You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG


Đề bài

Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow: Nội dung và ứng


dụng của nó. Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị.
Nhóm 05

Lớp: N01-TL1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 11/10/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm số: 05 Lớp: N01-TL1
Khoa: Luật Kinh tế Khóa 46
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt: ……10…………………………………………………
+ Vắng mặt:…0….Có lý do:………. Không có lý do………
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Tâm lý học đại cương

Nội dung: Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow: nội dung và ứng
dụng của nó. Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong
quá trình làm bài tập nhóm:
MSSV Họ và tên Phân công Đánh SV Đánh giá
STT

công việc giá của ký tên của GV


SV Điểm GV
1 461743 Lương Thị Hồng Khái quat
Quế chung
2 461744 Phạm Thị Như Ứng dụng học
Quỳnh thuyết
3 461745 Trương Thị Như Ý kiến đánh
Quỳnh giá
4 461746 Nguyễn Văn Tâm Ứng dụng học
thuyết, Word
5 461747 Lò Phương Thảo Khái quát
chung
6 461748 Vũ Lê Hiền Thảo Ý kiến đánh
giá
7 461749 Quách Thị Hà Thuyết trình,
Thủy Power Point
8 461750 Lưu Thanh Thư Nội dung học
thuyết, Word
9 461751 Lê Văn Thường Nội dung học
thuyết, Thuyết
trình
10 461752 Lý Thị Thu Trang Mở đầu, Kết
luận

Kết quả điểm bài tập Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2022

-Giáo viên chấm thứ nhất:.. NHÓM TRƯỞNG


-Giáo viên chấm thứ hai:..

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

NỘI DUNG.......................................................................................................2

I. Khái quát chung.......................................................................................2

1. Sơ lược về nhà tâm lý học A.Maslow....................................................2

2. Sự ra đời và phát triển của Hệ thống nhu cầu của A.Maslow..............2

II. Nội dung của lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow..................3

1. Nhu cầu sinh lý (physiological needs)..................................................3

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)............................4

3. Nhu cầu về xã hội (social needs)..........................................................5

4. Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs)...........................................5

5. Nhu cầu tự hoàn thiện (self-actualizing needs)....................................6

III. Ứng dụng của lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow................8

1. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong lĩnh vực Marketing. 8

2. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong tham vấn................9

3. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong lĩnh vực quản trị....9

4. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong lĩnh vực giáo dục.11

IV. Ý kiến đánh giá...................................................................................12

1. Ưu điểm...............................................................................................12

2. Hạn chế...............................................................................................13

KẾT LUẬN....................................................................................................15

DANH MỤC THAM KHẢO............................................................................


MỞ ĐẦU

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng
của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động), chú tâm đến
sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên
ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Môn tâm lý học đã trở thành
một trong những cơ sở khoa học của các ngành chuyên môn liên quan đến
con người và có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay.
Trong tâm lý học hiện đại có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có
trường phái tâm lý học nhân văn – trường phái hướng tới động cơ chính trong
cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình, khuynh hướng này bẩm sinh nơi
con người và không ngừng thúc đẩy con người hướng tới hoạt động và các sự
kiện giúp họ tự thể hiện mình, do A.Maslow và C.Rogers sáng lập. Vào năm
1954, Abraham Maslow đã đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và
nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông
được dựa trên những con người khỏe mạnh, sáng tạo, những người sử dụng
tất cả tiềm năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Để tìm hiểu sâu hơn
về vấn đề này nhóm chúng em xin chọn đề tài “Lý thuyết hệ thống nhu cầu
của A. Maslow: Nội dung và ứng dụng của nó”, để từ đó đưa ra những ý kiến
đánh giá của nhóm về lý thuyết này.

1
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Sơ lược về nhà tâm lý học A.Maslow

Abraham (Harold) Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người
Mỹ. Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được
coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn.
Ông giữ chức vụ trưởng ban Tâm lý tại Đại học Brandeis từ 1951 đến
1969, cũng tại đây Maslow bắt đầu hành trình xây dựng học thuyết nhân văn
học tâm lý – một công trình có tầm quan trọng đặc biệt đối với ông. Trong
một cuộc khảo sát về Tâm lý học Tổng quát xuất bản năm 2002, A.Maslow đã
được xếp hạng là nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều nhất thứ mười trong thế
kỷ XX.

