You are on page 1of 20

Thông tin giảng viên: mrs.

-Mục tiêu môn học:- Giúp thân chủ khám phá, thách thức -> chấp nhận bản thân
-Kiến thức :
+Kĩ năng: + giúp người khác -> khám phá, thách thức, chấp nhận, thay đổi tư duy, nhận thức,
cảm nhận, suy nghĩ, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao nội lực -> chịu trách nhiệm
cs, ứng phó , cải tiến, giải quyết, thay đổi hành vi trong cuộc sống.
Phòng tránh -> cải tiến, sức khỏe tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa phòng
tránh, giải quyết vấn đề cụ thể thay đổi tích cực hành vi nhân cách
+Thái độ:
+Nội dung:
CHƯƠNG I: TLH tham vấn là ngành khoa học ứng dụng ( ứng dụng thực tiễn)
I.1 Một số khái niệm tham vấn tâm lí
I.2 MLH nghề nghiệp trong các ngành trợ giúp
I.3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, và hiệu quả tham vấn :
Chương II: Đạo đức trong tham vấn (chương 5 trong sách )
II.1.Quan niệm về đạo đức trong TV:
II.2 Các nguyên tắc đạo đức cơ bản :

+Tài liệu: Giáo trình tham vấn tâm lý trần thị minh đức
Điểm chuyên cần(trễ-1 vắng-2<có lý do cố vấn ký tên>ko trừ ) + quá trình+hk
Có thêm chứng chỉ (mấy cái trắc nghiệm tâm lý, tiếng anh....bla la)

+Nội dung :
+Nội dung dự đoán thi: ( đề đóng), chương 5 , Chương 6
+phương pháp học/ Thi: tự học highlight

CHƯƠNG I: TLH tham vấn là ngành khoa học ứng dụng ( ứng dụng thực tiễn)
I.1 Một số khái niệm tham vấn tâm lí
-Trợ giúp tl: hoạt động giúp đỡ (ng khó khăn) -> thực hiện nhu cầu, mong muốn thân chủ.
-3 loại trợ giúp:chuyên nghiệp, bán chuyên, ko chuyên

-phân biệt tư vấn tham vấn


+tư vấn
Chuyên nghiệp trong lĩnh vực + sự giúp đỡ (sự tò mò, thiếu kiến thức, kĩ năng...)
Vd:tư vấn về đồ công nghệ về linh kiện các mẫu mã chỉ số .... Cho người mới
Khac nhau
+ít time hơn
+ tư vấn giải quyết thay cho thân chủ
Nhận biết
-Câu trả lời trực tiếp ( dẫn đóng )
Tham vấn
Tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ (vấn đề mqh,tổn thương tâm lí, rối loạn tinh thần.....)
+ khơi ngợi tiềm năng + giải quyết vấn đề ( ngoài tầm kiểm soát )-> hiểu + chấp nhận +tìm
tiềm năng + giải quyết vấn đề
Vd: vd thân chủ bị phụ thuộc vào mối quan hệ độc hại, tham vấn chỉ ra giá trị thân chủ và cách
đặt ra ranh giới lành mạnh , nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ - thân chủ tự quyết
định và điều chỉnh nhận thức theo định hướng nhà tham vấn
Khác nhau :
+Dài time hơn
+thân chủ tự giải quyết (dựa trên tham vấn )- nhận diện vấn đề để giải quyết mạnh mẽ hơn.
+giúp về sức khỏe tinh thần ( tham vấn )
Nhận biết
-có những câu hỏi mở thay vì câu trả lời đóng.
Sự phủ nhận -> vấn đề đè nén.

I.2 MLH nghề nghiệp trong các ngành trợ giúp


I.3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, và hiệu quả tham vấn :
I.3.1 Đối tượng:
-Thân chủ và các vấn đề của thân chủ.
- Người có nhu cầu tham vấn.
I.3.2 Mục đích chung
-Gíup giải quyết vấn để của thân chủ-> thay đổi nhận thức hành vi theo hướng tích cực.
-Cải tiến cuộc sống của thân chủ theo chiều hướng tích cực.
-Phòng tránh vấn đề diễn biến theo chiều hướng xấu.

I.4 Các hình thức tham vấn:


I.4.1Cách thức:
+Tham vấn trực tiếp, tv gián tiếp( online(online counseling) , qua mạng, email,..), ( đọc thêm
trong tl) /42
(ask Ezra anythings) Ezra cornell : sáng lập ĐH cornell ( trang web tham vấn của sinh viên
trường Đh đó với sự sáng lập của jerry Feist giám đốc dịch vụ tâm lí và steve Worona -
1986)
I.4.2 Số lượng: Tham vấn các cá nhân + tham vấn nhóm. (hình thức đa dạng, phong phú,
kham khảo tài liệu /46

CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN (CHƯƠNG 5 TRONG


SÁCH )/237
II.1.Quan niệm về đạo đức trong TV:
-Nguyên tắc :
- Tôn trọng thân chủ.
-Nhận biết tình trạng thân chủ ( rối loạn hành vi, nhận thức, cảm xúc…).
-Là chổ dựa (maybe cuối cùng) cho thân chủ.
- Là đạo đức (ethic) nghề nghiệp
-Là thước đo hành vi nhà tv (cho thân chủ tự do thể hiện, có giá trị , sự tin tưởng, đối xử công
bằng, lợi ích cho thân chủ, chấp nhận tốt lẫn xấu, thương lượng , ‘Thân chủ trọng tâm ‘ đặt
thân chủ là trọng tâm , ).
-Là những hướng dẫn hành vi TV chuẩn.

 Nguyên tắc đạo đức tham vấn là một bộ nguyên tắc ứng xử thể hiện trách nhiệm của
nhà tham vấn đối với thân chủ và rộng lớn hơn là với cộng đồng và xã hội và với chính
người hành nghề cũng như các đồng nghiệp và các thành viên hành nghề khác và với
nhưng người mà họ tương tác .
 Tôn trọng, tin tưởng, thân chủ là trên hết, bí mật, thân chủ trọng tâm ,ko gắn mqh cá
nhân với thân chủ.

