You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Nữ Tô Giang
Môn: Lãnh Đạo
Lớp học phần:  22C1MAN50201807
Họ và tên: Đặng Uyển Nhi
MSSV: 31201021238

Hồ Chí Minh – 2022


Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất không chỉ là sự nỗ lực của
bản thân em mà còn là nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo tận tình của cô Trương Nữ Tô
Giang, vì vậy nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

TS. Trương Nữ Tô Giang – giảng viên bộ môn lãnh đạo đã đặt nhiều tâm huyết trong
việc giảng dạy, truyền đạt cho tất cả chúng em những kiến thức cực kì bổ ích và giá
trị, là hành trang quan trọng cho chúng em không chỉ trong môi trường học tập hiện
tại mà còn là trong công việc xã hội tương lai. Em rất biết ơn từng câu từng chữ kiến
thức mà cô đã chia sẻ qua những buổi học đầy thú vị, đặc biệt là những chia sẻ từ kinh
nghiệm trong cuộc sống của cô.

Xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, mãi xinh đẹp, hạnh phúc bên gia đình và luôn thành
công trong sự nghiệp nhà giáo tôn quý của mình.
Lời giới thiệu
Từ trước đến nay, lãnh đạo luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong bất kì
tổ chức nào. Có rất nhiều nghiên cứu đã đứ ra các định nghĩa khác nhau về
lãnh đạo. Theo Dubrin (2016), lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng tự tin
và hỗ trợ giữa những người cần nó để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo được cho là đối phó với sự thay đổi, cảm hứng, động lực và ảnh
hưởng. Và người lãnh đạo là người có khả năng ảnh hưởng đến người khác,
chi phối được nhiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có
nhiều người đi theo.  Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ thúc đẩy cá nhân hay tổ chức
làm việc có hiệu quả và nhanh chóng đạt được những mục tiêu nhất định và
ngược lại. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để trở thành một nhà lãnh
đạo thành công? 
Ở đây, theo mô hình lãnh đạo đơn giản được cung cấp bởi Dubrin (2018), sự
thành công của người lãnh đạo phụ thuộc vào ba yếu tố chính bao gồm đặc
điểm và phong cách của nhà lãnh đạo, đặc điểm và hành vi của người được
lãnh đạo và môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. 

Bruce J. Avolio nhấn mạnh rằng lãnh đạo là một chức năng của cả người
lãnh đạo và người được lãnh đạo và sự phức tạp của bối cảnh (bối cảnh và
môi trường). Nói cách khác, lãnh đạo không tồn tại một cách trừu tượng mà
phải tính đến các yếu tố liên quan đến người lãnh đạo , người hoặc những
người được lãnh đạo, và nhiều lực lượng khác nhau trong môi trường.
Ở phía bên trái của mô hình, hiệu quả lãnh đạo đề cập đến việc đạt được các
kết quả mong muốn như năng suất, chất lượng và sự hài lòng trong một tình
huống nhất định.

Từ mô hình này, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy “Lý
thuyết đường dẫn đến mục tiêu” hoàn toàn phù hợp với sự lãnh đạo mà tôi
đang tìm kiếm. Đặc biệt lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng khả năng
của nhà lãnh đạo trong việc giải thích chính xác nhu cầu của người dưới
quyền và đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của tình huống, thay đổi phong cách
lãnh đạo linh hoạt theo tình huống nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá
trình lãnh đạo.

Hiện nay tôi đang đảm nhận vai trò quản lý ca tại cửa hàng thời trang tái chế
Giveaway Premium, sau khi được học tập và nghiên cứu về “Lý thuyết
đường dẫn đến mục tiêu”, tôi đã áp dụng cho bản thân mình để hoàn thiện
sự lãnh đạo của tôi trong tổ chức mà tôi đang làm việc. 
Nội dung chính
Lý thuyết đường dẫn-mục tiêu về hiệu quả lãnh đạo

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu được Robert House phát triển vào năm 1971, chỉ rõ
những gì một nhà lãnh đạo cần làm để đạt được năng suất và tinh thần cao trong
một tình huống nhất định. Cụ thể, một nhà lãnh đạo giúp đỡ và thúc đẩy nhân viên
của mình tiếp cận và đạt được mục tiêu đã chỉ định thông qua việc lựa chọn các
hành vi thích hợp nhất với nhu cầu và môi trường làm việc thực tế của họ
(Northouse, 2013). Lý thuyết này nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong cách của nhà
lãnh đạo với đặc điểm của những người dưới quyền cũng như bối cảnh công việc
mong đợi có thể đạt được. 

