You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NHẬP MÔN TLH THAM VẤN

CÂU 1: Khái niệm THAM VẤN, TƯ VẤN, NTVTL

 THAM VẤN: được hiểu là quá trình tương tác giữa NTV và TC trong đó,
NTV sử dụng các kĩ năng chuyên, trợ giúp cho TC đối mặt, đánh giá đúng
vấn đề, đồng thời khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang
gặp phải và có năng lực đối mặt, giải quyết những vấn đề tương tự nảy sinh
trong tương lai.

 TƯ VẤN: là cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn
tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn,... cho 1 cá nhân hay 1 tổ chức khi họ có nhu
cầu.

 NTV TL: được hiểu là người giúp đỡ cho TC khi họ gặp những vấn đề khó
khăn bằng cách khơi gợi tiềm năng trong TC để TC tự giải quyết vấn đề của
mình.

 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN THAM VẤN HOẶC TƯ VẤN


 Vấn đề có thai ngoài ý muốn
 Quyền nuôi con
 Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
 Hôn nhân và gia đình
 Vấn đề tranh chấp chia tài sản
 Quyền sở hữu tài sản

1
CÂU 2: PHÂN BIỆT THAM VẤN VÀ TƯ VẤN

THAM VẤN TƯ VẤN


1 Là sự tương tác mang tính cá nhân Là 1 cuộc trò chuyện giữa 1
giữa NTV với 1 hoặc 1 nhóm TC. chuyên gia với 1 hoặc 1 nhóm
người cần lời khuyên.
2 NTV hỗ trợ TC đưa ra quyết định. Nhà tư vấn giúp TC ra quyết định.

3 Mqh tham vấn quyết định kết quả Tri thức của chuyên gia quyết
tham vấn. định kết quả của quá trình tư vấn.
4 Tham vấn là gồm nhiều lần tương Tư vấn có thể diễn ra trong 1 lần
tác, kết quả tham vấn ổn định lâu gặp gỡ, kết quả tư vấn không bền
bền. lâu.
5 NTV thể hiện sự tin tưởng vào Nhà tư vấn nói với TC về những
khả năng tự đưa ra quyết định của giải pháp mà họ nên làm.
TC.

6 NTV cần có kiến thức về hành vi Nhà tư vấn có kiến thức chuyên
sự phát triển của con người, nhuần sâu về những lĩnh vực cụ thể và có
nhuyễn tronng các kĩ năng chuyên khả năng truyền đạt những kiến
môn. thức này chính xác.
7 NTV giúp TC nhận ra và sử dụng Tập trung vào thế mạnh của thân
tốt tiềm năng của họ. chủ không phải là xu hướng của tư
vấn.

8 NTV cần thông cảm, thấu hiểu, Nhà tư vấn chỉ cần đưa ra những
chấp nhận vô điều kiện TC. lời khuyên mang tính chuyên
môn.

2
CÂU 3: HÌNH THỨC THAM VẤN. ƯU VÀ NHƯỢC
 Hình thức tham vấn:
 TV qua mạng
 TV cá nhân
 TV gia đình
 TV nhóm
 Ưu và nhược điểm TV qua mạng ( thông qua: điện thoại, thư điện tử, chat
room,...)
 Ưu điểm:
 Có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc 1 cách thoải mái.
 TC có thể chủ động thời gian.
 Tính khuyết danh sẽ khiến TC yên tâm hơn để bộc lộ vấn đề của mình.
 Hạn chế:
 Thông tin truyền tải cũng có thể bị lộ ra ngoài do bị rò rỉ.
 NTV sẽ không quan sát được cử chỉ phi ngôn ngữ của TC, do đó sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả của tham vấn.
 Khó sử dụng kĩ thuật trong tham vấn trị liệu. VD: bài tập thư giãn, tưởng
tượng,...
 Ưu và nhược điểm của tham vấn nhóm
 Ưu điểm:
 Tạo điều kiện để TC có tình cảm gắn bó, sự chấp nhận, có cơ hội để hiểu
người khác, quan sát, bắt chước và được cổ vũ về mặt xã hội.
 Bồi dưỡng được ý thức hợp tác trong cộng đồng, tập thể.
 Tạo ra những thay đổi về nhận thức, cách cư xử và sự phát triển tính cách
của mỗi TC.
 Nhóm sẽ hỗ trợ TC trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề.
 Hạn chế:
 Không thích hợp với những người nhút nhát, tự ti, không có khả năng
diễn đạt ngôn ngữ.
 TV nhóm đòi hỏi NTV phải có trình độ cao trong việc tổ chức.

3
CÂU 4: 4 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG THAM VẤN
1. Nguyên tắc TÔN TRỌNG TC
 Khái niệm: Tôn trọng TC: là điều kiện tiên quyết để thiết lập mqh gần
gũi, tin tưởng giữa NTV với TC.
 Tôn trọng như 1 nhân cách, 1 cá nhân độc lập.
 Tiếp cận TC như 1 cá nhân có những giá trị riêng, bất kể những khác biệt
trong địa vị, đạo đức, hành vi, tình cảm,...
 NTV luôn đặt mình ở vị thế bình đẳng với TC.
 Tin tưởng vào khả năng thay đổi của TC.

2. Nguyên tắc CHẤP NHẬN, KHÔNG PHÁN XÉT TC


 Chấp nhận với những giá trị tự tại, với những điểm tốt, điểm xấu

( chấp nhận không có nghĩa là đồng tình ủng hộ mà là nhìn nhận TC dưới
góc độ tổng thể, chấp nhận sự tồn tại vốn có những gì thuộc về TC )

 Giúp TC cảm nhận sâu hơn về bản thân, cảm thấy mình có giá trị, đáng
được quan tâm, được là chính mình thì TC sẽ không cần phải “đeo mặt
nạ.”