II.2 Các nguyên tắc đạo đức cơ bản :

-Thảo luận trường hợp /244


+Ý kiến của nhóm khác:
Ko, vì có thể tiết lộ với các đồng nghiệp cùng chuyên môn (sai)cùng thảo luận vấn đề thân chủ,
hay liên quan đến tính mạng thân chủ, tâm lý người già, mất nhận thức hoặc ảnh hưởng
người khác thông báo đến người giám hộ.
Ý kiến góp ý giảng viên : (fact: trong tham vấn ko có hội chuẩn chung ở các người cùng
chuyên môn, phải hỏi ý kiến thân chủ khi có sự cho phép thì mới chuyển nơi tham vấn ).

+3 phương án : ( cách nói khác nhau giúp thân chủ nói chính xác sự thật )
+ tạo sự tin tưởng ( thương lượng thuyết phục thân chủ )
Giúp thân chủ nhân ra vấn đề thông qua định hướng ( câu hỏi mở) của nhà tham vấn .

+Không, vì bí mật không thể nào giữ được tuyệt đối ( như các trường hợp. có liên quan nghiêm
trọng đến thân chủ và người khác) như toà án, pháp luật, tính mạng ….

Bài tập nhóm/ 245-250 (20-9) Chương 5 : Đạo đức trong tham vấn
Thảo luận trường hợp II:
+Bạn có nghĩ rằng tất cả các hình thức của quan hệ hai chiều giữa thân chủ và nhà tham
vấn trong quan hệ tham vấn là không đúng với đạo đức? Bạn sẽ làm gì nếu quan hệ cá
nhân hai chiều này chắc chắn xảy ra và không thể tránh được?

Trả lời : -Trong quan hệ tham vấn, quan hệ hai chiều giữa thân chủ và nhà tham vấn
thường được coi là sai với đạo đức. Quan hệ tham vấn hiệu quả thường được dựa trên
sự tôn trọng, sự công bằng và chuyên nghiệp. Nếu một quan hệ cá nhân hai chiều xảy
ra và không thể tránh được, nên tìm cách giữ mối quan hệ này trong giới hạn chuyên
nghiệp và tôn trọng. Và nếu cần, thì tìm sự hỗ trợ từ bên thứ ba để đảm bảo bảo vệ
tính đúng đắn và toàn vẹn của quan hệ này.
+Điều gì xảy ra khi vấn đề của thân chủ không phải là trọng tâm trong mối quan hệ tham
vấn?
Trả lời :Theo kinh nghiệm cá nhân :
+Nảy sinh các hình thức quan hệ hai chiều khác giữa nhà tham vấn và thân chủ .
+Thu hẹp khoảng cách giữa nhà tham vấn và thân chủ.
+ Sự chi phối mối quan hề hai chiều giữa thân chủ và nhà tham vấn trong quan hệ tham
vấn giữa nhà tham vấn và thân chủ.
+Hiệu quả quá trình tham vấn giảm sút dẫn đến vấn đề còn tồn động hoặc chưa được
hoàn toàn giải quyết triệt để của thân chủ.
+Sự sai lệch về xác định vấn đề của nhà tham vấn đối với thân chủ.
+Chưa thể áp dụng hoàn toàn được phương pháp” trị liệu thân chủ trọng tâm(Rogerian)
”- nhà tham vấn sẽ có những khó khăn về việc xác định, thái độ,tích cực, hay chấp
nhận thân chủ…
+ Thời gian quá trình tham vấn kéo dài, lan man
+ Không đạt các nguyên tắc trong mối quan hệ tham vấn. (7 nguyên tắc cơ bản như bảo
mật thông tin tham vấn, thân chủ trọng tâm, tôn trọng và chấp nhận, lắng nghe, thấu
cảm phù hợp, không được lợi dụng thân chủ, tránh mối quan hệ sóng đôi)
+ Không đạt thoả thuận, phê duyệt mục tiêu và nhiệm vụ điều trị trị liệu.
Thảo luận trường hợp III :
+ Nhà tham vấn nói với thân chủ: sao chị lại có thể tin vào ngừoi chồng đã từng lừa
dối và vũ phu với mẹ con chị? Đằng nào chị cũng li hôn a ta cơ mà!
-vi phạm nguyên tắc : Tôn trọng
Nhà tham vấn này không nên nói như vậy vì chưa tôn trọng thân chủ và mỗi thân chủ có
một hoàn cảnh riêng biệt vì vậy thân chủ có thể cảm thấy tủi thân, không còn tin
tưởng mình. Thay vào đó nhà tham vấn nên động viên an ủi thân chủ. ( vi phạm
nguyên tắc chấp nhận, tôn trọng, tin tưởng).
Trong tình huống này nhà tham vấn chưa có được sự khách quán cần có, sử dụng từ ngữ
chưa chuẩn xác.
Thảo luận trường hợp IV : Là nhà tham vấn, bạn sẽ nói gì với các thân chủ khi
nhận tháy họ có biểu hiện lệ thuộc vào bạn?
1. An ủi, động viên ( ko đưa ra lời khuyên , đưa ra câu hỏi mở).
2. Cùng đồng hành, chấp nhận, tin tưởng, nâng cao lòng tự trọng của thân chủ ( chứ
không phải đồng hoá vấn đề thân chủ với mối quan hệ hai chiều khác ngoài mlh tham
vấn )
3. Thân chủ đc lợi ích từ nhà tham vấn giá trị tinh thần (lắng nghe thấu hiểu đồng cảm
chia sẻ giúp đỡ giải quyết vấn đề ) và giá trị vật chất ( thời gian, công sức, tiền , sức
khoẻ, pressing, S
4. 2. Đưa ra 1 số phương án giải quyết cho thân chủ tham khảo

