You are on page 1of 9

Chương 15: Lãnh đạo

1. Lãnh đạo xuất hiện trong mối quan hệ tương tác giữa những cá nhân với nhau, bao gồm việc
sử dụng ảnh hưởng để tác động đến người khác, và để đạt được các mục tiêu.
a. Đúng
b. Sai
2. Sự ảnh hưởng nói lên mối quan hệ giữa các cá nhân mang tính thụ động.
a. Đúng
b. Sai
3. Cấp độ cao nhất trong thang bậc về các khả năng của nhà quản trị về lãnh đạo là cấp độ 5.
a. Đúng
b. Sai
4. Lãnh đạo tương tác có nghĩa là cách thức lãnh đạo thiên về tiến trình đồng thuận và hợp tác,
và sự ảnh hưởng xuất phát từ các mối quan hệ hơn là quyền lực vị trí và quyền hành chính thức.
a. Đúng
b. Sai
5. Các giá trị song hành với lãnh đạo tương tác gồm có sự tự tin, tính độc lập và riêng biệt.
a. Đúng
b. Sai
6. Trong phạm vi một cá nhân đơn lẻ, quản trị và lãnh đạo đều thể hiện cùng một tập hợp các
phẩm chất và kỹ năng giống nhau
a. Đúng
b. Sai
7. Lãnh đạo giỏi là rất cần để giúp tổ chức đáp ứng các cam kết hiện hành, trong khi quản trị tốt
lại là cần thiết để đưa tổ chức tiến lên trong tương lai.
a. Đúng
b. Sai
8. Lãnh đạo đáng tin cậy đề cập đến những cá nhân biết và hiểu về bản thân họ, là người cam kết
các hành động phù hợp ở mức độ cao với các giá trị đạo đức và sẵn sàng giao quyền cho những
người khác.
a. Đúng
b. Sai
9. Một nhà lãnh đạo mà công việc của họ là hướng vào việc trợ giúp thuộc cấp hoàn thành các
nhu cầu và mục tiêu của họ cũng như đạt được các sứ mệnh lớn hơn của tổ chức được gọi là lãnh
đạo phục vụ.
a. Đúng
b. Sai
10. Quyền lực cá nhân, sự đổi mới, khả năng khích lệ được xem là các đặc trưng (phẩm chất) của
các nhà quản trị hơn là đối với các nhà lãnh đạo.
a. Đúng
b. Sai
11. Ba đặc trưng (đặc điểm) cá nhân khác biệt tạo nên một nhà lãnh đạo thành công gồm sự
thông minh, trung thực và tự tin.
a. Đúng
b. Sai
12. Sự quan tâm (Consideration) thể hiện mức độ người lãnh đạo định hướng vào nhiệm vụ và
chỉ dẫn thuộc cấp thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.
a. Đúng
b. Sai
13. Mức độ mà trong đó người lãnh đạo quan tâm đến thuộc cấp, tôn trong những ý tưởng và
cảm xúc của họ, và tạo dựng niềm tin lẫn nhau được xem là cấu trúc khởi xướng (initiating
structure).
a. Đúng
b. Sai
14. Ma trận lãnh đạo (leadership grid) đề cập đến lý thuyết về hai khía cạnh của lãnh đạo mà
trong đó dùng để đo lường mức độ quan tâm của nhà lãnh đạo đến con người và đến sản xuất.
a. Đúng
b. Sai
15. Phong cách quản trị câu lạc bộ đồng hương (1,9) trong ma trận lãnh đạo chú trọng đến việc
phục vụ và quan tâm đến khách hàng, thỉnh thoảng gây ra bất lợi (trở ngại) đối với người lao
động trong tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
16. Lý thuyết tình huống lãnh đạo của Hersey and Blanchard tập trung chú ý vào các đặc trưng
(đặc điểm) của người đi theo (nhân viên) từ đó xác định hành vi lãnh đạo phù hợp.
a. Đúng
b. Sai
17. Mô hình lý thuyết lãnh đạo tình huống tập trung vào các đặc điểm (đặc trưng) của người đi
theo (followers) chứ không phải là những đặc điểm của tình huống.
a. Đúng
b. Sai
18. Làm cho phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống bằng cách thay đổi các nhân tố của
tình huống để đạt được sự phù hợp tốt nhất là ý tưởng căn bản của lý thuyết tình huống của
Fiedler.
