You are on page 1of 42

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Môn học: QUẢN LÝ HỌC

Chương 6
LÃNH ĐẠO

LHT_2018 1
MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương 6, chúng ta sẽ:

 Trình bày được khái niệm lãnh đạo và những căn cứ để


lãnh đạo trong tổ chức;

 Phân tích được các nội dung cơ bản của chức năng lãnh
đạo;

 Trình bày được khái niệm tạo động lực, các yếu tố ảnh
hưởng và một số học thuyết tạo động lực;

 Phân tích được qui trình tạo động lực;

LHT_2018 2
LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo là việc định ra đường lối, chủ trương, mục đích, tính chất,
nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong một môi trường nhất
định

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện
và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu kế hoạch

Lãnh đạo là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình và
động lực của con người để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt
được các mục tiêu kế hoạch.

ANALYSIS?
LHT_2018 3
LÃNH ĐẠO

Các yếu tố cấu thành

LHT_2018 4
LÃNH ĐẠO (tiếp)

Tiền đề để lãnh đạo thành công

1. Xác định được chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức


2. Hiểu biết con người
3. Có quyền lực và có uy tín
• Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận nhờ đó có khả năng chi phối
khống chế người khác và giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho
phép.
• Quyền lực biểu hiện: quyền ra quyết định, quyền phân bổ nguồn lực,
quyền thưởng phạt, quyền thông tin, quyền kiểm tra, kiểm soát,…
• Quyền lực thực tế, quyền lực danh nghĩa.

• Uy tín là ảnh hưởng của một người tới cấp dưới và được cấp dưới
tôn trọng nhờ những phẩm chất cá nhân và kết quả công việc của họ
LHT_2018 5
LÃNH ĐẠO (tiếp)

Lãnh đạo và quản lí: “Đảm bảo những người khác hoàn thành công việc là thành công
của nhà quản lý. Biết khích lệ những người khác làm việc tốt hơn là thành công của nhà
lãnh đạo”.

LHT_2018 6
LÃNH ĐẠO (tiếp)

LHT_2018 7
CÁCH TIẾP CẬN VỀ LÃNH ĐẠO

Tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và phẩm chất

 Có nghị lực
 Mong muốn và khát vọng trở thành người lãnh đạo
 Trung thực và chính trực
 Tự tin
 Thông minh
 Hiểu biết về công việc của mình

LHT_2018 8
CÁCH TIẾP CẬN VỀ LÃNH ĐẠO

Tiếp cận lãnh đạo theo hành vi/ phong cách lãnh đạo

• Phong cách lãnh đạo là tổng thể các phương pháp làm
việc, các thói quen và các hành vi ứng xử đặc trưng mà
người lãnh đạo thường sử dụng.

• Có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về phong cách


lãnh đạo:
• Phong cách dân chủ, phong cách tự do, phong cách độc đoán
(Lewin).

• Khả năng tổ chức, sự quan tâm,

• Lấy nhân viên làm trọng tâm

• Vvv…
LHT_2018 9
Tên tình huống: Thắt chặt kỷ luật ở công ty Telcom
Anh Hải đã làm việc được 3 năm ở bộ phận sản xuất và lắp ráp thiết bị
viễn thông của công ty viễn thông TELCOM. Các đồng nghiệp yêu
mến anh cho đến khi được đề bạt lên chức quản lý bộ phận sản xuất.
Lúc lên làm chức vụ quản lý, anh có một suy nghĩ là: nhân viên trong
bộ phận không làm đúng năng lực và hiệu quả còn thấp. Anh còn cho
rằng trước khi anh trở thành quản lý, họ thường lãng phí 30% thời
gian làm viêc. Do vậy, anh Hải đã làm ra một chương trình làm việc rất
chặt chẽ cho từng người, bao lâu phải hoàn thành và làm việc gì tiếp
theo. Người nào vi phạm chương trình này của Hải sẽ bị kỷ luật. Một
hôm anh Hải bắt gặp một nhóm rời chỗ làm việc sớm hơn 10 phút để
ăn trưa. Anh Hải bắt mọi người phải quay lại chỗ làm việc ngay và dọa
sẽ kỷ luật bằng hình phạt trừ lương. Các đồng nghiệp cho là anh Hải
không còn là người đồng nghiệp cũ nữa và đã bỏ rơi họ. Giọt nước sau
cùng làm tràn ly. Hôm sau, anh Hải đang đi trong phân xưởng thì lãnh
nguyên một miếng giẻ lau vào đầu, trong cơn thịnh nộ, anh Hải thề sẽ
đuổi việc người nào ném giẻ vào anh. Mọi người trong xưởng đều cho
mình vô can và cho là có thể miếng giẻ văng ra từ cái máy đóng bao.
Nhưng Hải nhận rõ là mọi người tỏ ra thích thú về sự việc này.
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Phong cách lãnh đạo độc đoán


