You are on page 1of 13

Giải đề Quản trị đa văn hoá các năm

Học kỳ I, năm 2021-2022

Câu 1: Giải thích phát biểu “Hai cá nhân có hành vi tương tự nhau trong cùng một tình huống
không hẳn vì văn hoá của họ giống nhau.” Đề xuất 3 gợi ý có thể cải thiện sự so sánh văn hoá
giữa các cá nhân.
- Giải thích: Những cách cư xử giống nhau có thể tuỳ thuộc vào tình huống chứ không vì bản chất
của chúng. Chẳng hạn, người Đức và người Mỹ đều có thể cười đối với một câu chuyện hài. Tuy
nhiên, người Đức thuộc về nền văn hoá trung lập ít thể hiện cảm xúc, trong khi Mỹ là văn hoá cảm
xúc, ưa chuộng những biểu cảm tự nhiên, cởi mở.

- Gợi ý:

+ Chấp nhận rằng khác biệt văn hoá là bình thường, không bộc lộ những đánh giá hoặc phán xét đối
với các nền văn hoá khác nhau.

+ Tự tìm hiểu, nâng cao vốn hiểu biết cá nhân đối với những nền văn hoá khác nhau.

+ Loại bỏ cảm xúc thông thường, nhấn mạng vào logic trong khi nhận diện văn hoá của người khác.

Câu 2: Nêu 5 biểu hiện có thể có trong công việc của nhân viên theo văn hoá định hướng thời
gian tuần tự (đơn tuyến).
- Nhân viên coi thời gian là chính xác  thường đúng giờ.

- Nhân viên tập trung hoàn thành từng công việc, mục tiêu chứ không để chồng chéo.

- Nhân viên tách bạch đời sống cá nhân với công việc. Họ không mang tài liệu ở công ty về nhà làm.

- Nhân viên tôn trọng việc lập kế hoạch, sắp đặt lộ trình của công việc.

- Nhân viên đề cao ý kiến cá nhân và ít coi trọng các mối quan hệ trong nhóm.

Câu 3: Theo nghiên cứu của Trompenaars, định hướng (giá trị) văn hoá nào cho rằng: “Con
người phải biến đổi môi trường tự nhiên vì cuộc sống của mình”? Nêu 5 biểu hiện có thể có
trong công việc của nhà quản trị theo văn hoá này.
- Định hướng bên trong (con người với môi trường). Con người của văn hoá này tin rằng năng lực
của họ có thể kiểm soát và chi phối thể giới bên ngoài.

- Biểu hiện:

+ Chú trọng hiệu quả công việc hơn là con người.


+ Ra quyết định dựa trên việc giữ gìn bản sắc công ty thay vì dựa vào mong muốn và nhu cầu của
KH.

+ Quyền lực tập trung ở nhà quản trị cấp cao, anh ta sẽ quyết định chiến lược, chiến thuật công ty
cần thực hiệu.

+ Cố gắng đưa ra những quy tắc, quy định áp đặt lên nhân viên để có thể kiểm soát họ.

+ Né tránh sự không chắc chắn cao, không thích những cái mới lạ, biến đổi nằm ngoài khả năng
kiểm soát của mình.

Câu 4: “Vì Thơ là trưởng phòng kinh doanh nên trong khi anh ta điều hành một cuộc họp, các ý
kiến, bình luận của anh ta về các vận động viên quần vợt được cho là đúng đắn, đáng chú ý”. Sử
dụng 2 định hướng (giá trị) văn hoá để giải thích cho phát biểu này.
- Khoảng cách quyền lực lớn: vì khoảng cách quyền lực giữa nhân viên và cấp trên (trưởng phòng
kinh doanh) là lớn, nên nhân viên không thể hiện quan điểm riêng, dám đưa ra ý kiến hay phản bác ý
kiến của nhà quản trị. Họ chấp nhận sự khác biệt về thứ bậc trong tổ chức và tuân thủ ý kiến của cấp
trên.

- Tránh sự không chắc chắn cao: nhân viên là cấp dưới, họ ngại đưa ra ý kiến khác với cấp trên. Họ
sợ phải gặp xung đột với người khác. Nhân viên muốn sự an toàn nên họ sẽ chấp nhận ý kiến của
trưởng phòng thay vì cho nó là sai hay phản bác lại.