Dựa trên lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) về động lực, thuyết đường dẫn đến
mục tiêu cho rằng nhà lãnh đạo có thể gia tăng mức độ hài lòng và hiệu suất công
việc của nhân viên bằng cách tập trung nâng cao động lực của họ thông qua một số
hành động như đảm bảo người dưới quyền nhận thức rõ về mục tiêu công việc, gắn
chặt các phần thưởng với việc đạt được mục tiêu, giải thích cách thức đạt được mục
tiêu và phần thưởng được mong đợi. 

Hai khía cạnh chính của lý thuyết này sẽ được thảo luận: kết hợp phong cách lãnh
đạo với tình huống và các bước mà nhà lãnh đạo có thể thực hiện để tác động đến
hiệu suất và sự hài lòng.

Kết hợp phong cách lãnh đạo với tình huống


Theo quan điểm tình huống, trong mỗi tình huống cụ thể, đặc điểm cá nhân của
người lao động, nhu cầu của người lao động và sức ép của môi trường làm việc,
đặc điểm công việc là khác nhau. Vì vậy, thuyết đường dẫn đến mục tiêu nhấn
mạnh rằng nhà lãnh đạo nên lựa chọn trong số bốn phong cách lãnh đạo sẽ được
đề cập bên dưới để đạt được kết quả tối ưu trong một tình huống nhất định. Hai
nhóm yếu tố ngẫu nhiên quan trọng là đặc điểm của cấp dưới và nhiệm vụ mà họ
thực hiện (yếu tố môi trường chính). 

a/ Phong cách lãnh đạo:


Bốn phong cách lãnh đạo chính được đề cập trong thuyết đường dẫn đến mục tiêu
bao gồm:
 Lãnh đạo chỉ thị: Nhà lãnh đạo chỉ thị nhấn mạnh các hoạt động chính thức như
lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát. Nhà lãnh đạo cung cấp cho người dưới
quyền những thông tin và hướng dẫn về nhiệm vụ của họ bao gồm điều mà lãnh
đạo mong đợi, phương pháp thực hiện và thời gian hoàn thành, đồng thời đặt ra
tiêu chuẩn về hiệu suất làm việc cũng như các quy tắc, quy định khi thực hiện. 

 Lãnh đạo hỗ trợ: Nhà lãnh đạo hỗ trợ đối xử công bằng và thể hiện sự quan tâm
đến nhu cầu của người cấp dưới, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi trong công
việc và thể hiện thái độ tôn trọng với tư cách là nhà lãnh đạo đối với người dưới
quyền. 
 Lãnh đạo tham gia: Nhà lãnh đạo tham gia thảo luận với các thành viên trong
nhóm để thu thập các đề xuất của họ, sau đó xem xét các đề xuất này một cách
nghiêm túc khi đưa ra quyết định. 

 Lãnh đạo định hướng thành tựu: Nhà lãnh đạo định hướng thành tựu đặt ra các
mục tiêu đầy thách thức, thúc đẩy cải tiến công việc và đặt kỳ vọng cao cho
nhân viên cấp dưới, khuyến khích sự tự tin vào khả năng bản thân nhân viên, từ
đó cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. 
 
b/ Đặc điểm của cấp dưới:
Khả năng lãnh đạo giỏi của một nhà lãnh đạo có thể được nhìn nhận thông qua việc
họ sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp và đồng điệu với những đặc điểm của
người dưới quyền. Đặc điểm của cấp dưới được xác định bởi các yếu tố chính sau
đây:
- Nhu cầu liên minh: Nhân viên dưới quyền có nhu cầu liên minh cao thường bộc lộ
sự thân thiện và quan tâm của mình, do đó, họ phù hợp với nhà lãnh đạo có phong
cách hỗ trợ
 -Tầm kiểm soát tâm lý: Đối với cấp dưới có tầm kiểm soát tâm lý mạnh mẽ, nhà
lãnh đạo nên sử dụng phong cách lãnh đạo tham gia, tạo cho cấp dưới một tinh thần
trách nhiệm cao vì họ là một phần trong quá trình ra quyết định của đội nhóm hoặc
tổ chức. 
- Khả năng nhận thức: Nhân viên có nhận thức tốt về khả năng hay năng lực của họ
trong thực hiện công việc thích hợp với phong cách lãnh đạo định hướng thành tựu. 