Thảo luận trường hợp V: theo bạn khi các giáo viên dạy tham vấn ở trường đại học
nhận khách hàng là sinh viên của mình có vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp không ? hãy giải thích vì sao lại có? Vì sao không?
Theo em là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì:
- Một trong những nguyên tắc của nhà tham vấn đó là không tham vấn cho người thân,
quen (trong đó bao gồm là sinh viên của giảng viên đó)

- NTV cần phải đảm bảo tính khách quan đối với việc lựa chọn thân chủ để tham
vấn.Việc tham vấn cho người quen sẽ bị ảnh hưởng đến tính khách quan, góc nhìn
phân tích vấn đề không kỹ càng và rõ ràng hơn. Khi liên quan đến đến mqh thân
thiết, lí trí và trình độ sẽ bị tình cảm và cảm xúc chi phối. Nhà tham vấn sẽ không đủ
khách quan và làm tròn nhiệm vụ của mình. Khi làm việc với ng quen thì ntv sẽ sử
dụng tình cảm, cảm xúc riêng để tham vấn cho thân chủ
Theo nhóm em thì có 1 trường hợp khác đó là svien chưa nằm ở mức quen biết, thân
thuộc với giảng viên đó thì sẽ không được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. (bởi
vì khi đó giáo viên vẫn chưa định hình, định khuôn được sinh viên đó là ai. Ví dụ: giả
sử nếu mà đã từng có những cuộc trao đổi hoặc những cuộc gặp mặt bth thì đối
phương sẽ có ấn tượng với mình rằng là bạn này ntn, ngoại hình quen quen,có những
đặc điểm ntn, và khi tham vấn ít nhiều sẽ đặt tình cảm của nhà tham vấn vào và khi
tham vấn sẽ có xu hướng tốt hơn cho thân chủ nên vô tình sẽ đưa ra lời khuyên để
làm cho thân chủ tốt hơn nhưng điều đó là vi phạm nguyên tắc trong tham vấn. Vì
vậy với những svien ko để lại ấn tượng nào cho giảng viên thì sẽ lạ và lúc đó giảng
viên sẽ làm tốt vai trò là 1 nhà tham vấn của mình)
Thảo luận trường hợp VI: Bạn sẽ quyết định ntn khi khách hàng của bạn có những
biểu hiện sẽ gặp nguy hiểm và có thể gây hại cho người khác nữa? Bạn đánh
giám mức độ nguy hiểm của khách hàng bằng cách nào? Khi nào thì bạn sẽ tìm
kiém sự tham vấn những đồng nghiệp của mình?
- Sẽ nói với thân chủ ( trong trường hợp ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng là mất
ngủ, đau đầu, .... để thân chủ ý thức được về tình trạng bản thân)
- Nói với người nhà (họ mất khả năng kiểm soát hành vi, họ có ý định tự tử, có ý định
hãm hại người khác,...)
- Đánh giá bằng việc : 1. Nhìn vào tình trạng sức khởe 2. Đánh giá thông qua thông tin
thân chủ cung cấp
3. Cho thân chủ thực hiện lại một số test
- Không phù hợp năng lực chuyên môn của nhà tham vấn ( vượt qua năng lực, bản thân
của nhà tham vấn có một số ca không làm được)
- Cần tham khảo thông tin thêm từ người khác
CHƯƠNG IV: NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ TRONG MỐI
QUAN HỆ THAM VẤN TÂM LÍ

(18-10)
I.Khái niệm:
1.Thân chủ là ai?
-Là người cần sự trợ giúp từ nhà công tác xã hội, nhà tham vấn, chuyên viên tâm lý… để giải
quyết những nan đề mà thân chủ chưa hoặc nên bắt đầu giải quyết nan đề và nan đề có
ảnh hưởng lớn với chất lượng sống của thân chủ.
- Ý kham khảo từ người khác: - Thân chủ là 1 hay nhóm người bình thường ( rối loạn, nan
đề,mất cân bằng ..) gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (hôn nhân, con cái, mối quan
hệ, công việc, sức khoẻ tinh thần, cần sự trợ giúp từ các chuyên gia.
-ý kiến của cô :
+ Yếu tố đầu tiên : Nhận thức( về khả năng, năng lực tự giải quyết vấn đề )/ Cần sự ủng hộ/

2.Nan đề của thân chủ là gì?


-Những nan đề xoay quanh cuộc sống thân chủ như hôn nhân, con cái, mối quan hệ, công
việc, sức khoẻ tinh thần,…..
-Nan đề bên trong thân chủ
-Định hướng của nan chủ
3. Những cơ chế phòng vệ khi có nan đề? ( Defense Mechanism)
3.1Cơ chế phòng vệ là gì?
- Cơ chế phòng vệ là quá trình tâm lý của con người khi đối mặt với lo âu, sợ hãi, đe doạ, dè
dặt, hay đề phòng để giúp con người thoát khỏi nguy hiểm. Nhằm để xoa dịu những phản
ứng cảm xúc đó.
-Cơ chế phòng vệ mang tính vô thức. Đó là “ chiến thuật tâm lý được bộc lộ dưới các dạng
thức khác nhau nhằm đương đầu với thực tế để duy trì hình ảnh bản thân. Thường chúng
ta vẫn sử dụng các cơ chế phòng vệ khác nhau trong đời sống hằng ngày ( theo
Wikipedia)
-Điều kiện : khi thân chủ Biết vấn đề của bản thân + chấp nhận sự trợ giúp mà mất mát thời
gian công sức tiền bạc.
-kham khảo sgk / 208,209
3.2 Nó diễn ra như thế nào?
-Khi chủ thể có những nan đề không mong muốn xuất hiện mà ta không muốn nghĩ đến và
đối mặt
-Bản ngã ( ego ) phải xử lí vấn đề từ thực tế đối lập với những yêu cầu của bản năng (Id) và
siêu cái tôi ( super ego) . Trong trường hợp bản ngã không thể xử lí được những yêu cầu
từ mong muốn của ta ( sự ràng buộc về thực tế và tiêu chuẩn đạo đức ). Theo Freud, lo âu
chính là tín hiệu cho bản ngã biết rằng mọi việc đang không ổn. Kết quả là bản ngã chọn
một cơ chế phòng vệ để giảm lo âu, sợ hãi. ( vd: 1 nhân viên bất mãn với sếp / nhưng
thực tế lại có thái độ rất trái ngược là kính nể, sợ hãi hay vui vẻ./ không làm việc để
chống đối ngầm…)

