You are on page 1of 2

Nguyễn Minh Ngọc

Vũ Thị Thanh Huyền

Em đồng ý với tháp nhu cầu của Maslow vì

1. Đáp ứng nhu cầu theo thứ bậc:

Mô hình này cho rằng con người có xu hướng đáp ứng các nhu cầu cơ bản trước khi hướng đến những nhu cầu
cao hơn. Ví dụ, ta cần đảm bảo nhu cầu sinh lý như ăn uống, ngủ nghỉ trước khi quan tâm đến nhu cầu an toàn
hay xã hội.

2. Giải thích được hành vi con người:

Tháp nhu cầu Maslow giúp giải thích lý do đằng sau hành vi con người. Khi một nhu cầu nào đó không được
đáp ứng, con người sẽ có xu hướng hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Ví dụ, khi thiếu thức ăn, con người sẽ
tìm kiếm thức ăn để duy trì sự sống.

3. Ứng dụng rộng rãi:

Mô hình này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị kinh doanh, giáo dục, tâm lý học, v.v.
Ví dụ, trong quản trị kinh doanh, các doanh nghiệp có thể sử dụng tháp nhu cầu Maslow để hiểu rõ hơn về nhu
cầu của khách hàng và đưa ra chiến lược marketing phù hợp.

4. Tính đơn giản:

Mô hình này được trình bày dưới dạng một hình ảnh kim tự tháp đơn giản, dễ hiểu, giúp mọi người dễ dàng ghi
nhớ và áp dụng.

Tuy nhiên, tháp nhu cầu Maslow cũng có một số lưu ý sau:

1. Nhu cầu không nhất thiết phải “rập khuôn” như tháp Maslow

Theo mô tả của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu con người phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy
nhiên, Maslow cũng lưu ý rằng những nhu cầu này có thể không cứng nhắc như vậy, mà nó có thể thay đổi thứ
tự linh hoạt tùy vào mỗi người và từng hoàn cảnh.

Ví dụ: Có hai người đều 26 tuổi, công việc đều đã ổn định. Song 1 người quyết định cưới vợ, tức là người này
đã chọn tầng phát triển mối quan hệ, sau đó mới tiến hành phấn đấu tăng chức, tăng lương. Có thể thấy người
này đã thực hiện đúng như học thuyết Maslow là nhu cầu xã hội -> nhu cầu kính trọng.

Và người còn lại không muốn lấy vợ/ chồng ở tuổi 26 mà muốn cố gắng làm việc để thăng chức trong 4 năm
tiếp theo. Và theo kế hoạch vạch ra là sẽ lấy vợ/ chồng vào năm 30 tuổi sau khi đã lên chức. Như vậy người này
đã chọn thực hiện tầng nhu cầu kính trọng rồi mới thực hiện nhu cầu xã hội (phát triển mối quan hệ).

Tuy nhiên dù các nhu cầu bên trên có thể thay đổi như thế nào đi nữa, thì nhu cầu cơ bản là nhu cầu sinh lý vẫn
đóng vai trò quan trọng nhất và là nền tảng để phát triển các nhu cầu tiếp theo.

2. Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Hầu hết mọi người đều mong muốn nhu cầu của mình có thể tăng theo tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp nhu cầu có thể bị gián đoạn do nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng. Hoặc trong một
số trường hợp, nhu cầu trước đây đã được đáp ứng nhưng do một số biến cố trong cuộc sống như ly hôn, mất
việc, nợ nần… nhu cầu có thể được yêu cầu thực hiện lại.

Ví dụ: Bạn đang làm nhân viên với lương khá cao tại một công ty tư nhân. Mục tiêu của bạn là cố gắng lên
chức trưởng phòng để nhận được sự kính trọng của mọi người. Bống dưng công ty này rơi vào tình hình khó
khăn và phá sản. Bạn mất việc và phải tìm lại công việc khác để đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản. Như vậy,
trong trường hợp này tháp maslow đã giảm do điều kiện của bản thân bạn.
Do đó, không phải bất kỳ người nào cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như tháp nhu cầu, mà họ
có thể bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp.

3. Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới mới xuất hiện

Theo Maslow, nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới có thể xuất hiện.
Nghĩa là khi một số nhu cầu cơ bản của con người được thỏa mãn ở một mức độ nào đó họ sẽ dần chuyển sang
nhu cầu mới.

Ví dụ: Sau khi đạt được nhu cầu sinh lý, bạn thực hiện nhu cầu về an toàn tính mạng nơi ở. Bạn không cần dọn
đến chung cư cao cấp có đầy đủ tiện nghi, chỉ cần mức chung cư tầm trung với các tiện ích cần thiết. Trong thời
gian hướng đến nhu cầu an toàn, bạn cũng đồng thời có nhu cầu mở rộng mối quan hệ xã hội và thường đi tham
gia các buổi liên hoan thân mật của công ty tổ chức.

You might also like