c/ Yếu tố tình huống, môi trường:


Ba cách phân loại chính của các yếu tố ngẫu nhiên trong môi trường là:

 Cấu trúc nhiệm vụ: thiết kế công việc có thể đơn giản hoặc phức tạp, mơ hồ
hoặc có cấu trúc, điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần áp dụng phong cách lãnh
đạo phù hợp để cân đối nhiệm vụ, có thể cung cấp một cấu trúc nhiệm vụ rõ
ràng, quản lý chặt chẽ hơn,...
 Hệ thống quyền lực: Dựa vào mức độ ảnh hưởng từ thẩm quyền của bản
thân, nhà lãnh đạo có thể thiết lập các quy tắc, yêu cầu hay mục tiêu rõ ràng
trong công việc hoặc trao quyền. 
 Nhóm làm việc: Nếu tinh thần làm việc của đội nhóm kém hiệu quả, không
hợp tác, nhà lãnh đạo cần đưa ra các hành động nâng cao tinh thần làm việc
nhóm, tinh thần trách nhiệm và gắn kết giữa các thành viên. 

Thực tế, việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống cụ thể là tương
đối thách thức. Đồng thời, những nhân viên khác nhau có đặc điểm cá nhân khác
nhau. Do đó, nhà lãnh đạo cần phải linh hoạt phối hợp, vận dụng các phong cách
lãnh đạo phù hợp cho mỗi cá nhân, giai đoạn, tình huống.  

Các bước mà các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để tác động đến hiệu suất và
sự hài lòng
Ngoài việc đề xuất phong cách lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh, lý thuyết con
đường-mục tiêu còn đưa ra những gợi ý khác cho các nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo
có thể thúc đẩy động lực và hiệu suất làm việc  của nhân viên khi làm cho con
đường dẫn đến mục tiêu trở nên rõ ràng và dễ dàng thông qua huấn luyện và định
hướng, loại bỏ các chướng ngại vật và rào cản để đạt được mục tiêu và làm cho
công việc trở nên hiệu quả hơn nhờ vào đáp ứng các nhu cầu tạo ra sự hài lòng cho
nhân viên. Sau đây là cách thức nâng cao động lực làm việc, bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu - Xác định mục tiêu mà nhân viên cần đạt được
Bước 2: Làm rõ cách thức làm việc - Làm cho con đường dẫn đến mục tiêu dễ dàng
hơn bằng cách huấn luyện và đưa ra hướng dẫn. 
Bước 3: Loại bỏ chướng ngại vật - Giảm bớt những rào cản khó chịu để đạt được
mục tiêu. Ví dụ, người lãnh đạo có thể thuê một nhân viên tạm thời để giải quyết
tình trạng quá tải công việc theo mùa.
Bước 4: Cung cấp sự hỗ trợ - Giúp các nhân viên cấp dưới làm rõ những kỳ vọng
của họ về nỗ lực sẽ dẫn đến thành tích tốt như thế nào và thành tích sẽ dẫn đến
phần thưởng như thế nào. Tăng lợi ích cá nhân cho các nhân viên khi đạt được mục
tiêu công việc. Người lãnh đạo có thể dành cho những nhân viên có thành tích cao
sự công nhận đặc biệt.

Nhìn chung, thuyết đường dẫn đến mục tiêu vẫn tương đối phức tạp và tạo ra
những thách thức đối với các nhà lãnh đạo trọng việc sử dụng phong cách lãnh đạo
phù hợp với nhu cầu động viên của người dưới quyền, chọn các hành vi bổ sung
những gì còn thiếu trong bối cảnh công việc, nâng cao khả năng đạt được mục tiêu
bằng cách cung cấp thông tin hoặc phần thưởng và cung cấp cho người theo dõi
những yếu tố họ cần để đạt được mục tiêu. 