+Có 3 loại lo âu:


-Lo âu nhiễu tâm ( neurotic anxiety) : Cảm thấy lo lắng việc mất kiểm soát -> dẫn tới phạt
-Lo âu thực tế( reality anxiety): Nỗi sợ về sự kiện thực tế ( vd: thảm hoạ thiên nhiên, khủng
bố, chiến trah, nạn đói, Al…)
-Lo âu đạo đức ( moral anxiety ) : Nỗi sợ vi phạm qui tắc đạo đức

 Vậy Freud cho rằng các các cơ chế phòng vệ (defense mechanism) sẽ giúp bảo vệ
bản ngã (ego) - khỏi các xung đội bởi bản năng( id) + siêu cái tôi ( super ego ) + thực
tế (reality)
( kham khảo Tamlyhoctoipham.com)

3.3 . Biểu hiện của cơ chế phòng vệ (vd) : ( Bài tập 5 biểu hiện)

-Cơ chế phòng vệ có từ 10-20 loại khác nhau phổ biến là :


3.2.1. Chối bỏ/ Phủ nhận ( Denial ):
3.2.2 Ức chế( kìm nén) / xoá bỏ ( Repression and Supperession)
-Sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm không vui của cá nhân
-Luôn dồn nén, kiềm chế, né tránh, lờ đi những điều tiêu cực, những lo lắng => không đối
diện sẽ không nhận diện được vấn đề
-Những sự kiện bị dồn nén, phớt lờ đi thường vô tình bộc lộ ra bằng những lỡ lời, những hành
vi vô thức, khó kiểm soát / 1 số chứng rối nhiễu khác
-Lãng quên là một trong những biểu hiện cơ bản do cơ chế dồn nén, kiềm chế gây ra
-Cơ chế dồn nén, kiềm chế giúp thân chủ né tránh được chuyện đau buồn. Tuy nhiên, đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thân chủ mắc những rối loạn tâm lý vì
chưa chấp nhận, đối diện để nhận thấy được vấn đề của bản thân=> thân chủ không thể tự
đương đầu giải quyết vấn đề của mình
Ví dụ : một cá nhân khi gặp 1 vấn đề không vui, không may mắn nhỏ nhặt trong cuộc sống và
tích tụ lâu dần, luôn tự an ủi, trấn an rằng “không có vấn đề gì, sẽ không sao’’ hay có
những suy nghĩ so sánh rằng “ nhiều người còn khổ hơn mình mà người ta còn chịu được,
nhiêu đây không là gì hết”=> lảng tránh vấn đề và xem thường những điều nhỏ nhặt
nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc rất nhiều
-Sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm không vui của cá nhân
-Luôn dồn nén, kiềm chế, né tránh, lờ đi những điều tiêu cực, những lo lắng => không đối
diện sẽ không nhận diện được vấn đề
--Những sự kiện bị dồn nén, phớt lờ đi thường vô tình bộc lộ ra bằng những lỡ lời, những
hành vi vô thức, khó kiểm soát / 1 số chứng rối nhiễu khác
Lãng quên là một trong những biểu hiện cơ bản do cơ chế dồn nén, kiềm chế gây ra
Cơ chế dồn nén, kiềm chế giúp thân chủ né tránh được chuyện đau buồn. Tuy nhiên, đây cũng
là một trong những nguyên nhân chính khiến thân chủ mắc những rối loạn tâm lý vì chưa
chấp nhận, đối diện để nhận thấy được vấn đề của bản thân=> thân chủ không thể tự
đương đầu giải quyết vấn đề của mình
Ví dụ : một cá nhân khi gặp 1 vấn đề không vui, không may mắn nhỏ nhặt trong cuộc sống và
tích tụ lâu dần, luôn tự an ủi, trấn an rằng “không có vấn đề gì, sẽ không sao’’ hay có
những suy nghĩ so sánh rằng “ nhiều người còn khổ hơn mình mà người ta còn chịu được,
nhiêu đây không là gì hết”=> lảng tránh vấn đề và xem thường những điều nhỏ nhặt
nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc rất nhiều

3.2.3 Chuyển dịch cảm xúc ( Displacement)


-Chuyển cảm xúc hay phản ứng tiêu cực từ một đối tượng này sang đối tượng khác như “Giận
cá chém thớt”.
-Thay thế một hành động không thực hiện được bằng một một hành động có thể thực hiện để
trút giận.
-Chú trọng giải tỏa cảm xúc tiêu cực của cá nhân.
-Không quan tâm đến đối tượng nhận sự trút giận.
Ví dụ 1: Người chồng sau khi đi làm về, vì bị sếp mắng nên trút giận lên người vợ qua việc
quát mắng vợ vô lí.
Ví dụ 2: Người chồng cãi nhau với vợ, không thể trút giận lên vợ nên đã đập vỡ lọ hoa.

