You are on page 1of 13

CHƯƠNG I

LÀM VIỆC ĐÚNG


Các vấn đề trong sách “phải trái đúng sai” được đánh giá trong môn đạo đức học.
1. Giá cắt cổ sau cơn bão
 Tóm tắt vấn đề: sau cơn bão thì một số người đã chuộc lợi bằng cách tăng giá
thành sản phẩm lên rất cao: Vd: Nước đá từ 2 đô la lên 10 đô la, dọn cây cối và sửa mái nhà lên
23.000 đô la.
 Cách giải quyết trong sách:
- Điều này được xét trên phúc lợi, tự do và đạo đức.
- Chống lại luật giá cắt cổ.
- Theo các lý lẽ trong sách giáo khoa, vấn đề này chia rẽ tư tưởng chính trị cổ đại và hiện
đại.
+) Aristotle cho rằng chúng ta không thể xác định đâu là một thể chế công bằng nếu
không phản ánh được ngay từ đầu cách sống đáng ao ước nhất. Với ông, pháp luật không thể
trung lập với vấn đề cách sống tốt đẹp.
+) Các triết gia chính trị hiện đại - từ Immanuel Kant thế kỷ thứ 19 đến John Rawls
thế kỷ 20 - lại cho rằng các nguyên tắc công lý nhằm xác lập quyền của chúng ta không nên
dựa trên bất kỳ quan niệm cụ thể nào về đạo đức, về lối sống nào là tốt nhất. Thay vào đó, xã
hội công bằng tôn trọng quyền tự do lựa chọn quan điểm sống của bất kỳ công dân nào.
 Đánh giá bằng môn đạo đức học:
- Giả thiết họ có mục đích phục hồi kinh tế thì như một hành vi sự thiện phải làm.
- Thế nhưng trong bối cảnh (sau cơn bão) thì cách lạm dụng của họ đã vi phạm những vấn
đề đạo đức như sau:
+Mục đích này không phải là một sự thiện tối hậu vì họ đã lạm dụng người nghèo
khổ.
+Hành vi tăng giá thành sản phẩm mang tính cách chủ ý, hiểu biết và tự do.
+Hành vi phạm luật công bình: trong công bình phân phối: sự phân phối không
bình đằng sau cơn bão, có nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn khi phải tri trả những
khoản sinh hoạt hằng ngày cũng như là phục hồi lại cuộc sống sau cơn bão.

2. Thương tích nào xứng đáng với huân chương tử tâm


 Tóm tắt vấn đề: Nhiều cựu chiến binh khi tham gia các cuộc chiến trở về thì bị
mắc những cơn bệnh trầm cảm nặng. Có chăng, nên trao huân chương tử tâm cho các chiến
binh này. Trong đó thì có một số người đồng tình, còn một số thì không đồng tình với quan
điểm đó.
 Cách giải quyết trong sách:
- Cuộc tranh luận quanh vấn đề huân chương tử tâm minh họa logic về mặt đạo đức trong
học thuyết công lý của Aristotle.
- Nhưng lập luận về cái đúng và cái sai của các lý lẽ kinh tế thường dẫn chúng ta quay trở
lại câu hỏi về mặt đạo đức của Aristotle: con người xứng đáng với điều gì, và lý do tại sao.
 Đánh giá bằng môn đạo đức học:
- Nếu xét trong bối cảnh trên sự thiện giống như một giá trị. Bởi sức khỏe con người như
một giá trị; chấn thương tâm lý là một ảnh hưởng rất lớn sau chiến tranh, nó biến một người
bình thường rơi vào tuyệt vọng.
- Trao tặng huân chương cũng như là thưởng một cái gì đó cho sự đóng góp trong chiến
trận. Điều này được nói rõ trong chương bổn phận và thưởng phạt. Thưởng ở đây như là điều
thiện hảo nhất của con người đáng phải có.
- Tuy nhiên, việc nhà nước trao danh hiệu cho chiến binh chỉ dựa vào thương tật thể xác,
mà bỏ qua những tổn thương mặt tâm lý của họ, là cách đánh giá không cân xứng giữa yếu tố
thể chất và tinh thần. Bởi con người là một tổng thể có cả thể chất, tinh thần và tâm linh.
3. Căm giận gói cứu trợ
 Tóm tắt vấn đề: Cuộc khủng hoảng ở nước Mỹ vào năm 2008-2009 đã làm cho
nhiều công ty bị sụp đổ. Tổng thống George W. Bush đã thông qua gói cứu trợ cho các ngân
hàng và tài chính lớn ở Mỹ. Thế nhưng số tiền cứu trợ này lại được thưởng cho các giám đốc
điều hành. Dẫn đến công chúng phản ứng giận dữ.
 Cách giải quyết trong sách:
- Trong các nền chính trị hiện đại, ý tưởng công lý có nghĩa là tôn trọng tự do và các
quyền cá nhân ít nhất cũng quen thuộc như ý tưởng tối đa hóa phúc lợi của thuyết vị lợi.
- Chúng ta xét học thuyết coi công lý gắn với đạo đức và lối sống tốt đẹp. Trong chính trị
đương đại, các thuyết đạo đức thường được coi là của những người bảo thủ văn hóa và bảo vệ
thần quyền.
 Đánh giá bằng môn đạo đức học:
- Đây là một mục đích tốt, nhưng hành vi thực hiện thì là xấu.
- Xét trong đạo đức thì hành vi này sai trái:
+) Bởi một hành vi phải được ước muốn: nếu muốn tốt là hành vi đó phải tốt.
