You are on page 1of 1

* +

Home ! Kiến thức

Kiến thức Marketing

Tháp nhu cầu Maslow: 5


tầng ví dụ trong quản trị
nhân sự
By Trọng Nghĩa - 29/08/2018 % 7414 $ 0

" Facebook ( Twitter )

Tháp nhu cầu Maslow tiếng Anh là “Maslow’s


hierachy of needs” được nhà kinh tế học
Abraham Maslow người New York công bố vào
năm 1942 trong bài viết “A Theory of Human
Motivation”.

Mục Lục [Ẩn]

1 Tháp nhu cầu Maslow


2 Phân tích tháp nhu cầu Maslow
3 Tháp nhu cầu Maslow và ví dụ
3.1 Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong cuộc
sống
3.2 Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong quản
trị nhân sự

Tháp nhu cầu Maslow


Công trình tháp nhu cầu Maslow ngược
của Maslow đã trở thành những lý thuyết quan
trọng nhất và là kim chỉ nam cho nghành quản
trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể
trong nghành quản trị nhân sự và quản trị
marketing.

Nhà kinh tế học Maslow đã phân loại nhu cầu tự


nhiên của con người thành 5 bậc khác nhau trên
Tháp nhu cầu của Maslow được xếp thứ tự từ
thấp đến cao như sau:

Bậc 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)


Bậc 2: Nhu cầu an toàn, an ninh (safety,
security needs)
Bậc 3: Nhu cầu xã hội (Belonging needs)
Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng (esteem
needs)
Bậc 5: Nhu cầu được thể hiện mình (self-
actualization)

Phân tích tháp nhu cầu


Maslow
1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Tầng 1 tháp nhu cầu Abraham Maslow bao gồm


các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, tình dục làm cho con
người tồn tại. Đây là những nhu cầu mạnh nhất
của con người. Trong hình kim tự tháp của
Maslow, chúng ta thấy những nhu cầu này được
xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Tức là
các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện
nếu nhu cầu sinh lý này chưa được thỏa mãn.

Nhu cầu sinh lý là phần nhu cầu lớn nhất trong tháp nhu cầu
Maslow (Ảnh: Internet)

Ví dụ :Bạn cần ăn để không chết đói, ống nước


để không chết khát,…Và khi ăn no, mặc ấm bạn
sẽ không dừng thỏa mãn ở mức độ này mà muốn
ăn ngon, mặc đẹp hay tiến xa hơn.

2. Nhu cầu an toàn, an ninh (safety,


security needs)

Nếu bạn là một sinh viên nghèo, mỗi buổi sáng


đi học bạn cần ăn sáng. Bạn chỉ cần một nắm xôi
ăn được và rẻ. Bạn chọn bà bán xôi 3.000đ,
không được vệ sinh cho lắm nhưng cũng chẳng
chết người.

Nhưng khi đi làm có tiền hơn, bạn lại không ăn


quán xôi này nữa, chấp nhận mua 7.000 –
8.000đ một gói xôi, nhưng ăn uống hợp vệ sinh
hơn, không sợ bị lăn ra đau bụng. Khi đã đảm
bảo được nhu cầu bậc 1 thì bạn bắt đầu quan
tâm đến nhu cầu bậc 2 Maslow.

Nhu cầu an toàn – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Theo Maslow, họ cần sự bảo vệ, an toàn trước


những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay
tinh thần. Đó là sự mong muốn sống một cuộc
sống ổn định, một xã hội hòa bình. Đây cũng là
lí do mà xuất hiện hệ thống pháp luật hay đội
ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống của
chúng ta.

3. Nhu cầu xã hội (Belonging needs)

Mong muốn được gắn bó với gia đình của các


thành viên hay muốn được gắn bó với tổ chức
hay một phần trong tổ chức nào đó hay mong
muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội.
Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp,
công ty, bạn bè hay một cộng đồng.

Nhu cầu này cũng không kém phần quan trọng.


Bạn chẳng thể sống trong thế giới riêng mình
bạn và hằng ngày hát: “ai em ờ lòn nờ lý”.
Không những thế, khi “cho” và “nhận” những
tình cảm tốt đẹp chắc chắn bạn sẽ cảm thấy
hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.

Nhu cầu xã hội – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu” cũng có thể


được giải thích từ tháp nhu cầu của Maslow. Khi
người mẹ cảm thấy tình cảm của đứa con trai mà
mình nuối nấng bấy lâu nay bị chia sẻ cho một
người khác, bà sẽ có cảm giác bị mất đi một
phần trong mình. Chính vì thế, nếu bạn là một
nàng dâu để có được thiện cảm với mẹ chồng
bạn cần cho bà ấy biết: “bạn không lấy đi tình
cảm của con trai bà, mà bạn cũng là đứa con của
bà, vợ chồng bạn luôn quan tâm và mang lại cho
bà hạnh phúc.” ^^

Và trong marketing, để lấy được lòng của khách


hàng bạn hãy đem lại cho họ những cảm xúc tốt
nhất điều này góp phần không nhỏ để tạo ra sự
thành công.

4. Nhu cầu được kính trọng (esteem needs)

Tháp nhu cầu Maslow bậc 4 còn được gọi là nhu


cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác
quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.Có khi
nào bạn muốn uống nước ở cà phê 34 tầng hay
ăn tại nhà hàng Khaisilk! Bước vào đây, bạn cảm
thấy mình ở đẳng cấp khác, cảm thấy được nể
trọng.

Nhu cầu được kính trọng – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Và trong cuộc sống hay công việc cũng thế, khi


được khích lệ, khen thưởng về những thành quả
làm việc của mình, hẳn bạn sẽ cảm thấy sung
sức hơn phải không nào. Chính điều ấy là xuất
phát ra điểm của học thuyết quản lí “củ cà rốt”.