3.2.4 Thăng hoa ( Sublimation)


Khái Niệm: Là sự hoạt hoá những xung lực bản năng không được thoả mãn do cấm kị, không
được chấp nhận vào các hoạt động xã hội đề cao như nghệ thuật, khoa học, tôn giáo nhằm
hướng tới một mục đích cao đẹp, thích nghi được với xã hội.
Biểu hiện:
Chuyển hướng sự giận dữ, hung hăng thành động lực.
Ví dụ:
Một người tức giận với hàng xóm của họ. Thay vì nhượng bộ trước sự thôi thúc gây gổ hoặc
la mắng họ, họ có thể hướng năng lượng tức giận này vào một dự án cải thiện nhà cửa.
Với mỗi cú đập của búa hoặc của máy cắt cỏ, họ đang sử dụng sức mạnh của sự tức giận
để tránh làm điều gì đó khiến họ phải hối hận và thay vào đó làm điều gì đó tích cực.
Thăng hoa cũng có thể giúp chuyển hóa những cảm giác tiêu cực khác thành hành động, làm
việc khác để làm dịu đi cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ: Một người đang trải qua nỗi đau buồn vì một cuộc chia tay hoặc một tình bạn đã kết
thúc. Thay vì nhượng bộ sự thôi thúc phải nằm trên giường hàng tuần, họ có thể tham gia
một tổ chức tình nguyện để hướng nỗi đau của mình vào việc làm điều gì đó tốt cho người
khác, dẫn đến sự chuyển đổi cảm xúc của họ về lâu dài.
Một người nào đó đang đối mặt với nỗi ám ảnh đang nỗ lực biến nỗi sợ hãi và căng thẳng cảm
xúc thành lòng can đảm bằng cách đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi của họ.
Một người có ham muốn tình dục không lành mạnh bằng cách sử dụng các phương tiện sáng
tạo như viết,vẽ…
Nếu một cá nhân bị ám ảnh bởi sự kiểm soát , họ có thể trở thành một kế toán viên hoặc nhà
quản lý thành công để có thể thực hiện quyền kiểm soát trong kinh doanh.
Một người trải qua nỗi đau khủng khiếp có thể bắt đầu viết và sáng tác thơ, chuyển nỗi đau đó
thành nghệ thuật, thay vì chuyển sang những cơ chế đối phó có hại như rượu để xoa dịu
nỗi đau và trầm cảm.

3.2.5. phóng chiếu (Projection):


Là cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân, cơ sở cho việc hình thành các triệu chứng
hoang tưởng
Gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm do mình gây ra
Phóng lên, gán lên cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận của
chính bản thân
Quy kết, đổ lỗi cho người khác khi bản thân phạm lỗi, trách người ta về hành động của bản
thân
Ví dụ :Đổ lỗi cho số phận, trách móc người khác như “Do mày mà tao bị …”,
Chúng ta sau này luôn thất bại trong mọi chuyện, công ăn việc làm không ổn định không có
của dư của để thì chúng ta quay ngược lại trách gia đình không cho chúng ta chỗ đứng
vững vàng, không sinh chúng ta ra từ vạch đích. Hoặc sẽ quay ngược than thân trách phận
do số phận của mình là nghèo mãi mà không chịu tích cực cố gắng.

3.2.6 Trí thức hoá ( Intecllectualization):


3.2.7 Hợp lý hoá ( Rationalization):
-Cá nhân viện lí lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã hội chấp nhận để thanh
minh, giải thích cho việc làm không hay của mình.
-Tìm lí do xác đáng để biện minh cho việc không tiến hành được hay giải thích cho một ứng
xử không chấp nhận được.
-Sử dụng các lí lẽ để hợp lí hóa hành vi không tốt của bản thân.
-Là người hay né tránh, người thiếu tự tin và không thừa nhận lỗi lầm của mình.
-Là người sợ bị người khác đánh giá.
Ví dụ 1: 1 sinh viên đi học trễ và bị cô giáo phạt, liền thanh minh rằng bản thân đi học trễ là
do hư xe.
Ví dụ 2: Cô giáo đánh học sinh sau đó cảm thấy có lỗi, thanh minh rằng “ Yêu cho roi cho
vọt”, chỉ vì muốn học sinh của mình nên người.

3.2.8 Thoái lui / dồn nén ( Regression) :


-Khái niệm: thoái lui là một cơ chế tự vệ của tâm lý xuất hiện khi một người phải đối phó với
những tình huống hoặc những mối quan hệ căng thẳng, lo âu bằng cách “lùi” hoặc “quay
lại” một giai đoạn phát triển đã diễn ra trước đó.
Biểu hiện:
-Hành động nhõng nhẽo, dậm chân, mút tay, cắn móng tay, la hét, mách người lớn,... thể hiện
nét hành vi phụ thuộc vào người lớn – những hành động của một đứa trẻ nhỏ ở người lớn
tuổi.
Sự thoái lui thường là kết quả của việc bị choáng ngợp bởi cột mốc phát triển mới mà họ đã
đạt được và thực tế là nó đưa họ ra khỏi vùng an toàn đã được thiết lập trước đó. Ví dụ,
một đứa trẻ gần đây đã học cách tự ăn có thể đột nhiên dường như không thể làm được
điều đó và quay lại dựa vào người chăm sóc để cho mình ăn.
-Mặc dù thoái triển trong suốt thời thơ ấu là bình thường và thường ngắn ngủi, nhưng nếu nó
kéo dài hơn một vài tuần thì có thể có lý do đáng lo ngại. Nếu một trường hợp thoái lui
duy nhất tiếp tục kéo dài hơn hai đến ba tuần, bạn nên kiểm tra với bác sĩ của trẻ để đảm
bảo rằng không có điều gì khác đang cản trở quá trình phát triển của chúng.
Không tự chủ được (phân hoặc nước tiểu)
Mút đồ vật hoặc bộ phận cơ thể
Thủ dâm
Bị câm
Cần một vật thoải mái như thú nhồi bông
Có hành vi hung hăng về mặt thể chất (ví dụ: đánh, gãi, cắn, đá)
Giả sử vị trí của thai nhi
Đái dầm

