You are on page 1of 4

Chương 7: LÃNH ĐẠO

I. Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là quá trình truyền cảm


hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động
lực của con
người để họ làm việc một cách tốt
nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế
hoạch
Lãnh đạo là quá trình truyền cảm
hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động
lực của con
người để họ làm việc một cách tốt
nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế
hoạch
Lãnh đạo là quá trình truyền cảm
hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động
lực của con
người để họ làm việc một cách tốt
nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế
hoạch
Lãnh đạo là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động lực của con người để họ làm việc một
cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch.
Nhà lãnh đạo (Leader) là những người có thể ảnh hưởng đến những người khác và những người có thẩm
quyền quản lý.
II. Phân biệt lãnh đạo và quản trị:
Người lãnh đạo Người quản trị
Làm đúng công việc Làm việc đúng cách – hợp lí
Hướng vào con người Hướng vào nhiệm vụ
Chưa chắc có quyền lực về vị trí Chắc chắn có quyền lực vị trí
Có tầm nhìn, xác định được tương lai cho hệ thống Xác định được các mục tiêu đúng
Có tính đổi mới Có tính phân tích
Truyền cảm hứng và tạo động cơ Chỉ đạo và kiểm soát
Tập trung vào sự thay đổi Tập trung việc duy trì, hoàn thiện
Thực hiện ảnh hưởng (chiều dọc và chiều ngang) Thực hiện quyền lực (từ trên xuống dưới)
III. CÁC LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO CỔ ĐIỂN 1920 – 1930:
1. Lý thuyết đặc tính lãnh đạo:
 Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các đặc điểm cá nhân (personal characteristics) tạo sự khác biệt
giữa cá nhân có tố chất lãnh đạo với cá nhân không có tố chất lãnh đạo.
 Tám đặc điểm của nhà lãnh đạo:
o Động lực (Drive): Thích quyền lực, tham vọng
o Mong muốn lãnh đạo (Ảnh hưởng)
o Sự trung thực và tính ngay thẳng
o Sự tự tin
o Thông minh
o Kiến thức và công việc tương thích
o Hướng ngoại
o Dám nhận sai lầm
 Trường phái thừa nhận sự KHÔNG thành công

⇒ Kết quả minh chứng rằng không thể xác định một tập hợp tính cách giúp phân biệt giữa người có tố chất lãnh
đạo và không có tố chất (Người được xác định không có tố chất sau cùng vẫn trở thành lãnh đạo)

2. Lý thuyết hành vi lãnh đạo: Nghiên cứu của đại học IOWA
a) Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic)
 Ví dụ:
o Steve Jobs thuộc phong cách lãnh đạo độc đoán
o Bill Gates: Pha trộn cả 3 phong cách
Ưu điểm: Nhược điểm:
Cung cấp hướng dẫn chi tiết Giảm tinh thần làm việc của nhân viên
Cấu trúc công việc rõ ràng Không phát huy được tính chủ động sáng tạo
Đảm bảo thời gian công việc
Mức độ thống nhất cao
b) Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic):
 Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp dưới, của tập thể trước khi đưa ra quyết định
Ưu điểm: Nhược điểm:
Nhân viên cảm thấy có mức độ gắn kết cao hơn Không thể thỏa mãn tất cả các yêu cầu từ nhân viên
Cách thức giải quyết vấn đề sáng tạo Mất nhiều thời gian
 Bill Cosby: “Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì. Nhưng chìa khóa của thất bại chính là cố
gắng làm hài lòng tất cả mọi người”
c) Phong cách tự do (Laissez)
 Trao quyền cho nhân viên của mình (Cấp dưới phải có năng lực nhất định, cấp trên phải tin tưởng tuyệt
đối nhân viên của mình)
Ưu điểm: Nhược điểm:
Nhân viên cảm thấy sự tự chủ trong công việc Thiếu sự gắn kết giữa nhà lãnh đạo và nhóm
Nhà lãnh đạo có thời gian để tập trung vào việc khác Thái độ trách nhiệm của nhà lãnh đạo giảm sút