5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-


actualization)

Đỉnh của Tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu thể


hiện, được khẳng định mình trong cuộc sống
hay sống và làm việc theo đam mê và cống hiến
hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc
làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông
thái và sự từng trải. Mà theo Maslow chỉ có một
tỉ lệ nhỏ dân số đạt được mức độ này. Đó là
những vĩ nhân như nhà bác học vĩ đại, nhà vật lí
lí thuyết Đức, quốc tịch Thuỵ Sĩ của thế kỉ 20 –
Albert Einstein (1879 – 1955) người nổi tiếng
với thuyết tương đối.

Nhu cầu thể hiện – Tháp nhu cầu Maslow ngược (Ảnh: Internet)

Tháp nhu cầu Maslow và ví dụ

Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong


cuộc sống

Thang nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và


chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc
sống!
1. Là sinh viên mới ra trường bạn chỉ cần một
việc làm với mức lương đủ sống là được.
2. Sau khi làm việc được vài ba tháng, nhu cầu
an toàn trong bạn xuất hiện, bạn bắt đầu nói với
boss của mình về hợp đồng lao động, về các chế
độ y tế bảo hiểm.
3. Bạn bắt đầu gắn bó với mọi người trong công
ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình,
cảm thấy bạn là một phần không thể thiếu của
nó. Đây là lúc nhu cầu thuộc về, nhu cầu tình
cảm trong bạn trỗi dậy.
4.Làm việc 5 năm – 10 năm, bạn có mong muốn
được thừa nhận trong công ty, muốn mình là
người có tiếng nói trong công ty, muốn được đề
bạt làm tổ trưởng hay chức vị quản lí.
5. Đến một lúc nào đó, có thể đồng tiền không
phải là thứ giữ bạn. Bạn muốn làm một công
việc mà bạn yêu thích, đam mê và cống hiến hết
mình.

Nếu bạn là một người quản lý, bạn cần biết nhân
viên của mình đang ở mức nào trong tháp nhu
cầu Maslow để biết cách giúp họ làm việc đạt
hiệu suất cao nhất.

Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong


quản trị nhân sự

1. Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông


qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp
các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc
bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền
thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các
chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến…

2. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, nhà quản lý có


thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo
đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử
công bằng đối với nhân viên.

3. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ,nhân


viên cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm,
được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ
phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý
kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ
chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan
hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt
động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc
các kỳ nghỉ khác.

Chân dung Abraham Maslow (Ảnh: Internet)

4. Để thỏa mãn nhu cầu tôn trọng, được tôn


trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được
trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo
các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn
được tôn trọng các giá trị của con người. Các
Nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế
và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công
và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một
cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng
cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi,
đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có
mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý


hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triển
những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao
động cần được đào tạo và phát triển, cần được
khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến
trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo
điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các
tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục”
khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên
rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế
hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo
điều kiện cho họ có “nhà lầu xe hơi”, việc làm ổn
định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng
tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách
và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty Client
cũng như Agency.

4.5 / 5 ( 6 bình chọn )

TAGS tháp nhu cầu maslow

" Facebook ( Twitter )

Previous article Next article

5 câu hỏi đơn giản giúp Mass Marketing là gì? Ứng


tăng hiệu quả của các yếu dụng thực tế của Mass
tố nhận diện thương hiệu Marketing vào doanh
nghiệp

Trọng Nghĩa
https://agencyvn.com/

agencyvn.com đã cho tôi góc nhìn mới về thế giới. Tại


đây tôi không những được làm công việc mình yêu
thích mà còn có cơ hội gặp gỡ, đồng hành cùng các
chuyên gia Digital Marketing hàng đầu Việt Nam.
Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tạo ra thật nhiều
giá trị cho khách hàng.

" #

RELATED ARTICLES MORE FROM AUTHOR

Cách viết chữ in đậm trên


Facebook để tạo ấn tượng
Facebook

EMBA là gì? những điều cần biết


khi theo học EMBA hay không
Kiến thức

Vimeo là gì? Cách sử dụng và tính


năng nổi bật của Vimeo
Kiến thức

, &

LEAVE A REPLY

Comment:

Name:*

Email:*

Website:

Save my name, email, and website in this


browser for the next time I comment.

POST COMMENT

Tin hay

Green marketing là gì? Yếu tố cốt lõi của


Green Marketing
02/05/2019

Key visual là gì? Sự khác biệt giữa logo


và key...
09/08/2018

Trademark là gì? Phân biệt Brand và


Trademark
26/03/2019

Black Friday là gì? Sản phẩm nào sẽ


được săn lùng...
31/10/2019

Load more '

Chuyên mục

Kiến thức 309

Marketing 166

Video 42

Campaign 39

Tin Tức 35

Creative campaign 25

Video Campaign 23

TVC Campaign 20

AgencyVN là nơi chia sẻ và cập nhật thông tin, dành


cho các bạn yêu thích quảng cáo, truyền thông,
marketing. Đặc biệt những ai đang làm tại các
agency. Agency Vietnam là trang tin tức về Quảng
cáo – Truyền thông – Marketing hoàn toàn độc lập.
Chúng tôi không trực thuộc bất kỳ agency hay
thương hiệu nào.

Chính sách chung:

Về chúng tôi

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng

Liên hệ

Địa chỉ liên hệ:

Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: Đang cập nhật…

Email: Đang cập nhât…

Liên kết:

– MarketingAI

Sitemaps Điều khoản Quảng cáo Liên hệ

© AgencyVN 2018

You might also like