You are on page 1of 9

Chương 8: Chiến lược

1. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư duy chiến lược và lập kế hoạch ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất
và tài chính của công ty.
a. Đúng
b. Sai
2. Các nhà lãnh đạo cấp cao và giám đốc điều hành có trách nhiệm cuối cùng trong việc lập kế
hoạch chiến lược.
a. Đúng
b. Sai
3. Lợi thế cạnh tranh liên quan đến một loạt các quyết định và hành động được dùng để xây dựng
và thực hiện chiến lược.
a. Đúng
b. Sai
4. Sự tương tác giữa bộ phận sản xuất và bán hàng khi làm việc với nhau để tạo ra lợi nhuận cao
hơn tổng của cả hai bộ phận khi làm việc riêng lẻ là một ví dụ về sự hợp lực/tương hợp
(synergy).
a. Đúng
b. Sai
5. Năng lực cốt lõi là kế hoạch hành động để phân bổ nguồn lực và các hoạt động khác để đối
phó với môi trường.
a. Đúng
b. Sai
6. Chiến lược kinh doanh cấp công ty thì ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
7. “ Làm thế nào để chúng tôi cạnh tranh?” là câu hỏi liên quan đến chiến lược cấp chức năng
a. Đúng
b. Sai
8. Ba cấp độ của chiến lược là đơn vị kinh doanh, công ty và toàn cầu.
a. Đúng
b. Sai
9. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các nhà quản trị nên tập trung vào sự ổn định
chiến lược hơn là sự linh hoạt.
a. Đúng
b. Sai
10. Thực thi chiến lược liên quan đến lập kế hoạch và ra quyết định dẫn đến việc thiết lập các
mục tiêu của công ty.
a. Đúng
b. Sai
11. Một số công ty thuê các chuyên gia tình báo cạnh tranh (competitive intelligence
professionals) để phân tích môi trường bên ngoài và cung cấp dữ liệu và các nghiên cứu có về
các xu hướng quan trọng trong và ngoài nước.
a. Đúng
b. Sai
12. Việc quản lý và thực thi kế hoạch chiên lược là thực hiện chiến lược.
a. Đúng
b. Sai
13. Bản chất của xây dựng chiến lược là lưa chọn cách để tổ chức trở nên giống với đối thủ cạnh
tranh của chính nó.
a. True
b. False
14. Các mối đe dọa là những đặc điểm của môi trường nội bộ, có thể ngăn cản tổ chức đạt được
các mục tiêu chiến lươc của mình.
a. Đúng
b. Sai
15. Cơ hội là những đặc điểm của môi trường nội bộ, có tiềm năng giúp tổ chức đạt được hoặc
vượt các mục tiêu chiến lược của mình.
a. Đúng
b. Sai
16. Sự kết hợp một cách hợp lý giữa những đơn vị kinh doanh và những dòng sản phẩm khác
nhau để tạo ra sự tương hợp và lợi thế cạnh tranh cho công ty thì gắn liền với chiến lược danh
mục đầu tư.
a. Đúng
b. Sai
17. Những đơn vị nằm trong ô dấu hỏi trong ma trận thì thuộc về ngành mới, công nghiệp mới,
phát triển nhanh nhưng chỉ chiếm một thị phần nhỏ.
a. Đúng
b. Sai
18. Theo ma trận BCG, những đơn vị nằm ở ô Bò sữa có thị phần lớn trong ngành công nghiệp
đang tăng trưởng nhanh.
a. Đúng
b. Sai
19. Những đơn vị nằm ở ô Con chó, theo ma trận BCG, là những đơn vị kém hiệu quả.
a. Đúng
b. Sai
20. Đa dạng hóa là một chiến lược di chuyển vào những ngành kinh doanh mới.
a. Đúng
b. Sai
21. Đa dạng hóa không liên quan xảy ra khi một công ty mở rộng sang một ngành hoàn toàn mới.