3.2.9 Phản ứng ngược ( Reaction Formation) :


Một cơ chế tư vệ thể hiện phản ứng ngược lại ý muốn bị dồn nén - ý muốn một đằng nhưng
thể hiện ra ngoài hoàn toàn ngược với nó.
Hành động, thái độ trái ngược suy nghĩ, cảm xúc.
Kết quả để lại trái ngược với hành động tích cực nhằm che giấu suy nghĩ của chủ thể.
(vd: Bạn A luôn vui vẻ hoan hỷ với bạn B, nhưng kết quả thì Bạn B tình cờ lại nghe thấy C,D
kể lại rằng A luôn có tin đồn không tốt về mình, vậy bạn A luôn che giấu suy nghĩ không
tốt của mình với B nhưng có hành động trái ngược với suy nghĩ ấy)
Ví dụ1: Bạn An đang có chuyện buồn và bạn suy nghĩ tiêu cực về điều đó. Tuy nhiên, bạn An
vẫn nói chuyện cười đùa với bạn bè một cách rất tích cực.
Ví dụ2: Cậu con trai cảm nhận ở bản thân một sự am muốn tình dục mãnh liệt nhưng có thể
phản ứng bằng cách luôn phê phán bọn con gái lẳng lơ và xây dựng ở mình một tình cảm
căm ghét phụ nữ.
Ví dụ3: Bạn An rất thích bạn trai, luôn muốn ở gần cậu bạn. Tuy nhiên khi anh ta rủ đi chơi
thì bạn An luôn từ chối và nói không thích đi.
Không có nhiều sự mở lòng, chia sẻ, có sự che giấu cảm xúc
Ngăn trở khả năng của con người ứng phó với việc giải quyết các vấn đề vô thức
Lời nói và hành động không nhất quán
Có sự tương tác không sâu sắc

3.2.10. Cơ chế huyễn tưởng, mơ mộng


Khái niệm: Các cá nhân tìm cách vượt qua áp lực của thực tế bằng cách huyễn hoặc, mơ
mộng hay tạo ra những câu chuyện “hoang đường” để trốn tránh những lo âu. Huyễn
tưởng là một sự chạy trốn thực tế quá khó khăn.
Biểu hiện:
Khi gặp khó khăn thì một người nằm mơ họ giải quyết được vấn đề đấy
Một người từ chối làm việc gì đó và người đó tự vẽ ra câu chuyện trong đầu họ rằng chỉ có
những người siêu năng lực hoặc tố chất có sẵn ( trời phú) thì mới làm được
Khi đối mặt với vấn đề gì đó kiệt sức, mệt mỏi, một người sẽ tưởng tượng ra một câu chuyện
khiến họ thấy thoải mái hơn.
Một người khi ở trong thực tại không thể làm ra những việc mà mình muốn vì thế họ tưởng
tượng sự việc đó và họ đã làm được những hành vi mà họ muốn làm trong suy nghĩ của họ
còn thực tế thì không thể.
Một người bế tắc trong cuộc sống vì thế họ chìm trong trí tưởng tượng của họ là họ có siêu
năng lực như biết bay,…
3.2.10. Cơ chế phòng vệ đồng nhất:
- Đồng nhát bản thân với cá nhân hoặc nhóm người mà mình cho là có giá trị để tăng cảm
giác có giác trị của bản thân.
-Khi chúng ta làm giống họ, chúng ta cảm thấy lòng tự trọng của mình được tăng lên, bằng
cách này chúng ta được người khác chấp nhận
-Bắt chước phong cách, hành động của người khác để cảm thấy tự tin hơn.
-Có xu hướng phụ thuộc, đồng nhất với 1 nhóm người
-Đi theo, dẫn dắt bởi đám đông
-Chỉ cảm thấy tự tin khi đi với các nhân hay 1 nhóm người nhất định
-Hay chạy theo xu hướng số đông
Ví dụ: Bé An thích ca sĩ Khơi My nên đã để tóc, ăn mặc và đi đứng nói năng giống ca sỹ Khởi
My.
3.2.11 Những cơ chế phòng vệ khác
Hành động bốc đồng:
Sát nhập
Giảm mục tiêu ( Aim Inhitibition)
Vị tha
Né tránh (avoidance) :
Chối một cách vô thức hiện thực đang xảy ra
-Gạt bỏ một ý nghĩ, biểu tượng trong đầu và nếu nó xuất hiện thì xem như không phải
do bản thân nghĩ đến
-Chúng ta né tránh sự thật bằng cách ứng xử làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra
=> vượt qua giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát thực tế.
-Từ chối bằng cách giải thích chính xác sự liên quan, mà không phải là sự đối mặt trực
tiếp
-Các hành động phủ nhận thực tế nhận thức kinh nghiệm mà mang lại nguy hiểm hoặc
gây đau đớn cho cái tôi.

-Ví dụ: Một số người nhìn nhận được thấy trong mối quan hệ tình yêu hoặc bạn bè của
mình có dấu hiệu độc hại, không an toàn nhưng vẫn cố né tránh vì không muốn làm
đổ vỡ mối quan hệ đó
-Sinh viên này trong quá trình học tập không cố gắng học, học hành buông thả không
nghiêm túc, nhưng đến khi xem điểm thì vẫn cố né tránh những con điểm thấp của
mình và có phản ứng cự tuyệt khi không tin được rằng điểm mình thấp đến vậy

1.2.1 Bù trừ ( Conpesation):


-Cá nhân căng thẳng, lo lắng vì cảm thấy không bằng người khác.
-Muốn thoát khỏi ý nghĩ về sự thiếu hụt, yếu kém của bản thân
-Yếu kém, có khuyết điểm ở khía cạnh này, vượt lên ở khía cạnh khác.
-Phóng đại điểm tích cực để che giấu, bù trừ điểm yếu không khắc phục được.
-Né tránh việc nhìn nhận vấn đề thực tại của bản thân.
-Thể hiện xuất sắc quá mức trong một lĩnh vực để bù lại cho thất bại trong lĩnh vực khác.
Ví dụ: 1 người bị khuyết tật, mất 1 bên tay phải nhưng vẫn phát triển kĩ năng viết bằng tay trái
hoặc đánh máy vi tính nhằm chứng minh bản thân hoặc người khác rằng mình không thua
kém ai cả.
1.2.2 Hài hước
1.2.3 Gây hấn thụ động ( Passive-agression )
( kham khảo Tamlyhoctoipham.com)

