà lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm
b. nhà lãnh đạo lấy nhân viên làm trung tâm
c. khởi xướng cấu trúc
d. sự quan tâm

31. Các nhà lãnh đạo kém hiệu quả, trong các nghiên cứu của trường Đại học Michigan,
được gọi là:
a. nhà lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm
b. nhà lãnh đạo lấy nhân viên làm trung tâm
c. khởi xướng cấu trúc
d. sự quan tâm

32._____ và _____ đã đề xuất lý thuyết lãnh đạo theo hai phương diện hành vi gọi là
“Mạng lưới quản trị”.
a. Blake; Mouton
b. Hersey; Blanchard
c. Vroom; Yetton
d. Tannenbaum; Schmidt

33. Phong cách quản trị được khuyến khích từ mạng lưới lãnh đạo là _____.
a. Phong cách 1,9
b. Phong cách 9,1
c. Phong cách 5,5
d. Phong cách 9,9

34. Theo mạng lưới lãnh đạo, điều nào sau đây thể hiện phong cách quản trị 1,9?
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Quản trị suy giảm

35._____ phản ánh một mức độ vừa phải của sự quan tâm đến cả con người và sản xuất.
a. Phong cách Quản trị theo đội
b. Phong cách Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Phong cách Quản trị trung dung
d. Phong cách Quản trị suy giảm

36. Theo “Mạng lưới lãnh đạo”, điều nào dưới đây xảy ra khi tính hiệu quả trong hoạt
động là định hướng chi phối?
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Thẩm quyền - Tuân thủ

37. “Mạng lưới lãnh đạo” đã sử dụng hai định hướng của hành vi lãnh đạo được gọi là:
a. nhân viên làm trung tâm và công việc làm trung tâm.
b. quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
c. quan tâm đến con người và quan tâm đến sản xuất.
d. định hướng quan hệ và định hướng nhiệm vụ.
38. Theo “Mạng lưới lãnh đạo”, _____ nghĩa là nhà quản trị thiếu triết lý quản trị, sử
dụng ít nỗ lực hướng tới mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc kết quả công việc.
a. Quản trị theo đội
b. Quản trị câu lạc bộ đồng hương
c. Quản trị trung dung
d. Quản trị suy giảm

39. Sandra xem mình như một người giám sát cứng rắn nhưng công bằng. Cô đưa ra định
hướng rõ ràng cho cấp dưới của mình về cách những nhiệm vụ cần được thực hiện,
nhưng không phải là luôn luôn dễ tiếp cận khi đến với cô cùng những câu hỏi. Nhân viên
của cô ấy đôi khi cảm thấy rằng cô quá cứng nhắc và vô tình. Vậy loại lãnh đạo nào trong
mạng lưới lãnh đạo mà Sandra thể hiện?
a. phong cách đi theo
b. phong cách uỷ quyền
c. phong cách tham gia
d. phong cách chỉ đạo

40. Giả định quan trọng của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống của Hersey và Blanchard
là cấp dưới thay đổi trong:
a. mức độ sẵn sàng.
b. mức độ hài lòng.
c. mức độ cam kết.
d. Tất cả.

41. Hersey và Blanchard đề xuất lý thuyết lãnh đạo nào?


a. Lý thuyết lãnh đạo
b. Lý thuyết ERG
c. Lý thuyết tình huống
d. Lý thuyết ngẫu nhiên

42. Điều nào sau đây là mô hình lãnh đạo mô tả mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và
các tình huống cụ thể?
a. Cách tiếp cận theo tình huống
b. Cách tiếp cận hành vi
c. Cách tiếp cận đặc trưng
d. Tất cả đều đúng

43. Theo lý thuyết tình huống của Hersey và Blanchard, điều nào trong những phong
cách lãnh đạo sau đây phù hợp nhất với cấp dưới có sự sẵn sàng thấp?
a. Phong cách uỷ quyền
b. Phong cách chỉ đạo
c. Phong cách tham gia
d. Tất cả đều đúng
44. Ryan là một quản lý tại tập đoàn Steve’s Stoneworks và hầu hết các cấp dưới của ông
ấy có sự sẵn sàng cao. Theo Hersey và Blanchard, phong cách lãnh đạo sau đây là tốt
nhất cho Ryan?
a. Tham gia
b. Ủy quyền
c. Bán hàng
d. Chỉ đạo

45. Theo Hersey và Blanchard, phong cách lãnh đạo_____hoạt động tốt nhất cho nhân
viên với sự sẵn sàng vừa phải.
a. hỗ trợ và chỉ đạo
b. chỉ đạo và tham gia
c. hỗ trợ và tham gia
d. chỉ đạo và ủy quyền

46. Hai phong cách lãnh đạo được sử dụng bởi Fiedler trong lý thuyết tình huống của
mình là:
a. nhân viên làm trung tâm và công việc làm trung tâm.
b. quan tâm và khởi xướng cấu trúc.
c. quan tâm đến người và quan tâm đến sản xuất.
d. định hướng theo mối quan hệ và định hướng nhiệm vụ.

47. Fiedler đã sử dụng tất cả những điều sau đây để mô tả phong cách lãnh đạo phù hợp
với tình huống, ngoại trừ:
a. quan hệ lãnh đạo-thành viên.
b. cấu trúc nhiệm vụ.
c. quyền lực cá nhân.
d. quyền lực vị trí.

48. Trong tình huống _____, theo Fiedler, nhà lãnh đạo định hướng quan hệ có hiệu quả
hơn.
a. Mức độ thuận lợi cao
b. Mức độ thuận lợi trung bình
c. Mức độ bất lợi cao
d. tất cả đều sai

49. Điều gì sau đây đề cập đến bầu không khí nhóm và thái độ của các thành viên hướng
tới và sự chấp nhận của nhà lãnh đạo?
a. Cấu trúc nhiệm vụ
b. Sự ngẫu nhiên
c. Quyền lực chính thức
d. Quan hệ lãnh đạo-thành viên
50. Theo Góc thảo luận của nhà quản trị trong chương “Lãnh đạo”, khi các nhà lãnh đạo
ủy quyền, họ thực hiện tất cả những điều sau đây, ngoại trừ:
a. ủy quyền toàn bộ nhiệm vụ.
b. duy trì thông tin phản hồi.
c. đưa ra hướng dẫn kỹ lưỡng.
d. làm việc một mình để hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.

You might also like