a. Đúng
b. Sai
22. Một doanh nghiệp hội nhập theo chiều dọc nghĩa là mở rộng vào ngành kinh doanh hoặc sản
xuất vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm của họ hoặc phân phối và bán sản phẩm của họ cho
khách hàng.
a. Đúng
b. Sai
23. Khác biệt hóa, dẫn đạo về chi phí, và tập trung là ba chiến lược cạnh tranh của Porter.
a. Đúng
b. Sai
24. Dẫn đạo về chi phí là một loại chiến lược cạnh tranh mà các tổ chức tìm cách để tạo sự khác
biệt (phân biệt) sản phẩm hoặc dịch vụ của họ so với các đối thủ cạnh tranh.
a. Đúng
b. Sai
25. Các tổ chức với chiến lược kinh doanh tập trung thì tập trung vào một thị trường địa phương
hoặc một nhóm người mua cụ thể.
a. Đúng
b. Sai
26. Một giám đốc tài chính sẽ quan tâm đến việc thực hiện các chiến lược cấp chức năng.
a. Đúng
b. Sai
27. Sự tiêu chuẩn hóa toàn cầu về thiết kế của sản phẩm và quảng cáo sản phẩm liên quan đến
chiến lược toàn cầu hóa (globalization).
a. Đúng
b. Sai
28. Chiến lược xuyên quốc gia (transnational) giải quyết các thị trường một cách độc lập lẫn
nhau.
a. Đúng
b. Sai
29. Với chiến lược đa nội địa /đa quốc gia (multidomestic), một công ty sẽ đạt đến sự toàn cầu
hóa hoặc tiêu chuẩn hóa các phương pháp marketing và sản xuất.
a. Đúng
b. Sai
30. Một chiến lược xuyên quốc gia (transnational) tìm cách để đạt đến cả việc hội nhập toàn cầu
và sư phù hợp đối với từng quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
31. Một chiến lược xuyên quốc gia (transnational) kết hợp các mức độ khác nhau của sự tiêu
chuẩn hóa toàn cầu và sự phù hợp đối với các quốc gia riêng rẽ.
a. Đúng
b. Sai
32. Truyền thông là một trong những phương pháp quan trọng nhất để thực hiện chiến lược hiệu
quả.
a. Đúng
b. Sai
33. Để thực thi thành công, cần phải có sự nhất quán của tất cả mọi người trong tổ chức.
a. Đúng
b. Sai
34. Để duy trì cạnh tranh, các công ty nên phát triển các chiến lược tập trung vào năng lực cốt
lõi, cung cấp sự hợp lực, và tạo ra giá trị cho _______.
a. Khách hàng
b. Nhà cung cấp
c. Cổ đông
d. Nhân viên
e. Thành viên hội đồng quản trị
35. Một kế hoạch các hành động quy định việc phân bổ nguồn lực và các hoạt động khác để đối
phó với môi trường và giúp tổ chức đạt được mục tiêu của nó được gọi là_______.
a. Mục tiêu (rộng)
b. Mục tiêu (cụ thể)
c. Sứ mệnh
d. Tầm nhìn
e. Chiến lược
36. Điều nào sau đây là một hoạt động kinh doanh mà một tổ chức thực hiện tốt hơn nhiều so với
đối thủ cạnh tranh của nó?
a. Chiến lược
b. Sự hợp lực
c. Con bò sữa
d. Năng lực cốt lõi
e. Đa nội địa
37. Khi được quản lý đúng cách, _____ có thể tạo ra giá trị tăng thêm với nguồn lực hiện có, làm
cho lợi nhuận tăng mạnh.
a. Sự hợp lực
b. Đối thủ cạnh tranh
c. Sự liên lạc với chính phủ
d. Cấu trúc mệnh lệnh
e. Sự hợp tác giữa khách hàng
38. Sau khi công ty Trà Cốc Cốc sáp nhập với công ty Sữa Đa Đa, giám đốc điều hành công ty
nhận thấy rằng do sự hợp tác lao động giữa hai đơn vị tăng lên, chi phí giảm xuống và doanh thu
tăng lên trong cả hai lĩnh vực. Đây là một ví dụ về hiện tượng gì?