Câu 5: Trình bày 5 biểu hiện có thể có trong hành vi nhà quản trị theo văn hoá tránh sự không
chắc chắn thấp trong việc thực hiện chức năng hoạch định. Hãy giải thích mối quan hệ giữa văn
hoá của nhà quản trị và văn hoá của tổ chức mà người này là thành viên.
- Biểu hiện:

+ Khi hoạch định, họ sẵn sàng khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và đóng góp cho kế hoạch.

+ Phân quyền cho các nhân viên cấp dưới, đưa quyền quyết định những dự án nhỏ cho nhân viên.

+ Dám thử nghiệm những dự án mới, thay đổi những chiến lược đã cũ, không còn phù hợp với hiện
tại.

+ Ít dựa vào các văn bản, quy tắc có sẵn trong quá khứ để lựa chọn một chiến lược mới.

+ Không dựa vào những mối quan hệ cá nhân để đưa ra quyết định về việc lựa chọn các phương án
hoạch định, chẳng hạn như chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu cho đơn hàng mới.

- Giải thích: nhà quản trị này mang đến một nền văn hoá tổ chức phẳng, ít thứ bậc và hướng đến sự
bình đẳng giữa các nhân viên bởi anh ta coi trọng ý kiến của nhân viên cấp dưới. Anh ta thường ít dự
đoán thái độ và hành vi của các nhân viên trong tổ chức thông qua các tình huống thông thường.
Câu 6: Giải thích ảnh hưởng của văn hoá thành tích (địa vị đạt được) theo nghiên cứu của
Trompenaars đến việc lựa chọn nội dung truyền thông marketing của doanh nghiệp (có thể sử
dụng ví dụ minh hoạ phù hợp.
- Trong quảng cáo, những người như ngôi sao thể thao nổi tiếng, vận động viên đạt nhiều thành tích
cao, đầu bếp có tay nghề cao,… được sử dụng nhiều (Mỹ).

- Người tiêu dùng thường mua sản phẩm vì hiệu suất, độ tin cậy, công năng tiện ích của sản phẩm.
Người Đức mua xe hơi Mercedes vì chất lượng và độ an toàn của xe chứ không phải vì mức giá của
nó cao ra sao.

- Trong phát triển sản phẩm, họ thường thử nghiệm sản phẩm để cho thấy nó đạt hiệu quả tốt như thế
nào (Anh, Mỹ). “Chín trên mười người nuôi mèo cho biết con mèo của họ ưa thích sản phẩm của
chúng tôi.”

Câu 7: Nêu 3 biểu hiện có thể có trong hành vi của đoàn đàm phán đến từ nền văn hoá nam tính
khi gặp gỡ làm việc với đối tác. Gợi ý 2 giải pháp cho đoàn đàm phán đến từ nền văn hoá đối lập
để có thể thích ứng.
- Biểu hiện:

+ Đưa ra những quyết định, lý luận mang tính quyết đoán, thậm chí sử dụng những biện pháp cứng
rắn trong đàm phán để đạt được thoả thuận.

+ Sẵn sàng tham gia đàm phán phân chia vì họ có thể chấp nhận được xung đột.

+ Nhấn mạnh đến lợi ích về tiền bạc, của cải,… đạt được sau khi đàm phán thay vì những mối quan
hệ hài hoà.

- Giải pháp:

+ Chuẩn bị kỹ càng trước khi đàm phàn về các tài liệu, thông tin, dữ liệu rõ ràng, cụ thể để có thể đối
phó với các chiến thuật cứng rắn mà bên kia mang lại.

+ Sử dụng những biện pháp mềm dẻo, thuyết phục đối phương nhằm giữ một bầu không khí hài hoà,
thân thiện trong khi đàm phán.

Câu 8: Một nhân viên đã có sáng kiến giúp cho nhóm đạt được thành tích tốt. “Khen thưởng cho
người có sáng kiến hay khen thưởng cho cả nhóm vì thành tích tốt?” Sử dụng một khía cạnh văn
hoá lưỡng cực (có hai giá trị đối lập) để phân tích tình thế nan giải nêu trên. Lập luận và đề xuất
một giải pháp hoà giải trong tình thế này.
- Khía cạnh văn hoá cá nhân hay tập thể.

