You are on page 1of 7

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN – MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Họ và tên: Nguyễn Thanh Trúc Ngày sinh: 14/05/2005 Nơi sinh: TP. HCM
Mã sinh viên: 31231021863 Buổi học: ST5 Phòng học: B1 – 407

TÊN ĐỀ TÀI: Trình bày Nhà quản trị và các cấp Quản trị. Chỉ ra những điểm giống
và khác nhau khi thực hiện các Chức năng Quản trị của nhà quản trị cấp cao và nhà
quản trị cấp thấp. Lấy một ví dụ thực tế mà anh (chị) biết để minh họa cho phân tích
của anh chị. (MÃ ĐỂ TÀI MAN-02)

1. Quản trị là gì?


Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm
đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. Quản trị bao gồm
toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách
có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. Định nghĩa này bao gồm hai ý tưởng quan
trọng: (1) bốn chức năng của quản trị bao gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát; (2) cần đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách thức có hiệu quả và
hiệu suất cao.

2. Các chức năng quản trị:


Mãi đến những năm 1960, nghiên cứu khoa học quản lý mới đưa ra hệ
thống phân loại chức năng quản lý đầu tiên bao gồm 7 chức năng POSDCORB.
Sau đó, quy trình quản lý này được cải tiến, để lại 4 chức năng chính được sử
dụng phổ biến: PODC.
Hoạch định (Planning): liên quan đến việc xác định mục tiêu và lập kế
hoạch để đạt được mục tiêu đó. Quản lý kế hoạch bao gồm xác định nhiệm vụ,
phân công công việc, lập lịch và ước tính tài nguyên cần thiết. Kế hoạch cung cấp
một khung thời gian và hướng dẫn cho các hoạt động của tổ chức.
Tổ chức (Organizing): liên quan đến việc xây dựng và duy trì một cấu trúc tổ chức
hiệu quả. Quản lý tổ chức bao gồm xác định các vai trò và trách nhiệm, thiết lập
1
quy trình làm việc, xây dựng mối quan hệ làm việc và quản lý nhân sự. Mục tiêu
của quản lý tổ chức là tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và tăng cường hiệu
suất làm việc của nhân viên.
Điều khiển (Directing): liên quan đến việc hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên
trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Quản lý chỉ đạo bao gồm thiết lập mục tiêu,
định rõ kỳ vọng, cung cấp hướng dẫn và đánh giá hiệu suất. Quản lý chỉ đạo cũng
liên quan đến việc xây dưng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự
sáng tạo và phát triển cá nhân của nhân viên.
Kiểm soát (Controlling): liên quan đến việc đảm bảo rằng các hoạt động
của tổ chức được thực hiện theo kế hoạch và đạt được mục tiêu. Quản lý kiểm soát
bao gồm thiết lập các tiêu chuẩn, theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu suất và thực hiện
các biện pháp điều chỉnh cần thiết. Mục tiêu của quản lý kiểm soát là đảm bảo sự
hiệu quả và hiệu suất của tổ chức, đồng thời giám sát và đánh giá các hoạt động để
đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách của tổ chức.
Tất cả các chức năng quản trị đều là một phần của quy trình quản trị và
không thể độc lập với nhau. Các chức năng quản trị có sự liên kết với nhau, dù là
doanh nghiệp lớn hay nhỏ, các chức năng quản trị cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản
trị được nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai . Tùy thuộc
vào kỹ năng và vị trí ở cấp độ tổ chức của nhà quản trị, thời gian và nguồn lực
dành cho mỗi chức năng sẽ khác nhau.