•Nhà quản trị ra quyết định chỉ dựa trên kiến thức – kinh nghiệm
của bản thân; không quan tâm tới ý kiến của nhân viên

Ưu điểm:
-Ra quyết định nhanh chóng
-Tạo sự nhất quán trong hoạt động.
Nhược điểm:
-Không phát huy được năng lực của nhân viên
-Dễ dẫn tới chống đối bất mãn.
Phạm vi áp dụng:
-Tổ chức đang trong tình trạng trì trệ,
-Nhân viên thiếu kỷ luật, tự giác
-Công việc cần giải quyết mang tính cấp bách. LHT_2018 11
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Phong cách lãnh đạo dân chủ


•Nhà lãnh đạo thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp
dưới trước khi ra quyết định.
Ưu điểm:
-Phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên.
-Khai thác tốt khả năng làm việc của nhân viên.
Nhược điểm:
-Cần thời gian ra quyết định
-Nếu nhà quản trị không có năng lực, khó ra quyết định
-Dễ mắc bẫy “Nghe theo số đông”
Phạm vi áp dụng:
-Nhân viên làm việc theo nề nếp, có tính kỷ luật cao.
-Nhà lãnh đạo có khả năng điều hành và kiểm soát tốt LHT_2018 12
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Phong cách lãnh đạo tự do


•Nhà lãnh đạo sử dụng rất ít quyền lực, ủy quyền nhiều cho
cấp dưới để tự giải quyết vấn đề.
Ưu điểm:
- Phát huy cao nhất khả năng chủ động, sáng tạo, năng lực của
nhân viên
Nhược điểm:
-Hiệu quả công việc lệ thuộc vào năng lực của nhân viên.
-Tình trạng ‘Vô chính phủ”
Phạm vi áp dụng:
- Công việc mang tính độc lập và tự chủ cao, người NV làm việc
vì thương hiệu cá nhân LHT_2018 13
CÁCH TIẾP CẬN VỀ LÃNH ĐẠO

Tiếp cận lãnh đạo theo tình huống

• Tình huống lãnh đạo được phân tích dựa trên 3 yếu tố:
• Mối quan hệ giữa người lãnh đạo với nhân viên
• Cấu trúc công việc
• Quyền lực chính thức

LHT_2018 14
ĐẶC ĐIỂM LÃNH ĐẠO

• Lãnh đạo gồm 5 yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,
mục đích của hệ thống, các nguồn lực (ngoài con người)
và môi trường.

• Lãnh đạo là một quá trình


• Lãnh đạo là hoạt động quản lí mang tính phân tầng
• Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền.

LHT_2018 15
QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

LHT_2018 16
QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

LHT_2018 17
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG QUYỀN LỰC

 Quyền lực là phương tiện để đạt mục đích tốt đẹp và phải
được sử dụng đúng mục đích.

 Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả khi nó phù hợp
với phong cách của người lãnh đạo và tình huống.

 Quyền lực được thực hiện thông qua việc gây ảnh hưởng,
do vậy sử dụng quyền lực trên thực tế đòi hỏi các chiến
thuật gây ảnh hưởng cụ thể.

 Sử dụng quyền lực thành công thể hiện qua sự thỏa mãn
và hoàn thành nhiệm vụ của người dưới quyền

