You are on page 1of 9

Phạm Phương Thảo - 31201021407 - CL001 - chương 16

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chương 16: Động viên nhân viên

1. Điều nào sau đây thể hiện sự hứng thú, định hướng và kiên trì của hành vi cá nhân?
a. Cam kết
b. Động viên
c. Sự thỏa mãn
d. Hành vi tưởng thưởng

2. Một _____ đề cập đến phần thưởng được cung cấp bởi một người khác.
a. phần thưởng nội sinh
b. phần thưởng ngoại sinh
c. phần thưởng có giá trị
d. lòng khoan dung

3._____ là một ví dụ về một phần thưởng nội sinh.


a. Cảm nhận của người nhân viên về giá trị bản thân
b. Sự khuyến khích từ ông chủ của bạn
c. Sự thăng tiến
d. Tiền thưởng

4. Katie không thích hầu như tất cả mọi thứ về công việc của mình. Lý do duy nhất cô
tiếp tục làm việc tại Mace Autobody là gói phúc lợi tuyệt vời cô nhận được. Katie được
thúc đẩy bởi:
a. phần thưởng ngoại sinh.
b. phần thưởng có thể thay đổi.
c. phần thưởng nội sinh.
d. tất cả đều sai.

5. Sally rất thích công việc của mình là một giáo viên, không phải vì tiền lương hay phúc
lợi, mà bởi vì cô cảm thấy hài lòng về định hướng công việc trong tương lai. Sally được
thúc đẩy bởi:
a. yếu tố quyền lực.
b. yếu tố lãnh đạo.
c. phần thưởng ngoại sinh.
d. phần thưởng nội sinh.

6. Lý thuyết nào sau đây tập trung vào việc học tập của người lao động đối với các hành
vi mong đợi trong công việc?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết ERG
c. hệ thống cấp bậc của lý thuyết nhu cầu
d. lý thuyết kinh nghiệm học tập

7. Lý thuyết động viên nào đề xuất rằng nhu cầu phải được thoả mãn theo thứ tự?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết ERG
c. lý thuyết hệ thống thang bậc nhu cầu
d. lý thuyết kinh nghiệm học tập

8. Lý thuyết nào sau đây nhấn mạnh động viên theo nhu cầu con người?
a. Quá trình
b. Củng cố
c. Thỏa mãn
d. Tình huống

9. Điều nào sau đây là một lý thuyết thỏa mãn đề xuất rằng con người được động viên
bằng những nhu cầu sinh lý, sự an toàn, xã hội, tự trọng và tự thể hiện?
a. lý thuyết củng cố
b. lý thuyết quá trình
c. lý thuyết tình huống
d. lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu

10._____ tập trung vào việc người lao động học tập các hành vi công việc được mong
đợi.
a. Lý thuyết ngẫu nhiên
b. Lý thuyết tình huống
c. Lý thuyết quá trình
d. Lý thuyết củng cố

11. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một nhu cầu được đề xuất trong hệ thống thang
bậc của Maslow về thuyết nhu cầu?
a. nhu cầu an toàn
b. nhu cầu đền bù
c. nhu cầu sinh lý
d. nhu cầu tôn trọng

12. Nelson được động viên bởi một nhu cầu mạnh mẽ cho sự công nhận và tìm kiếm uy
tín bằng những đóng góp của mình vào tổ chức. Theo Maslow, Neilson được thúc đẩy
bởi loại nhu cầu nào?
a. Sinh lý
b. An toàn
c. Xã hội
d. Được tôn trọng
13._____ mô tả các nhu cầu vật chất cơ bản nhất của con người, bao gồm thực phẩm,
nước và oxy.
a. Nhu cầu tự thể hiện
b. Nhu cầu sinh lý
c. Nhu cầu tôn trọng
d. Nhu cầu xã hội

14. Nhu cầu nào mô tả mong muốn được chấp nhận bởi người ngang cấp, tình bạn, trở
thành một phần của nhóm và được yêu mến?
a. nhu cầu tự thể hiện
b. nhu cầu sinh lý
c. nhu cầu tôn trọng
d. nhu cầu xã hội