3. Nhà quản trị là gì?


Nhà quản trị là những người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, quản trị
chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản lý vật chất, thông tin
và các hoạt động trong tổ chức. Họ có thẩm quyền đưa ra các quyết định, chính
sách một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tổ chức đi đúng hướng, đúng lộ trình và
nhanh chóng đạt được mục tiêu. Họ đều có những đặc điểm giống nhau: có chức
vụ quản lý hay cụ thể hơn là chức danh/cấp dưới, có quyền ra lệnh, quyết định và
cuối cùng là phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đáng tiếc. Quản trị được
định nghĩa bởi nhiều khái niệm. Một trong số đó định nghĩa nhà quản trị là người
2
nắm giữ một vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được trao quyền và trách nhiệm
kiểm soát, giám sát công việc của người khác nhằm đạt được mục tiêu chung của
tổ chức. Ngoài ra, quyền điều hành và chỉ huy người khác cũng thuộc phạm vi
quyền hạn của nhà quản trị, quan trọng nhất là nhà quản trị cũng sẽ chịu trách
nhiệm về kết quả công việc của những người đó.
Thông thường có 3 cấp quản trị trong một tổ chức: cấp cao, cấp trung, cấp
thấp nhưng trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị
cấp thấp. Mỗi cấp quản trị có vai trò và trách nhiệm khác nhau trong việc quản lý
tổ chức.
Nhà quản trị cấp cao: là những người đứng đầu tổ chức và có trách nhiệm
quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức. Họ thường là các giám đốc, tổng giám đốc
hoặc chủ sở hữu của công ty. Các nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao bao gồm định
hướng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng, quản lý tài nguyên và tương tác
với các bên liên quan bên ngoài tổ chức như cổ đông, đối tác kinh doanh và cơ
quan chính phủ.
Nhà quản trị cấp thấp: là những người quản lý trực tiếp các nhóm nhỏ
hoặc các bộ phận cụ thể trong tổ chức. Họ thường là các quản lý trưởng, giám sát
viên hoặc người đứng đầu các đội làm việc. Các nhiệm vụ của nhà quản trị cấp
thấp bao gồm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, tương tác với nhân
viên, đảm bảo hoạt động suôn sẻ của bộ phận và báo cáo cho nhà quản trị cấp
trung.
Mỗi cấp quản trị có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động
hiệu quả của tổ chức. Sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp quản trị
giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình

4. Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện các chức năng quản trị của nhà
quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp thấp:
Điểm giống nhau giữa các nhà quản trị là cả nhà quản trị cấp cao và cấp
thấp đều phải đưa ra các quyết định quan trọng và các kế hoạch để đạt được mục
tiêu chung của tổ chức, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động, giám
3
sát và đánh giá các hoạt động của tổ chức để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất. Và khi
thực hiên các chức năng quản trị là dù có ở cấp bậc nào đi chăng nữa cũng đều
phải tiến hành các công việc: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát. Điểm
khác biệt ở đây là phạm vi và tính chất công việc liên quan đến từng chức năng và
tỷ lệ thời gian dành cho từng công việc đó. Hãy nhìn hình dưới đây:

Một trong những khác biệt giữa nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp
dưới trong việc thực hiện chức năng hành chính là khuôn khổ hoạt động, tính
chất công việc gắn với từng chức năng và tỷ lệ thời gian dành cho từng công
việc. Trong một doanh nghiệp, các cấp quản trị được phân chia một cách khách
quan việc đảm trách các chức năng này ở các mức độ khác nhau. Chức năng
hoạch định và tổ chức giảm dần theo cấp quản trị trong khi đó, chức năng điều
khiển lại tăng lên ở cấp quản trị thấp nhất. Các nhà quản trị cấp cao sẽ dành
nhiều thời gian cho chức năng hoạch định và tổ chức hơn các nhà quản trị cấp
thấp. Bởi nhà quản trị cấp cao thường có phạm vi trách nhiệm và quyền ra
quyết định rộng hơn so với nhà quản trị cấp thấp. Điều này bao gồm việc phân
tích môi trường kinh doanh, đề xuất chiến lược, xây dựng mối quan hệ với các
bên liên quan và định hình tầm nhìn, giá trị cốt lõi của tổ chức. Trong khi các

4
nhà quản trị cấp thấp tập trung nhiều hơn vào việc triển khai và thực hiện các
chiến lược đó ở cấp độ cơ sở. Bên cạnh đó thì ở nhà quản trị cấp thấp thì việc
thực hiện chức năng điều khiển lại chiếm tỷ lệ % lớn do họ là những người tiếp
xúc với nhiều nhân sự nhất, có xu hướng tương tác nhiều hơn với nhân viên và
các bên liên quan khác trong nội bộ, tập trung vào quản lý hoạt động hàng
ngày và đạt được mục tiêu cụ thể.

