You are on page 1of 2

Chương 16: Động lực thúc đẩy

1. Động lực của nhân viên ảnh hưởng đến năng suất và một phần công việc của người quản lý là
tạo động lực cho việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
2. Hai cách để tạo động lực là từ bên ngoài và dùng tiền.
a. Đúng
b. Sai
3. Sự hài lòng mà một người nhận được trong quá trình thực hiện một hành động cụ thể là phần
thưởng từ bên ngoài.
a. Đúng
b. Sai
4. Các lý thuyết về quá trình (process theories) nhấn mạnh vào các nhu cầu thúc đẩy con người.
a. Đúng
b. Sai
5. Ba loại lý thuyết về động lực thúc đẩy là các lý thuyết về nội dung (content theories), lý thuyết
về quá trình (process theories) và lý thuyết về sự củng cố (reinforcement theories).
a. Đúng
b. Sai
6. Nhu cầu sinh lý là nhu cầu thể chất cơ bản nhất của con người. Tại nơi làm việc nó là những
nhu cầu như đủ nhiệt độ, không khí và mức lương cơ bản để đảm bảo sự tồn tại của con người.
a. Đúng
b. Sai
7. Nhu cầu về lòng tự trọng là những nhu cầu liên quan đến mong muốn có một hình ảnh bản
thân tích cực và nhận được sự chú ý, công nhận và đánh giá cao từ người khác.
a. Đúng
b. Sai
8. Nhiều công ty đang thấy rằng việc tạo ra một môi trường làm việc nhân văn cho phép mọi
người đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân cũng là một động lực tuyệt vời.
a. Đúng
b. Sai
9. Sự chấp nhận mục tiêu, theo lý thuyết thiết lập mục tiêu, có nghĩa là nhân viên phải đồng
thuận các mục tiêu được thiết lập và cam kết với chúng.
a. Đúng
b. Sai
10. Lý thuyết công bằng tập trung vào nhận thức của mỗi cá nhân về cách họ được đối xử có
công bằng như những người khác hay không.
a. Đúng
b. Sai
11. Lý thuyết kỳ vọng dựa trên mối quan hệ giữa nỗ lực và hiệu suất của từng cá nhân chứ không
dựa trên kết quả mong muốn.
a. Đúng
b. Sai
12. Trừng phạt làm tăng khả năng hành vi sẽ được lặp lại.
a. Đúng
b. Sai
13. Một điểm yếu của việc sử dụng hình phạt trong các tổ chức là nó chỉ trừng phạt những hành
vi sai nhưng không chỉ ra hành vi nào là đúng.
a. Đúng
b. Sai
14. Sự gắn kết của nhân viên có nghĩa là mọi người thích công việc của họ và hài lòng với điều
kiện làm việc của họ, đóng góp nhiệt tình để đáp ứng các mục tiêu của nhóm và tổ chức, và cảm
thấy gắn bó và cam kết với tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
15. _____ đề cập đến phần thưởng được trao bởi người khác.
a. Phần thưởng nội tại
b. Phần thưởng nội bộ
c. Phần thưởng bên ngoài
d. Phần thưởng có giá trị
e. Từ thiện
16. _____ là một ví dụ về phần thưởng nội tại/bên trong.
a. Cảm nhận về giá trị bản thân của nhân viên
b. Sự khen thưởng từ quản lý
c. Tăng lương
d. Khuyến mãi
e. Tiền thưởng
17. Dung không thích hầu hết mọi thứ về công việc của mình. Lý do duy nhất cô tiếp tục làm
việc tại công ty là tiền lương cao mà cô nhận được. Dung được thúc đẩy bởi:
a. Phần thưởng bên ngoài
b. Phần thưởng nội tại
c. Phần thưởng thay đổi
d. Cả a,b,c đều đúng
e. Cả a,b,c đều sai
18. Tuấn thích công việc của mình là một giảng viên, không phải vì lương hay lợi ích, mà vì anh
cảm thấy hạnh phúc về việc định hướng suy nghĩ của sinh viên, các nhà lãnh đạo tương lai. Tuấn
được thúc đẩy bởi:
a. Yếu tố sức mạnh
b. Yếu tố lãnh đạo
c. Yếu tố vệ sinh
d. Phần thưởng bên ngoài
e. Phần thưởng bên trong/nội tại

You might also like