You are on page 1of 3

Câu 12:

1. Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow:


Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu được
sắp xếp theo một trình tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Cụ thể xếp thành
5 bậc:
- Những nhu cầu cơ bản: ăn, uống,mặc, ở và những nhu cầu tồn tại khác.
- Những nhu cầu về an toàn và an ninh: an toàn, không bị đe dọa về thân thể, tài
sản, công việc,…
- Những nhu cầu xã hội: tham gia câu lạc bộ, đảng phái, tình bạn, tình đồng nghiệp,
giao tiếp, được xã hội chấp nhận….
- Những nhu cầu tự trọng: thích danh tiếng, tặng danh hiệu, được tông trọng, tông
trọng người khác,…
- Những nhu cầu tự thể hiện: muốn hoàn thiện, phát triển nhân cách, sáng tạo,….
Maslow cũng chia các nhu cầu nói trên thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu
cấp cao: tác động bên trong con người, gồm nhu cầu xã hội, tự trọng và tự thể hiện,
được thỏa mãn chủ yếu từ bên trong.Nhu cầu cấp thấp: tác động bên ngoài con người,
gồm nhu cầu an toàn và nhu cầu cơ bản.Từ những nhu cầu đó đòi hỏi nhà quản trị
phải hiểu được nhân viên đang ưu tiên nhu cầu nào, để đưa ra các giải pháp phù hợp
cho việc thảo mãn nhu cầu của họ.Áp dụng thuyết tháp nhu cầu, đối với nhu cầu tự
thể hiện thì nhà quản trị tạo ra thách thức trong công việc, tạo cơ hội tiến bộ, sáng
tạo,động cơ để đạt thành tích.Với nhu cầu tôn trọng thì tạo ta hoạt động quan trọng
trong công việc, tên công việc phái đánh bóng ra sao để mọi người kiêng nể;tạo ra sự
có trách nhiệm cho họ và sự thừa nhận công việc đó một cách công khai.Nhu cầu xã
hội thì phải tạo ra nhu cầu giao tiếp trong xã hội; ổn định các nhóm làm việc và
khuyến khích hợp tác.Nhu cầu an toàn thì tối ưu hóa điều kiện làm việc;đảm bảo có
việc làm.Nhu cầu về vật chất thì nhà quản trị cần đưa ra chính sacgs phụ cấp về
lương;điều kiện làm việc tốt.
2. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg:
Herzberg đã xây dựng thuyết động viên bằng cách liệt kê các nhân tố duy trì và các
nhân tố động viên người lao động.
- Các nhân tố duy trì: các yếu tố làm việc bình thường như điều kiện việc làm,
lương bổng, các chính sách của tổ chức, quan hệ với cấp trên,…Nhà quản trị khi
tác động vào các yếu tố này sẽ không đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc.
Nhưng nếu các yếu tố làm việc bình thường không thỏa mãn thì nhân viên sẽ bất
mãn và kém hăng hái làm việc.
- Các nhân tố động viện: gồm các yếu tố như trân trọng nhân viên, giao phó trách
nhiệm cho họ,tạo điều kiện cho họ phát triển,… Nhà quản trị khi tác động vào các
yếu tố này sex đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc. Những nếu những yếu
tố động viên không có thì họ sẽ vẫn làm việc bình thường.
Lý thuyết của ông có ý nghĩa: lưu ý các nhà quản trị đừng lẫn lộn giữa những biện
pháp không có giá trị động viên và những biện pháp có tác dụng động viên thực sự.
Việc động viên đồi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và động
viên, không thể chú trọng một nhóm nào cả.
3. Lý thuyết E.R.G:
Giáo sư Clayton Alderfer tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow.Ông cũng cho
rằng hành động của con người là bắt nguồn từ nhu cầu, song có ba loại nhu cầu như
sau:
- Nhu cầu tồn tại: gồm nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn.
- Nhu cầu quan hệ: nhu cầu quan hệ qua lại giữa các cá nhân, nhu cầu quan hệ xã
hội (nhu cầu này gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu tự trọng).
- Nhu cầu phát triển: là nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng.
Ông cho rằng người cùng một lúc theo đuổi tất cả các nhu cầu chứ không phải chỉ một
nhu cầu như Maslow đã nói. Hơn thế nữa khi một nhu cầu nào đó bị cản trở họ sẽ dồn
nỗ lực sang một nhu cầu khác.
4. Thuyết mong đợi của Victor.H.Vroom:
Lý thuyết này được khái quát qua công thức sau:
Động cơ thúc đẩy = mức say mê x kỳ vọng đạt được x sự cam kết.
- Mức say mê: giá trị hấp dẫn của phần thưởng đối với người thực hiện nhiệm vụ
(công việc).
- Kỳ vọng đạt được: nhiệm vụ khả thi đối với người thực hiện và họ kỳ vọng sẽ
hoàn thành được.
- Sự cam kết của nhà quản trị (tổ chức): chắc chắn sẽ trao phần thưởng cho người đã
hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, để tạo được động lực làm việc, nhà quản trị sẽ quan tâm đến: giao cho nhân
viên những công việc phù hợp với khả năng để họ có niềm tin hoàn thành được công
việc đó. Thu hút nhân viên bằng những loại giá trị của phần thưởng. Luôn thực hiện
đúng sự cam kết về phần thưởng cho nhân viên.
5. Lý thuyết về sự công bằng:
Giáo sự Stacy Adams cho rằng công bằng là một động lực. Cơ sở của thuyết này dựa
trên lập luận người lao động muốn được đối xử công bằng, họ có xu hướng so sánh
giữa những đóng góp và phần thưởng nhận được, giữa bản thân và người khác.
Tuy nhiên cần lưu ý người lao động thường hay đánh giá công lao của mình cao hơn
người khác và phần thưởng mình nhận được ít hơn người khác. Do đặc điểm này,
nhà quản trị phải luôn luôn quan tâm tới nhận thức của người lao động về sự công
bằng..

You might also like