3. Nguyên tắc DÀNH QUYỀN TỰ QUYẾT cho TC


 Trong quá trình TV phải hướng tới TC và vì lợi ích của TC chứ không
phải vì NTV.
 TC nhận thức được và tự đưa ra quyết định cho mình, chính là 1 mục tiêu,
1 biểu hiện cụ thể của những tiềm năng nơi TC đã được kích hoạt và “ cái
tôi” của họ đã trở nên ổn định hơn.
 Người kiểm định tính đúng đắn, thực hiện giải pháp và chịu trách nhiệm
là TC chứ không phải NTV. (Mỗi người đều sống cuộc sống của mình,
chịu trách nhiệm cho những hành vi của chính mình).
 Giải pháp chỉ hợp lí khi nó phù hợp nhất với hoàn cảnh của TC, mang lại
lợi ích cho TC, được chính TC đưa ra và thực hiện.

 Một số tình huống NTV có thể đưa ra quyết định thay TC của mình:
 Tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của TC hoặc
những người có liên quan.
VD: Trong cơn xúc động TC có ý định muốn tự tử, hoặc khăng khăng có
ý định đánh nhau, hay mưu sát người khác,...

4
 TC còn quá nhỏ, chưa thể đưa ra giải pháp ngay lập tức cho những vấn
đề nan giải. VD: Một em học sinh lớp 10, muốn quan hệ tình dục.
 Những giải pháp giải quyết vấn đề thuần nhất mang tính cung cấp thông
tin.

4. Nguyên tắc BẢO MẬT THÔNG TIN cho TC


Việc giữ bí mật cho TC thể hiện sự tôn trọng tính riêng tư, ủng hộ TC,
giúp TC tin tưởng vào mqh tham vấn, dễ dàng chia sẻ hơn.

 Các bước NTV có thể bảo mật thông tin cho TC:
 Buổi TV được bố trí ở nơi kín đáo
 Lưu giữ hồ sơ cho TC an toàn, tránh để mất hoặc lộ dữ liệu trên máy
tính.
 Giải thích cho TC về thủ tục và quy trình tham vấn, vấn đề giữ bí mật
và những ngoại lệ liên quan đến tính bảo mật.

 NTV chỉ được tiết lộ thông tin trong những trường hợp sau:
 Có sự đồng ý của TC.
 Trong trường hợp đặc biệt có thể gây hại cho NTV, TC, những người
khác,...
 TC đang có những biểu hiện vi phạm pháp luật, cần được ngăn chặn để
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.
 Theo yêu cầu của tòa án, hoặc bị chính TC kiện tụng chống lại NTV
trước tòa án,...

 VD cho từng nguyên tắc:


- Tôn trọng TC:
Một em học sinh tìm đến chuyên gia tham vấn học đường, phàn nàn về
việc bố mẹ em phải bắt em học rất nhiều và chỉ biết đòi hỏi. Sau 15 phút
hỏi chuyện, NTV nói rằng: tốt nhất em nên nghe theo bố mẹ, vì bố mẹ
luôn thương con. Bố mẹ cũng đã vất vả để nuôi con ăn học.

- Chấp nhận, không phán xét TC:


 Tại sao em là con mà lại luôn nghĩ cha mẹ luôn đòi hỏi ở mình.
 Lẽ ra em là con thì phải nghe theo lời bố mẹ chứ.
 Thầy thấy em đòi hỏi thái quá về cha mẹ mình thì phải, lẽ ra việc của
các em là tập trung vào tu dưỡng và học tập cho tốt,...

5
CÂU 5: QUY TRÌNH THAM VẤN

 GĐ1: Thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa NTV và TC.
 Cần tạo bầu không khí thân thiện vừa phải, có thể mở đầu bằng câu
chuyện về thời tiết, thể thao,...
 Không qua vội vàng đi ngay vào câu chuyện của TC, tránh TC ngại
ngùng.
 Linh hoạt để đi vào câu chuyện của TC 1 cách tự nhiên nhất.
 Tạo cảm giác thoải mái cho TC, hoan nghênh TC giới thiệu bản thân
NTV.
 NTV có thể nói về 1 số nguyên tắc trong tham vấn, đặc điểm tính bảo mật
thông tin.
 NTV làm rõ các cảm xúc trước đây của TC, nếu TC đã từng đến với
NTV.
 NTV nói rõ về thời gian gặp gỡ, kết thúc ca tham vấn, vấn đề pháp lý,
kinh phí và hợp đồng.

 GĐ2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề


 Xác định vấn đề xuất hiện như thế nào; khi nào; ở đâu?
 Vấn đề tồn tại bao lâu?
 Ai liên quan đến vấn đề và liên quan như thế nào?
 Mức độ nghiêm trọng ra sao?
 Vấn đề TC muốn giải quyết như thế nào?
 TC cố gắng như thế nào trong công việc giải quyết?
 TC cảm thấy như thế nào?

 GĐ3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện.
 Không nên đưa ra các giải pháp cho TC.
 Trong trường hợp TC không thể đưa ra các giải pháp thì NTV có thể gợi ý
hoặc cung cấp các thông tin cần thiết cho TC.
 NTV cùng TC phân tích những thế mạnh, hạn chế của các giải pháp.
 Tôn trọng giải pháp của TC.

 GĐ4: Triển khai thực hiện và giải quyết vấn đề.


 TC bắt đầu giải quyết vấn đề đã khám phá ở GĐ3.
 TC hiểu rõ trách nhiệm phải tích cực tham gia giải quyết vấn đề của mình.

6
 GĐ5: Lượng giá và kết thúc
 Lượng giá thường xuyên.
 Lượng giá kết thúc.
 GĐ6: Theo dõi sau khi kết thúc

You might also like