+ Nền văn hoá tập thể xem trọng nhóm, đặt giá trị con người vào trong một nhóm, tức là con người
không thể có được khả năng và thành tích tốt nếu không có những người trong nhóm hỗ trợ.
+ Nền văn hoá cá nhân coi trọng năng lực và thành tích của từng cá nhân, xem cá nhân là độc lập, ý
kiến của cá nhân được đề cao.

- Giải pháp: để hoà giải sự khác biệt về định hướng cá nhân và tập thể trong tình huống này, công ty
nên đánh giá thành tích tốt một cách kỹ càng. Qua đó, xác định mức độ đóng góp của các thành viên
trong nhóm vào việc đem lại lợi ích cho công ty, ai đóng góp nhiều sẽ được nhận khen thưởng nhiều.

Học kỳ II, năm 2020-2021

Câu 1: Giải thích ngắn gọn quan niệm văn hoá là do con người “sáng tạo” ra, đối lập với những
gì thuộc về tự nhiên. Cho ví dụ minh hoạ.
Văn hoá là những hiểu biết, những kiến thức con người tích lũy, được tiếp thu từ thế hệ trước. Văn
hoá có thể thay đổi qua các thế hệ. Do đó, văn hoá do con người tạo ra, chứ không phải có sẵn trong
tự nhiên.

Ví dụ: Trong quá khứ, VN chịu ảnh hưởng của Nho giáo, cho rằng sự phân cấp giai cấp quyền lực
giúp dễ quản lý hơn. Hiện tại, văn hoá đã dần thay đổi, khoảng cách quyền lực cao ảnh hưởng đến sự
nỗ lực của nhân viên. Do vậy, khoảng cách quyền lực tại DN đang dần giảm đi.

Câu 2: Nêu 4 biểu hiện có thể có của định hướng quá khứ trong hành vi của nhà quản trị.
- Thích sự ổn định, tôn trọng truyền thống: nhà đàm phán quá khứ sẽ thích những quy tắc, luật lệ cũ
từng được áp dụng trong các cuộc đàm phán trước hơn là sáng tạo nên những quy định mới.

- Ít chú trọng các mối quan hệ: nhà quản trị định hướng quá khứ không quan tâm đến mối quan hệ
của hai bên đàm phán trong tương lai mà chỉ chú trọng vào những lợi ích tức thời, lợi ích mà họ có
thể hưởng ngay lập tức.

- Có quy tắc chung xác định điều “tốt” và “xấu: đối với họ, việc phân địch rạch ròi giữa những lợi
ích và bất lợi là vô cùng quan trọng, họ không quan tâm đến hoàn cảnh của đối phương.

- Thích hưởng thụ: nhà đàm phán thiên về quá khứ có xu hướng chấp nhận ngay lập tức những
nhượng bộ của đối phương thay vì nhượng bộ người khác.

Câu 3: Thế nào là khung cảnh giao tiếp? Tại sao mối quan hệ quyền lực trong tổ chức có thể là
một yếu tố trong khung cảnh giao tiếp nội bộ?
- Khung cảnh giao tiếp là môi trường (không gian hoạt động giao tiếp xảy ra), mối quan hệ và sự
hiểu biết của các bên, biểu lộ của các bên,…

- Mối quan hệ quyền lực trong tổ chức thể hiện những hiểu biết về tính cách, phong cách cá nhân,…
của nhân viên đối với cấp trên (và ngược lại), đồng thời mối quan hệ còn quyết định cách họ sử dụng
ngôn ngữ không lời trong khi giao tiếp với nhau.
Câu 4: Sử dụng 1 định hướng (giá trị) văn hoá để giải thích quan niệm thất bại của tổ chức là do
hoàn cảnh. Trình bày 1 biểu hiện có thể có của văn hoá này trong công tác hoạch định của nhà
quản trị.
- Quan niệm này dựa trên định hướng văn hoá dựa nhiều vào khung cảnh.