a. Thực thi chiến lược
b. Chiến lược phố đầu tư
c. Năng lực cốt lõi
d. Sự hợp lực
e. Giá trị truyền tải
39. Chiến lược cấp ______ gắn liền với các phòng ban chức năng chính trong các đơn vị kinh
doanh.
a. hoạt động
b. tập đoàn
c. quốc gia
d. doanh nghiệp
e. chức năng
40. Khi Philip Morris, kẻ khổng lồ trong ngành thuốc lá, mua tập đoàn Kraft, nó đang theo đuổi
một _____.
a. Chiến lược cấp công ty
b. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
c. Chiến lược cấp chức năng
d. Chiến lược đa nội địa
e. Chiến lược cắt giảm
41. Chiến lược nào ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức?
a. Chiến lược cấp đơn vị kinhdoanh
b. Chiến lược cấp chức năng
c. Chiến lược cấp công ty
d. Chiến lược cấp tác nghiệp
e. Chiến lược cấp cạnh tranh
42. Sears quyết định bán đi một số bộ phận dịch vụ tài chính. Đây là một ví dụ về:
a. Chiến lược cấp công ty
b. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
c. Chiến lược cấp chức năng
d. Chiến lược tăng trưởng
e. Chiến lược ổn định
43. Chiến lược cấp công ty xem xét câu hỏi:
a. Ngành nghề chúng ta kinh doanh?
b. Chúng ta cạnh tranh như thế nào?
c. Chúng ta hỗ trợ chiến lược đã chọn như thế nào?
d. Chúng ta định thị trường cho sản phẩm ở đâu?
e. Chúng ta có nên theo chính sách thăng tiến từ bên trong?
44. Khi Coca-Cola giới thiệu Mirinda, một loại nước giải khát vị chanh mới, loại chiến lược nào
đã được theo đuổi?
a. Chiến lược cấp chức năng
b. Chiến lược đa nội địa
c. Chiến lược cấp công ty
d. Chiến lược cắt giảm
e. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
45. Janessa là CEO của một công ty phần mềm tư nhân. Trong việc xác định các chiến lược cấp
công ty, câu hỏi nào sau đây sẽ có khả năng được cô ấy quan tâm?
a. Chúng ta cạnh tranh như thế nào?
b. Chúng ta đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
c. Marketing hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
d. Làm thế nào chúng ta có thể tối đa hóa lợi nhuận?
e. Chúng ta có thể làm cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn bằng cách nào?
46. Các quyết định về số lượng quảng cáo thích hợp cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đều
có liên quan đến:
a. chiến lược cấp công ty.
b. chiến lược cấp chức năng.
c. chiến lược cấp chiến thuật.
d. chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
e. chiến lược suy giảm.
47. Câu hỏi nào sau đây là trọng tâm đối với chiến lược cấp chức năng?
a. Chúng ta đang ở trong doanh nghiệp gì?
b. Làm sao để chúng ta cạnh tranh?
c. Làm thế nào chúng ta hỗ trợ chiến lược đã được chọn?
d. Chúng ta mua doanh nghiệp nào?
e. Tiếp thị sản phẩm của chúng ta ở đâu?
48. Câu nào sau đây liệt kê đúng thứ tự các quy trình của quản lý chiến lược?
a. Xây dựng chiến lược; Đánh giá chiến lược; Thực hiện phân tích SWOT; Xác định
nhiệm vụ / mục tiêu mới; Thực hiện chiến lược; Điều hành chiến lược.
b. Thực hiện phân tích SWOT; Đánh giá nhiệm vụ / mục tiêu hiện tại; Xây dựng
chiến lược; Thực hiện chiến lược; Xác định nhiệm vụ / mục tiêu mới.
c. Đánh giá sứ mệnh/ mục tiêu hiện tại; Xác định nhiệm vụ / mục tiêu mới; Xây
dựng chiến lược; Thực hiện chiến lược; Thực hiện phân tích SWOT.
d. Đánh giá sứ mệnh/ mục tiêu hiện tại; Thực hiện phân tích SWOT; Xác định
sứ mệnh/ mục tiêu mới; Xây dựng chiến lược; Thực thi chiến lược.
e. Xác định nhiệm vụ / mục tiêu mới; Thực hiện chiến lược; Xây dựng chiến lược;
Đánh giá sứ mệnh / mục tiêu mới; Thực hiện phân tích SWOT.
