You are on page 1of 3

NHÓM 4:

Lấy ví dụ cụ thể về các cơ chế tự vệ trong cách tiếp cận phân tâm của Sigmund
Freud. Nếu thân chủ lạm dụng một số cơ chế tự vệ nhất định thì nhà tham vấn cần
phải làm gì ?

− Sự dồn nén: Một người cố dồn nén kí ức bị bạo hành khi còn nhỏ thì khi
lớn lên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tạo dựng những mối quan hệ sau này. −
Sự phóng chiếu: Nếu bạn cực kỳ không ưa một ai đó thì bạn có thể luôn tin rằng
người đó cũng chả ưa gì bạn.
− Sự chối bỏ: Người nghiện ma túy và chất kích thích thường chối bỏ sự
thật rằng mình đang gặp vấn đề.
− Sự thoái bộ hay còn gọi là thoái lui: Một người gặp vấn đề ở giai đoạn
phát triển tâm lý tính dục ban đầu có thể sẽ khóc lóc hoặc hờn dỗi khi nghe được
thông tin không mấy dễ chịu.
− Sự tạo lập hành động (phản ứng): Khi chúng ta lo lắng về kết quả học tập
thì chúng ta sẽ chuyển những cảm xúc lo âu thành hành động là đi học bài. − Sự
phá bỏ: Khi một tội phạm vừa giết người lo lắng sẽ bị phát hiện thì sẽ bỏ trốn khỏi
hiện trường.
− Sự thăng hoa: Nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ. −
Sự mơ mộng: Khi không thể thực hiện một điều gì đó ở thực tại thì ta sẽ thỏa mãn
những mong muốn đó trong giấc mơ.
Các cơ chế tự vệ có thể vừa tốt vừa xấu tùy vào mỗi hoàn cảnh, trường hợp
khác nhau. Chúng có thể có vai trò hữu ích giúp bảo vệ thân chủ khỏi căng thẳng
và mang đến những lối thoát lành mạnh (ví dụ: sử dụng óc hài hước để vượt qua
tình
huống căng thẳng, gây lo âu có thể là một cơ chế tự vệ tốt giúp thân chủ thích nghi
tốt hơn). Nhưng cũng có khi, những cơ chế này có thể kìm giữ khiến thân chủ
không thể đối mặt với hiện thực và có thể là một kiểu tự lừa dối bản thân.
Khi thân chủ đang lạm dụng một số cơ chế tự vệ nhất định và gây ảnh
hưởng tiêu cực lên đời sống của thân chủ thì nhà tham vấn cần trao đổi lại với
thân chủ để tìm ra nguyên nhân, lí do khiến thân chủ lạm dụng cơ chế tự vệ và tìm
ra hướng giải quyết, trợ giúp thân chủ nhanh nhất. Nhà tham vấn cũng có thể cân
nhắc cho thân chủ làm các bài kiểm tra về cơ chế tự vệ để xem khả năng của thân
chủ đến đâu trong việc xác định những dạng tự vệ nào đang tồn tại.

NHÓM 1:

CH1: theo bạn trong những kĩ năng tham vấn thì kĩ năng nào là kĩ năng quan trọng
nhất mà nhân viên công tác xã hội cần phải có ? Vì sao? CH2: Tháp nhu cầu của
Maslow có thể gíup nvctxh áp dụng trong tham vấn ntn?

NHÓM 2:

Bản chất của cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm là gì ? Ứng dụng của cách
tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm trong tham vấn ?

− Bản chất: Đặt thân chủ vào trung tâm của sự giúp đỡ.

Carl Rogers cho rằng: Mỗi người đều có thể định hướng được cuộc sống
của chính mình. Các thân chủ đều có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp
trong cuộc sống một cách hiệu quả mà không cần đến sự diễn dịch và định hướng
từ các chuyên gia trị liệu.
− Ứng dụng trong tham vấn:
+ Khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân để
phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ.
+ Tạo ra một môi trường thuận lợi để giúp thân chủ cởi bỏ những “rào cản
tâm lý” và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm
riêng của mình.
+ Nhà tham vấn giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình tham vấn (thấu
hiểu, cảm thông trọn vẹn với thân chủ).

NHÓM SƠN

Trong 13 kỹ năng tham vấn, kỹ năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề được xem là kỹ năng quan trọng nhất.
Con người đôi khi không dám nhìn vào sự thật và họ thường có khuynh hướng
bóp méo sự thật. Do vậy việc sử dụng kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề
trong tình huống này sẽ giúp đối tượng nhìn vào sự thật. Và kết quả là thân chủ
thoát khỏi tình trạng sức ép của mâu thuẫn.
Việc sử dụng kỹ năng giúp thân chủ trực diện là còn để khích lệ đối tượng nhìn
nhận lại những suy nghĩ bên trong và hành vi của họ. Kỹ năng này còn giúp nhà
tham vấn kiểm tra thông tin và khích lệ thân chủ làm rõ thông tin. Đây là một kỹ
năng đòi hỏi kỹ thuật và sự tinh tế giúp thân chủ nhận biết được mâu thuẫn nội tại
mà không cảm thấy bị tổn thương. Do vậy, kỹ năng giúp thân chủ trực diện với
vấn đề là kỹ năng quan trọng.

You might also like