+) Những người đang gặp cơn khủng hoảng thì lại dùng số tiền của dân để ổn định kinh tế
cho bản thân mình là một hành vi sai trái.
- Đây cũng giống như hành vi ăn cắp nếu phân tích hành vi ăn trộm trong 4 yếu tố:
+) Hành vi này chính là hành vi lấy
+) Đồ vật được lấy là của người khác
+) Người chủ không muốn cho tôi lấy
+) Sự không ưng thuận của người đó là hợp lý
4. Xe điện đứt phanh
 Tóm tắt vấn đề:
Trường hợp 1: Giả sử khi bạn lái xe với một tốc độ cao, nhưng ở phía trước có những
công nhân đang làm đường ray, thế nhưng khi xe bị đứt phanh. Nếu lúc đó đâm thẳng thì chết 5
công nhân. Còn nếu rẽ sang bên phải thì giết chết 1 người.
Trường hợp 2: Bây giờ thì không lái xe nữa mà đứng ở trên cầu thì cũng thấy trường
hợp lái xe như vậy, nhưng lúc này thì bạn thấy một ông béo đang đứng ở trên cầu, thì bạn đẩy
ông béo xuống gây thiệt mạng mà không chết 5 công nhân.
 Cách giải quyết trong sách:
- Có lẽ sự khác biệt về mặt đạo đức không nằm trong hậu quả mà nạn nhân gánh chịu -
trong cả hai trường hợp nạn nhân đều chết - nhưng nằm trong chủ ý của người ra quyết định.
- Thật không dễ giải thích sự khác biệt về mặt đạo đức giữa những trường hợp này, tại sao
bẻ lái có vẻ đúng, nhưng đẩy người trên cầu xuống là sai. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng lý luận
đạo đức là cách thuyết phục người khác. Nhưng đó cũng là cách phân loại các niềm tin đạo đức
của chính chúng ta, để hiểu ra điều chúng ta tin tưởng và lý do tại sao.
 Đánh giá bằng môn đạo đức học:
- Đây là một hành vi không chủ ý thi hành: Phải lựa chọn hai tình huống nên gây ra tai
nạn.
- Nếu xét trong hạnh kiểm của con người về sự hiểu biết thì người này đã có hành vi giết
người. Chắc chắn đây là một hành vi vô nhân đạo, vi phạm những nguyên tắc cơ bản về nhân
phẩm là luật vĩnh cửu và giá trị sự sống của con người. Người này phải chịu trách nhiệm cho
hành vi của mình bất kể hoàn cảnh khó khăn của họ dù là đang sợ hãi tuyệt vọng.
- Tuy nhiên, ta cần xem xét kỹ hơn bối cảnh cụ thể của vụ án, động cơ và hoàn cảnh tâm
lý lúc đó. Có lẽ họ được khoan hồng do tình huống sợ hãi tuyệt vọng, nhưng việc giết người vô
tội vẫn không thể chấp nhận được. Nhưng vẫn phải lên án hành động đó là sai trái về mặt lương
tâm, luân lý và nhân đạo.
- Nếu đẩy anh béo xuống đường ray: là chủ ý trong nguyên nhân.
- Nếu xét trong trách nhiệm thì người này phải chịu trách nhiệm bởi những hậu quả đã
được tiên liệu: trường hợp 1 là chủ ý trực tiếp và trường hợp 2 là chủ ý gián tiếp.
5. Người chăn dê Afghanitan
 Tóm tắt vấn đề: Có một đội đặc nhiệm gồm hạ sĩ quan hải quân Marcus Luttrell
và ba lính biệt kích hải quân thực hiện nhiệm vụ bí mật trinh sách một vùng biên giới Pakistan.
Thế nhưng khi đến đây thì họ gặp phải hai người chăn dê, lúc đó họ có những lựa chọn một là
thả đi và hai là giết. Thì ngay lúc đó trong lương tâm của Luttrell không cho phép giết họ, nên
phải thả họ đi. Sau đó ba đồng đội của Luttrell bị thiệt mạng và ông may mắn sống sốt.
 Đánh giá bằng môn đạo đức học:
- Con người có tự do ý chí nên ý chí bị hút về sự thiện và đồng thời đứng trước một lương
tâm hoài nghi thì không nên làm gì cả. Đúng vậy, khi gặp hai người chăn dê thì Marcus Luttrell
đã không giết họ.
- Tuy nhiên, Luttrell cảm thấy áy náy theo lẽ bình thường của những đồng đội với nhau.
- Vì vậy, nếu xét theo lương tâm thì Luttrell đã thực hiện hành vi đúng như lương tâm
mách bảo, khi đã bỏ qua cho người vô tội, bởi vì ngay từ suy nghĩ ban đầu người này có ý
hướng tốt là không muốn làm hại đến người chăn dê.
- Con những người chiến sẽ đã chết thì một khi họ tham gia vào chiến trận thì họ phải
chấp nhận rủi ro xảy đến với bản thân.
 Tình huống đạo đức khó xử
- Một số người phản đối việc tra tấn nghi phạm khủng bố vì đó là hành vi đạo đức đáng
khinh không xứng đáng với một xã hội tự do, trong khi những người khác chấp nhận vì đó là
phương sách cuối cùng để ngăn chặn khủng bố tấn công.
- Nó khởi nguồn từ các cuộc đối thoại của Socrates và triết lý đạo đức của Aristotle.
