You are on page 1of 26

Xây dựng bầu không khí tâm lý

trong tổ chức

TS. Ph¹m M¹nh Hµ


Bầu không khí tâm lý trong tổ chức

 Yếu tố nào quyết định hiệu quả lao động của nhân
viên!
– Năng lực
– Điều kiện, môi trường làm việc
– Chế độ đãi ngộ
– Thiết bị công nghệ
– Tập thể đoàn kết
 Sức mạnh tổ chức (tập thể) = (N+M+C+T) x
V
– N = nguồn nhân lực
– M = điều kiện, môi trường
– C = chế độ đãi ngộ
– T = thiết bị công nghệ
– V = văn hóa.
 Văn hóa tổ chức = ?
– Là những giá trị, các quan niệm, tập quán, nét ứng xử, giao
tiếp được gây dựng lên trong quá trình tồn tại của tổ chức.
Và những giá trị này lại chi phối tình cảm, nếp nghĩ, hành vi
của mọi thành viên.

 Không khí tâm lý là một trong yếu tố quan trọng


nhất, thể hiện rõ nhất nét văn hóa của một tổ chức,
tập thể!
 Không khí tâm lý là gì?
– Là tâm trạng chung
– Biểu hiện sắc thái tâm lý
của các thành viên
– Bộc lộ ra ngoài qua hành
vi ứng xử, giao tiếp, thái
độ giữa các thành viên
và với lao động.
Nguån gèc?

 G.M.Andrêva: Không khí tâm lý được nảy


sinh qua:
– Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên
– Quan hệ giữa nhân viên và nhân viên
– Quan hệ giữa nhân viên với công việc (Thái độ đối với công
việc)
 T ính chất bầu không khí được xách định dựa
trên các mức độ thuận của các tiêu chí này.
ảnh hưởng của không khí tâm lý tới
hiệu quả lao động

 Bài tập tình huống:


 Những kết luận của học viên
 Điểm ảnh hưởng tích cực
– 1
– 2
– 3
 Điểm ảnh hưởng tiêu cực
– 1
– 2
– 3
Biểu hiện của bầu không khí tâm lý
lành mạnh

 Sự thoải mái trong giao tiếp


 Hiệu quả lao động cao
 Tự giác tuân theo các quy định
 Có sự tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau
 Luôn đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân
 Mọi người tự giác làm tròn trách nhiệm của cá nhân
và tập thể
 Không xung đột, chỉ trích, soi mói lẫn nhau
 Người lãnh đạo đồng thời là thủ lĩnh
 Tự giác làm việc ngay cả khi không có lãnh đạo
 Mong muốn gắn bó lâu dài, không có hiện tượng bất
mãn
 Người nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập được
với tập thể mới và có tâm trạng hài lòng vì điều này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu
không khí tâm lý xã hội

 Các yêu tố bên ngoài


– thể chế, chính sách, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp
– Tình hình phát triển doanh nghiệp
– Bối cảnh xã hội chung
 Các yêu tố bên trong
– Lãnh đạo (nhân cách, quan hệ giao tiếp, ứng xử, quá trình điều hành
họat động, phong cách lãnh đạo…)
– Xung đột giữa các thành viên
– Bè phái giữa các nhóm trong tập thể
Biện pháp xây dựng bầu không khí
tích cực

 Quan hệ đồng nghiệp


 Quan hệ lãnh đạo và nhân viên
 Quan hệ nhân viên với công việc
 (Sử dụng phương pháp "Bản đồ tư duy" để thực hiện
nội dung này.)
Vai trò người lãnh đạo trong xây
dựng bầu không khí tâm lý

– Lãnh đạo
 Đứng đầu tổ chức
 Được bổ nhiệm chính thức
 Được luật pháp trao những quyền hạn và nghĩa vụ tuỳ
theo chức vụ đảm nhiệm
 Có một hệ thống quyền hạn được thiết lập chính thức để
tác động đến người dưới quyền
 Đại diện cho nhóm quan hệ chính thức với tổ chức khác
 Chịu trách nhiệm trước luật pháp về tình hình thực hiện
nhiệm vụ của nhóm.
Nhiệm vụ của lãnh đạo?