2. Sự ra đời và phát triển của Hệ thống nhu cầu của A.Maslow

*Khái niệm thuyết nhu cầu của Maslow: Là lý thuyết động lực trong
tâm lý học, gồm một mô hình 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự
nhiên của con người phát triển từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao hơn:
sinh lý; an toàn; quan hệ xã hội; kính trọng; thể hiện bản thân.
*Sự ra đời và phát triển của Hệ thống nhu cầu của A.Maslow
Vào năm 1943, A.Maslow đã phát triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu
hay còn gọi là Tháp Nhu Cầu. Tháp Nhu Cầu là một trong những học thuyết
nổi tiếng nhất về động lực và được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ
kinh doanh cho đến marketing, nhân sự hay trong chính cuộc sống của mỗi
con người. Trong lý thuyết này, Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người
theo một hệ thống trật tự dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở
tầng nền và các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở
mức độ căn bản đó phải được thỏa mãn trước.

2
Quá trình hình thành và phát triển Tháp Nhu Cầu có thể được chia ra hai
giai đoạn chính. Ở thời điểm ban đầu, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con
người theo 5 cấp bậc. Sau đó, vào khoảng những năm 1970-1990, sự phân cấp
của Tháp Nhu Cầu được hiệu chỉnh chuyên sâu hơn thành 7 bậc và cuối cùng
là 8 bậc. Tuy nhiên ngày nay, để dễ dàng hiểu và áp dụng lý thuyết của
Maslow vào thực tế, tháp nhu cầu 5 bậc được sử dụng phổ biến hơn.

II. Nội dung của lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow

Học thuyết của Maslow được dựa trên những con người khỏe mạnh,
sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong
công việc. Maslow chủ yếu quan tâm tới ý nghĩa và tầm quan trọng trong
công việc của con người. Nhân cách của mỗi con người là tổng hợp các hành
vi và việc làm của anh ta và chỉ có lao động mới giải thoát con người khỏi cái
chết. Đây có lẽ chính là bản chất của học thuyết hệ thống nhu cầu do Maslow
đề xướng.
Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện
thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

1. Nhu cầu sinh lý (physiological needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu
cầu cơ bản (basic needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
3
uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải
mái,... đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong
hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp
nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện
trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản
này chưa đạt được. Ví dụ: Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng
lương không đủ nuôi sống họ thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần
phải được thực hiện ưu tiên.

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này
không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa. Khi đó, các nhu cầu
về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này
thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ
cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động
cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như
chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,... Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm
giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ…
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn
về sự ổn định này trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh,
sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,... Nhiều người tìm đến sự che
chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây
chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Ví dụ: Các chế độ bảo
hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm,...cũng
chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.

4
3. Nhu cầu về xã hội (social needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận,
một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương
(needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm
kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi
làm việc, đi chơi, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm,...
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài
người. Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn
mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra
các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng
cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa,
thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình.
Để đáp ứng nhu cầu bậc 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho nhân viên
có các buổi cắm trại ngoài trời, các hoạt động vui chơi tập thể,... Nhà trường
áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy
dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách
nhiệm tập hợp các học sinh, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích.
Kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả
tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao. Kinh nghiệm
giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học
sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm,
tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học
sinh khác.

4. Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó
thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các
thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh

5
tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp
ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực
hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng
thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn,
hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi gia
nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong
nhóm nể trọng để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị
những đứa trẻ hư đã nói: “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn
trọng và yêu cầu cao. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn
trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử
huyệt của con người. Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được
tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy,
cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.”