49. _____ đề cập đến việc sử dụng các công cụ quản lý để phân bổ các nguồn lực hướng đến việc
đạt được các mục tiêu chiến lược.
a. Xây dựng chiến lược
b. Phối hợp chiến lược
c. Thực hiện chiến lược
d. Kiểm soát chiến lược
e. Lập kế hoạch chiến lược
50. Câu nào sau đây đề cập đến việc lập kế hoạch và ra quyết định mà dẫn đến việc thành lập các
mục tiêu và kế hoạch chiến lược cụ thể của tổ chức?
a. Xây dựng chiến lược
b. Thực hiện chiến lược
c. Phối hợp chiến lược
d. Kiểm soát chiến lược
e. SWOT
51. Highland Coffê có những nhân viên cực kỳ sáng tạo mà, theo ý kiến của tổ chức, giúp công
ty dẫn đầu trong cạnh tranh. Sự sáng tạo của những nhân viên này sẽ được phân loại là một
_____.
a. điểm yếu bên trong
b. cơ hội bên ngoài
c. thế mạnh bên ngoài
d. thế mạnh bên trong
e. yếu tố trung lập
52. Những thông tin về các cơ hội và đe dọa đến từ đâu?
a. Một phân tích về môi trường nội bộ của tổ chức
b. Nghiên cứu từng bộ phận trong tổ chức
c. Đánh giá các môi trường bên ngoài
d. Bất bình của nhân viên
e. Chỉ tiêu tài chính của tổ chức
53. Làm thế nào để các đơn vị kinh doanh và các dòng sản phẩm phù hợp với nhau là bản chất
của:
a. chiến lược cấp kinh doanh.
b. chiến lược danh mục đầu tư.
c. chiến lược cạnh tranh.
d. chiến lược tài chính.
e. chiến lược chức năng.
54. Ma trận BCG được xây dựng theo các chiều nào sau đây?
a. Thị phần và lợi nhuận
b. Doanh thu và thị phần
c. Tốc độ tăng trưởng kinh doanh và thị phần
d. Tốc độ tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận
e. Doanh thu và lợi nhuận
55. Tập đoàn Double Click có một số đơn vị kinh doanh chiến lược. Công ty máy tính cầm tay
của họ có một thị phần lớn trong nền công nghiệp phát triển nhanh chóng này. Vậy nó có thể
được xem là
a. một con chó.
b. một ngôi sao.
c. một dấu hỏi.
d. một con bò sữa.
e. mắc kẹt ở giữa.
56. Dấu chấm hỏi trong ma trận BCG có một:
a. thị phần lớn trong một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.
b. thị phần lớn trong một ngành công nghiệp tăng trưởng chậm.
c. thị phần nhỏ trong một ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh.
d. thị phần nhỏ của một thị trường tăng trưởng chậm.
e. thị phần trung bình trong một ngành công nghiệp tăng trưởng chậm.
57. Gillette vận hành nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược. Hầu hết các đơn vị của nó ở bộ phận
chăm sóc cá nhân có thị phần thấp nhưng tăng trưởng kinh doanh cao. Các đơn vị này được phân
loại là _____.
a. con chó
b. dấu chấm hỏi
c. ngôi sao
d. con bò sữa
e. không cái nào cả
58. Theo như ma trận BCG, công ty trong một ngành bão hòa, tăng trưởng chậm, nhưng là chiếm
vị thế chủ đạo trong ngành, với một thị phần lớn thì thuộc về ô nào?