- Biểu hiện: khi nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp, anh
ta thường xem xét các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhiều hơn: tình hình kinh tế hiện nay, nhu cầu
của khách hàng, thiện chí của nhà cung cấp trong cung cấp nguyên vật liệu,…

Câu 5: Sử dụng 2 định hướng (giá trị) văn hoá để giải thích nguyên nhân nhiều nhân viên không
phát biểu, đưa ý kiến trong các cuộc họp của tổ chức.
- Tránh sự rủi ro cao: họ lo lắng trước những sự không chắc chắn, trước những mối nguy nên
luôn muốn bản thân trong vùng an toàn và do đó hạn chế phát biểu ý kiến để tránh rắc rối.
- Khoảng cách quyền lực lớn: nhân viên chấp nhận có ít quyền lực hoặc sự không đồng đều của
quyền lực trong tổ chức. Từ đó họ xem những gì nhà quản trị nói là hiển nhiên nên không có
ý kiến, phát biểu.

Câu 6: Nêu 4 lý do có thể giải thích cho sự đa dạng văn hoá trong tổ chức.
- Các nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí là những vùng miền khác nhau.

- Hậu quả của những chính sách, thay đổi trong tổ chức.

- Sự hình thành các nhóm người khác nhau trong tổ chức.

- Toàn cầu hoá dẫn đến việc quốc tế hoá các tổ chức.

Câu 7: Bản chất của văn hoá phổ biến (theo nghiên cứu của Trompenaars)? Trình bày 2 biểu
hiện có thể có của văn hoá này trong hành vi của người mua và theo đó gợi ý giải pháp cho
người kinh doanh.
- Văn hoá phổ biến là nền văn hoá mà những ý tưởng, quy tắc và giải pháp có thể áp dụng mọi nới
mà không cần biến đổi tình huống cụ thể, áp dụng một bộ nguyên tắc chung.

- Biểu hiện:

+ Người tiêu dùng thích những sản phẩm phổ biển, đồng bộ, được sử dụng rộng rãi trong mọi trường
hợp (quần jeans, áo thun)  người kinh doanh nên tiêu chuẩn hoá sản phẩm cho phù hợp với mọi
bối cảnh, mọi tình huống mà người tiêu dùng có thể sử dụng.

+ Người mua hàng thích những quảng cáo mang thể hiện rõ những quy tắc, tiêu chuẩn của sản phẩm
 các doanh nghiệp nên đưa ra các chiến lược quảng cáo thể hiện rõ tính năng, công dụng, sự tiện
lợi của sản phẩm.
Câu 8: Nêu 3 biểu hiện có thể có trong hành vi của đoàn đàm phán đến từ nền văn hoá tránh sự
không chắc chắn cao (theo nghiên cứu của Hofstede). Gợi ý 3 giải pháp cho đoàn đàm phán đến
từ nền văn hoá đối lập có thể thích ứng.
- Biểu hiện:

+ Chú trọng quy tắc và văn bản: họ thường dựa theo những quy trình chặt chẽ trong quá trình đàm
phán, những lý lẽ họ đưa ra đều dựa trên những văn bản, luật,…

+ Dựa trên những mối quan hệ cá nhân đã thiết lập từ trước: họ xem trọng và tin tưởng nếu đối
phương là mối quan hệ đã từng quen biết và làm việc trước đây.

+ Ngại xung đột và cạnh tranh: họ sẽ né tránh phong cách đàm phán cạnh tranh vì nó khiến họ dễ
gặp các tình huống khó có thể lường trước.

- Giải pháp:

+ Nhà đàm phán tránh sự không chắc chắn thấp không ngại xung đột và cạnh tranh  họ sẵn sàng
theo đuổi cuộc đàm phán hợp tác với đối phương.

+ Nhà đàm phán tránh sự không chắc chắn thấp sẵn lòng chấp nhận cái mới, sự mơ hồ và sự bất định
 chấp nhận những văn bản, quy tắc của bên kia.

+ Nhà đàm phán tránh sự không chắc chắn thấp hoàn toàn không khó để làm việc và đàm phán với
những đối tác mới mẻ  không quá xem trọng mối quan hệ sẵn có.

Câu 9: “Trao địa vị cho người thành công hay động viên, an ủi những người thất bại?” Sử dụng
1 khía cạnh văn hoá lưỡng cực để giải thích sự khác biệt trong phát biểu trên của nhà quản trị.
Lập luận và đề xuất 1 giải pháp hoà giải sự khác biệt này.
- Khía cạnh văn hoá nam tính hay nữ tính.