a. Đúng
b. Sai
19. Theo Fiedler, phong cách lãnh đạo định hướng vào nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong các tình
huống thuận lợi trong khi phong cách lãnh đạo định hướng vào mối quan hệ lại hiệu quả nhất
trong các tình huống mà sự thuận lợi ở mức độ trung bình.
a. Đúng
b. Sai
20. Một biến số tình huống làm mất tác dụng của phong cách lãnh đạo và ngăn chặn nhà lãnh
đạo thể hiện một số hành vi nhất định được gọi là một tác nhân trung hòa (neutralizer).
a. Đúng
b. Sai
21. Nhà lãnh đạo định hướng vào mối quan hệ thường có kết quả thực hiện tốt hơn trong tình
huống thuận lợi trung bình bởi vì những kỹ năng về mối quan hệ con người là rất quan trọng
trong việc đạt được kết quả cao của nhóm.
a. Đúng
b. Sai
22. Một nhà lãnh đạo tạo cảm hứng, có khả năng động viên cấp dưới, thông qua các nghiệp vụ cá
nhân, đạt được kết quả vượt mức so với bình thường là đề cập đến một nhà lãnh đạo nghiệp vụ
(transactional leader).
a. Đúng
b. Sai
23. Những nhà lãnh đạo lôi cuốn thường có tầm nhìn vững chắc về tương lai và họ có khả năng
động viên người khác để hiện thực chúng.
a. Đúng
b. Sai
24. Một người đi theo là người sống còn thực dụng (the pragmatic survivor) khi họ tham gia một
cách chủ động vào tổ chức nhưng lại không có kỹ năng tư duy độc lập.
a. Đúng
b. Sai
25. Người đi theo bị xa lánh (The alienated follower) là người có tư duy độc lập, cẩn trọng
nhưng lại là người thụ động trong tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
26. Quyền lực (Power) là khả năng tiềm tàng của một người có thể ảnh hưởng đến hành vi và
quyết định của người khác.
a. Đúng
b. Sai
27. Loại quyền lực xuất phát từ quyền hành hợp pháp của nhà lãnh đạo, dựa trên vị trí chính thức
trong tổ chức của họ, được gọi là quyền lực ép buộc/ áp đặt.
a. Đúng
b. Sai
28. Ảnh hưởng là hành động của một cá nhân có tác động đến thái độ, giá trị, niềm tin và hành vi
của người khác.
a. Đúng
b. Sai
29. Khi Hải quát tháo Thảo tại nơi công cộng vì cô ấy không hoàn thành công việc và đình chỉ
làm việc 2 ngày, ông ấy đang sử dụng quyền lực ép buộc (áp đặt).
a. Đúng
b. Sai
30. Hai loại quyền lực cá nhân là quyền lực chuyên gia và quyền lực tưởng thưởng.
a. Đúng
b. Sai
31. Sử dụng sự thuyết phục hợp lý và sử dụng thẩm quyền ở mức cao hơn là 2 chiến thuật gây
ảnh hưởng được sử dụng phổ biến bởi lãnh đạo.
a. Đúng
b. Sai
32. Một người thuộc vào một mạng lưới các mối quan hệ thường có quyền lực ít hơn.
a. Đúng
b. Sai
33. Các nhà lãnh đạo hiệu quả cần phát triển một mạng lưới các liên minh, gồm những người sẽ
giúp họ hoàn thành các mục tiêu của mình.
a. Đúng
b. Sai
34. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhưng nhà lãnh đạo được xem là “có hiệu quả” hơn khi họ chỉ
sử dụng một chiến thuật gây ảnh hưởng.
a. Đúng
b. Sai
35. Lãnh đạo có tính tương hỗ (tương tác hỗ trợ). Điều này có nghĩa là:
a. Nó có tính năng động
b. Nó là hoạt động giải quyết vấn đề
c. Nó xảy ra giữa con người với nhau
d. Dư thừa, không cần thiết
e. Nó luôn gây ra mâu thuẫn
36. Nhà lãnh đạo tạo dựng một tổ chức vĩ đại mang tính bền vững qua việc kết hợp giữa sự
khiêm nhường của cá nhân và sự kiên định trong công việc là nhà lãnh đạo _______
a. Cấp độ 1
b. Cấp độ 2
c. Cấp độ 3
d. Cấp độ 4
e. Cấp độ 5
37. Nhà lãnh đạo ________ là người hỗ trợ cho cấp dưới thỏa mãn các nhu cầu và hoàn thành
các mục tiêu cũng như thành đạt sứ mệnh lớn hơn của tổ chức.