Áp dụng thuyết đường dẫn đến mục tiêu vào việc hoàn thiện sự lãnh đạo của bản
thân
2. Phân tích cách thức áp dụng lý thuyết đường dẫn mục tiêu của Chủ tịch Trương Gia Bình
tại Công ty Cổ phần FPT 

Giveaway Premium là một cửa hàng thời trang chuyên nhận kí gửi và thanh lý những mặt
hàng thời trang thương hiệu đã qua sử dụng. Mang trong mình sứ mệnh giảm thiểu các tác
động xấu của ngành công nghiệp may mặc đến môi trường, Giveaway Premium đã nỗ lực
không ngừng để gia tăng mức độ nhận thức của khách hàng đối với thời trang bền vững và
khuyến khích việc gia tăng vòng đời của sản phẩm. Để làm được điều đó, lục lượng nhân
sự của Giveaway Premium đóng góp một vai trò cực kì quan trọng, là giá trị cốt lõi và là nền
tảng giúp Giveaway Premium không ngừng cải thiện và gia tăng giá trị mang lại cho khách
hàng. Hiện nay, với vị trí công việc là quản lý ca của cửa hàng, tôi quyết định ứng dụng lý
thuyết đường dẫn đến mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động lãnh đạo của mình
tại Giveaway Premium. 

2.1 Phân tích ứng dụng phong cách lãnh đạo: 

 
- Lãnh đạo chỉ thị: Bản thân tôi không phải là người theo phong cách lãnh đạo độc đoán,
bên cạnh đó nhân viên tại cửa hàng đều rất năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng
chuyên môn ổn, công việc được phân công cũng rõ ràng. Vì vậy tôi hạn chế đưa ra những
chỉ định công việc cụ thể và không lạm dụng quyền lực vị trí quá nhiều, trừ một số trường
hợp đặc biệt. Ví dụ, đối với nhân viên mới vào làm, lúc này công việc được giao sẽ tương
đối phức tạp cho nhân viên mới. Vì vậy, tôi cần thiết phải đưa ra những chỉ dẫn đầy đủ, lộ
trình và thời gian đạt được mục tiêu rõ ràng cũng như kì vọng của tôi đối với công việc. Bên
cạnh đó, những công việc cần được chỉ định như nhân viên thiết kế, sửa chữa,...hoặc
những loại công việc mơ hồ vượt quá khả năng thực hiện của họ, người quản lý sẽ thường
xuyên thực hiện hành vi lãnh đạo chỉ thị hơn vì nó phù hợp trong tình huống này. Đôi khi, sẽ
có những nhân viên bất mãn hoặc chống đối, tôi cũng sẽ ứng dụng lãnh đạo chỉ thị thường
xuyên hơn đối với nhân viên này.  

- Lãnh đạo hỗ trợ: Ngay từ khi đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các đội nhóm trong trường
học, tôi được nhận xét là người hòa đồng, có tính cách gần gũi, thân thiện. Hiện tại, tôi luôn
nỗ lực tạo lập một mô trường làm việc thoải mái và bình đẳng cũng như quan tâm đến nhu
cầu của các nhân viên cấp dưới nhằm đưa ra những hỗ trợ kịp thời khi nhân viên gặp khó
khăn hoặc đưa lời khuyên cho nhân viên còn đang mơ hồ về năng lực của bản thân. Đặc
biệt, những nhân viên có nhu cầu liên minh cao và đang thực hiện các công việc đơn giản,
lặp đi lặp lại, tôi sẽ ứng dụng phong cách hỗ trợ nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên,
tạo sự gắn kết trong môi trường làm việc nhàm chán. 

- Lãnh đạo tham gia: Đối với tôi, ý kiến và chia sẻ của cấp dưới là nguồn thông tin đầu vào
quý báu mỗi khi đưa ra các quyết định quan trọng. Hơn hết, những nhân viên tại cửa hàng
đều có tư duy sáng tạo tốt, tầm kiểm soát tâm lý mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm cao. Vậy
nên, tôi tổ chức các phiên họp hằng tháng để  tham gia thảo luận với các thành viên
trong cửa hàng để thu thập các đề xuất của họ, hoặc lắng nghe những khó khăn mà
họ gặp phải khi thực hiện các công việc phức tạp, sau đó xem xét các đề xuất này
một cách nghiêm túc khi đưa ra quyết định cũng như hướng giải quyết. Ví dụ, tháng
vừa qua, nhằm tăng doanh thu cuối năm cho cửa hàng, tôi có kế hoạch triển khai
mở rộng sang thị trường mua sắm trực tuyến. Khi đó, tôi đã mở 2 cuộc họp nhằm
tiếp nhận những ý kiến, phản hồi của nhân viên, cùng nhau phân tích mặt lợi, hại khi
thực hiện cũng như nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng. Qua đó, việc triển khai kế
hoạch bước đầu tương đối thuận lợi, cũng như không vấp phải sự phản đối từ nhân
viên trong cửa hàng.  