5. Nhu cầu tự hoàn thiện (self-actualizing needs)

Đây là nhu cầu đỉnh của thang Maslow, là nhu cầu được trưởng thành và
phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt
được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo. Đó là nhu cầu được
đào tạo, được phát triển, được tạo điều kiện để thử sức mình trong những lĩnh
vực mới. A. Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của
ông bởi đây là sự mong muốn làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức
tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó.
Mỗi người có thể thỏa mãn nhu cầu tự hoàn thiện theo cách của riêng
mình. Nhạc sĩ phải viết nhạc, họa sĩ phải vẽ tranh, một nhà thơ phải sáng tác
nếu người ấy có một cảm hứng nhất định. Maslow đã nói rằng “Một con
người có thể là gì, thì anh ta sẽ phải là cái đó”. Nó nói lên ước muốn tự hiện,
cụ thể là xu hướng biến khả năng tiềm tàng thành hiện thực. Nhu cầu tự hoàn
6
thiện là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy
bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công
việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Khao khát bên trong con
người bạn sẽ không bao giờ mất đi mà nó sẽ tìm được cách hành động và trở
thành hiện thực.
*Lúc đầu, mục tiêu cuối cùng của cuộc sống trong mô hình của Maslow
là thể hiện bản thân (self-actualization), đây là mức không bao giờ có được
một cách đầy đủ nhưng là điều gì đó mà con người luôn muốn đấu tranh để
có được. Sau này, Maslow phát triển lý thuyết rằng mức này chưa phải là tận
cùng, tháp tiếp tục được nâng thêm một bậc nữa là sự vượt trội hơn mọi
người (self-transcendence) đưa chúng ta đến mức tối cao về tinh thần. Mức
cao nhất này của Maslow ghi nhận những nhu cầu của con người dành cho
luân lý, sáng tạo, lòng trắc ẩn và tâm linh. Cụ thể hơn, tháp nhu cầu được
chia thành 8 bậc:

8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến
trực giá siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái
7. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân

7
6. Nhu cầu về thẩm mỹ - sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những
gì thuộc nội tại
5. Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết - Học để hiểu biết, góp phần vào
kiến thức chung
4. Nhu cầu được quý trọng, kính mến
3. Nhu cầu về xã hội
2. Nhu cầu về an toàn
1. Nhu cầu về sinh lý

III. Ứng dụng của lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow
1. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong lĩnh vực Marketing

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như
quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự,… Đặc biệt, trong lĩnh vực Marketing,
tháp nhu cầu Maslow cũng là công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực trong việc xác
định mục tiêu, nghiên cứu hành vi và đưa ra các chiến lược Marketing đáp
ứng nhu cầu của người dùng.
Trong việc định vị phân khúc khách hàng: Tháp nhu cầu Maslow dễ
dàng định vị phân khúc khách hàng cho các doanh nghiệp. Với mỗi nhóm
khách hàng khác nhau, họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác
nhau. Cho nên những nhà quản trị cần biết được nhu cầu của nhóm khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù
hợp nhất.
Trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng: Sau khi đã xác định được
phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành
vi khách hàng. Những nhà quản trị cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào
sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách: sở thích, giá cả, địa vị xã
hội, tính tiện dụng… Một khi làm được điều này, những nhà quản trị sẽ dễ
dàng hơn trong việc nghiên cứu thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

8
Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng là xe ô tô tầm trung, hướng
tới đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình. Nếu lựa chọn tốc độ hay sự sang
trọng là ưu điểm của sản phẩm là hoàn toàn sai. Bởi nhu cầu của khách hàng
mục tiêu đang thuộc cấp nhu cầu sinh lý và an toàn, nên vấn đề họ quan tâm
khi mua xe chính là giá cả vừa phải, tiết kiệm xăng, tiện nghi và thoải mái.

2. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong tham vấn

Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định
được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa
mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý, nhận ra khi nào thì
những nhu cầu cụ thể chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng.
Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con
người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu
tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm
giác an toàn, được phát huy bản ngã,…
Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để hiểu và giúp đỡ con người thỏa
mãn các nhu cầu của họ ở các cấp bậc khác nhau. Điều này có nghĩa là nhà
tham vấn làm việc để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được
để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản
trở con người trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
Trong một số trường hợp, con người không có khả năng thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng
đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường
năng lực cho con người bằng cách lắng nghe, chú ý đến các nhu cầu tinh thần
và giúp họ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để
vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

9
3. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong lĩnh vực quản trị

Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt thì nhân viên giỏi là tài sản quý báu
của mỗi doanh nghiệp. Chắc chắn không nhà lãnh đạo nào muốn mất đi nhân
tài ưu tú vào tay đối thủ cạnh tranh. Vì thế chiến lược nhân sự áp dụng tháp
nhu cầu Maslow chính là phương pháp hữu ích để giữ chân nhân tài trong
công ty.
*Nhu cầu cơ bản: Điều đầu tiên một ứng viên quan tâm và đặt vấn đề rõ
ràng nhất luôn là lương thưởng và phúc lợi để duy trì đời sống tối thiểu (ăn
uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt…). Như vậy nhà quản trị phải chú ý đến việc trả
cho nhân viên một mức lương công bằng và xứng đáng với vị trí và năng lực
làm việc. Đồng thời, mức lương đó phải đảm bảo những chi tiêu tối thiểu cho
nhân viên và có thêm những khoản phụ cấp khác như: tiền xăng xe, tiền ăn
trưa cùng với một chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
*Nhu cầu an toàn: Công ty phải đảm bảo được điều kiện làm việc tốt
cho nhân viên. Thể hiện thông qua việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động,
tuân thủ quy định của pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
cho nhân viên và bảo hiểm thất nghiệp.
*Nhu cầu xã hội: Ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường
thoải mái nhận được sự quan tâm từ cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt vào
những lúc khó khăn cần sự giúp đỡ. Theo tháp nhu cầu Maslow, đáp ứng nhu
cầu xã hội trong quản trị thể hiện qua việc xây dựng văn hóa làm việc nhóm,
hình thành công đoàn, các khối phòng ban… Bên cạnh đó, cần tổ chức những
chuyến du lịch, team building hay hoạt động ngoại khóa thường quý hoặc
thường niên cho cán bộ và nhân viên với quy mô phòng ban hoặc toàn công
ty. Từ đó có thể giúp cho nhân viên có một môi trường làm việc lành mạnh để
tiếp thu học hỏi và kích thích họ làm việc chủ động, sáng tạo hơn. Điều này
hoàn toàn có lợi cho công ty.

10
*Nhu cầu được tôn trọng: Trong công việc, nên có những con đường
thăng tiến rõ ràng cho nhân viên về cả mức lương hay vị trí làm việc. Hãy
trao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm đối với từng nhân viên và có các cơ chế
thưởng, phạt công bằng để khích lệ nhân viên trong quá trình làm việc
*Nhu cầu thể hiện bản thân: Khai thác và cung cấp các cơ hội phát
triển những thế mạnh của từng cá nhân trong công ty. Cân nhắc các vị trí lãnh
đạo cho nhân viên xuất sắc nhất. Trao cho nhân viên quyền có tiếng nói chi
phối, đóng góp vào sự phát triển của công ty.

4. Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow trong lĩnh vực giáo dục

Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow được tạo ra để hiểu và phân tích
nhu cầu và động lực của mỗi người. Vì vậy khi áp dụng lý thuyết này trong
giáo dục, mục đích là để cha mẹ hiểu con mình. Từ đó, họ có thể đồng hành
cùng con trong quá trình giáo dục và trưởng thành. Tương ứng với mỗi cấp độ
sẽ là những nhu cầu khác nhau của con trẻ, trong đó:
*Nhu cầu thiết yếu: đó là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn,
ngủ, sinh lý,… Cha mẹ cần dạy con cách tự đáp ứng những nhu cầu này, thay
vì nuông chiều và hành động theo ý của chúng.
*Nhu cầu an toàn: Nhu cầu an toàn ở đây là nhu cầu về cả vật chất và
tinh thần. Cha mẹ cần dạy con cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và có ý thức
về một cuộc sống “an toàn”. Nó nằm ở việc kiếm được việc làm, có gia đình,
sức khỏe, tài sản, …
*Nhu cầu hòa hợp: Là tình cảm của đứa trẻ với mọi người xung quanh.
Cha mẹ cần giúp con cái nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, xây
dựng sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
*Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi cá nhân đều có suy nghĩ, quan điểm và
cái tôi riêng. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con biết tôn trọng điều đó với mọi người
và ngược lại, bản thân cha mẹ cũng cần thể hiện sự tôn trọng với con cái.