+ Văn hoá chú trọng nữ tính sẽ hướng đến những giá trị nhân văn, con người, quan tâm đến các vấn
đề của nhân viên, trong đó có vấn đề về tinh thần  động viên họ khi họ gặp thất bại.

+ Văn hoá chú trọng nam tính tập trung vào việc hoàn thành công việc, thậm chí tổn hại đến nhân
viên để hoàn thành dự án  trao địa vị cho người thành công, xuất sắc, mang lại lợi ích cho công ty.

- Giải pháp: Doanh nghiệp nên đưa ra những chính sách khen thưởng đối với những cá nhân đạt chỉ
tiêu trong dự án, từ mức độ thấp đến cao. Đối với những người không hoàn thành KPI cũng nên
được dành một khoản khen thưởng nhỏ.
ĐỀ KHÁC, THẢO LUẬN

Câu 1: Bản chất Văn hóa cảm xúc của Trompenaars là gì? Nêu và phân tích ngắn gọn 1 biểu
hiện có thể có của văn hóa cảm xúc trong hành vi của người tiêu dùng. Từ đó hãy cho ví dụ về
doanh nghiệp đã đáp ứng tốt hành vi người tiêu dùng đó.
Bản chất nền văn hoá cảm xúc: con người biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên, không gò bó, họ cởi
mở; cười nhiều, nói lớn; chào đón nồng nhiệt…

Biểu hiện trong hành vi người tiêu dùng: họ mua hàng nhờ vào những quảng cáo mang thông điệp ý
nghĩa, chạm vào tâm hồn và khiến họ đồng cảm. VD: Jollibee đưa ra thông điệp “Niềm vui trong ăn
uống” cùng những đoạn video quảng cáo gắn kết tình cảm gia đình trong những bữa ăn tại cửa hàng
của Jollibee. Điều này kích thích các nhóm khách hàng gia đình ghé mua nhiều hơn.

Câu 2: Sử dụng 1 khía cạnh văn hóa lưỡng cực (có 2 giá trị đối lập) để có thể giải thích cho sự
khác biệt trong việc tuyển dụng nhân viên. Đề xuất giải pháp hòa giải sự khác biệt này.
- Văn hoá tránh sự không chắc chắn cao: Con người có khuynh hướng đòi hỏi sự an toàn cao
nên họ sẽ tuyển dụng những nhân viên cần sự ổn định, lâu dài dựa trên kinh nghiệm, bằng
cấp, kiến thức, thành tựu.
- Văn hoá tránh sự không chắc chắn thấp: Con người sẵn lòng chấp nhận những điều mới mẻ,
những thử nghiệm nên trong quá trình tuyển dụng, họ ưa thích sự mới lạ, trẻ trung, sáng tạo,
đổi mới, ít đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, đề cao sự linh hoạt, đa dạng, tham vọng của nhân
viên…

Đề xuất: Sử dụng ưu điểm của giá trị đối lập để bổ sung cho giá trị gốc:

Ví dụ: Khi đang ở trong nền văn hoá tránh sự không chắc chắn cao, nhà tuyển dụng có thể bổ sung
hoặc tăng trọng số đánh giá cho các tiêu chí khác như tính linh hoạt, khả năng thích ứng của nhân
viên, sự sáng tạo, sự đổi mới,.. để có thể tìm kiếm những nhân viên vừa đảm bảo sự chắc chắn, vừa
đảm bảo sự sáng tạo.

Câu 3: Sử dụng 2 khía cạnh văn hóa để giải thích cho tiếp cận quản trị mà doanh nghiệp đề cao
sự chủ động và linh hoạt của nhân viên trong công việc.
- Khía cạnh né tránh sự không chắc chắn:
Né tránh sự không chắc chắn thấp, nhà quản trị sẵn lòng chấp nhận sự mơ hồ, điều mới lạ,
khuyến khích các nhân viên chủ động, nhân viên có thể làm việc trong mội trường xa lạ,
không có người quan, không ngại thay đổi công việc  đề cao sự chủ động và linh hoạt của
nhân viên trong công việc.
- CN phổ biến / CN đặc thù:
CN đặc thù: những ý tưởng, quy tắc và giải pháp áp dụng tùy theo tình huống, không thực
hiện một điều tương tự ở mọi nơi, có các ngoại lệ  có sự chủ động và linh hoạt trong quá
trình làm việc của nhân viên.