IV. MQH nhận thức – xúc cảm và hành vi của người có nan đề căng thẳng:
IV.1 Nêu các biểu hiện của rối loạn cơ thể:
- rối loạn giấc ngủ( mất ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ nhiều, ngủ ít)
-rối loạn ăn uống(ăn nhiều, ăn ít, không ăn ..)
-rối loạn cơ vận động (căng cơ, như run tứ chi, giật mắt, môi , mũi,. đầu gối cơ cứng, tay
nắm chặt , răng hay ghiến, họng khô, hay vã mồ hôi thường xuyên , khó thở, đau bụng )
- Rối loạn cảm giác ( nhức đầu, đau mỏi xương,tim đập nhanh,hồi hợp, đánh trống ngực, mệt
mỏi …) => Những biểu hiện chung của Rối loạn thần kinh thực vật
-Vô tri ko suy nghĩ
IV.2 Nêu các biểu hiện của rối loạn nhận thức:
-Suy nghĩ nhiều ( hay gọi là overthinking), Suy nghĩ và phản ứng chậm, không nhớ ra, không
nghĩ ra, không biết quyết định ntn, bị lẫn lộn, nghi ngờ, hồi tưởng liên miên, khó tập
trung, suy nghĩ tiêu cực, hoang tưởng, có niềm tin sai lệch gây ảnh hưởng tiêu cực đến
bản thân or mn xung quanh.., luôn khẳng định phủ định ảnh hướng ko tốt đến bản thân và
mn xung quanh, đổ lỗi
IV.3 Nêu các biểu hiện của cảm xúc:
- Ghen tuôn, tức giận phẫn nộ, cảm giác mặc cảm tội lỗi, tự đổ lỗi cho bản thân, cảm thấy
xa lạ, dễ nổi nóng, hi vọng, xấu hổ, bất lực, nhiều cảm xúc lẫn lộn, sợ hãi cô đơn, dồn
nén, tức giận, thịnh nộ, buồn chán, buồn, cảm thấy bị phản bội, vô vọng, lo lắng, tủi hổ,
bồn chồn, yêu thương, đồng cảm thái quá, vui vẻ độc hại ( như nghiện , kích thích ), bế
tắc, vỡ mộng, sốc
IV.4 Nêu các biểu hiện của hành vi:
-phản ứng , né tránh, đổ lỗi, phủ nhận,
hh3.5 Nó mang mặt lợi ích/ hạn chế nào
3.6 Cách cân bằng và khắc phục hạn chế

2. Nhận thức, cảm xúc, hành vi có mối quan hệ gì với nhau?


-Đều dẫn đến hành động.
-
CHƯƠNG VI: KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ

VI.1 Kỹ năng lắng nghe:


Câu hỏi
1. Lắng nghe khác nghe ở điểm nào?
- Nghe là hành động sử dụng giác quan một cách không có chủ ý hay có chủ ý .
- Lắng nghe là hành động kết hợp giữa giác quan, chú ý, nhận thức và phân tích các
sự vật hiện tượng, đối tượng đang tương tác và có khả năng tiếp nhận được thông
điệp mà người đối diện muốn truyền đạt tới.
- -Theo giảng viên :
- Nghe quá trình cảm giác của gíac quan.
- -Lắng nghe sử dụng các giác quan, lắng nghe bằng con tim .
- Mức độ:
+mức 1 Nghe phớt lờ.
+mức 2 nghe giả vờ.
+mức 3 là nghe chọn lọc.
+ mức 4 nghe chú tâm.
+ mức 5 nghe thấu cảm.
-
2. Lắng nghe như thế nào mới được gọi là Kĩ Năng lắng nghe?
-Cần phối hợp các chức năng cùng một thời điểm hiện tại và có nỗ lực để đạt được
cùng với đối tượng. (vd như nghe, nhìn , suy nghĩ..)
-Nhận biết được thông điệp mà đối tượng muốn truyền đạt tới .
- Giải mã, phân tích, tổng hợp các thông tin mà đối tượng truyền đạt tới.
-Có sự thấu cảm, không phán xét, trách móc, tôn trọng hoặc không biểu hiện thái độ
không tốt tránh gây hiểu nhầm.
-Có sự kiên nhẫn trong quá trình tiếp nhận thông tin từ đối tượng.

-Chấp nhận những câu chuyện, quan điểm của đối tượng.
3. Biểu hiện của người kĩ năng lắng nghe ?
- Biểu hiện rõ nhất trong quá trình giao tiếp :
+ Tập trung vào cuộc đối thoại
+ Nói vào những thời điểm phù hợp, hợp lý, không gắt quãng, gây khó chịu cho đối
tượng đang giao tiếp .
+ Dễ dàng hiểu người đối diện muốn truyền tải thông điệp gì
+ Có những câu hỏi, phản biện trong quá trình giao tiếp.
4. Yếu tố của kĩ năng lắng nghe :
- Hòa nhập với ngôn ngữ cơ thể của đối tượng
- Phải có sự phản hồi tốt, nhấn mạnh thông điệp mà đối tượng muốn truyền tải đến.
- Tóm tắt được câu chuyện, chỉ ra sai sót.