Nhìn chung, mặc dù có một số khác biệt trong chức năng quản trị được
thực hiện bởi các nhà quản trị cấp cao và cấp thấp nhưng cả hai đều đóng vai
trò thiết yếu trong sự thành công của một tổ chức. Điều quan trọng là cả hai
phải làm việc cùng nhau và giao tiếp hiệu quả để đạt được mục tiêu chung của
họ.

5. Ví dụ thực tế:

VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô với sự hậu thuẫn
của Vingroup - doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và là một trong những Tập đoàn
Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ hàng đầu Việt Nam. Là một doanh nghiệp
Việt Nam với tầm nhìn toàn cầu, VinFast tự hào cho ra mắt những mẫu xe đầu
tiên trong bộ sưu tập GlobalCar (Ô tô toàn cầu) của mình. Với VinFast,
Vingroup đã tạo ra một thương hiệu ô tô mà người Việt Nam có thể tự hào.
VinFast đáp ứng được những nhu cầu của người lái xe trong nước, cũng như giải
quyết nhu cầu của thị trường nội địa đang gia tăng, tại một trong số những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Nhưng VinFast cũng là một hãng
xe tân tiến trên thị trường thế giới, một công ty sẵn sàng chọn hướng tiếp cận
chưa từng có để tạo ra những điều tuyệt vời. Bằng cách mang tới thị trường
những mẫu xe đẳng cấp thế giới, VinFast sẽ trở thành một đối thủ mới có khả
năng làm rung chuyển nền công nghiệp ô tô toàn cầu.

Bà Lê Thị Thu Thủy là Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và
Kinh doanh VinFast và cũng là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng trong
5
công ty. Vai trò của bà trong VinFast bao gồm: có trách nhiệm quản lý và điều
hành các hoạt động sản xuất của VinFast. Điều này bao gồm việc đảm bảo quy
trình sản xuất được thực hiện hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đạt
được mục tiêu sản xuất. Bà Thủy đảm nhận vai trò quan trọng trong việc quản lý
chuỗi cung ứng của công ty như xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các
nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung ứng đủ và đúng thời điểm cho quá trình sản
xuất. Bà cũng đóng vai trò tất yếu trong việc định hướng phát triển sản phẩm
của VinFast, đảm nhận việc nghiên cứu và phân tích thị trường, đưa ra các chiến
lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường. Có
trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm gồm việc thiết lập và duy trì các tiêu
chuẩn chất lượng, kiểm soát quy trình sản xuất và đảm bảo tuân thủ các quy
định và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Và bà thường đại diện cho VinFast trong
các hoạt động giao dịch, hội thảo và sự kiện liên quan đến sản xuất ô tô và công
nghệ xe điện.

Ông Kevin Fisher là Trưởng phòng kĩ thuật xe của công ty VinFast có trách
nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kỹ thuật liên quan đến việc phát triển,
thiết kế, chế tạo và bảo trì các dòng xe của công ty. Với nhiệm vụ quản lý và chỉ
đạo đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật, đảm bảo việc phát triển và thiết kế các
mô hình xe mới, bao gồm cả nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Đồng thời
đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất,
lắp ráp xe và bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng xe được thực hiện đúng tiêu chuẩn và
đảm bảo an toàn. Ông còn quản lý quy trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng
sản phẩm. song song với việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới và xu
hướng trong ngành công nghiệp ô tô để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh của sản
phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn Quản trị học thầy Phạm Văn Nam.

6
2. Richard L. Daft (2016). Kỷ nguyên mới của quản trị (New era of management),
Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. VINFAST. (n.d.). Retrieved from


https://vi.wikipedia.org/wiki/VinFast#L%C3%A3nh_%C4%91%E1%BA%A1o
4.
HiTech, S. (n.d.). VINFAST MIỀN NAM. Retrieved from
https://vinfastotomiennam.com/gioi-thieu-1-31.html

KẾT QUẢ CHECK ĐẠO VĂN

You might also like