Câu 4: Đánh giá ảnh hưởng định hướng thứ bậc đến truyền thông.
 Khoảng cách quyền lực:

- Đối với nền văn hoá coi trọng thứ bậc: thì từ ngữ, biểu hiện phi ngôn ngữ cũng vần phải chú ý tuỳ
vào từng xã hội (nhìn trực diện người lớn tuổi khi nói là vô lễ >< không nhìn vào mắt người nói là
vô lễ).

- Đối với nền văn hoá bình đẳng: không có khoảng cách tuổi tác, mọi người giao tiếp thoải mái.

Câu 5: Sự "hài hoà" ảnh hưởng đến truyền thông như thế nào?
- Để ai cũng cảm thấy thoải mái trong cuộc giao tiếp (tránh cách sử dụng từ ngữ, ngữ điệu, biểu lộ
phi ngôn ngữ... thô lỗ, uy hiếp).

- Coi trọng thể diện đối phương, giữ mối quan hệ (cách nói giảm nói tránh, nói vòng vo), điển hình
là người Nhật Bản.

Câu 6: Văn hoá ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện?
- Người Mỹ thích cách nói chuyện nhanh, hiệu quả nên chỉ nói chuyện qua điện thoại là đủ rồi.

- Có những nền văn hoá coi trọng mối quan hệ nên muốn gặp mặt  tránh sự không chắc chắn thấp.

Câu 7: Chức năng hành vi phi ngôn ngữ?


- Biểu lộ cảm xúc, thái độ mà ngôn ngữ không thể hiện hết, những thứ không thể nói ra bằng lời.

- Song hành với hành vi ngôn ngữ để bổ trợ thêm ý nghĩa. Thậm chí cử chỉ có thể ra hiệu và điều
hướng cuộc giao tiếp (dấu hiệu kết thúc...).

- Nếu hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ mâu thuẫn nhau, thì dựa vào nền văn hoá ngữ cảnh cao hay
ngữ cảnh thấp để xác định yếu tố nào quan trọng hơn (ví dụ xin đi chơi, bố mẹ ừ nhưng mặt không
vui).

Câu 8: Phân biệt truyền thông bằng lời - không lời & ngôn ngữ bằng lời - không lời?
- Truyền thông là phương thức giao tiếp.

- Ngôn ngữ là yếu tố sử dụng trong giao tiếp.

- Truyền thông bằng lời có thể bao gồm ngôn ngữ không lời.

Câu 9: So sánh ngôn ngữ giao tiếp và khung cảnh giao tiếp?
- Khung cảnh không chỉ là nền cho cuộc giao tiếp, mà còn truyền tải một ý nghĩa nào đó  khung
cảnh trở thành ngôn ngữ.
- Hai điều này không hoàn toàn độc lập với nhau, có lúc là một nhưng có lúc không.

Câu 10: Cảm xúc của những người đối thoại có thể được xem là khung cảnh giao tiếp?
Tuỳ mức độ ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp:

- Nếu cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp  khung cảnh (vì tức giận nên nói thô lỗ).

- Nếu cảm xúc đi cùng với lời nói  ngôn ngữ.

Câu 11: Vai trò của trụ sở chính đối với sự đàm phán.
- Khoảng cách quyền lực cao  quyền lực tập trung  thường xuyên báo cáo tình hình về trụ sở
chính của mình, là một cầu nối thông tin và chỉ đại diện đúng nghĩa.

- Khoảng cách quyền lực thấp  phân quyền  không cần báo cáo thường xuyên nữa.

Câu 12: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự chuyển động trong văn hóa
kinh doanh?
- Sự tương tác mạnh hơn của văn hóa từ nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, thay đổi phương thức
quản trị của các nhà quản lý sao cho phù hợp với nhiều nền văn hóa của các công ty đa quốc gia.