15. Theo Maslow, nhu cầu ở cấp độ cao nhất là:


a. nhu cầu tự thể hiện
b. nhu cầu sinh lý
c. nhu cầu tôn trọng
d. nhu cầu xã hội

16. Alderfer đề cập đến các nhu cầu về vật chất là nhu cầu _____.
a. sinh lý
b. tồn tại
c. xã hội
d. phát triển

17. Frank chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội gần gũi với
những người khác. Alderfer sẽ nói Frank được thúc đẩy bởi:
a. nhu cầu phát triển.
b. nhu cầu tồn tại.
c. nhu cầu quan hệ.
d. nhu cầu tự thể hiện.

18. Nguyên tắc thất vọng - hồi quy được đề cập bởi_____.
a. Maslow
b. Herzberg
c. McClelland
d. Alderfer

19. Theo Herzberg,_____ là một ví dụ của yếu tố duy trì.


a. thành tích
b. sự công nhận
c. tiền lương cơ bản
d. trách nhiệm

20. Công ty Highroller cung cấp cho nhân viên tiền lương và phúc lợi tốt, bao gồm cả
tiền thưởng lên đến 25% tiền lương hàng năm. Tuy nhiên, công ty vẫn bị chỉ trích vì
không thiết lập được một chương trình đánh giá kết quả theo mong đợi hoặc chương trình
ghi nhận thành tích của nhân viên. Điều nào sau đây mô tả công ty đúng nhất theo lý
thuyết hai yếu tố?
a. Động viên tốt và các yếu tố duy trì không thỏa đáng
b. Yếu tố duy trì tốt và động viên không thỏa đáng
c. Yếu tố duy trì và động viên tốt
d. Yếu tố duy trì và động viên không thỏa đáng

21. Theo Herzberg, điều nào sau đây là nhu cầu cấp cao bao gồm: các thành tích, sự công
nhận, trách nhiệm và cơ hội cho sự phát triển?
a. yếu tố duy trì
b. yếu tố đối ngoại
c. Yếu tố động viên
d. điều bất mãn

22. Theo Herzberg,_____ có tác động lớn nhất đối với sự thoả mãn trong công việc.
a. yếu tố duy trì
b. sự củng cố
c. yếu tố động viên
d. tất cả đều đúng

23. Đa số người lao động theo giờ ở Formatting Unlimited không thỏa mãn và cũng
không bất mãn. Herzberg sẽ khuyên gì nếu mục tiêu của bạn là làm tăng mức độ thỏa
mãn của họ?
a. Tăng mức độ các yếu tố duy trì
b. Tăng mức độ động viên
c. Giảm mức độ các yếu tố duy trì
d. Tất cả đều sai

24. Mong muốn hình thành mối quan hệ cá nhân gần gũi, tránh xung đột, và thiết lập tình
bạn thân mật, mô tả:
a. nhu cầu liên kết.
b. nhu cầu quyền lực.
c. nhu cầu thành tựu.
d. Tất cả đều đúng.

25. Theo McClelland, một nhu cầu cao đối với _____ gắn liền với thành công đạt được
của các nhà quản trị cấp cao trong hệ thống tổ chức.
a. quyền lực
b. thành tựu
c. sự liên kết
d. sự thành công

26. Denise có mong muốn ảnh hưởng đến những người khác, chịu trách nhiệm và có
quyền lực đối với họ. Cô ấy có:
a. nhu cầu quyền lực.
b. nhu cầu thành tựu.
c. nhu cầu liên kết.
d. tất cả đều đúng.

27. Alden là một người mới tốt nghiệp đại học. Anh không chắc chắn về tương lai của
mình. Một cố vấn tại văn phòng hướng nghiệp của trường đại học đã nói với Alden rằng
anh có một nhu cầu cao về thành tựu. Trên cơ sở này, sự nghiệp Alden nên theo đuổi là
gì?
a. Anh ấy nên tìm việc như một người quản lý dự án.
b. Anh ấy nên suy nghĩ về việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
c. Anh ấy cần tìm việc làm ở một công ty, anh ấy có thể sẽ lên đến vị trí cấp cao.
d. Anh ấy nên chơi xổ số.