11
*Nhu cầu được thể hiện bản thân: Tương ứng với mức cao nhất trong
hệ thống phân cấp nhu cầu, ở cấp độ này, nhu cầu vật chất không còn quan
trọng nữa mà là nhu cầu về tinh thần. Thể hiện bản thân ở đây là lòng tự
trọng, mong muốn khẳng định bản thân và đạt được những thành tựu, đóng
góp có ý nghĩa cho cuộc sống.

IV. Ý kiến đánh giá


1. Ưu điểm

Lợi thế cơ bản của lý thuyết nhu cầu của Maslow là nó phục vụ tốt như
thế nào trong việc giải thích hành vi và động lực của con người. Nó có liên
quan trong các ứng dụng hiện đại, đặc biệt là trong thế giới kinh doanh. Ví dụ,
các nhà quản lý có thể hưởng lợi từ việc hiểu nhu cầu cơ bản của nhân viên về
tình bạn, sự đảm bảo công việc và sự công nhận đối với một nhiệm vụ được
hoàn thành tốt. Tạo ra một môi trường đáp ứng những nhu cầu này sẽ giúp
các thành viên trong nhóm tự thực tế hóa, những người hoạt động hết khả
năng của họ cho doanh nghiệp.
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận
dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung, cho đến nay, chưa có
thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này. Maslow đã có cái nhìn toàn diện về
các nhu cầu của con người thể hiện qua 5 nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội,
được tôn trọng và tự thể hiện. Maslow đã chỉ ra các nhu cầu tự nhiên của con
người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản
ánh mức độ cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa
là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Maslow đã xác định một
hệ thống rất hữu ích cho việc dự đoán hành vi.
Lý thuyết của ông đã tạo tiền đề cho các lý thuyết khác như học thuyết
của Herzberg là hình ảnh thu nhỏ của tháp nhu cầu Maslow (tập trung vào
môi trường làm việc). Thành công của học thuyết là đã được các nhà quản trị
thực tiễn chấp nhận và tham khảo rộng rãi. Maslow đã chỉ ra rằng, để tạo
12
động lực cho người lao động thì cần phải xác định được người lao động đang
bậc nhu cầu nào, mức độ nhu cầu đó như thế nào. Người lãnh đạo phải hiểu
được bậc nhu cầu trước mắt của người lao động, thỏa mãn bậc nhu cầu ấy rồi
đến nhu cầu bậc tiếp theo. Người lãnh đạo cũng phải tùy từng nhân viên mà
thỏa mãn những nhu cầu bậc thấp của họ, rồi xem xét xem phải thoả mãn nhu
cầu bậc cao hơn của họ như thế nào, dùng các biện pháp khác nhau để tạo
động lực cho người lao động. Tuy nhiên nhà quản lý cũng không nên thỏa
mãn một cách thái quá tất cả các nhu cầu của người lao động. Như thế, đứng
ở góc độ nào đó, lý thuyết của Maslow cũng có phần tương tự như của Freud,
về bản năng “khát vọng sống của nhân tính. Mặc dù nó không cho ta một sự
hiểu biết đầy đủ về các hành vi của con người, hay các công cụ để khích lệ,
động viên người lao động song nó vẫn cung cấp một điểm xuất phát hiệu quả.