Nhưng bất kể truyền thống cổ xưa, nó vẫn mở ra cho những thách thức sau:
- Nếu mục tiêu của suy ngẫm đạo đức là tìm kiếm một sự phù hợp giữa phán xét chúng ta
đưa ra và những nguyên tắc chúng ta khẳng định, thế thì làm cách nào mà suy ngẫm đạo đức có
thể dẫn chúng ta đến công lý, hay chân lý đạo đức?
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC HẠNH PHÚC CỰC ĐẠI-THUYẾT VỊ LỢI
TÓM TẮT NGẮN GỌN VỀ CHỦ NGHĨA VỊ LỢI CỦA JEREMY BENTHAM:
Jeremy Bentham (1748-1832) là nhà triết học và cải cách luật pháp người Anh, ông là
người đề xướng chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism). Chủ nghĩa vị lợi cho rằng hành động đạo đức
là hành động mang lại hạnh phúc lớn nhất cho số đông. Mục tiêu của đạo đức là tối đa hóa
hạnh phúc và giảm thiểu đau khổ. Bentham cho rằng không có căn cứ nào có thể phủ định
nguyên tắc tối đa hóa lợi ích. Mọi tranh luận về đạo đức đều dựa trên nguyên tắc này. Bentham
đề xuất áp dụng chủ nghĩa vị lợi vào cải cách chính sách hình phạt và xã hội. Ông ủng hộ hình
phạt nhằm cải tạo, không phải trả thù. Tư tưởng của Bentham vẫn ảnh hưởng đến nhiều nhà
hoạch định chính sách, kinh tế học, và công dân ngày nay.
TÓM LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ VÀ KẾT LUẬN RẰNG
1. Câu chuyện về cậu bé thủy thủ Parker thực sự là một tình huống vô nhân đạo dẫu
cho hoàn cảnh thế nào.
Một mặt, việc giết người để cứu mạng sống người khác trong tình huống tuyệt vọng có
thể thông cảm. Bởi vì, họ đã sợ hãi và nếu không làm thế, có lẽ cả 4 người đều chết và không
ai sống sót.
Mặt khác, việc Dudley và Stephens giết chết một đứa trẻ vô tội là một hành vi nhân linh
sai lầm và vô nhân đạo. Bởi vì họ đã hiểu biết, có chủ ý và tự do hành động giết người.
Những kẻ sát nhân đã chủ ý thi hành, họ có lương tâm mách bảo rằng cậu bé Parker cũng có
quyền sống như bất kỳ ai và họ tiên liệu được hậu quả của việc giết người. Lương tâm của
họ đã hoài nghi nhưng họ không thận trọng mà lại hành động vội vã giết người để lương tâm
họ sai lầm ngay từ ban đầu. Thay vì lấy mạng sống của đứa bé, họ nên cố gắng tìm ra giải pháp
khác. Chẳng hạn, họ có thể chờ thêm vài ngày nữa xem có tàu đi ngang qua không, hoặc tự hy
sinh bản thân thay vì giết đứa bé.
Do đó, hành động của Dudley và Stephens giết Parker là sai trái về mặt đạo đức, là vi
phạm những nguyên tắc cơ bản về nhân phẩm là luật vĩnh cửu và giá trị sự sống của con
người. Họ phải chịu trách nhiệm cho hành vi nhân linh của họ bất kể hoàn cảnh khó khăn
của họ dù là do sợ hãi tuyệt vọng.
Khi phân xử, ta cần xem xét kỹ hơn bối cảnh cụ thể của vụ án, động cơ và hoàn cảnh
tâm lý của các bị cáo lúc đó. Có lẽ họ được khoan hồng do tình huống sợ hãi tuyệt vọng,
nhưng việc giết người vô tội vẫn không thể chấp nhận được. Ta sẽ phạt nhẹ hoặc cho hưởng án
treo do hoàn cảnh khẩn cấp. Nhưng vẫn phải lên án hành động đó là sai trái về mặt lương tâm,
luân lý và nhân đạo.
2. Việc quản lý người ăn xin theo cách Bentham là không tôn trọng nhân phẩm con
người
Bentham đề xuất thiết lập các trại tế bần tự cung tự cấp để giảm bớt sự hiện diện của
người ăn xin trên đường phố, vì ông chủ quan cho rằng điều này làm giảm hạnh phúc của công
chúng. Ông vẫn xem xét lợi ích của người ăn xin, nhưng cảm xúc duy thực nghiệm của ông
cho rằng tổng nỗi đau khổ của công chúng lớn hơn bất cứ điều bất hạnh nào mà những người
ăn xin cảm thấy. Ông đề xuất mô hình tự chủ tài chính cho các trại thông qua lao động của
người ăn xin. Ông giản lượt luân lý thành những thói quen, những tập quán. Điều ông làm
không thể được gọi là công ích vì không mưu ích như điều người ăn xin mong muốn.
Ưu điểm: Bentham có ý hướng như là một sự thiện rằng ông mong muốn làm tăng
hạnh phúc chung của xã hội. Ông như một đại diện cho để ban hành luật lệ để giữ an toàn trật
tự xã hội. Ông tính toán chi phí và lợi ích một cách hệ thống. Ông đảm bảo người ăn xin có nơi
ăn chốn ở và được chăm sóc sức khỏe.