LHT_2018 18
GÂY ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Gây ảnh hưởng là một kĩ năng mà qua đó con người sử dụng


quyền lực một cách gián tiếp để thay đổi hành vi hay thái độ

 Dàn xếp những vấn đề của một cuộc tranh cãi quan trọng
 Khuyến khích mọi người xác định mục tiêu của tổ chức.
 Tranh thủ sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng.
 Khuyến khích chuẩn mực cao.
 Khuyến khích các giải pháp sáng tạo.
 Bài phát biểu ấn tượng trước công chúng.
LHT_2018 19
GÂY ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Các chiến thuật gây ảnh hưởng
Chiến thuật Nội dung
Gây ảnh hưởng bằng sự thân thiện Gây thiện cảm với người khác để họ nghĩ tốt
về mình
Gây ảnh hưởng thông qua trao đổi Thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở
hai bên cùng có lợi
Gây ảnh hưởng thông qua thông tin Đưa ra thông tin, các chứng cứ chuyên môn,
… để bào chữa thuyết phục
Gây ảnh hưởng bằng sự quyết đoán Đưa ra các quyết định táo bạo khi gặp khó
khăn
Chiến thuật liên minh Sử dụng người khác nhằm tạo ra sức mạnh
và uy tín cho mình
Chiến thuật trừng phạt Rút bớt quyền hạn,… của một số đối tượng
trong trường hợp cần thiết. LHT_2018 20
KĨ NĂNG LÃNH ĐẠO

Kĩ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng có hiệu quả các tri thức
về phương thức điều khiển con người trong quá trình vận hành hệ
thống để thực hiện các mục đích và mục tiêu quản lí

 Theo phương thức làm  Theo phương thức suy


việc với con người
nghĩ và hành động
• Kĩ năng lãnh đạo
• Kĩ năng tư duy
• Kĩ năng ủy quyền
• Kĩ năng tổ chức
• Kĩ năng xây dựng hệ
thống
• Kĩ năng nghiệp vụ

LHT_2018 21
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

1. Tạo động lực làm việc


2. Lãnh đạo nhóm làm việc
3. Truyền thông
4. Giải quyết xung đột
5. Tư vấn nội bộ

LHT_2018 22
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

1. Lãnh đạo nhóm làm việc


• Mỗi hệ thống được phân chia thành phân hệ và nhóm nhỏ
• Mỗi phân hệ cần được tổ chức và có mối quan hệ với nhóm và
phân hệ khác.
• Lãnh đạo nhóm làm việc là trách nhiệm của nhà lãnh đạo, cần có
nguyên tắc và phương pháp

LHT_2018 23
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

2. Truyền thông
• Truyền thông giúp cho việc hiểu hơn về con người trong hệ thống
• Là phương tiện để thay đổi cách cư xử và hành động của con
người trong tổ chức.
• Quản lý truyền thông trong hệ thống là rất cần thiết

LHT_2018 24
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

3. Giải quyết xung đột


• Xung đột là hiện tượng tất yếu xảy ra trong hệ thống
• Giải quyết xung đột là trách nhiệm của lãnh đạo. Có thể xử dụng
mô hình giải quyết vấn đề (CHương Ra quyết định)
• Các cách thức giải quyết xung đột: Cạnh tranh, nhượng bộ, lảng
tránh, thỏa hiệp.

LHT_2018 25
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

4. Tư vấn nội bộ
• Là hoạt động phân tích quyết định, nhằm đưa ra lời khuyên cho
một chủ thể nhất định
• Tư vấn nội bộ giúp cho : (1) xác định những vấn đề ảnh hưởng
đến năng suất và mối quan hệ con người; (2) Tạo ra một môi
trường cởi mở tin tưởng lẫn nhau; (3) hiểu rõ hơn vai trò, nhiệm
vụ của tổ chức, của phân hệ và cá nhân.
• Một số hình thức tư vấn nội bộ: Tư vấn chỉ đạo, Tư vấn tham gia;
Tư vấn không chỉ đạo

LHT_2018 26
TẠO ĐỘNG LỰC
Một số khái niệm
• Nhu cầu là trạng thái tâm lí mà con người cảm thấy thiếu thốn
không thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó

• Động cơ hoạt động là mục tiêu chủ quan của hoạt động của con
người nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra.

• Động lực là những yếu tố tạo ra lí do hành động cho con người và
thúc đẩy con người hành động một cách tích cực, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghi và sáng tạo cao nhất
trong tiềm năng của họ.

