You are on page 1of 5

câu1:

Có 4 chức năng quản trị chính hiện nay:

Hoạch định (Planning): Chức năng này đề cập đến việc nhân dạng các mục tiêu cần

đạt được trong tương lai của tổ chức thông qua quy trình quản trị, đồng thời quyết định
các

công việc và tìm kiếm, sử dụng các nguồn lực cần thiết trong việc hoàn thành mục tiêu.

Nói cách khác, chức năng hoạch định thể hiện tổ chức muốn đi đến đâu trong tương lai và

cách để đi đến đó.

Tổ chức (Organizing): Chức năng này đảm nhiệm vai trò phân công và hợp nhóm các

công việc vào vào một bộ phận, cá nhân cụ thể tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt
động

của tổ chức, phân bố toàn bộ nguồn lực để hoàn thành mục tiêu.

Điều khiển (Directing): Chức năng liên quan đến lãnh đạo, động viên, khuyến khích,

thông tin và giải quyết xung đột nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

Kiểm soát (Controlling): Chức năng liên quan đến kiểm soát việc hoàn thành mục

tiêu thông qua đánh giá các kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu, tìm các

nguyên nhân gây sai lệch và giải pháp khắc phục.

Bốn Chức năng Quản trị này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo

thành một bộ khung của việc quản trị mà không thể tách rời hay bỏ đi bất kì một bộ phận

nào. Bộ khung này có thể được thể hiện như hình dưới đây:

Như chúng ta đã thấy ở hình trên, quy trình quản trị phải được thực hiện đầy đủ bốn

chức năng thì mới đạt được kết quả. Bất kì một chức năng nào cũng có sự liên kết với ba

chức năng còn lại. Hoạch định là chức năng đầu tiên của quy trình, bất kì một quy trình
nào cũng phải đặt ra được những mục tiêu nhất định .Hoạt động tổ chức thường đi sau

hoạch định và nó phản ánh cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành kế hoạch. Cũng

như vậy, điều khiển thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các

mục tiêu của chức năng tổ chức. Kiểm soát, chức năng thứ tư và cũng là chức năng cuối

cùng của quản trị, là cú chốt của ba chức năng trước nó và đưa đến kết quả cuối cùng. Và

cho dù có đạt được mục tiêu hay không thì vòng lặp vẫn tiếp tục với chức năng hoạch

định. Khi không đạt được những mục tiêu đã đề ra thì phải xem xét lại từ bước hoạch
định.

Và nếu đã hoàn thành được mục tiêu thì hoạch định tiếp tục đưa ra những mục tiêu mới

cần đạt được trong quy trình quản trị.

Đối với các doanh nghiệp, mặc dù việc thực hiện đủ bốn Chức năng Quản trị là giống

nhau, song việc đảm bảo Chức năng Quản trị của các cấp quản trị trong những doanh

nghiệp có quy mô khác nhau là khác nhau: “Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cấp quản trị

cao nhất có thể can thiệp và điều hành cả những công việc của cấp dưới. Trong khi đó ở

các doanh nghiệp lớn thì chức năng quản trị được phân cấp khá rõ ràng, cấp quản trị càng

cao càng tập trung thời gian vào những chức năng thiết yếu hơn”. Thêm vào đó, ở các cấp

quản trị khác nhau cũng có những mối liên hệ giữa các chức năng khác nhau. Chức năng

hoạch định và tổ chức giảm dần theo cấp quản trị trong khi đó, chức năng điều hành lại

tăng lên ở cấp quản trị thấp nhất.

câu2:
Abraham (Harold) Maslow (1908-1970) là một trong những nhà tiên phong người Mỹ
trong trường phái “Tâm lý học nhân văn”. Vào năm 1943, ông đã phát triển lý thuyết về
Thang bậc nhu cầu hay còn gọi là Tháp Nhu Cầu.

Tháp Nhu Cầu là một trong những học thuyết nổi tiếng nhất về động lực và được áp dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh cho đến marketing, nhân sự hay trong chính
cuộc sống của mỗi con người. Trong lý thuyết này, Maslow sắp xếp các nhu cầu của con
người theo một hệ thống trật tự dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở tầng
nền và các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ căn bản
đó phải được thỏa mãn trước.

Quá trình hình thành và phát triển Tháp Nhu Cầu có thể được chia ra hai giai đoạn chính.
Ở thời điểm ban đầu, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc. Sau
đó, vào khoảng những năm 1970-1990, sự phân cấp của Tháp Nhu Cầu được hiệu chỉnh
chuyên sâu hơn thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc.

Tuy nhiên ngày nay, để dễ dàng hiểu và áp dụng lý thuyết của Maslow vào thực tế, tháp
nhu cầu 5 bậc được sử dụng phổ biến hơn.

Để tìm hiểu các nhu cầu được phân cấp như thế nào trong thuyết Nhu Cầu của Maslow,
chúng ta đi từ bậc nhu cầu thấp nhất, tức Nhu cầu Sinh lý.

Tầng 1: Nhu cầu Sinh lý (Basic Needs)

Nhu cầu này bao gồm những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người nhằm đảm
bảo mục đích sinh tồn như ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các nhu cầu về sự thoải mái
như chỗ ở, quần áo. Sở dĩ tình dục được xếp vào nhóm nhu cầu này vì nó giúp con người
duy trì được nòi giống. Đây đều là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con
người.

Những nhu cầu thuộc mức độ cao hơn phía trên sẽ không thể xuất hiện nếu nhu cầu cơ
bản này chưa được thỏa mãn. Chúng sẽ chế ngự, thúc giục, sai khiến một người phải hành
động để đạt được nhu cơ bản này.

Tầng 2: Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs)


Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới những nhu cầu
về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính mạng khỏi các nguy hiểm và
sự an toàn, ổn định trong đời sống. Nhu cầu được an toàn ở đây không chỉ là an toàn về
thể chất và sức khỏe, nó còn là mong muốn được an toàn về mặt tinh thần về điều kiện tài
chính của bản thân.

Một số nhu cầu an toàn của con người như:

+ An toàn khi gặp tai nạn, sự cố chấn thương

+ An toàn về sức khỏe

+ An toàn về tài chính

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội (Social Needs)

Con người sẽ xuất hiện những nhu cầu về xã hội khi đã được đáp ứng đầy đủ những nhu
cầu căn bản về sinh lý và sự an toàn. Nhóm nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu yêu và được
yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá
trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc
bộ,… Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối
hành vi của con người.

Vai trò của nhóm nhu cầu này rất quan trọng, Maslow cũng đã nhấn mạnh rằng, mặc dù
đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất nhưng nếu nó không được thỏa mãn và đáp
ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về tinh thần, tâm lý.

Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu bậc cao con
người. Nó được thể hiện qua hai khía cạnh: việc được nể trọng, kính mến thông qua sự
thành công của bản thân và lòng tự trong, cảm nhận, trân quý chính mình. Khi nhu cầu
này được thỏa mãn, con người có xu hướng trở nên tự tin hơn vào năng lực của bản thân
và mong muốn được cống hiến nhiều hơn.

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing Needs)


Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến: khẳng định bản thân. Khi
tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến tới một tầm cao mới,
mong muốn khai phá những tiềm năng còn ẩn chứa và thể hiện đúng con người mình. Đó
là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài năng nhằm mục đích hoàn thiện bản
thân. Ví dụ điển hình cho sự tự thể hiện bản thân được bộc lộ ở những nhân vật như nhà
bác học Albert Einstein, Tổng thống Abraham Lincoln,…

You might also like