Nhược điểm: Tuy nhiên, mục đích của Bentham không phải là mục đích tối hậu vi
ông vi phạm quyền tự do cá nhân của người ăn xin, ép họ phải làm việc. Mục đích đó không là
cứu cánh cuối cùng, không là phải là cái tốt cao nhất. Bởi vì, ông không hoàn toàn làm
thỏa con người, vì ông đã đối xử với người ăn xin như phương tiện để đạt mục đích chung,
không coi trọng nhân phẩm và quyền của họ. Điều thiện mà ông làm không là đích thực vì
ông không giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn ăn xin mà chỉ phân loại và sắp xếp
người ăn xin một cách máy móc, thiếu tôn trọng cá nhân.
Chuẩn mực đạo đức của Bentham thể hiện tư duy cực đoan của chủ nghĩa vị lợi, lấy lợi
ích tập thể làm ưu tiên cao nhất mà không quan tâm đến các giá trị nhân văn sâu sắc, không
hoàn toàn phổ quát cho thành phần cơ hèn là người ăn xin. Mặc dù xuất phát từ ý tốt nhưng
cảm thức luân lý của Bentham đã phán đoán sai và trí thông minh của ông đã nhầm lẫn
mà tước đoạt quyền tự do cá nhân và đối xử vô nhân đạo với người ăn xin. Lương tri của ông
thực sự quá lý thuyết và không thực tế.
3. Vấn đề ném tín đồ Cơ đốc cho sư tử.
Trò giải trí điên rồ khi giáo dân Cơ Đốc giáo cổ xưa bị đưa ra đấu trường La Mã để bị sư
tử xé xác. Thuyết vị lợi cấm trò này với lý do tính toán từ góc độ hạnh phúc hay đau khổ là
không đủ. Bởi vì việc chỉ tính toán từ góc độ lợi ích không thể bao quát được tất cả các khía
cạnh đạo đức của vấn đề này. Rõ ràng, trò điên cuồng này là một đam mê tiên nghiệm
không hủy tiêu trách nhiệm. Và phải nhớ rằng hạnh phúc thực sự chính là ước vọng được
thỏa mãn cách có ý thức điều tốt lành. Vấn đề này là do cảm xúc điên rồ của khán giả đã
chiếm đoạt và chủ ý thi hành. Những người nắm quyền đã chẳng tìm điều tốt lành, không coi
con người như một bản thể mà sử dụng nô lệ như một đồ vật. Hành vi giải trí này là một
hành vi trái lương tâm, một hành vi mà cảm thức luân lý sai trái kiểm soát và lương tri
phán đoán sai. Chính vì thế, nhân phẩm và quyền của những người bị hại không thể quy đổi
hay ước lượng theo một thang đo hay theo mức độ hạnh phúc của thuyết vị lợi. Và một xã hội
tốt đẹp thì cần dựa trên sự tôn trọng sâu sắc hơn đối với phẩm giá con người.
4. Câu hỏi về tính chính đáng của việc tra tấn là một vấn đề phức tạp và gây tranh
cãi.
Theo quan điểm của thuyết vị lợi, tra tấn có thể chính đáng nếu nó mang lại lợi ích lớn
hơn cho xã hội (như cứu được nhiều sinh mạng). Tuy nhiên, tra tấn dựa trên các căn cứ không
đáng tin cậy và việc tra tấn sẽ gây phản tác dụng. Dẫu sao, dựa trên nguyên tắc nhân quyền thì
tra tấn là sai trái vì nó vi phạm phẩm giá con người, bất kể hậu quả. Ngay cả khi có thể cứu
nhiều sinh mạng, việc tra tấn vẫn bị coi là không thể chấp nhận được. Một số ý kiến lại cho
rằng chỉ nên tra tấn những đối tượng xấu xa, có tội. Nhưng việc tra tấn người vô tội (như con
cái của tên khủng bố) thì không thể chấp nhận được. Vì động cơ tra tấn làm mạnh thêm tính
chất luân lý mà hành vi này vốn có.
5. Vấn đề lợi ích ung thư phổi là sai lầm
Rõ ràng từ ban đầu, mục đích sản xuất thuốc là là sai lầm, không phải sự thiện tuyệt
đối. Bởi bệnh ung thư phổi gây ra rất nhiều đau khổ và tử vong sớm cho nhiều người. Công ty
phải chịu trách nhiệm chính về hành vi có chủ ý và tự do của họ. Về luật tự nhiên, mạng sống
con người là vô giá. Vì thế, việc định giá mạng sống bằng tiền bạc là điều không thể chấp
nhận được về mặt đạo đức. Chính phủ không nên chỉ dựa trên tính toán kinh tế mà cần xem
xét các yếu tố đạo đức, xã hội. Cảm thức luân lý của các nhà lãnh đạo theo thuyết vị lợi đã
sai lầm. Các công ty cần chịu trách nhiệm về mặt đạo đức và phải đặt an toàn và phẩm giá con
người lên trên lợi nhuận. Không thể hy sinh sinh mạng con người để tiết kiệm chi phí. Chính
phủ cần có các quy định và giám sát chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ cần đảm
bảo công bằng cho những người bị thiệt hại và xem xét lại cách thức định giá mạng sống con
người trong các vụ kiện tụng. Cuối cùng, mỗi chúng ta cần xem xét lại giá trị và ý nghĩa của
cuộc sống con người, không thể đánh đồng nó với tiền bạc hay lợi nhuận. Chúng ta nên tập
trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật này và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người.