• Tạo động lực được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản lí áp
dụng vào người lao động nhằm tạo ra động lực cho người lao
động LHT_2018 27
Tạo động lực cho con người
Động cơ
Động lực
Là những gì thôi thúc con
Là động cơ mạnh thúc đẩy con
người có những hành vi người hành động 1 cách tích
nhất định cực, năng suất, chất lượng, hiệu
Con người hành động bao quả, sáng tạo trong điều kiện có
giờ cũng có động cơ dù là: thể
+ Có ý thức, khi trả lời
được câu hỏi: vì sao anh Điều gì thúc đẩy con người hành
chị làm như vậy? động một cách mạnh mẽ?
+ Vô thức: do bản năng,
tính cách

Nhà quản lý có trách nhiệm tạo môi trường để


đánh thức động cơ, động lực trong người lao động
TẠO ĐỘNG LỰC
Các cách tiếp cận về tạo động lực
1) Phương pháp tiếp cận dựa trên sự thỏa mãn về nhu cầu
o Những nhu cầu nào làm cho con người đạt được sự thỏa mãn
trong công việc
o Những yếu tố nào tạo ra động lực cho con người hành động
 Thuyết phân cấp NC của Maslow, Học thuyết ERG của
Clayton Alderfer; Học thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg
2) Phương pháp tiếp cận theo quá trình
o Nhấn mạnh vào cách thức và lí do tại sao con người lại chọn
những động thái ứng xử khác nhau để đạt được các mục tiêu cá
nhân
 Học thuyết kì vọng V. Room
3) Phương pháp tiếp cận về sự tăng cường
LHT_2018 29
 Học thuyết về sự tang cường của Skinner
TẠO ĐỘNG LỰC

Học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu

Quá trình thực hiện nhu cầu


LHT_2018 30
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC

Học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu
Học thuyết phân
cấp nhu cầu của
Maslow

LHT_2018 31
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC

Học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu
Học thuyết
E.R.G của
Alderfer

LHT_2018 32
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
Học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu

Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg

Nhóm yếu tố tạo động lực Nhóm các yếu tố duy trì
 Thành tích  Chính sách, qui định quản lí của TC
 Sự công nhận  Sự giám sát
 Công việc có tính thử thách  Điều kiện làm việc
 Trách nhiệm được gia tăng  Những mối quan hệ trong tổ chức
 Sự thăng tiến  Lương, thưởng
 Phát triển bản thân từ công  Đời sống cá nhân
việc  Địa vị
 Công việc ổn định

LHT_2018 33
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
Học thuyết tạo động lực theo quá trình

Học thuyết kì vọng của V. H. Room


Động cơ = E x I x V

• E (Expectancy): kì vọng (quan hệ nỗ lực – thành tích) là khả năng


một người nhận thức được việc bỏ qua một nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới
một mức độ thành tích nhất định

• I (Instrumentality): Phương tiện (quan hệ thành quả – phần thưởng)


là mức độ một người tin rằng việc hoàn thành công việc ở một mức độ
nào đó là phương tiện giúp đạt được kết quả mong muốn

• V (Valance) : Chất xúc tác (quan hệ phần thưởng – mục tiêu) là


cường độ ưu ái của một người dành cho kết quả đạt được, nó phản ánh
giá trị và mức hấp dẫn của KQ đối với cá nhân. LHT_2018 34
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
Học thuyết tạo động lực theo quá trình

Học thuyết kì vọng của V. H. Room


Động cơ = E x I x V

Victor H.
Vroom
(August
9,1932 ,
Montreal,
Canada)
Giáo sư
Kinh tế tại
Đại học
Yale

LHT_2018 35
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
Học thuyết về sự tăng cường của Skinner

Tăng
Tác nhân kích thích (tình huống) cường tích
cực là việc
đưa ra các
Phản ứng (Hành vi) phần
thưởng
nhằm gia
Hậu quả (Thưởng hoặc phạt) tăng khả
năng lặp
lại các
Hành vi tương lai hành vi
mong
muốn
LHT_2018 36
Những tác động của sự tăng cường
Loại tăng Tác nhân Phản ứng Hậu quả Tác dụng
cường kích thích

Tăng cường Sự thăng Duy trì Thăng Gia tang khả năng
tích cực chức, khen thành tích chức, tăng lặp lại hành vi mong
thưởng cao lương muốn

Tránh khỏi Hành vi chậm Đúng giờ Không bị Nhận thức về hậu
tác động trễ sẽ bị khiển khiển quả làm gia tang
tiêu cực trách trách hành vi mong muốn