 Xác định chiến lược.


 Giao công việc cho NV/uỷ quyền.
 Động viên.
 Huấn luyện nhân viên.
Phong cách lãnh đạo

 Khái niệm:
– Là hành vi của người quản lý thể hiện các nỗ lực ảnh
hưởng tới họat động của nhân viên dưới quyền.
 Phong cách lãnh đạo thể hiện:
– Cách thức làm việc
– Thể hiện đặc trưng họat động quản lý được quy định bởi
các đặc điểm nhân cách
 Công thức:
– Phong cách lãnh đạo = cá tính x môi trường
Phân loại phong cách lãnh đạo

 Phong cách lãnh đạo "Độc đoán“


– Tập trung mọi quyền lực
– Quản lý bằng ý chí, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành
viên.
– Muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất
kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
ĐẶC ĐIỂM:

 Nhân viên ít thích lãnh đạo.


 Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi
không có mặt lãnh đạo.
 Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào
định hướng cá nhân
 Phong cách lãnh đạo dân chủ:
– Biết phân chia quyền lực
– Tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi
thảo các quyết định.
– Tạo ra những điều kiện để cấp dưới phát huy sáng kiến,
tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
– Tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản
lý.
Đặc điểm

- Nhân viên thích lãnh đạo hơn


- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng
nhiệm vụ
- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.
 Phong cách lãnh đạo tự do:
– Cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng
nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định
được đưa ra.
– Sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình
huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.
Đặc điểm

 NV ít thích lãnh đạo.


 Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng
nhóm, định hướng vui chơi.
 Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường
xuyên
Một số nguyên tắc trong quản lý

– Thứ nhất:
 Người LĐ cần phải hiểu được tâm lý người dưới quyền.
– Nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng cấp dưới
– Đánh giá đúng và khách quan cấp dưới
– Thứ hai:
 Duy trì được mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong
tập thể
– Thứ ba:
 Sửdụng các biện pháp kích thích vật chất và tinh thần phù
hợp.
 Thứ tư:
– Sử dụng các biện pháp trách phạt phù hợp
 Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hành vi, hậu quả và khả năng
lặp lại.
 Tùy thuộc vào hoàn cảnh sai phạm
 Tuỳ vào thái độ, khí chất và các đặc điểm cá nhân.
 Không xúc phạm nhân phẩm người bị trách phạt
 Thứ năm:
– Thường xuyên tạo nguyện vọng muốn đạt năng suất cao của
người công nhân
 Đưa ra những nhiệm vụ ngày càng khó khăn nhưng đảm bảo tính
vừa sức
 Thứ sáu:
– Tạo ở nhân viên tình cảm về triển vọng phát triển (điều kiện
sống, trình độ, chức vụ...)

 Thứ bảy:
– Giáo dục công nhân để họ có niềm tin rằng họ có thể thành
công lớn lao trong công việc của bản thân
Những yêu cầu đối với nhân cách người
lãnh đạo

 a. Về phẩm chất:
– Tư tưởng, chính trị vững vàng; tính quả quyết, lòng nhân
đạo; óc sáng tạo, nhìn xa trông rộng; nghị lực cao; tháo vát,
sức chịu đựng cao, ứng xử tốt
 b. Về năng lực
– Năng lực chuyên môn: Cần có sự khác tuỳ theo cấp bậc.
Cấp bậc càng cao càng ít cần có tri thức sâu sắc về lĩnh
vực riêng biệt
– Năng lực quản lý: Có tri thức trong việc tổ chức công việc
khoa học
Một số thiếu sót thường mắc ở
người lãnh đạo

 Độc đoán trong việc ra quyết định


 Để tồn tại thói nịnh hót bợ đỡ
 Quyết định thiếu cân nhắc, thiếu chính xác
 Quan liêu. giáo điều
 Không tin ở cộng sự, cấp dưới
 Lấy mệnh lệnh thay cho thuyết phục
 Không hoạt động để khắc phục khó khăn
 Tổ chức công việc mang tính họ hàng
 Đề cao những hứng thú cá nhân
 Chiếm thành tích tập thể thành của cá nhân

You might also like