- Khi làm việc cho công ty đa quốc gia, phải theo văn hóa của công ty, chẳng hạn phải làm việc một
cách độc lập hơn, đúng hẹn hơn. Môi trường làm việc của nhân viên sẽ được tiếp xúc với nhiều nền
văn hóa hơn.

- Một số định chế lớn trên thế giới (Liên hiệp quốc, WTO, …) có các tác động nhất định và chi phối
đến chính sách, hoạt động của các doanh nghiệp trên quốc gia đó. Nước đang phát triển phải chấp
nhận ký kết các luật định chung, từ đó dẫn đến sự thay đổi phương thức giao thương, hoạt động đối
với doanh nghiệp ngoài nước.

- Sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử quốc tế cũng dẫn đến thay đổi phương thức làm
việc với các kênh phân phối trên toàn thế giới thay vì nội địa so với trước đây.

- Phòng ban marketing của doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quảng cáo, truyền thông đến
từng quốc gia là khác nhau.

- Các nước có thể tiếp cận với những sự thay đổi và phát triển của công nghệ dẫn đến sự ra đời của
mạng lưới quản lý qua các nền tảng ảo (ví dụ như họp trên MS Team, Google Meet). Trao đổi thông
tin bằng gmail, facebook, website,...

- Nền kinh tế giữa các nước có thể giảm bớt các rào cản thương mại nhờ vào các chính sách của
chính phủ của nước chủ nhà.
Câu 13: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự chuyển động trong Văn hóa
Người tiêu dùng?
- Tiến bộ công nghệ gây ra sự đổi mới rất lớn trong việc người tiêu dùng giao dịch mua hàng (Vd:
trả tiền qua các ví điện tử, mua sắm online qua các giao dịch trực tuyến…)

- Truyền thông ngày càng phát triển do mức độ thông tin cực lớn trên Internet luôn được cập nhật
hàng giờ, giúp người tiêu dùng bắt kịp xu hướng và mua sắm theo xu hướng.

- Người tiêu dùng tiếp xúc với các loại hình truyền thông là rất lớn. Từ đó bị ảnh hưởng bởi các
quảng cáo và các sản phẩm đi vào nhận thức của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

- Khi truyền thông phát triển, vấn đề môi trường cũng được đưa ra và thảo luận nhiều. Người tiêu
dùng cũng quan tâm hơn đến biến đổi môi trường và sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế.

- Các công ty đa quốc gia tuyển dụng nhân sự từ các nước khác nhau trở nên phổ biến và chúng ta
luôn cần phải hội nhập để có một quan hệ xã hội tốt với đồng nghiệp.

- Người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn bởi vì:

+ Các sản phẩm ngoại nhập đa dạng, đẹp mắt, chất lượng cao và giá rẻ hơn trên các trang thương
mại điện tử lớn trên thế giới (amazon, ebay, alibaba,...)

+ Chính phủ cho phép các thương nhân nhập hàng hóa từ nước ngoài để tiến hành các hoạt động
kinh doanh nhằm đưa hàng hóa nước ngoài tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam, làm
giảm đáng kể chi phí vận chuyển.

+ Các chính sách toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sau đó ban hành các bộ luật cho phép người tiêu
dùng mua hàng ở mọi nơi trên thế giới.

Câu 14: Thảo luận về đạo đức

a. Hối lộ?
- Khi bạn nhận một món quà từ đối tác với điều kiện ký kết hợp đồng, có nghĩa là nhận hối lộ, một
loạt câu hỏi sẽ được đặt ra:

+ Có ai biết sự thật này? (cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, các cơ quan chính quyền)

+ Nếu bị phát hiện, hình phạt nào sẽ xảy ra?

+ Món quà này có bù đắp cho rủi ro bị phát hiện và hình phạt?

Hoặc trừu tượng hơn:

+ Việc làm này đúng đắn?

+ Hành động đúng đắn phải thực hiện?


Điều này liên quan đến những vấn đề rộng lớn:

+ Mình sống như thế nào?

+ Mình muốn mình là ai?

Nếu bạn chịu trách nhiệm lãnh đạo tổ chức:

+ Mình muốn tổ chức của mình sẽ như thế nào?

Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi:

+ Đối tác mời đi ăn ở nhà hàng, đi chơi

+ Người đưa hối lộ là người thân trong gia đình

+ Quà tặng vào những dịp lễ, tết

+ Không chấp nhận đồng nghĩa với mất hợp đồng nhân viên, đồng nghiệp không có việc làm…

Tặng quà hay hối lộ?