6. Nổ bình gas
Giám đốc hãng xe Ford đã biết nguyên nhân gây tai nạn gây thương vong và tử vong rất
lớn cho người sử dụng. Đây là hành vi cố tình sai trái về mặt đạo đức. Lương tri của họ đã quan
niệm sai từ ban đầu khi bất chấp giá trị mạng sống con người để đổi lấy mức lợi nhuận chiếm
được. Hơn nữa, việc thẩm đoàn giận giữ nhưng không giải quyết vụ việc theo khía cạnh đạo
đức nhưng chỉ quy đổi thành mức tiền cho công ty đóng phạt. Họ đôi co, đong đếm các tiêu
chuẩn phí tổn và mục đích quy đổi đúng mức mạng sống của con người. Đó lại càng là một
hành vi thiếu nhân đạo. Bởi phẩm giá của con người không thể đem đi định giá mức tiền cho
dù cao hay thấp. Điều cần khắc phục là xử lý hậu quả không lường của thiết bị ô tô chứ không
phải việc quy đổi tiền bạc theo tiêu chuẩn nào. Thẩm đoàn có ý hướng tốt cho người sử dụng
nhưng cách xử lý của thẩm đoàn đã dựa vào thuyết vị lợi. Rõ ràng, chỉ dựa vào phí-tổn của bất
cứ nước nào cũng không thể nào làm cho một con người sống lại được. Tiền đền bù cho dù
mức giá cao đi chăng nữa cũng không mua được hạnh phúc thực sự. Các cấp lãnh đạo công ty
phải chịu trách nhiệm rất lớn vì họ hiểu biết và chủ ý vì lợi nhuận mà không quan tâm đến
mạng sống người sử dụng.
7. Vấn đề trả tiền cho nỗi đau
Việc so sánh giá trị của các trải nghiệm hoàn toàn khác biệt như vậy là không hợp lý. Bởi
mỗi trải nghiệm mang lại một cảm xúc và tác động riêng biệt không thể đo lường bằng cùng
một thước đo. Những gì chúng ta coi là có giá trị hay vô giá không thể quy đổi thành một thang
tiền tệ chung. Việc so sánh con người với thú vật đều thèm khát như nhau là hoàn toàn sai
lầm. Chẳng hạn như, có những điều vô giá mà không ai sẵn sàng đánh đổi như: tình yêu
thương, danh dự hay nhân phẩm. Ngược lại, có những thứ có thể định giá bằng tiền nhưng lại
không mang lại hạnh phúc thực sự. Câu chuyện này cho thấy việc cố gắng quy đổi các giá trị
đạo đức phức tạp thành một giá trị chung duy nhất (trong trường hợp này là giá trị kinh tế) dẫn
tới việc mất đi các ý nghĩa quan trọng mặt đạo đức.
8. Vụ nữ sinh trường St. Anne
Các thành viên lớn tuổi đã coi việc phản đối việc cho phép nam khách qua đêm như một
sự thiện phải làm và họ dựa trên các giá trị đạo đức truyền thống. Thế nhưng, họ có thể bị sức
ép xã hội nên cách làm sai khi sử dụng lập luận về chi phí để bào chữa cho quan điểm của
mình, thay vì nêu rõ lý do thực sự. Việc cố gắng quy đổi các vấn đề phức tạp về đạo đức thành
giá trị kinh tế đơn giản dẫn đến kết quả là tiêu đề báo giật gân và gây tranh cãi. Không những
thế, việc quy đổi cho thấy họ hạ thấp giá trị đạo đức và phán đoán của lương tri đã nhầm
lẫn. Giá trị đạo đức không phải tùy thuộc vào việc ta thích nó thì nó có giá nhưng giá trị
luân lý phải làm cho con người xét như một con người. Điều này cho thấy không thể dễ
dàng quy đổi các giá trị đạo đức phức tạp thành một giá trị chung vì mỗi giá trị đạo đức đều
chứa đựng các ý nghĩa và hàm ý riêng mà không thể diễn đạt đầy đủ bằng ngôn ngữ kinh tế.
Tóm lại, việc giữ sự trong sạch của nữ sinh thực sự là một phẩm giá không thể bỏ thế
nhưng họ lại coi thường và quy đổi thành giá trị tiền tệ.
9. Hạnh phúc lớn hơn
Mill chỉ dựa trên thuyết vị lợi mà đưa ra tiêu chí phân biệt hạnh phúc lớn và hạnh phúc
nhỏ dựa trên sự lựa chọn của đa số những người đã trải nghiệm là chưa đủ. Bởi vỉ, sự lựa chọn
của đa số không phải lúc nào cũng phản ánh được giá trị thực sự của hạnh phúc. Cho nên, Mill
cho rằng cần bổ sung thêm các tiêu chí khác như xem xét chất lượng, ý nghĩa lâu dài của hạnh
phúc, chứ không chỉ dựa vào sự lựa chọn thực tế của đa số. Từ đó sẽ giúp phân biệt được tốt
hơn giữa hạnh phúc lớn và hạnh phúc nhỏ. Tóm lại, ta cần kết hợp với các tiêu chí khác để
đánh giá chất lượng, ý nghĩa của hạnh phúc mới có thể phân biệt được một cách hoàn chỉnh.
10. Shakespeare và gia đình simpsons
Tiêu chí của Mill là cần xem xét thêm các yếu tố về chất lượng, ý nghĩa lâu dài của hạnh
phúc chứ không chỉ dựa vào sự lựa chọn thực tế và phải kết hợp nhiều tiêu chí mới có thể phân
biệt được một cách đầy đủ giữa hạnh phúc lớn và nhỏ. Như vậy, để có cách phân biệt hạnh
phúc thực chất, cần kết hợp nguyên lý vị lợi với các tiêu chí đánh giá chất lượng khác. Đây là
cách tiếp cận đa chiều sẽ mang lại kết quả phù hợp và khách quan hơn.