a. phục vụ (servant)
b. nghiệp vụ (transactional)
c. chuyển hóa về chất (transformational)
d. lôi cuốn (charismatic)
e. tương tác (interactive)
38. Nhà lãnh đạo ________ là người biết và hiểu về bản thân họ, hành động một cách phù hợp
với mức độ cao về giá trị đạo đức, biết trao quyền và truyền cảm hứng cho người khác.
a. Cấp độ 5 (Level 5)
b. Phục vụ (Servant)
c. Đáng tin cậy (Authentic)
d. Chuyển hóa về chất (Transformational)
e. Tương tác (Interactive)
39. Trong công việc, Sue Ellen thể hiện là người tìm kiếm sự đồng thuận và hợp tác, cô gây ảnh
hưởng bằng các mối quan hệ chứ không dựa vào quyền lực vị trí và thẩm quyền chính thức. Như
vậy, Sue Ellen là nhà lãnh đạo _______
a. Cấp độ 5 (Level 5)
b. Phục vụ (Servant)
c. Đáng tin cậy (Authentic)
d. Chuyển hóa về chất (Transformational)
e. Tương tác (Interactive)
40. Từ nào sau đây KHÔNG sử dụng để mô tả đặc điểm (đặc trưng) của nhà quản trị?
a. Duy trì ổn định
b. Tổ chức
c. Phân tích
d. Tính hợp lý
e. Quyền lực cá nhân
41. Nghiên cứu sớm nhất về đặc điểm lãnh đạo là tham chiếu từ:
a. Lý thuyết ngẫu nhiên về lãnh đạo
b. Lý thuyết đường mục tiêu
c. Tiếp cận con người vĩ đại
d. Lý thuyết tình huống lãnh đạo
e. Tiếp cận hành vi
42. Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có một mối quan hệ _____ giữa đặc điểm cá nhân
và sự thành công của lãnh đạo.
a. Mạnh
b. Yếu
c. Tích cực
d. Tiêu cực
e. Ngược chiều
43. Beagle Boutique đang tìm cách tuyển mộ một quản trị viên cấp trung. Họ đang tìm một
người thông minh, lanh lợi và có khả năng sáng tạo. Cách tiếp cận về lãnh đạo nào sau đây đang
được Beagle sử dụng?
a. Tiếp cận ngẫu nhiên
b. Tiếp cận tình huống
c. Tiếp cận đặc điểm
d. Tiếp cận hành vi
e. Tiếp cận thay thế
44. Hoài hiện đang làm cho TeleTech có đầy đủ các đặc điểm về kiến thức, trí tuệ, khả năng
nhận thức và sự quyết đoán. Những đặc điểm trên thuộc về đặc điểm cá nhân nào của lãnh đạo?
a. Các đặc điểm về thể chất
b. Sự thông minh và khả năng
c. Tính cách cá nhân
d. Các đặc điểm về xã hội
e. Nền tảng xã hội
45. Sự tự tin, sự trung thực và liêm chính và khát vọng lãnh đạo là các yếu tố thuộc về đặc điểm
cá nhân nào của nhà lãnh đạo?
a. Các đặc điểm về thể chất
b. Sự thông minh và khả năng
c. Tính cách cá nhân
d. Các đặc điểm về xã hội
e. Nền tảng xã hội
46. Vương được quản lý đánh giá là người có động lực, kiên trì và chăm chỉ trong việc theo đuổi
hoàn thành mục tiêu của mình. Các đặc tính này phù hợp với nhóm đặc trưng nào sau:
a. Các đặc điểm về thể chất (Physical traits)
b. Sự thông minh và khả năng (Intelligence and Ability)
c. Các đặc điểm liên quan đến công việc (Work-related traits)
d. Các đặc điểm về xã hội (Social Characteristics)
e. Nền tảng xã hội (Social Background)
47. _________ là những khả năng và tiềm lực của bản thân giúp hỗ trợ và tăng cường việc học
hỏi các kiến thức và kỹ năng, nhờ đó tạo cho mỗi người những công cụ để hoàn thành các mục
tiêu và sự thỏa mãn cá nhân.
a. Các điểm mạnh
b. Các đặc điểm
c. Các tính cách
d. Các khả năng
e. Các khuynh hướng lãnh đạo
48. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Michigan đã sử dụng thuật ngữ ________để mô tả
những nhà lãnh đạo thiết lập các mục tiêu cao và thể hiện hành vi hỗ trợ cho cấp dưới.