28. Những thuật ngữ nào trong thuyết thiết lập mục tiêu đề cập đến nhu cầu thực hiện các
mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được?
a. Tính đặc thù của mục tiêu
b. Độ khó của mục tiêu
c. Sự chấp nhận mục tiêu
d. phản hồi

29. Trong thuyết thiết lập mục tiêu, _____ đề cập đến ý tưởng rằng nhân viên phải "chấp
thuận" các mục tiêu.
a. đặc thù của mục tiêu
b. độ khó khăn của mục tiêu
c. sự cam kết với mục tiêu
d. mục tiêu động lực

30. Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu, thuật ngữ nào đề cập đến nhu cầu thông tin cho
mọi người về mức độ họ đang thực hiện trong tiến trình đạt được mục tiêu?
a. Đặc thù của mục tiêu
b. Độ khó của mục tiêu
c. Sự cam kết mục tiêu
d. Sự phản hồi

31. Điều nào sau đây là một ví dụ của cách tiếp cận động viên theo quá trình?
a. Lý thuyết hệ thống thang bậc nhu cầu
b. Lý thuyết sự công bằng
c. Lý thuyết hai nhân tố
d. Lý thuyết ERG

32. Lý thuyết_____ đề cập đến cảm nhận của người lao động về sự công bằng.
a. kỳ vọng
b. củng cố
c. nhu cầu hệ thống
d. công bằng

33. Kara và Simon đều là nhà quản trị cấp trung tại Gotcha International. Kara không hài
lòng vì cô biết rằng Simon nhận được lương cao hơn mặc dù theo Kara, thời gian cô làm
việc dài hơn Simon. Nếu Kara muốn giảm sự bất bình đẳng được cảm nhận này, cô ấy
nên làm gì?
a. Cô ấy có thể giảm số giờ làm việc.
b. Cô ấy có thể tăng sự vắng mặt của mình.
c. Cô ấy có thể yêu cầu được tăng lương.
d. Tất cả đều đúng.

34. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một phương pháp phổ biến để làm giảm sự bất
bình đẳng nhận thức?
a. thay đổi đầu vào
b. thay đổi kết quả
c. thay đổi cảm nhận
d. thay đổi tính công bằng

35. Điều nào sau đây được dựa trên mối quan hệ giữa nỗ lực, kết quả thực hiện công việc
và hệ quả?
a. lý thuyết công bằng
b. lý thuyết kỳ vọng
c. lý thuyết củng cố
d. lý thuyết hai nhân tố

36. Samuel, một cộng tác viên bán hàng tại một cửa hàng điện tử, biết rằng lương cơ bản
của mình cao hơn so với bất kỳ cộng tác viên bán hàng nào khác trong các cửa hàng. Anh
biện minh cho mức lương cao hơn của mình với ý nghĩ anh ta là một cộng tác viên bán
hàng hàng đầu, tạo ra doanh thu nhiều hơn bất cứ ai khác. Ví dụ này cho thấy phương
pháp nào được sử dụng để giảm sự bất bình đẳng nhận thức?
a. Thay đổi kết quả
b. Thay đổi nỗ lực làm việc
c. Thay đổi cảm nhận
d. Từ bỏ công việc
37. Yolanda vừa biết được Sue, người làm việc ở vị trí tương tự cô và đã làm việc tại
công ty trong cùng một khoảng thời gian, thu nhập nhiều hơn khoảng 10% so với cô ấy.
Kết quả là, Yolanda cảm thấy rằng cô không nên làm việc chăm chỉ, vì vậy cô bắt đầu đi
làm muộn và lấy thêm ngày nghỉ. Đây là một ví dụ về phương pháp nào để làm giảm tính
bình đẳng nhận thức?
a. Thay đổi kết quả
b. Thay đổi nỗ lực làm việc
c. Thay đổi nhận thức
d. Từ bỏ công việc

38. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy rằng lý do hàng đầu mà
con người từ bỏ công việc của mình là vì họ:
a. không kiếm đủ tiền.
b. không cảm nhận mình được đánh giá cao.
c. không tin vào những gì tổ chức đại diện cho.
d. không thích đồng nghiệp của họ.

