You are on page 1of 13

BÀI 6: Ổ Ề ĐẠ Ả

1. Khái niệm Quản lý


Khái niệm: Quản lý là sự tác động có
định hướng, có mục đích, có kế hoạch và
có hệ thống thông tin của chủ thể đến
khách thể.
Đặc điểm của quản lý:
⚫ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm
xã hội. Tức là hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại
với một nhóm người.
⚫ Quản lý gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho
những người khác thực hiện công việc và đạt được mục
đích của nhóm.
⚫ Hoạt động quản lý gồm 2 bộ phận cấu thành: chủ thể quản
lý và đối tượng quản lý.
⚫ Khi bàn về hoạt động quản lý, chúng ta quan tâm nhiều
đến quản lý con người.
⚫ Hệ thống quản lý được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và
thống nhất.
Khi hiểu quản lý như sự liên kết thống nhất một cách có
mục đích và có tổ chức thì hệ thống này có những đặc điểm sau:
⚫ Các mục đích của hoạt động quản lý và các chức năng của
các thành viên tham gia vào hoạt động này.
⚫ Sự lựa chọn các thành viên cụ thể để tạo nên hoạt động
quản lý như một tổng thể.
⚫ Những quy định về mối liên hệ với bên ngoài.
⚫ Xây dựng về cấu trúc của tổ chức để điều chỉnh các mối
liên hệ, các chuẩn mực, các quyền hạn, các bộ phận, cũng
như hoạt động của hệ thống quản lý.
⚫ Đảm bảo thông tin theo các tuyến quan hệ trên – dưới –
ngang, trong nội bộ của nhóm và với bên ngoài nhóm.
⚫ Các bước để thông qua quyết định và thực hiện quyết
định.
Bản chất của quản lý:
⚫ Quản lý là những tác động có phương hướng, có
mục đích rõ ràng của chủ thể quản lý.
⚫ Quản lý là khoa học trí tuệ mang tính sáng tạo cao
vừa là khoa học vừa mang tính nghệ thuật
⚫ Quản lý phải tuân theo các nguyên tắc nhất định.
⚫ Hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào cơ
cấu tổ chức.
⚫ Quản lý thực chất là quản lý con người, vì con
người là yếu tố quyết định trong giải quyết các vấn
đề.
Khái niệm về lãnh đạo: lãnh đạo là
sự ảnh hưởng xã hội, là hoạt động có mục
đích trong tổ chức, là sự tác động hợp
pháp đến những người khác nhằm thực
hiện các mục đích đã định.
Qua định nghĩa trên ta thấy, vấn đề lãnh đạo có
một số khía cạnh sau:
⚫ Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của người lãnh đạo đến
người dưới quyền.
⚫ Bản chất của sự lãnh đạo là sự ảnh hưởng và tác động có
mục đích, để đạt được mục tiêu tổ chức đề ra, cũng như
thỏa mãn những mong muốn cúa người dưới quyền.
Theo Bolden Et Al 2003, lý thuyết về lãnh đạo được
chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, tập trung vào đặc
tính và hành vi của người lãnh đạo; giai đoạn sau đã có xét
đến vai trò của cấp dưới và bối cảnh lãnh đạo.
Người lãnh đạo một tổ chức có những đặc điểm
sau:
⚫ Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức.
⚫ Người lãnh đạo được pháp luật trao cho những quyền hạn
và nghĩa vụ nhất định theo chức vụ mà người đó đảm
nhiệm.
⚫ Người lãnh đạo có một hệ thống quyền hạn được thiết lập
một cách chính thức để tác động đến người dưới quyền.
⚫ Người lãnh đạo là đại diện cho nhóm của mình trong quan
hệ chính thức với các tổ chức khác để giải quyết những
vấn đề liên quan tới nhóm.
⚫ Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tình hình thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình.
Các cấp độ của sự lãnh đạo:
⚫ Lãnh đạo ép buộc
⚫ Lãnh đạo dựa trên sự phân công
⚫ Lãnh đạo dựa trên sự hướng dẫn và giải thích
⚫ Lãnh đạo dựa vào sự gây thiện cảm và điều chỉnh về
quan điểm

So sánh giữa mức độ lãnh đạo ép buộc và gây


thiện cảm?
3. Phân biệt giữa người quản lý
và người lãnh đạo
⚫ Điểm chung lớn nhất của hai khái niệm: người quản lý
và người lãnh đạo điều là người tổ chức hoạt động của tập
thể để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Họ điều là người ảnh
có hưởng đến những người thừa hành của tổ chức. Do đó,
người quản lý và người lãnh đạo có một số chức năng
chung nhau. Chẳng hạn như các chức năng: kiểm tra, giám
sát, thông tin,…
⚫ Điểm khác nhau
Đặ đ ể ủ ộ
đạ
1. Một số phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo
⚫ Thể lực khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn
⚫ Năng lực xác định mục tiêu và định hướng hoạt động của tổ chức
⚫ Trí tuệ năng động
⚫ Lòng nhiệt tình
⚫ Năng lực quan sát
⚫ Tính quyết đoán
⚫ Thành thạo về huyên môn
⚫ Lòng nhân ái đối với mọi người
⚫ Tính trung thực
⚫ Biết lắng nghe người dưới quyền
⚫ Kiên nhẫn và biết thuyết phục
⚫ Đánh giá khách quan và công bằng những người dưới quyền
⚫ Nghệ thuật sử dụng lời khen đối với cấp dưới
2. Phong cách và uy tín của người
lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo
Khái niệm: Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được
người lãnh đạo sử dụng để tác động đến người dưới quyền.
Phân loai:
⚫ Phong cách lãnh đạo độc đoán
⚫ Phong cách lãnh đạo dân chủ
⚫ Phong cách lãnh đạo tự do
⚫ Phong cách lãnh đạo khác:
⚫ Phong cách lãnh đạo quyết đoán
⚫ Phong cách lãnh đạo ôn hòa, trung dung
⚫ Phong cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh
⚫ Phong cách lãnh đạo sâu sát, tỷ mỷ, gần gũi quần chúng
Uy tín lãnh đạo
Khái niệm: Uy tín lãnh đạo là hệ thống những thuộc
tính nhân cách của người lãnh đạo được các thành
viên trong tổ chức thừa nhận và tôn trọng
Phân loại:
⚫ Uy tín thật
⚫ Uy tín giả
⚫ Uy tín giả do quyền lực
⚫ Uy tín gia trưởng
⚫ Uy tín giả do khoảng cách
⚫ Uy tín dân chủ giả hiệu
Các yếu tố tạo nên uy tín của
người lãnh đạo:
⚫ Trình độ chuyên môn giỏi
⚫ Năng lực tổ chức
⚫ Các phẩm chất đạo đức
⚫ Công bằng trong đánh giá, khen thưởng và xử phạt
⚫ Quan tâm đến người khác
⚫ Tránh thái độ ra lệnh thô bạo trong quan hệ

You might also like