2. Hạn chế

Hạn chế của học thuyết là do sự khác nhau giữa các cá nhân và hệ thống
nhu cầu hay trong một cá nhân ở vào các thời điểm khác nhau, sự trùng khớp
hay sự gối đầu lên nhau của một số các nhu cầu, hay thậm chí là tất cả các
nhu cầu. Maslow cho rằng các nhu cầu là một hệ thống tĩnh mà không có sự
thay đổi theo thời gian. Bởi vì con người là rất phức tạp, trong những trường
hợp nhất định, có thể vì một nhu cầu cao hơn mà con người có thể hi sinh các
nhu cầu khác chứ không nhất thiết cứ phải theo từng bậc thang nhu cầu của
Maslow. Nhu cầu của con người là rất phức tạp, vả lại kết cấu nhu cầu khác
nhau tùy người, ngay cả cùng một con người nhưng vì hoàn cảnh biến đổi mà
kết cấu nhu cầu cũng biến đổi theo. Không ai có nhu cầu và tham vọng giống
ai. Có người muốn giành được phần thưởng về tài chính hơn là tình cảm.
Động cơ của mỗi con người là kết quả của kiến thức và giáo dục. Nhu cầu còn
thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể, chẳng hạn như người ta thường ít
quan tâm đến sức khỏe khi còn trẻ hơn lúc tuổi già. Vì thế, muốn thúc đẩy

13
người khác làm việc tốt cần phải hiểu biết về tính cách của cá nhân đó để tạo
ra động cơ phần nào thỏa mãn được nhu cầu của họ.
Con người luôn tồn tại song song nhiều loại nhu cầu từ thấp đến cao, chứ
không phải chỉ đơn thuần như thang bậc nhu cầu của Maslow. Thực ra không
phải một nhu cầu nào đó phải được thỏa mãn hoàn toàn trước khi nhu cầu
khác trở nên quan trọng nhất. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu
hết mọi người trong xã hội Mỹ đều có xu hướng đã được thỏa mãn phần nào
và không được thỏa mãn phần nào đối với mỗi nhu cầu. Những nhu cầu cơ
bản như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn có xu hướng được thỏa mãn cao hơn
so với những nhu cầu như nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự
hoàn thiện. Hơn nữa, cho dù là những người sống trong xã hội kém phát triển
thì nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn có xu hướng được quan tâm hơn nhưng
những nhu cầu khác vẫn tồn tại. Người ta cho rằng Maslow đúng với các cá
nhân thành đạt nhất, xuất sắc nhất của xã hội phương Tây. Với các cá nhân
thuộc các xã hội khác thì không đúng nữa.
Mỗi một con người là một chủ thể rất phức tạp, với những tính cách đặc
trưng, rất khác biệt. Vì vậy, họ có thể xếp vào các nhóm rất khác nhau với
những hệ thống nhu cầu rất khác biệt. Tuy nhiên, giải pháp của Maslow cũng
chỉ là giải pháp tạm thời” nhằm ôn hòa mọi khát vọng thống thiết của con
người mà thôi. Maslow không thể tìm ra được cái căn nguyên của nhân tính là
gì mà chỉ đề ra các hoạt động và đòi hỏi của nhân tính trong tư thế của kẻ vừa
chủ động lại vừa bị động. Tuy nhiên những hạn chế này cũng không thể làm
lu mờ những thành công và đóng góp của học thuyết nhu cầu của Maslow.

14
KẾT LUẬN

Tâm lý học Maslow đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và đóng góp to


lớn cho nền tâm lý học thế giới. Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết
này dĩ nhiên không phải là một sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận
được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy nhiên hơn 60 năm qua, lý
thuyết Maslow vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay,
thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow vẫn có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu, tìm hiểu về tâm lý học và trường phái tâm lý học nhân văn, đem lại nhiều
ứng dụng trong cuộc sống con người.

15
DANH MỤC THAM KHẢO

1. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội (2021)
2. “Đề án Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow”, Nguyễn Phương Thúy
3. “Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow: Nội dung và ứng dụng trong
cuộc sống”
4. “Tháp nhu cầu Maslow là gì và ứng dụng trong cuộc sống”
5. Steere, “Becoming an effective classroom manager: A resource for
teachers, Albany”, NY: SUNY Press, H.1988.
6. TS. Serhat Kurt, “Maslow’s Hierarchy Of Needs In Education”, Education
Library, ngày 06/02/2020.
7. A. Maslow, "A Theory of Human Motivation", tạp chí Psychological
Review, H. 1943.

You might also like