39._____ liên quan đến việc đặt nỗ lực vào một nhiệm vụ sẽ dẫn đến kết quả thực hiện
công việc cao.
a. Kỳ vọng P -> O
b. Kỳ vọng E -> P
c. Kỳ vọng O -> V
d. Kỳ vọng A -> Z

40. Tim là một quản lý tại Chuck's Construction. Ông thấy ít có cơ hội thăng tiến ở
Chuck's Construction, bất kể kết quả thực hiện của ông như thế nào. Kỳ vọng nào sau đây
là thấp đối với Tim?
a. kỳ vọng E -> P
b. kỳ vọng O -> V
c. kỳ vọng P -> O
d. kỳ vọng E -> V

41. Abbi làm việc tại Railroad Ties. Ông chủ của cô liên tục chỉ ra rằng mức độ động lực
của cô là thấp. Abbi đồng ý, nhưng không sẵn sàng làm việc khó khăn hơn cho đến khi
công ty thay đổi các loại hình phần thưởng cho nhân viên của mình. Điều nào sau đây là
thấp đối với Abbi?
a. kỳ vọng E -> P
b. kỳ vọng O -> P
c. hấp lực (mức độ hấp dẫn của phần thưởng nhận được)
d. động lực
42. Điều nào sau đây mô tả giá trị hoặc sự hấp dẫn mà cá nhân nhận được từ kết quả công
việc?
a. động lực
b. hấp lực
c. kỳ vọng O -> V
d. kỳ vọng P -> O

43. Lý thuyết nào sau đây liên quan đến những quá trình tư duy ảnh hưởng đến hành vi?
a. Quá trình
b. Củng cố
c. Thỏa mãn
d. Thang bậc nhu cầu

44. Các lý thuyết giải thích cách thức nhân viên lựa chọn các hành vi cho phép họ đáp
ứng nhu cầu của mình được gọi là:
a. lý thuyết thỏa mãn.
b. lý thuyết tình huống.
c. lý thuyết quá trình.
d. lý thuyết hệ thống nhu cầu.

45. Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu_____ đề cập đến mức độ cụ thể và rõ ràng của mục
tiêu.
a. mục tiêu cụ thể
b. mục tiêu thách thức
c. mục tiêu được chấp nhận
d. mục tiêu có tính động viên

46. Lý thuyết nào sau đây nhấn mạnh vào hành vi và hậu quả của nó?
a. lý thuyết hai nhân tố
b. lý thuyết hệ thống nhu cầu
c. lý thuyết củng cố
d. lý thuyết công bằng

47. Điều nào sau đây thể hiện việc tạo ra sự hài lòng và khen thưởng cho những kết quả
xuất hiện một hành vi mong đợi?
a. học tập tránh né
b. sự trừng phạt
c. củng cố tích cực
d. sự dập tắt

48. Bruce công khai ca ngợi nhân viên của mình khi họ đạt được mục tiêu. Bruce hy vọng
điều này sẽ làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu trong tương lai. Đây là một ví dụ về:
a. sự dập tắt.
b. củng cố tiêu cực.
c. học tập tránh né.
d. củng cố tích cực.

49. Việc loại bỏ một hệ quả khó chịu sau một hành vi mong muốn được gọi là:
a. học tập để tránh né.
b. Hình phạt.
c. củng cố tích cực.
d. sự dập tắt.

50. Điều nào sau đây có thể được gọi là củng cố tiêu cực?
a. học tập để tránh né
b. sự trừng phạt
c. củng cố tích cực
d. sự dập tắt

You might also like