a. Nhà lãnh đạo đặt trọng tâm (định hướng) vào công việc
b. Nhà lãnh đạo đặt trọng tâm (định hướng) vào nhân viên
c. Cấu trúc khởi xướng
d. Sự quan tâm
e. Quản trị suy giảm (nghèo nàn)
49. Lưới quản trị sử dụng hai hành vi lãnh đạo được gọi là:
a. Đặt trọng tâm vào con người và đặt trọng tâm vào công việc
b. Sự quan tâm và cấu trúc khởi xướng
c. Quan tâm đến con người và quan tâm đến công việc
d. Định hướng vào mối quan hệ và định hướng vào nhiệm vụ
e. Định hướng vào con người và định hướng vào mối qua hệ
50. Cách tiếp cận nghiên cứu lãnh đạo nào mô tả mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và
các tình huống đặc thù của tổ chức?
a. Tiếp cận ngẫu nhiên
b. Tiếp cận hành vi
c. Tiếp cận đặc điểm
d. Tiếp cận tổ chức
e. Tất cả đều sai
51. Na là nhà quản trị tại Công ty đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn. Nhân viên của cô là những người
có mức độ sẵn sàng với nhiệm vụ cao. Theo lý thuyết tình huống của Hersey và Blanchard, thì
đâu là phong cách lãnh đạo phù hợp nhất?
a. Tham gia, hỗ trợ
b. Ủy quyền
c. Hướng dẫn
d. Chỉ đạo
e. Áp đặt
52. Các phong cách lãnh đạo ____________ nào trong lý thuyết tình huống của Hersey và
Blanchard là phù hợp nhất khi những người dưới quyền có mức độ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
là trung bình.
a. Hướng dẫn và Chỉ đạo
b. Chỉ đạo và Tham gia, Hỗ trợ
c. Hướng dẫn và Tham gia, Hỗ trợ
d. Chỉ đạo và Ủy quyền
e. Hướng dẫn và Ủy quyền
53. Hai phong cách lãnh đạo được Fielder đề cập trong lý thuyết ngẫu nhiên là:
a. Đặt trọng tâm vào con người và đặt trọng tâm vào công việc
b. Sự quan tâm và cấu trúc khởi xướng
c. Quan tâm đến con người và quan tâm đến sản xuất (công việc)
d. Định hướng vào mối quan hệ và định hướng vào nhiệm vụ
e. Định hướng vào con người và định hướng vào mối quan hệ
54. Marion là nhà quản trị giỏi và có rất nhiều kỹ năng chuyên biệt. Đặc biệt, ông có khả năng
làm cho thuộc cấp đạt được những thành tựu vượt mức bình thường của họ. Marion thuộc loại
nhà lãnh đạo nào sau đây?
a. Lãnh đạo nghiệp vụ (Transactional leader)
b. Lãnh đạo hỗ trợ (Supportive leader)
c. Lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic leader)
d. Lãnh đạo định hướng con người (People-oriented leader)
e. Lãnh đạo định hướng công việc (Production-oriented leader)54.
55. Thuộc cấp của Andy nói rằng họ rất thích làm việc với ông ấy vì ông biết cách truyền cảm
hứng cho họ không chỉ là niềm tin về tổ chức mà còn tin vào tiềm năng của họ. Như vậy, Andy
thuộc về mẫu nhà lãnh đạo nào?
a. Chuyển hóa (Transformational)
b. Phục vụ (Servant)
c. Đáng tin cậy (Authentic)
d. Nghiệp vụ (Transactional)
e. Tương tác (Interactive)
56. Nhà lãnh đạo ________ được nhận ra rõ ràng nhờ khả năng đem lại sự thay đổi cho tổ chức.
a. Chuyển hóa (transformational)
b. Tham gia (participative)
c. Lôi cuốn (charismatic)
d. Định hướng vào thành tựu (achievement-oriented)
e. Định hướng vào con người (people-oriented leader)
57. Loại người đi theo nào sau đây có tư duy độc lập nhưng lại thụ động khi tham gia vào các
hoạt động của tổ chức?
a. Người tuân thủ (Conformist)
b. Người đi theo thụ động (Passive follower)
c. Người sống còn thực dụng (Pragmatic survivor)
d. Người đi theo hiệu quả (Effective follower)
e. Người đi theo bị xa lánh (Alienated follower)
58. Loại người đi theo nào sau đây là người tham gia một cách chủ động vào các hoạt động của
tổ chức nhưng lại không có kỹ năng tư duy độc lập?