- Lãnh đạo định hướng thành tựu: Khi lãnh đạo nhân viên có năng lực làm việc độc lập và kĩ
năng chuyên môn tốt, tôi thường giao cho họ những công việc có cấu trúc phức tạp hơn
hoặc các mục tiêu mang tính thách thức hơn. Song sau đó, tôi trao quyền nhiều hơn, cho họ
quyền tự chủ cao. Điển hình, trong cửa hàng có một nhân viên có quyền lực tham chiếu
tương đối, tôi đã giao cho cô ấy quyền tự quyết định một số vấn đề trong một khuôn khổ cho
cho phép và cô ấy đã hoàn thành tốt mục tiêu được đặt ra, hỗ trợ tôi khá nhiều trong việc
giúp đỡ giải quyết một số tình huống phát sinh ngoài ý muốn tại cửa hàng khi tôi vắng mặt. 

Ứng dụng bốn bước trong thuyết đường dẫn đến mục tiêu
Giveaway Premium là một cửa hàng có quy mô không lớn với nhân sự mỗi ca chỉ từ 5-6
nhân viên nên không khí làm việc đôi khi ảm đạm. Vì vậy để tạo động lực và nâng cao hiệu
suất làm việc của nhân viên, tôi cũng áp dụng bốn bước trong thuyết đường dẫn đến mục
tiêu, cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu - Tôi luôn nhấn mạnh các mục tiêu công việc của các cá
nhân và toàn bộ cửa hàng cần đạt được trong mỗi cuộc họp. 
Bước 2: Làm rõ cách thức làm việc - Tôi thống nhất các quy tắc và quy định khi thực
hiện các công việc tại cửa hàng cũng như đưa ra hướng dẫn, cấu trúc công việc rõ
ràng nhất có thể. 
Bước 3: Loại bỏ chướng ngại vật - Tôi giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên khi
đề nghị chủ cửa hàng gia tăng thêm nhân sự tạm thời cho mùa sale cuối năm.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm khắc phục sự cố mà nhân viên đang đối
mặt. 
Bước 4: Cung cấp sự hỗ trợ - Tôi đưa ra những chỉ dẫn tận tình cho nhân viên khi
họ không biết hướng giải quyết công việc, tăng cường các phần thưởng cho nhân
viên khi đạt được mục tiêu công việc, dành cho những nhân viên có thành tích cao
sự tuyên dương, công nhận đặc biệt.

Kết luận

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các
nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có
những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý
trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Công việc của lãnh đạo là giúp đỡ
những người cấp dưới đạt được mục tiêu của họ bằng cách chỉ đạo, hướng dẫn,
và huấn luyện họ trên con đường làm việc.
- Lý thuyết đường dẫn - mục tiêu có 3 điểm mạnh lớn: Đầu tiên, nó cung cấp
được một khung lý thuyết giúp chúng ta hiểu các phong cách lãnh đạo khác
nhau như thế nào nào đến sự hài lòng cSng như hiệu suất công việc của người
nhân viên cấp dưới. ThQ hai, nó tạo ra câu hỏi lớn đặt lên hàng đầu xoay quanh
vấn đề "Phong cách của người lãnh đạo và động lực thúc đẩy nhân viên" cho
các nhà lãnh đạo. Và cuối cùng, lý thuyết đường dẫn - mục tiêu cung cấp một
mô hình áp dụng mà theo một số cách nhất định là rất thực tế.
- Về điểm yếu, lý thuyết đường dẫn - mục tiêu vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện
và khách quan ở 5 điểm: Đầu tiên, tồn tại sự phQc tạp và khó áp dụng chPnh xác
khi thuyết này không nghiên cQu trên toàn diện, bỏ sót nhiều khPa cạnh. Mặt
khác, Lý thuyết này chỉ nhận được hỗ trợ một phần từ nhiều nghiên cQu thực
nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra tPnh hợp lý của nó . ThQ ba, lý thuyết
này không tPnh đến sự khác biệt về giới tPnh, chỉ dựa vào phong cách người
lãnh đạo xem là phương tiện chPnh thúc đẩy nhân viên. ThQ tư, nó không giải
thPch được đầy đủ mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và động lực nhân
viên. Cuối cùng, có nguy cơ phản tác dụng của lý thuyết trên thực tế.

You might also like