Hình phạt Bị khiển trách Chấm dứt Không Làm giảm khả năng
khi có hành tình trạng còn bị lặp lại hành vi không
động chậm chậm trễ khiển mong muốn
trễ trách
Triệt tiêu Bỏ qua những Chấm dứt Nâng cao Không áp dụng bất
các hình lỗi lầm nhỏ bàn tán nội ý thức cứ loại tang cường
LHT_2018 37
thức tăng bộ nào để loại bỏ hành
Học thuyết XY của Douglas McGregor

• Thuyết X
1. Nhóm người không thích thú với công • Thuyết Y
việc, và thường tránh né nếu có thể 1. Nhóm người yêu thích làm
2. Nhóm người không có khát vọng, ít việc, làm việc là hoạt động
muốn có trách nhiệm và thích được bẩm sinh
chỉ bảo 2. Con người có xu hướng nhận
3. Nhóm người ít có khả năng sáng tạo trách nhiệm và hướng tới sự
trong việc giải quyết vấn đề tổ chức phát triển cao hơn
 Nhà quản trị phải:
1.Giao việc cụ thể cho nhân viên  Nhà quản trị phải:
2.Hướng dẫn cụ thể, yêu cầu cụ thể kết 1.Giao việc, kết quả mong
quả đạt được, thời hạn muốn, để nhân viên tự chủ
sáng tạo trong công việc
3.Kiểm tra thường xuyên, nộp kết quả
theo tiến độ 2.Kiểm tra nhắc nhở mang tính
chất tích cực, chia sẻ
4.Thưởng trực tiếp, vật chất
3.Thưởng vật chất và tinh thần
5.Phạt còn tạo động lực hơn thưởng
QUY TRÌNH TẠO ĐỘNG LỰC

LHT_2018 39
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
Mô hình xác định động cơ, động lực
theo tính chất của động cơ, động lực

Các loại Động cơ cưỡng


Động cơ kinh tế Động cơ tinh thần
Động cơ Bức, quyền lực

Trực Gián Hành


Tổ chức Tâm lý Giáo dục
tiếp tiếp chính

Các công Tiền lương Bảo hiểm Xác định


cụ Tiền thưởng Dịch vụ trách nhiệm
Luật pháp
Bảo đảm Truyền
tạo động Phụ cấp Đào tạo quyền hạn việc làm thông
Giám sát
Hoa hồng phát triển Ủy quyền Khen, chê.. Đào tạo
lực … … …
Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận

1. Đặc điểm của nhóm lao động cần tạo động lực (tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, tính chất ổn định/tạm thời của cv); đặc điểm công việc; đặc
điểm của tổ chức họ đang làm việc.
2. Các công cụ tạo động lực đang được dùng:
• Công cụ Kinh tế
 Lương : lương cơ bản, chính sách tăng lương (theo kết quả công vc
hay theo thâm niên, cấp bậc,…). Thưởng: thưởng doanh số, thưởng lễ
tết, thưởng thêm giờ, giờ cao điểm,…
 Chế độ bảo hiểm (BH SK, BH nhân thọ, BHXH,); mua cổ phiếu, cổ
phần của công ty; Trợ cấp xăng xe, điện thoại, nhà ở thuê, mua lâu dài.

• Công cụ hành chính tổ chức:


• Công cụ TC: cơ cấu tổ chức rõ ràng, xác định rõ quyền hạn và trách
nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người,
• Công cụ hành chính: Hợp đồng lao động, qui định, qui tắc nội qui làm
việc (ví dụ sau bao lâu thì xét chính thức,…) LHT_2018 41
Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận

• Công cụ tâm lí – giáo dục


 Công cụ tâm lí: Khen ngợi, bầu ra nhân viên của tháng, năm; Bốc
thăm trúng thưởng, liên hoan, du lịch; Quĩ phúc lợi thăm hỏi, động
viên ăn uống; Tự do tín ngưỡng, diễn đàn trao đổi;…
 Công cụ giáo dục: Chế độ đi học hỗ trợ kinh phí, thăng cấp, nâng
cao tay nghề chuyên môn.

3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm


So sánh các công cụ tạo động lực mà tổ chức đang sử dụng với các nhu cầu
của nhóm lao động này (nếu dùng học thuyết nhu cầu). Công cụ nào đang có
nhiều ưu điểm, công cụ nào đang có nhược điểm. Sáng kiến hoàn thiện, cải thiện
phải tập trung vào công cụ đang có nhược điểm (chưa đáp ứng được nhu cầu của
nhân viên)

LHT_2018 42

You might also like