+ Quan tâm đến động cơ (biết ơn, có qua có lại - cũng là một dạng đáp trả nhưng chỉ theo nghĩa vụ,
chào hỏi)  mang tính tượng trưng

+ Hối lộ: nhằm mục đích sửa đổi hành vi người khác

+ Định hướng tập thể, kc quyền lực cao, khuếch tán (lẫn lộn công tư)

+ Không gian chung (ít tách biệt, dễ lẫn lộn giữa công việc và đời sống  xâm phạm) - riêng,
khoảng cách cá nhân.

b. Sử dụng sai trái thời gian và nguồn lực DN (thời gian, phương tiện, đồ dùng)

c. Hàng giả, hàng nhái  khuếch tán


- không gian chung

- tập thể: có khuynh hướng thích sử dụng những thứ tương tự người khác  dễ bắt chước (ý tưởng
manh nha đầu tiên của những vi phạm nghiêm trọng hơn)  vi phạm.

d. Bắt nạt
- Khoảng cách quyền lực (lợi dụng quyền lực để đe doạ, người dưới quyền sợ quyền lực và buộc
phải làm theo ý muốn của người khác).

- Định hướng bên ngoài (bị bên ngoài chi phối, không tự tin để kháng cự).

- Giữ thể diện, sợ mất mặt, xấu hổ (định hướng tập thể, khuếch tán).
e. Trong tổ chức nhân viên trung thành với ai?
- Trong các nền VH đề cao cá nhân, câu trả lời về sự trung thành xoay quanh mối quan hệ giữa cá
nhân và tổ chức sử dụng họ.

- Trong các nền VH đề cao cá nhân, lòng trung thành chưa phải là vấn đề đạo đức đáng quan tâm.

- Trong các nền VH đề cao tập thể, nhân viên có khuynh hướng trung thành với người giám đốc có
trách nhiệm sử dụng họ.

- Trong các nền VH đề cao tập thể, khoảng cách quyền lực cao thì sự trung thành đối với tổ chức hay
với cá nhân là một đòi hỏi đạo đức.

f. Một giám đốc rời bỏ DN sang đối thủ cạnh tranh và mang theo các thuộc cấp của mình có phải là
sự không trung thành?

g. Khi trụ sở chính ở nước ngoài cho phép thực hiện một hành vi nào đó nhưng các chi nhánh sở tại
lại lên án hành vi đó là phi đạo đức thì người giám đốc từ nước ngoài đến phải tuân theo chuẩn mực
nào?

h. Các chuẩn mực đạo đức có thay đổi theo thời gian?
- Có những giá trị đạo đức không thay đổi theo thời gian. VD: Các tôn giáo đều lên án việc giết
người

- Có những giá trị đạo đức thay đổi theo thời gian. VD: Trước đây ít người cho rằng việc hút thuốc là
một vấn đề đạo đức.

i. Các chuẩn mực đạo đức có thay đổi theo không gian?
- Không gian khác nhau  VH có thể khác nhau  Chuẩn mực khác nhau

j. Khi nào con người không còn rộng lượng với các hành vi bất lợi cho xã hội?
- Chúng ảnh hưởng đến lợi ích của họ Họ nhận thấy thủ phạm của những hành vi này hưởng lợi và
gây tổn thất cho họ.

- Hiểu biết của con người gia tăng

- Hàm ý:

+ Chứng minh những thiệt hai, tổn thất mà con người phải chịu

+ Chỉ ra thủ phạm, người hưởng lợi từ những hành vi này

+ Gia tăng hiểu biết thông qua giáo dục, truyền thông
k. Có trường hợp DN thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm nhưng vẫn tiếp tục tồn tại hợp pháp?

l. Có trường hợp DN thực hiện hành vi hợp pháp nhưng thiếu trách nhiệm?

m. Có trường hợp DN thực hiện hành vi có trách nhiệm nhưng không hợp pháp?

n. Chính phủ có cần bỏ ra 100 tỷ để chống gian lận về thuế nhưng cuối cùng chỉ thu lại được 10 tỷ?

You might also like