Câu hỏi -Câu thấu hiểu mức 1 đến 4 ( thi ) Mức 3 thấu hiểu đc điều thân chủ chưa nói
ra Mức 4 thấu hiểu điểu thân chủ ko
-Tình huống thể hiẹn sự thấu hiểu

VI.2 Kỹ năng đặt câu hỏi :


VI.2.1 Khái niệm:
-Không hỏi các câu đóng - mở, thăm dò (nghi vấn, khinh thường) .(vd: Có, không,
chưa, Vì sao, tại sao, ở đâu, như thế nào, cái gì, ở đâu, làm gì, ai . ..)
-Nghiên về thân chủ trọng tâm ( cảm thấy, yêu thích vì, ghét bỏ vì, cảm nhận, suy
nghĩ, mức độ, mong muốn, đánh giá, nhận thức, cân nhắc ,cảm nghĩ, nhận thấy,
thấy được, vì gì đó từ anh chị, hài lòng, cảm xúc gì )
-Các câu hỏi như vòng vo, định hướng… để giúp than chủ gọi được tên vấn đề.
VI.2.2 Bài tập
Bài tập
Ko câu hỏi thăm dò - đóng
Bài 1: chuyển câu hỏi từ kĩ thuật -> khng kĩ thuật
1)Đi lễ chùa có ý nghĩa gì với anh chị?
2) Anh chị cảm thấy thế nào khi một vài người đùa cợt trong đám đông ?
3Nếu chồng chị biết chị có thai, chị nghĩ chồng chị sẽ phản ứng như thế nào?
4) Anh chị có những đ thế nào khi vợ chồng quá quan tâm đến công việc cơ quan
5) Chị cho rằng vì sao anh chị ta lại xử sự như thế đến anh chị ?
6) Chị làm cách nào để con chị chia sẻ chuyện tình cảm riêng tư?

Bài 2: chuyển từ kĩ thuật -> thấu cảm


1) Đi lễ chùa có ý nghĩa gì với mong muốn của anh chị ?
2) Anh chị có những đánh giá gì khi một vài người đùa cợt trong đám đông ?
3)Nếu chồng chị biết chị có thai, chị mong muốn chồng chị sẽ phản ứng như thế
nào?
4) Anh chị cảm giác thế nào khi vợ chồng quá quan tâm đến công việc cơ quan?
5) Chị cảm thấy khó chịu vì cách xử sự gì của anh/ chị ta đến anh /chị ?
6) Chị yêu thích con chị chia sẻ chuyện nào trong tình cảm riêng tư?
9) Chị có cảm thấy mẹ chồng chị hay phán xét điểm nào ở chị ?

Bài 3: Làm bài 2


1. Chị nghĩ bố chị thường không hài lòng gì ở chị ?
2. Chị nghĩ điều gì khiến bố chị không hài lòng điều đó?
3. Chị nghĩ bố chị đang mong đợi gì ở chị?
4. Chị nghĩ nguyên nhân nào chồng chị không có ý định đi tìm việc làm?
5. Chị đã nghĩ được biện pháp cải thiện tình hình này chưa?

Bài làm của mình:


1)Những điều gì mà bố chị nói khiến chị cảm thấy phải chịu đựng?

Cô chỉnh sửa
4) Anh chị có cảm xúc gì về thái độ nào nhất của vợ/chồng chị ?
5) Hành vi nào của anh ta / cô ta khiến cho chị có cảm xúc không tốt?
6) Mẹ con chị chia sẻ điều gì với con chị ?

Cô hướng dẫn
định hướng, thực hiện được
1) Thông tin : -Thân chủ không làm bố hài lòng/ ko biết mức độ chịu đựng
( thời gian kéo dài).
Cảm xúc: lo lắng, ức chế
Tôi:” Không biết mình… Bao lao nữa”/420

VI.3 Kỹ năng thấu hiểu:


VI.3.1 Khái niệm thấu hiểu:
VI.3.2 Các mức độ thấu hiểu:
- Mức 1: Mức độ thấu hiểu không cao ( phán xét, lời khuyên)
- Mức 2: Sự phản hồi không có cảm xúc, thấu cảm ở thông tin ( ở mức độ
nghe, vd: )
- Mức 3: Lời nói có sự thấu hiểu vơi đi nỗi lòng của thân chủ ( cảm nhận được
cảm xúc của thân chủ)
- Mức 4: Lời nói có sự thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đối với các đối tượng
khác. (cảm nhận được cảm xúc của thân chủ đối với đối tượng ảnh hưởng
thân chủ)
những lưu ý khi thấu hiểu: tránh lời khuyên(coi thường), ko đem ý kiến quan
điểm cá nhân, ko hùa, bảo mật, câu hỏi thăm dò
29/11/23
C. Kĩ năng phản hồi :
1.Mệnh đề đi với phản hồi:
-Dường như là…
-Tôi có cảm nhận rằng…
- Như vật, bạn muốn…
- Liệu tôi có nhầm khi hiểu ý bạn vừa nói là…
-Có vẻ như bạn đang cảm thấy…
-Vấn đề chính bạn muốn nói là…
- Tôi đã cố gắng hiểu điều bạn nói là…
2. Xác định các cảm xúc và phản hồi cảm xúc đó:
- BÀI TẬP/ 422
1/
- Cảm xúc: Bất lực
Phản hồi: Chị cảm thấy bất lực không biết phản ứng như thế nào trong tình huống
đó?
2/
- Cảm xúc: Chản nán
Phản hồi: Chị không cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với bà ấy.

3/
- Cảm xúc: Khinh thường
Phản hồi: Chị không hài lòng với cách xử sự của ngừoi đó .

4/
- Cảm xúc: Lo lắng, bất an
Phản hồi:: Chị cảm thấy lo lắng về lối sống con chị.

5/- Cảm xúc: Mệt mỏi


Phản hồi: Chị cảm thấy mệt mỏi khi cháu không làm theo những gì chị muốn.
6/- Cảm xúc: Khó chịu, chán nản
Phản hồi: Chị cảm thấy khó chịu với cách giáo dục con của chồng
Dường như chị cảm thấy chản nản trong việc phối hợp để giáo dục con với chồng.
Thân chủ :Tôi ( người vợ)
Thông tin: không hài lòng thái độ với chồng
Cảm xúc: lo lắng
vấn đề : sự lo lắng về thu nhập gia đình, chồng không có việc làm.
Câu hỏi: Chị đánh giá tài chính nhà chị như thế nào khiến chị lo lắng?
Chị nghĩ gì về người chồng khi anh ấy không đi làm?
Chị đã từng giải quyết vấn đề này chưa?
Chị mong muốn như thế nào để giảm đi lo lắng
Chị nghĩ chị sẽ chịu đựng được trong bao lâu nữa
Chị nghĩ nên giải quyết nhưbthế nào

You might also like