You are on page 1of 7

TỔNG QUAN HÀNH VI TỔ CHỨC

Câu 1: Trình bày các phương tiện truyền thông nói và viết trong tổ chức, so
sánh khả năng truyền tải thông tin của hai dạng phương tiện truyền thông
này.

Trả lời:

-Các phương tiện truyền thông nói thường dùng gồm: nói chuyện trực tiếp, hội
nghị trực tuyến, nói chuyện qua điện thoại.

-Các phương tiện truyền thông viết gồm: thư từ, email, văn bản và tài liệu, báo cáo.

-So sánh về khả năng truyền tải thông tin: Các phương tiện truyền thông nói và viết
khác nhau về độ phong phú của thông tin và tốc độ phản hồi thông tin. Phương tiện
truyền thông nói có độ phong phú thông tin cao hơn, tốc độ phản hồi nhanh hơn.
Phương tiện viết có độ phong phú thông tin thấp hơn và tốc độ phản hồi chậm hơn.

Câu 2: Tính cách là gì? Nêu năm đặc tính tính cách lớn ở mỗi người?

Trả lời:

-Tình cách là tổng hợp những thuộc tính tâm lý ổn định và bền vững của cá nhân,
quy định cách ứng xử của người này với môi trường xung quanh. Tính cách là tổng
hợp những cách thức mà một các nhân phản ứng và tương tác với những người
khác .

-Năm đặc tính tính cách lớn: Hướng ngoại, sự dễ chịu, tận tâm, ổn định cảm xúc,
cởi mở trải nghiệm.

Câu 3: Giá trị là gì? Trình bày năm chiều hướng văn hóa khác biệt giữa các
quốc gia theo nghiên cứu của Hofstede.

Trả lời:

-Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những gì được coi là quan trọng
trong những tình huống khác nhau. Nó định hướng và chi phối các quyết định và
hành động của chúng ta.
-Năm chiều hướng văn hóa khác biệt giữa các quốc gia: Khoảng cách quyền lực,
chủ nghĩa các nhân/ chủ nghĩa tập thể, đề cao nam tính, né tránh rủi ro, định hướng
ngắn hạn/định hướng dài hạn.

Câu 4: Trình bày và giải thích ba yếu tố của thuyết kỳ vọng.

Trả lời:

-Ba yếu tố của thuyết kỳ vọng bao gồm:

+ Sự mong đợi: niềm tin rằng nếu cố gắng nhân viên có thể hoàn thành được công
việc.

+Phương tiện: niềm tin rằng khi đã hoàn thành công việc, nhân viên sẽ nhận được
phần thưởng đầu ra tương xứng.

+ Gía trị phần thưởng mong đợi: niềm tin rằng phần thưởng đầu ra nhận được phù
hợp với mục tiêu cá nhân.

Câu 5: Trình bày và vẽ sở đồ so sánh học thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
và học thuyết hai yếu tố của Herzberg. Trình bày biện pháp ứng dụng để tạo
động lực thức đẩy nhân viên.

Trả lời:
-Thuyết nhu cầu của Maslow:

+ Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn uống,
mặc, ở,…

+Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự an toàn, không bị đe dọa về sức khỏe, tài sản,
công việc,…

+Nhu cầu xã hội: các nhu cầu về tình yêu, bạn bè, được chấp nhận là thành viên
trong nhóm và trong xã hội

+Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về được người khác tôn trọng, có địa vị,

+Nhu cầu tự hoàn thiện: là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, đạt được tất cả những
gì mình có thể đạt tới, khai thác hết những tiềm năng, năng lực của một người.

-Nhu cầu bậc thấp phải được thõa mãn cơ bản, nhu cầu bậc cao mới trở nên thôi
thúc. Nhu cầu đã được thỏa mãn không còn tác dụng động viên

-Thuyết hai yếu tố của Herzberg:

+Các nhân tố duy trì: Chính sách và việc quản lý của công ty. Sự giám sát, quan hệ
với cấp trên, Điều kiện công việc, trả lương, quan hệ với đồng nghiệp. Cuộc sống
cá nhân, quan hệ với cấp dưới, địa vị, an toàn.

+Các nhân tố động lực: Thành tựu, nhận biết công việc, trách nhiệm, sự thăng tiến,
sự phát triển.

+Các nhân tố liên quan tới sự thỏa mãn đối với công việc-được gọi là các nhân tố
động viên và các nhân tố này khác biệt với các yếu tố liên quan tới sự bất mãn- còn
được gọi là các nhân tố duy trì. Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết
tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và
chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không
thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì, nếu
giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình
trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. Ví dụ như hệ thống
phân phối thu thập ở đơn vị bạn nếu được xây dựng không tốt sẽ tạo cho bạn sự bất
mãn, song nếu nó được xây dựng đúng thì chưa chắc tạo ra cho bạn sự thỏa mãn.
Câu 6: Nêu 5 biện pháp để nâng cao tính liên kết vững chắc của nhóm?