VẬY QUYỀN CÁ NHÂN CẦN PHẢI HIỂU ĐÚNG NGHĨA HƠN
Quyền cá nhân trong thuyết vô vị lợi cần phải được điều chỉnh để hiểu lại rằng rằng lợi
ích của cá nhân nên được xem xét trong tổng thể lợi ích của xã hội. Cá nhân vẫn được tôn
trọng, nhưng không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung. Vì vậy, không nhất thiết chấp
nhận việc hy sinh lợi ích của cá nhân nếu nó không mang lại lợi ích lớn hơn cho xã hội. Và
đồng thời cũng không biện minh cho việc đối xử tàn tệ với cá nhân chỉ vì mục đích tối đa hóa
lợi ích chung. Luân lý và nhân phẩm con người vẫn được tôn trọng. Thuyết vị lợi phải được
nhìn nhận lại rằng thuyết vị lợi là cách tiếp cận thực dụng và cân bằng giữa lợi ích cá nhân và
xã hội, chứ không phải là sự hy sinh đạo đức vì mục đích duy vật. Sự cân bằng đó mới thực sự
đem lại lợi ích lớn nhất cho mọi người.
CHƯƠNG 3: CHÚNG TA CÓ SỞ HỮU CHÍNH MÌNH KHÔNG?
- CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN (Libertarianism): chủ trương tối đa hóa tự do cá nhân,
mọi quyền lợi dành cho cá nhân. Thể hiện trong kinh tế là chính sách Laissez- faire, trong
chính trị là nền chính trị của đảng Cộng hòa. Khuynh hướng này được gọi là chủ nghĩa tự do cá
nhân, những người theo khuynh hướng này là người chủ trương tự do cá nhân (libertarian), để
phân biệt với: Chủ nghĩa tự do dân chủ (liberalism): chủ trương tự do nhưng mong muốn xây
dựng và phát triển một khung nguyên tắc, thể chế chung nhằm đảm bảo những giá trị tự do
chung cho mọi người. Đây là quan điểm của đảng Dân chủ. Những người theo quan điểm này
tạm gọi là những người tự do dân chủ (liberal).
Tóm lược:
1. Việc đánh thuế thu nhập cá nhân
Theo thống kê của Mỹ năm 2008 về mức thu nhập, nhóm 1 % dân số giàu nhất sở hữu hơn
một phần ba tổng tài sản của nhóm 90% dân số nghèo nhất. Nhóm 10% dân số giàu nhất chiếm
42% tổng thu nhập và nắm 71% tài sản cả nước.
Trước tình trạng ấy, một số người cho rằng bất bình đẳng như thế thật bất công và muốn
đánh thuế người giàu để giúp người nghèo. Những người khác không đồng ý, họ cho rằng bất
bình đẳng kinh tế - nếu như không có nguyên nhân từ bạo lực hay gian lận mà thông qua lựa
chọn của mọi người trong nền kinh tế thị trường - không phải điều bất công.
 Vấn đề đặt ra là ai đúng?
 Cách giải quyết như phân tích của sách:
- Những người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ thị trường bị giới hạn và phản đối sự điều tiết
của chính phủ, không phải vì tính hiệu quả của nền kinh tế mà vì tự do của con người. Ý niệm
chủ đạo của họ là mỗi con người chúng ta có quyền tự do cơ bản - là quyền làm bất kể điều gì
với tài sản của mình miễn là chúng ta tôn trọng quyền làm như vậy của người khác.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
- Nhà nước có quyền lợi đối với những phương tiện cần thiết để hoàn tất mục đích của
mình, từ luật tự nhiên. Một trong những phương tiện là lợi tức, và cách thế thông thượng để
thu lợi tức là thuế má.1
- Về mặt luân lý, phải nộp thuế càng công bình càng tốt. Nghĩa là đánh thuyết theo tỷ lệ
tương đương với khả năng đóng thuế của công dân, vì có nhiều người không những không thể
đóng góp gì, nhưng thực tế còn cần sự giúp đỡ của nhà nước nữa.
- Vậy những loại thuế tổng quát, một thứ thuế bắt buộc ta phải đóng xét về mặt luân lý; còn
đối với những bổn phận đóng thuế này thuế kia đôi khi không có sự rõ ràng lắm.
2. Nhà nước tối thiểu
 Tóm lược nội dung:
Nếu lý thuyết về quyền của chủ nghĩa tự do cá nhân là chính xác thì rất nhiều chức năng của
nhà nước hiện đại là bất hợp pháp và vi phạm quyền tự do. Chỉ nhà nước tối thiểu - đảm bảo
việc thực thi giao kèo, bảo vệ tài sản tư nhân không bị trộm cắp và giữ gìn hòa bình - mới phù
hợp với lý thuyết về quyền của chủ nghĩa tự do. Bất cứ nhà nước nào làm nhiều hơn thế là bất
công về mặt đạo đức.
Chủ nghĩa tự do cá nhân bác bỏ ba loại chính sách và luật pháp mà các nhà nước hiện đại
thường ban hành:
- 1 là: Không chủ nghĩa gia trưởng
- 2 là: Không có luật về đạo đức.
