You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ
--------***--------

TIỂU LUẬN CỘNG ĐIỂM


ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ
Giảng viên : Thầy Lê Việt Hưng
Mã lớp học phần : 22C1MAN50200114
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Hồ Bích Trân
Ngày sinh : 18/08/2003
Khóa – Lớp – Phòng học : Khóa 47 – AD006 – N2/404
MSSV : 31211026523

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2022


I. ĐỊNH HÌNH VẤN ĐỀ:
1. Khái niệm về quản trị:
Thuật ngữ này được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và chưa được thống nhất.
Người ta thường nghe nhiều tới quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, quản trị khách
sạn… Mỗi một tác giả khi nhắc tới quản trị đều có một định nghĩa riêng cho mình. Cùng
tham khảo một số định nghĩa phổ biến về khái niệm quản trị nhé!
Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường
mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết
quả.” Theo Robert Albanese: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng
các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được
mục tiêu của tổ chức.”
Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các
nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Sau khi tham khảo qua một số định nghĩa về quản trị, ta có thể rút ra một số định nghĩa
riêng:
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua
những nỗ lực của người khác. Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của người
cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc
phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá trình các nhà quản trị hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra.
2. Khái niệm về lãnh đạo:
Lãnh đạo (leadership) là một quá trình ảnh hưởng xã hội, nhằm tối đa hóa nỗ lực của đội
nhóm để đạt được mục tiêu đề ra. Đó là nghệ thuật thúc đẩy một nhóm người hành động
cùng hướng tới mục tiêu chung. Trong môi trường kinh doanh, điều này có nghĩa là định
hướng chiến lược hành động cho người lao động và đồng nghiệp để đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp.
Khi định nghĩa lãnh đạo là gì, chúng ta cần lưu ý đến các yếu tố chính như sau:
- Năng lực lãnh đạo bắt nguồn từ ảnh hưởng xã hội, chứ không phải vị trí hay quyền
lực.
- Lãnh đạo cần đến sự hỗ trợ của những người khác - đó không nhất thiết chỉ là
nhân viên cấp dưới.
- Có nhiều trường phái lãnh đạo khác nhau.
- Một yêu cầu tiên quyết của lãnh đạo là đạt được mục tiêu đề ra.
Khả năng lãnh đạo là biết nắm bắt những yếu tố cần thiết để có thể truyền cảm hứng cho
người khác. Lãnh đạo có thể hiệu quả xuất phát từ việc truyền đạt hiệu quả ý tưởng cho
người khác - theo cách đủ thu hút để họ hành động như bạn mong muốn
Một nhà lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho người khác hành động, đồng thời giữ vai
trò chỉ đạo phương hương trong quá trình này. Họ phải đủ cá tính để người khác lắng
nghe ý kiến của họ - cũng như có kỹ năng tư duy phản biện nhạy bén để nhận biết cách
sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức.
II. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ:
1. Sự giống nhau:
- Quản trị, lãnh đạo đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một
công việc theo một mục đích nhất định. Quản trị, lãnh đạo đều là sự tác động có
hướng đích, có tổ chức của chủ thể tới đối tượng để đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động
này đều là tác động điều khiển có hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối
quan hệ giữa hai bộ phận đó là: chủ thể và đối tượng bị điều khiển.
- Đều gắn với con người, quan hệ với người, giữa chủ thể và đối tượng.
- Xét về bản chất nội dung thì quản trị, lãnh đạo cũng đều chính là hoạt động bao
gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động
của đơn vị tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra.
- Xét về hình thức và phương pháp thì đều là sự vận động của thông tin, sự điều
khiển định hướng, dựa trên các cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới
đối tượng bị điều khiển thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện.
- Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản trị, lãnh đạo không phải hoạt động ra
quyết định đơn thuần là định hương chung chung, mà cả 2 hoạt động này còn phải
trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức, cá nhân, con người cụ thể: từng khâu công cụ thể
trong phạm vị chức trách của mình. Thậm chí còn nhiều khâu công tác để đạt sự
tác động có hướng đích và có tổ chức người quản trị, người lãnh đạo phải giữ trực
tiếp thực hiện, do vậy chúng đồng nghĩa với hoạt động định hướng điều khiển chỉ
đạo thực tiễn.
- Quản trị và lãnh đạo có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích,
gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau.
- Quản trị và lãnh đạo đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con
người. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả
năng của tổ chức, đơn vị, tập thể; thống nhất ý chí của các nguồn lực để đạt được
mục tiêu đề ra với hiệu quản cao nhất.
2. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản trị thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
- Về định hướng phát triển của tổ chức, trong khi quản trị cần phải theo dõi những
điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh đạo lại quan tâm đến tầm
nhận thức và tương lai dài hạn. Về sử dụng, sắp xếp con người, nhà quản trị đòi
hỏi có một cấu trúc để thực hiện kế hoạch, nhà lãnh đạo tập trung làm cho mọi
người cùng nhìn về một hướng.
- Trong việc xây dựng các quan hệ, cương vị về quyền lực trong tổ chức là nguồn
sức mạnh của quản trị, còn lãnh đạo dựa trên ảnh hưởng cá nhân, truyền cảm hứng
cho người khác. Về phát triển phẩm chất cá nhân, quá trình quản trị nói chung cố
gắng duy trì khoảng cách về xúc cảm, trong khi lãnh đạo cần tập hợp các kỹ năng
tùy thuộc vào một số phẩm chất cá nhân tinh tế khó nhận thấy nhưng rất mạnh mẽ.
- Cuối cùng, để tạo ra kết quả, các nhà quản trị duy trì mức độ ổn định, có thể dự
báo trước, và thứ bậc thông qua bối cảnh cụ thể. Trái lại, lãnh đạo tạo ra sự thay
đổi. Lãnh đạo khích lệ lòng can đảm, đòi hỏi các chuẩn mực lỗi thời, không hữu
ích và không có trách nhiệm xã hội phải được thay thế để đáp ứng với những thách
thức mới.
II. KẾT LUẬN:
Dĩ nhiên, nhà lãnh đạo hay nhà quản trị đều cần nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng của
mình để không dẫm chân lên nhau khi không cần thiết.
Tuy nhiên, những phân biệt trên đây chỉ là tương đối. Sẽ là điều may mắn cho tổ chức khi
một nhà lãnh đạo có kỹ năng của một nhà quản trị, hay một nhà quản trị có phẩm chất
của một nhà lãnh đạo.
Trong thực tế, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo hay quản trị, người ta đều cần hình thành
thói quen tự học, tăng cường nhận thức, tự điều chỉnh hành vi và thói quen của mình.
Nhà lãnh đạo có chức vị đã có sẵn quyền hành do vị trí, truyền thống và cơ cấu tổ chức
đem lại. Họ chỉ trở thành nhà lãnh đạo thật sự khi biết dùng tài năng, phẩm chất, uy tín để
tác động, gây ảnh hưởng và lôi cuốn người khác sẵn sàng toàn tâm toàn ý cống hiến cho
tổ chức.

You might also like