Trả lời:

-Giảm quy mô nhóm

-Khuyến khích các thành viên đồng tình, ủng hộ các mục tiêu nhóm

-Tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở bên nhau(trong công việc cũng
như trong cuộc sống)

-Tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là thành viên trong nhóm.

-Thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác

-Trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải cho các thành viên.

Câu 7: Nêu các yếu tố chính của lý thuyết quy kết.

Trả lời:

-Sự đồng nhất, tính phân biệt, sự kiên định

Câu 8: Hành vi tổ chức là gì? Trình bày các cấp độ nghiên cứu của hành vi tổ
chức. Ý nghĩa của môn học này trong việc đóng góp vào cải thiện thành tích
của tổ chức?

Trả lời:

-Hành vi tổ chức(OB) là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên khảo sát tác động của các
cá nhân, các nhóm và cả cơ cấu đối với hành vi tổ chức, với mục đích áp dụng các
kiến thức này vào việc cải thiện hiệu quả của tố chức.

-Các cấp độ nghiên cứu của hành vi tổ chức: gồm 3 cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ
chức.

+Cấp độ cá nhân: tiểu sử, tính cách, nhận thức, học tập, giá trị, thái độ, sự hài lòng
với công việc, động lực thúc đẩy

+Cấp độ nhóm: Các điều kiện bên ngoài(của tổ chức) ảnh hưởng đến nhóm, cấu
trúc nhóm, nguồn lực của các thành viên, quy trình phối hợp của nhóm, nhiệm vụ
nhóm được giao.
+Cấp độ tổ chức: Cấu trúc tổ chức, văn hóa tổ chức, quản trị sự thay đổi tổ chức

-Ý nghĩa trong cải thiện thành tích của tổ chức: hiểu biết để tác động đến nguồn
lực trong doanh nghiệp, giúp chúng ta hiểu, giải thích, dự báo và tác động được
đến hành vi nhân viên, phát huy năng lực làm việc, thúc đẩy các nỗ lực làm việc,
định hướng hành vi nhân viên để mang lại thành tích cho tổ chức.

Câu 9: Nếu các nhóm nhu cầu của nhân viên theo Thuyết ERG của Clayton
Alderfer.

Trả lời:

-Nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ, nhu cầu phát triển.

Câu 10: Các yếu tố chính của lý thuyết quy kết.

-Sự đồng nhất, tính phân biệt, sự kiên định.

Câu 11: Nếu các phương pháp định hướng hành vi.

-Củng cố tích cực, củng cố tiêu cực, phạt, dập tắt.

Câu 12: Nhận thức là gì? Trình bày những sai sót thường gặp trong phán xét
về về người khác? Chọn 3 sai sót bất kỳ. Cho ví dụ minh họa và giải thích.

-Nhận thức là quá trình mà thông qua đó con người lựa chọn, sắp xếp và diễn giải
thông tin.(Theo jerard Greenberg & Robert A. Baron) Hay Nhận thức là quá trình
trong đó con người tổ chức diễn giải những ấn tượng mang tính cảm giác để giải
thích về môi trường của họ.

- Những sai sót thưởng gặp trong phán xét về người khác bao gồm: nhận thức có
lựa chọn, tác động hào quang, tác động tương phản, phép chiếu, sự rập khuôn.

VD: Dưới đây là ba ví dụ về các sai sót thường gặp khi phán quyết người khác:

-Ví dụ, một người có quá trình học tập không tốt trong quá khứ có thể đã thay đổi
và phát triển kỹ năng sau đó, nhưng người khác vẫn đánh giá theo quan điểm cũ và
coi thường người đó.
- Ví dụ, có thể một người bị xem là "thanh niên cuồng phong" chỉ vì nhóm tuổi của
họ thường được đánh giá tiêu cực, mà không xem xét đến những đặc điểm cá nhân,
giáo dục hay hành vi của người đó.

- Ví dụ, nếu nghe một lời phê phán về một người từ một nguồn duy nhất mà không
tìm hiểu thêm hoặc nghe lời tố cáo mà không có chứng cứ, ta có thể rơi vào sai sót
của việc đánh giá một người dựa trên thông tin không chính xác hoặc thiên lệch.

Câu 11: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức.

-Người nhận thức, đối tượng nhận thức, tình huống.

Câu 12: Trình bày các yếu tố thuộc nhân tố động viên theo Thuyết hai nhân
tố.

-Thành tựu, nhận biết công việc, bản thân công việc, trách nhiệm, sự thăng tiến, sự
phát triển.

Câu 13: Văn hóa tổ chức có các mặt phi chức năng nào?

-Cản trở sự thay đổi

-Cản trở sự đa dạng

-Cản trở quá trình hợp nhất giữa các tổ chức hay chuyển quyền sở hữu sang một tổ
chức khác.

Câu 14: Bất hòa nhận thức là gì?

-Bất hòa nhận thức là bất kỳ sự không tương hợp mà cá nhân có thể nhận thấy giữa
các thái độ của anh ta hoặc giữa thái độ và hành vi.

Câu 15: Nêu 3 thành phần cấu thành nên thái độ.

-Cảm xúc, nhận thức, hành vi.

You might also like