IV. CÁC LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG 1940 - 1960:


1. Mô hình Fiedler:
 Không có phong cách lãnh đạo tối ưu hiệu quả mà hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc:
o Phong cách nhà lãnh đạo
o Mức độ cho phép các nhà lãnh đạo để kiểm soát và tạo ảnh hưởng trong tình huống nhất định.
 Giả định:
o Tồn tại 1 phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất trong 1 tình huống nhất định
o Nhà lãnh đạo KHÔNG dễ dàng thay đổi phong cách lãnh đạo
⇒ Nhà lãnh đạo cần phù hợp với tình huống, hoàn cảnh
⇒ Cần phải đổi lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh
a) Phong cách lãnh đạo:
Bảng câu hỏi về những đặc tính mà một người đồng nghiệp ít được yêu mến nhất (Least preferred coworker
LPC questionnaire)
Điểm số cao: Nhà lãnh đạo định hướng mối quan hệ: Cho rằng việc xây dựng được mối quan hệ tốt với nhân
viên là thành công
Điểm số thấp: Nhà lãnh đạo định hướng công việc
b) Nhân tố tình huống:
Leader – member relations: Mức độ tự tin, tin tưởng, tôn trọng của nhân viên đối với người lãnh đạo của họ
Task Structure: Mức độ phân công công việc được chính thức hóa và cấu trúc, được đánh giá là cao hay thấp
Position power: Mức độ ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo đối với các hoạt động như tuyển dụng, sa thải, kỷ
luật, thắng chức, tăng lương; được đánh giá là mạnh hay yếu.
c) Lý thuyết Fiedler:
Trường hợp số V: Trong tổ chức chỉ có người lãnh đạo có phong cách định hướng công việc (Không dễ dàng
thay đổi), thì cách xử lý : thay đổi để ô số 5 trở thành ô số 1 vì lãnh đạo khó thay đổi phong cách của mình, còn
tình huống thì có thể thay đổi được
Trong 1 tổ chức, cần thay đổi tình huống theo cách tích cực hơn.
2. Lý thuyết Hersey và Blanchard: Situation Leadership theory
a) Bốn giai đoạn của sự sẵn sàng:
R1: Mọi người đều không có khả năng và không muốn chịu trách nhiệm khi làm một việc gì đó (Không chịu
làm việc) => Người nhân viên không đủ năng lực hoặc tự tin
R2: Mọi người không có khả năng nhưng sẵn sàng làm những công việc cần thiết => Có động lực nhưng thiếu
kĩ năng phù hợp
R3: Mọi người có khả năng làm nhưng không muốn lắm những gì nhà lãnh đạo muốn
R4: Mọi người đều có khả năng và sẵn sàng làm việc
b) Situational leadership:
Telling (high task - low relationship) – R1: Người lãnh đạo xác định vai trò và cho mọi người biết phải làm
gì, làm thế nào, khi nào và ở đây để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Selling (high task - high relationship) – R2: Người lãnh đạo vừa đưa ra cả hành vi hướng dẫn chỉ đạo và hỗ
trợ.
Participating (Low task - high relationship) – R3: Người lãnh đạo và cấp dưới chia sẻ việc ra quyết định; vai
trò chính của người lãnh đạo là tạo điều kiện và giao tiếp.
Delegating (Low task - Low relationship) – R4: Người lãnh đạo tin tưởng và ủy quyền nhân viên, đưa ra ít
lãnh đạo và hỗ trợ.
3. Lý thuyết đường dẫn mục tiêu: Path-goal theory
Cho rằng công việc của người lãnh đạo là hỗ trợ những người cấp dưới đạt được mục tiêu của họ và đưa ra định
hướng hoặc hỗ trợ cần thiết để đảm bảo rằng mục tiêu của họ phù hợp với mục tiêu của tổ chức
Bốn hành vi lãnh đạo:
Phong cách chỉ đạo (Directive Leadership): Giải thích cho rằng những người dưới quyền về những điều mà
người lãnh đạo mong đợi ở họ. Người lãnh đạo đưa ra những chỉ dẫn, luật lệ, kế hoạch và tiêu chuẩn cụ thể.
Phong cách hỗ trợ (Supportive Leadership): Đối xử công bằng với những người dưới quyền trong một sự
thân thiện trong khi theo đuổi sự hoàn thiện các hoạt động của họ. Quan tâm đến các nhu cầu của người dưới
quyền, khuyến khích tạo ra bầu không khí hợp tác và thân thiện.
Phong cách tham gia (Participative Leadership): Tham vấn với những người dưới quyền, theo đuổi những đề
nghị của họ và quan tâm đặc biệt đến những đề nghị đó khi đưa ra quyết định.
Phong cách định hướng thành tựu (Achievement-Oriented Leadership): Đây là phát hiện mới của thuyết
đường dẫn mục tiêu. Người lãnh đạo đặt ra những mục tiêu cao mang tính thách thức, tập trung chú ý cho việc
thực hiện thật tốt công việc.
V. Lãnh đạo hiện nay cần chú ý điều gì?
Các nhà lãnh đạo ngày nay phải đối mặt với các vấn đề về quản lý quyền lực, xây dựng niềm tin, trao quyền
cho nhân viên, lãnh đạo đa văn hóa và trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.
Nhà lãnh đạo cần có năm nguồn quyền lực là quyền lực hợp pháp (quyền hạn hoặc chức vụ), cưỡng chế (trừng
phạt hoặc kiểm soát), khen thưởng (tặng phần thưởng tích cực), chuyên môn (kỹ năng hoặc kiến thức đặc biệt)
và quyền lực tham chiếu (nguồn lực hoặc phẩm chất mong muốn).

You might also like