a. Dấu hỏi chấm
b. Dấu hoa thị
c. Chó
d. Ngôi sao
e. Con bò sữa
59. Khi một tổ chức mở rộng sang một mảng kinh doanh hoàn toàn mới, nó đang thực hiện một
chiến lược:
a. Đa dạng hóa có liên quan
b. Đa dạng hóa không liên quan
c. Đa dạng hóa liên chức năng
d. Đa dạng hóa dòng sản phẩm
e. Đa dạng hóa ngành
60. Mục đích của _____ là để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty nhằm sản xuất ra các
loại hình sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị
a. sự cắt giảm
b. đa dạng hóa
c. sự thanh khoản
d. con bò hái tiền
e. tăng trưởng nội bộ
61. Điều nào sau đây KHÔNG là một lực lượng cạnh tranh của Porter?
a. Người mới tham gia tiềm năng
b. Khả năng thương lượng của người cung cấp
c. Khả năng thương lượng của các cổ đông
d. Khả năng thương lượng của người mua
e. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ
62. Chiến lược sau đây liên quan đến một nỗ lực để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty
với những công ty khác trong ngành?
a. Dẫn đầu chi phí
b. Tạo sự khác biệt
c. Tập trung
d. Tăng trưởng nội bộ
e. Thanh khoản
63. Chiến lược nào sau đây có thể đem lại lợi nhuận cho tổ chức trong trường hợp khách hàng là
người trung thành và sẵn sàng trả giá cao?
a. Tập trung
b. Toàn cầu hóa (globalization)
c. Dẫn đạo chi phí
d. Khác biệt hóa
e. Thanh lý
64. Chiến lược ______ bao gồm việc tìm kiếm các nguyên vật liệu hiệu quả, cắt giảm chi phí và
kiểm soát chặt chẽ chi phí để đạt được sự hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
a. Dẫn đạo chi phí
b. Khác biệt hóa
c. Tập trung
d. Tăng trưởng nội bộ
e. Thanh lý
65. Với chiến lược _________, tổ chức nhắm đến một thị trường khu vực cụ thể hoặc một nhóm
người mua cụ thể.
a. Dẫn đạo chi phí
b. Khác biệt hóa
c. Tập trung
d. Tăng trưởng nội bộ
e. Thanh lý
66. Công ty Mingles tập trung mọi cố gắng vào thị trường mục tiêu là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.
Công ty đang sử dụng chiến lược _______.
a. Tập trung.
b. Khác biệt hóa.
c. Dẫn đạo chi phí.
d. Địa phương hóa
e. Phổ cập.
67. Nếu ABC International đã chuẩn hóa sản phẩm của họ trên toàn thế giới là biểu hiện của
chiến lược:
a. Địa phương hóa.
b. Giảm bớt.
c. Đa dạng.
d. Toàn cầu hóa.
e. Thanh lý.
68. ________ đề cập đến việc chỉnh sửa thiết kế sản phẩm và chiến lược quảng cáo để phù hợp
với các nhu cầu riêng biệt tại mỗi quốc gia.
a. Quốc nội.
b. Toàn cầu.
c. Xuyên quốc gia
d. Địa phương hóa
e. Thiết kế thị trường.
69. Chiến lược nào dưới đây đề cập đến việc kết hợp các sự phối hợp toàn cầu để đạt hiệu quả
với sự phù hợp đến nhu cầu tại mỗi quốc gia?
a. Quốc nội.
b. Toàn cầu.
c. Xuyên quốc gia
d. Địa phương hóa
e. Thiết kế vùng.
70. Sự thuyết phục, động viên thúc đẩy và thay đổi trong văn hóa và các giá trị là những ví dụ
của khía cạnh nào trong thực thi chiến lược?
a. Lãnh đạo
b. Thiết kế cấu trúc
c. Nguồn nhân lực
d. Hệ thống thông tin và quản lý
e. Thù lao.
71. Điều nào dưới đây không phải là một công cụ để chuyển chiến lược thành hành động?
a. Lãnh đạo
b. Đa dạng hóa
c. Nguồn nhân lực
d. Truyền thông
e. Vai trò và trách nhiệm rõ ràng

You might also like