- 3 là: Không tái phân phối thu nhập hay tài sản.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Khi nhìn vấn đề trên dưới góc độ Đạo đức học ta thấy những người theo chủ nghĩa tự do cá
nhân đang muốn chủ trương vô chính phủ. Bởi họ chủ trương đề cao quyền tự do của cá nhân,
của nhóm mạnh, vì vậy thiếu vắng sự bó buộc là điều tương hợp. Điều này là một sự lạc quan
vô lý vì: chính sách và pháp luật do nhà nước thiết lập để: chữa trị vô tri, để cưỡng bách công
bình và để cung cấp sự lãnh đạo.

1
Austin Fagothey, S.J, Luân Lý học chuyên biệt, trang 115 - 116
- Trước tiên, để chữa trị vô tri: nếu luật tự nhiên là phổ quát chung cho mọi người, thì
những kết luận xa xôi khó được lĩnh hội và phải được bắt buộc do một sức mạnh luân lý, hay
quyền bính hầu vì công ích và trật tự công cộng.2
+ Nếu một xã hội mà không có luật đạo đức, không đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mọi
người dân thì xã hội ấy chẳng hề giúp con người được sống như là một con người (với các
quyền cơ bản).
+ Khi ấy, những kẻ mạnh thế về quyền, về tài chính sẽ thỏa sức làm những gì họ cho là tự do
cá nhân mà quên đi hành vi của họ đang trực tiếp, hay gián tiếp tác động đến cuộc sống của
những người yếu thế hơn.
- Thứ hai, để cưỡng bách công bình: người ta dễ chiếm lợi lộc nhưng trốn tránh bồn phận:
lợi lộc và bổn phận phải được phân phối điều hòa.
+ Khi xét đến bác bỏ thứ 3 của nhóm chủ nghĩa tự do là “Không tái phân phối thu nhập hay
tài sản.” Điều này cho ta thấy nhóm theo chủ nghĩa tự do dường như muốn hoàn toàn trốn
tránh bổn phận đóng góp một phần lợi lộc của mình. Điều này thực ra là một sự ích kỷ cá nhân,
hơn là là cách lý giải của tự do.
- Thứ ba, để cung cấp sự lãnh đạo: một xã hội sẽ chỉ vận hành ổn định khi nhà nước điều
tiết để các hoạt động nhóm, tổ chức thông qua sự lãnh đạo, mà luật pháp là thước đo giúp đánh
giá những hoạt động này. Qua đó, nhà nước mới đảm bảo giá trị công bằng cho tất cả các nhóm
đối tượng rất khác biệt nhau trong một phạm vi lãnh thổ của mình.
3. Triết lý thị trường tự do
 Tóm lược nội dung:
Robert Nozick đưa ra luận điểm triết học bảo vệ nguyên tắc của chủ nghĩa tự do cá nhân và
thách thức những ý tưởng công lý phân phối quen thuộc. Ông bắt đầu bằng tuyên bố các cá
nhân có quyền “quá mạnh mẽ và sâu rộng” đến nỗi “họ đặt câu hỏi về vai trò của chính quyền,
nếu có”. Ông kết luận “chỉ nhà nước tối thiểu - giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện các
giao kèo và bảo vệ người dân chống lại vũ lực, trộm cắp và gian lận là hợp lý. Bất kỳ nhà
nước nào lớn hơn, vi phạm quyền con người - bắt người dân không được làm việc nọ việc
kia - là bất công”.

2
Austin Fagothey, S.J, Luân Lý học chuyên biệt, trang 75 – 76.
Bởi vậy, không ai bị buộc phải làm là giúp đỡ người khác. Đánh thuế người giàu để giúp
đỡ người nghèo là cưỡng ép người giàu. Điều này vi phạm quyền họ muốn làm gì tùy thích
với tài sản của mình.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Như đã trình bày ở trên, giá trị của đạo đức học nhấn mạnh đến yếu tố quyền và bổn phận
của các cá nhân, tổ chức liên quan đến lợi lộc. Sẽ thật vô lý khi ai đó chỉ nhắm đến đề cao
quyền tự do của mình trong việc thu về những lợi lộc họ kiếm được, nhưng lại hoàn toàn phủ
nhận bổn phận đóng góp để tái thiết xã hội, nhà nước và hướng đến công bằng của xã hội.
4. Tiền của Michael Jordan
 Tóm lược nội dung:
Đến cuối mùa giải bóng rổ, Jordan kiếm được 31 triệu đô la, nhiều hơn so với bất cứ cầu thủ
nào khác. Kết quả là sự phân phối ban đầu - một trong những điều bạn xem xét là công bằng -
không còn nữa. Jordan có nhiều và những người khác có ít hơn. Tuy nhiên, cách phân phối mới
phát sinh thông qua sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện.
Nozick tin kịch bản này minh họa hai vấn đề với các lý thuyết theo khuôn mẫu của công
bằng trong phân phối. Đầu tiên, tự do gây rối loạn các mẫu hình. Bất cứ ai tin rằng bất bình
đẳng kinh tế là không công bằng sẽ phải can thiệp vào thị trường tự do một cách liên tục và lặp
đi lặp lại để hủy bỏ ảnh hưởng của các lựa chọn của người dân. Thứ hai, can thiệp theo cách đó
- đánh thuế Jordan để hỗ trợ các chương trình giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn - không
chỉ đảo lộn kết quả của giao dịch tự nguyện, mà còn vi phạm quyền sử dụng thu nhập của
Jordan. Nó buộc anh phải đóng góp từ thiện ngược với ý chí của mình.
Người theo chủ nghĩa tự do cá nhân thấy một sự liên tục về mặt đạo đức từ thuế (lấy thu
nhập của tôi) sang lao động cưỡng bức (lấy sức lao động của tôi) rồi đến chế độ nô lệ (phủ
nhận việc tôi sở hữu chính bản thân mình).