a. Người đi theo thụ động (Passive follower)
b. Người đi theo hiệu quả (Effective follower)
c. Người đi theo bị xa lánh (Alienated follower)
d. Người tuân thủ (Conformist)
e. Người sống còn thực dụng (Pragmatic survivor)
59. Một trong số ít nhược điểm của Khánh Hòa là cô ấy không tính đến những khả năng có thể
ngoài những gì cô đã nói, chấp nhận ý kiến của cấp trên mà không cần suy nghĩ. Cô ấy là một
minh họa phù hợp nhất cho loại người có tư duy_______:
a. Chuyển hóa về chất (Transformational)
b. Phục vụ (Servant)
c. Phụ thuộc (Uncritical)
d. Nghiệp vụ (Transactional)
e. Độc lập (Critical)
60. Quyền lực ________ hình thành từ cấu trúc tổ chức và giúp tăng cường sự ổn định, trật tự và
giải quyết vấn đề bên trong cấu trúc tổ chức.
a. Động cơ thức đẩy (Motivation)
b. Vị trí (Position)
c. Lãnh đạo (Leadership)
d. Kiểm soát (Control)
e. Tham chiếu (Referent)
61. Loại quyền lực nào sau đây hình thành từ vị trí quản trị chính thức trong tổ chức?
a. Quyền lực tham chiếu (referent power)
b. Quyền lực áp dặt (coercive power)
c. Quyền lực tưởng thưởng (reward power)
d. Quyền lực hợp pháp (legitimate power)
e. Quyền lực chuyên gia (expert power)
62. Ian không có nhiều quan hệ với cấp dưới của mình. Mọi người chỉ tuân thủ ông vì ông là sếp
của họ. Đây là một ví dụ của loại quyền lực:
a. Quyền lực tham chiếu (referent power).
b. Quyền lực hợp pháp (legitimate power).
c. Quyền lực áp đặt (coercive power).
d. Quyền lực tưởng thưởng (reward power).
e. Quyền lực chuyên gia (expert power).
63. Candice đã sử dụng những lời khen, sự khích lệ và ca ngợi như là cách để gây ảnh hưởng đến
hành vi của nhân viên. Việc này đã được đánh giá rất cao từ nhóm làm việc. Đây là ví dụ về:
a. Quyền lực áp dặt (coercive power).
b. Quyền lực hợp pháp (legitimate power).
c. Quyền lực tưởng thưởng (reward power).
d. Quyền lực chuyên gia (expert power).
e. Quyền lực tham chiếu (referent power).
64. Beth là nhà quản trị cấp trung tại Heather's Handbags đã sử dụng việc de đọa và trừng phạt
như là cách để gây ảnh hưởng đến hành vi của thuộc cấp. Beth đã dựa trên loại quyền lực nào
sau đây khi thực hiện hành vi trên?
a. Áp đặt (Coercive)
b. Tưởng thưởng (Reward)
c. Chuyên gia (Expert)
d. Tham chiếu (Referent)
e. Cá nhân (Personal)
65. Quyền lực tham chiếu của nhà lãnh đạo phụ thuộc vào:
a. Chức danh chính thức (formal title).
b. Vị trí cấp bậc (position in the hierarchy).
c. Các đặc điểm (phẩm chất) cá nhân (personal characteristics).
d. Tiền lương (salary).
e. Quyền lực tưởng thưởng (reward power).
66. Các từ sau đây đều có thể xuất hiện trong các định nghĩa về lãnh đạo, NGOẠI TRỪ:
a. Sự ảnh hưởng (influence).
b. Con người (people).
c. Mục tiêu (goals).
d. Quyền lực áp đặt (ép buộc) (coercive power).
e. Chỉ có “sự ảnh hưởng” và “con người” (influence and people only).
67. Khi các nhà lãnh đạo gây ảnh hưởng đến người khác thông qua sự trao đổi về các lợi ích hay
là các ưu đãi, thì chiến thuật gây ảnh hưởng nào được họ sử dụng:
a. Phát triển các liên minh (Develop allies)
b. Sử dụng thuyết phục hợp lý (Use rational persuasion)
c. Làm cho mọi người ưa thích (Make people like you)
d. Sử dụng quy luật có qua có lại (Rule of reciprocity)
e. Tưởng thưởng cho các hành vi mong đợi (Reward behaviors)

You might also like