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Cũng vấn đề về tái phân phối tài chính, khi nhìn dưới góc độ của đạo đức học, ta không thể
đánh giá rằng việc đóng thuế thu nhập của ai đó là đang lấy sức lao động của họ. Bởi, để duy trì
một xã hội ổn định và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, tất cả mọi thành viên trong
đất nước đó phải có nghĩa vụ, hay bổn phận đóng góp thuế theo quy định để nhà nước là cơ
quan trung gian điều tiết các nguồn lực, giúp cho mọi người được hưởng các quyền lợi cơ bản
ít là như nhau.
5. Bán thận
 Tóm lược nội dung:
Họ cũng cho rằng những người cần tiền nên được tự do bán thận nếu muốn. Một lập luận
cho phép mua bán thận dựa trên ý niệm tự sở hữu của chủ nghĩa tự do cá nhân. Nếu sở hữu cơ
thể chính mình, tôi phải được tự do bán bộ phận cơ thể của tôi khi muốn.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Ta chỉ đóng vai trò phục vụ hay sử dụng quyền làm chủ trên nhân vị ta, nên ta buộc phải gìn
giữ và giữ nguyên vẹn điều ta được trao phó. Khi ta trực tiếp tấn công vào sự toàn vẹn của thân
xác, một hành vi cố ý trực tiếp, và như vậy là việc thi hành một sự dữ.3
Nhất là khi ta coi thân thể của mình như một món đồ để tự do buôn bán, điều này càng bất
hợp lý. Bởi không thể nào một người chỉ có quyền quản lý lại có thể tự quyết định “bán thân
thể của mình” được điều vượt quá quyền hạn của họ.
6. Trợ tử
 Tóm lược nội dung:
Đối với người theo chủ nghĩa tự do cá nhân, cấm trợ tử là bất công vì: Nếu cuộc sống của tôi
thuộc về chính mình, tôi phải được tự do để kết liễu. Và nếu tôi chấp nhận một thỏa thuận tự
nguyện với một ai đó giúp tôi chết, chính quyền không có quyền can thiệp.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Về vấn nạn này, chúng ta một đàng đồng cảm với tình cảm ái ngại và thương tâm của những
người muốn giúp đỡ người khác muốn chấm dứt những đau đớn về thể xác; nhưng nó vẫn bị
kết án như việc tự sát và sát nhân xét trên bình diện luân lý.
Những tranh luận về Euthanasia cũng giống như việc biện minh cho tự sát. Họ quên mất
rằng quyền sống không tùy thuộc vào quyết định của người chịu đau khổ. Những người theo
chủ trương này không nghĩ đến quyền của Thượng đế hay cứu cánh của con người, hay giá trị
của lòng nhẫn nhục. Nó hành động theo tình cảm chứ không theo lý trí và rõ ràng áp dụng một
nguyên tắc sai lầm là một mục đích tốt đủ biện chính cho việc sử dụng những phương tiện xấu.
Cả khi luật dân sự cho phép, được cổ động ở một số nơi, vẫn không phù hợp với luân lý.4
7. Đồng thuận ăn thịt người
3
Austin Fagothey, S.J, Luân Lý học chuyên biệt, trang 42-43
4
Austin Fagothey, S.J, Luân Lý học chuyên biệt, trang 24
 Tóm lược nội dung:
Vụ ăn thịt người giữa những người trưởng thành tự nguyện đặt ra thử thách cuối cùng cho
nguyên tắc tự sở hữu của chủ nghĩa tự do cá nhân và các ý tưởng công lý đặt nền tảng trên đó.
 Nhận định chung về vấn đề theo tác giả:
Từ vấn nạn trên, ta thấy đó là một dạng trợ tử ở mức cực đoan. Vì vụ này không có gì liên
quan đến việc làm giảm nỗi đau của một bệnh nhân bị bệnh nan y, nó chỉ có thể được biện
minh trên căn cứ chúng ta làm chủ cơ thể và cuộc sống của chính mình, và có thể làm bất kỳ
điều gì mình muốn.
Nếu mệnh đề này của chủ nghĩa tự do cá nhân là đúng, ngăn cấm việc bị ăn thịt tự nguyện là
bất công, vi phạm quyền tự do. Nhà nước không thể trừng phạt Armin Meiwes cũng như không
thể đánh thuế Bill Gates và Michael Jordan để giúp đỡ người nghèo.
 Ánh nhìn về vấn đề dưới góc độ Đạo đức học:
Ngay từ đầu hành vi đồng thuận cho người khác ăn thịt mình đã hoàn toàn vô lý. Nếu như
hình vi trợ từ được sắp xếp gần như tự sát; thì việc người khác sắp đặt với sự ưng thuận hay
cộng tác của nạn nhân, đó vừa là tự sát vừa là sát nhân.
Nếu nhìn theo cách của những người theo chủ nghĩa vô thần thì rõ ràng con người chỉ như
một sản phẩm của vật chất (một cách nào đó nó giống như con vật). Nhưng nếu xét trong nền
triết học hữu thần, sự sống của chúng ta như là một món quà của Thượng đế ban cho. Con
người được ban quyền thống trị gián tiếp trên bản thân, được sử dụng và thống trị con người
mình, nhưng không có quyền thống trị trực tiếp, không có quyền tự trị hoang phí và hủy diệt
bản thân. Quyền thống trị trực tiếp trên sự sống con người hoàn toàn thuộc về Thượng Đế.

You might also like