You are on page 1of 23

Câu 1: Theo bạn việc thấu hiểu bản thân có vai trò như thế nào trong học

tập, công việc và


cuộc sống? Lấy vd về bản thân bạn.
Để được thành công, hạnh phúc trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan trọng
đó là phải thấu hiểu bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nổ lực
liên tục chứ không hề đơn giản. Khả năng nhận thức và khả năng lắng nghe hỗ trợ rất nhiều
trong việc thấu hiểu bản thân.
Khám phá và thấu hiểu bản thân giúp chúng ta:

- Nhìn nhận những điểm yếu của bản thân để có thể cải thiện những điểm yếu của
chính mình. Bên cạnh thấu hiểu bản thân cũng nên thấu hiểu về các nguồn lực bên
ngoài, tình hình tài chính, hoàn cảnh của những người thân, các mối quan hệ sẳn có
để quyết định lựa chọn tương lai một cách phù hợp nhất.
- Hiểu rõ bản thân để có dự tính cho tương lai, và về việc sau này sẽ trở thành người
như thế nào.
- Luôn hiểu được cảm xúc của mình và tại sao lại có cảm xúc đó? Khi bạn biết mình là
ai và mong muốn tương lai mình trở thành người như thế nào
- Lập các mục tiêu cho tương lai và rút ra bài học từ quá khứ.

- Học từ những sai lầm và thành công của chính bản thân.

- Hiểu được cảm nhận của bản thân và diễn đạt chúng rõ ràng, nghĩa là có thể tận dụng
những điểm tích cực để cảm thấy hạnh phúc, thành công với các mục tiêu đã đặt ra
và giải quyết những điểm tiêu cực xung đột dễ dàng hơn.

Câu 2: Những yếu tố nào thúc đẩy bạn hành động trong cuộc sống? Với bạn, tiền
có phải là động lực sống, học tập không? Vì sao?
Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt mà chưa được thỏa mãn. Ví dụ, cơ thể thiếu nước,
chúng ta có cảm giác khát nên có nhu cầu uống nước.

Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của chính họ. Nhu
cầu tự nhiên của con người được chia thành 5 thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới
“đỉnh”.Các nhu cầu đó là:
- Nhu cầu sinh học: những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại gồm những nhu
cầu như ăn, uống, ngủ… Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì cơ thể con
người không thể hoạt động hay hoạt động một cách chậm chạp, trì trệ. Một khi nhu cầu
này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì các nhu cầu
khác sẽ không thúc đẩy được con người.

- Nhu cầu an toàn: Khi cá nhân nghĩa đến việc bảo đảm cho tương lai thì có nghĩa là
họ đang có những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc
đóng bảo hiểm…

- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các
mối quan hệ với bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành viên của một tập thể,
một hội đoàn, một nhóm bạn bè.

- Nhu cầu được tôn trọng: Mọi người đều có lòng tự trọng và nhu cầu được tôn
trọng. Lòng tự trọng của con người là những mong muốn được chấp nhận và đánh giá cao
từ người khác. Họ muốn cung cấp cho người khác cảm giác họ đóng góp để được chấp
nhận giá trị bản thân. Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: lòng tự trọng, thành tựu, sự chú
- ý, sự công nhận, sự nổi tiếng,... Sự mất cân bằng ở bậc nhu cầu này có thể dẫn tới sự thiếu tự
trọng hoặc mặc cảm tự ti.
- Nhu cầu tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của nhu cầu.
Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những
mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Con
người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi
những công việc đó được thực hiện thì họ mới thấy hài lòng.
- Động cơ
- Động cơ chỉ sức mạnh tác động tới động lực làm việc của con người hoặc sức mạnh ngay
trong lòng con người, thúc đẩy người đó hành động hướng đến mục tiêu nhất định. Một người
có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn
thành việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.
- ….
- Câu 3: Theo bạn, có những chiến lược nào để tìm kiếm công việc phù hợp vs bản thân?
Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT

- Tìm hiểu về nghề và các lựa chọn nghề nghiệp


Lựa chọn ngành nghề của mỗi người là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để
chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân lại càng quan trọng hơn, vì đó là
yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu
hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa thi đến.
Hãy cùng trải nghiệm “khám phá bản thân” xem mình phù hợp với ngành nghề nào các bạn
nhé:
- Dựa vào sở thích
Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó
thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề
nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ
giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời
gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân.
- Dựa vào năng lực
Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá
năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về
ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không.
Nếu khả năng, năng lực bản thân không đủ đáp ứng nhu cầu công việc, chắc chắn bạn
không thể sống được bằng ngành nghề bạn đã học.
- Dựa vào hoàn cảnh gia đình
Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn
trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết
khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì
theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ
đến với các bạn.
- Dựa vào nhu cầu xã hội
Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao
là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào
học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau.
Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn
lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ sớm bão hòa sau một thời gian
không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có
gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài.
Câu 4: cho biết ý kiến của bạn về nhận định: Nghề nghiệp là tài sản lớn nhất của con
người. Thay vì mua nhà, hãy đầu tư cho đào tạo nghề nghiệp?
- Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở
nghề gì kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là
nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không. Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự
xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là
điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
- Hẳn nhiên, cuộc sống đa dạng và phong phú, không chỉ là làm việc và làm việc, nhưng nghề
nghiệp lại giữ một vị trí hết sức quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Điều quan
trọng nhất trong cuộc sống là được sống hạnh phúc, cho dù điều muốn có đó là tiền bạc, danh
vọng hay tình yêu thì con người sẽ có được những gì khi bệnh hoạn và đau khổ vì phải sống
dật dờ không nghề nghiệp hoặc chịu nhiều ức chế với một nghề không phù hợp (chán nản
nhưng vẫn phải làm).
- Với các bạn trẻ, ngay từ bước đầu nếu bỏ chút công cố gắng tự tìm hiểu mình, xác định được
ngành học để sau này có thể theo đuổi những nghề phù hợp với mình thì rất là lý tưởng.
Quyết định ngành học là một quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời
mỗi người, để đến lúc trể mới nhận biết thì sự đã rồi. Muốn thay đổi cũng không dễ dàng và
phần thiệt thòi trước tiên là mình phải gánh chịu.
- Hiện thực là cơm áo gạo tiền, tình yêu cho dù cao đẹp lý tưởng cũng không thể bền vững lâu
dài dưới túp lều tranh dột nát! Chính vì điều này, mặc dù là đúng, nhưng nó lại dẫn đến sai
lầm về quan niệm nghề nghiệp: Chạy theo nghề được gọi là “nghề sang” để có danh, chạy
theo “nghề hot” để dễ kiếm tiền, chạy theo ý thích bồng bột nhất thời mà không xét đến hoàn
cảnh, sức khỏe và quan trọng nhất là khả năng thật sự của mình.
- Xem xét tố chất của mình, khả năng của mình, mạnh ở mặt nào, có thể phát huy ở ngành nào,
nghề gì? Đây là tiêu chí quan trọng nhất: Một khi phát huy được khả năng, việc làm có hiệu
quả, sự hứng thú nghề nghiệp ngày càng tăng, cơ hội thành công sao lại không đến?
- Rất nhiều, rất nhiều những nghệ nhân, những thợ lành nghề như “Chị Năm áo dài”, “Anh Ba
cơ khí”…: họ chỉ là những người bình thường nhưng được nhiều khách hàng biết đến và tiền
bạc thu được hơn chán vạn những người không may mắn đang dật dờ với những nghề “cao
sang”, hối tiếc vì lỡ vướng phải nghề không phù hợp năng lực của mình.
- Nghề nghiệp là nền tảng vững chắc đầu tiên cho bạn xây dựng ngôi nhà cuộc đời cùa mình.
Nếu không có nó bạn sẽ mãi mãi không có gì. Cũng vậy, một nghề nghiệp thiếu vững chắc,
không phù hợp với khả năng: Bạn như căn nhà chắp vá, tạm bợ sẽ dễ dàng sụp đỗ trong giông
bảo cuộc đời.
Câu 5: Theo bạn, thương hiệu cá nhân là gì, bạn làm thế nào để tạo dựng thương hiệu
cá nhân
- Thương hiệu cá nhân là tổng hợp những gì ở bản thân mà bạn lựa chọn trình bày cho thế giới
thấy. Nói một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân bao gồm tất cả những gì mọi người đánh
giá ở bạn: Ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị đóng góp cho xã hội…
- Các cách để xây dựng thương hiệu cá nhân
- Cách 1: Nhìn nhận bản thân từ nhiều góc độ khác nhau
Đừng chỉ nhìn bản thân dưới một gốc độ nhất định: Một nhân viên, một lãnh đạo, hay
một người lao công bình thường. Bạn nên nhớ rằng, bản thân mình chính là khối tài sản đáng
giá nhất bạn đang sở hữu. Vậy bạn sẽ làm sao để gia tăng khối lượng tài sản đó? Cách nào để
đầu tư vào bản thân là hợp lý nhất?
- Cách 2: Phát triển khả năng kiên trì của bản thân
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, đòi hỏi ở bạn rất nhiều sự kiên trì. Bạn không thể xác
lập uy tín ngày một ngày hai được. Bạn có thể tập luyện sự kiên trì qua những việc nhỏ hàng
ngày như: dọn dẹp nhà cửa, dậy sớm, đi ngủ đúng giờ,… Sau đó, bạn mới có thể tập luyện để
trở nên kiên trì trong việc theo đuổi các mục tiêu lớn hơn.
- Cách 3: Hành xử trung thực, đáng tin
Để có được sự tín nhiệm lâu dài từ người khác, bạn cần luôn luôn hành xử trung thực,
đáng tin cậy. Về lâu về dài, phẩm chất này sẽ giúp bạn tiến rất xa.
- Cách 4: Học hỏi từ những thương hiệu lớn
Trước khi tạo dựng thương hiệu cho cá nhân mình, bạn nên học hỏi từ những người đi
trước. Đó có thể là các fashionista hoặc các content creator có tiếng như Châu Bùi, Giang Ơi,
… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các nhãn hàng lớn như Cocacola, Pepsi,.v.v…
Hãy tự hỏi bản thân xem: Những người đi trước đã tự xây dựng thương hiệu như thế nào?
- Cách 5: Khiến bản thân mình nổi bật
Việc khiến bản thân nổi bật không chỉ nằm ở việc khoác một bộ trang phục hàng hiệu
hay nhuộm một màu tóc mới. Sự nổi bật còn nằm ở việc bạn thường xuyên tham gia sôi nổi
vào các hoạt động nhóm; thể hiện chính kiến, suy nghĩ riêng; tỏa ra nguồn năng lượng tích
cực.
- Cách 6: Có sự nhất quán
Những thông điệp bạn đưa ra phải luôn nhất quán với nhau. Ví dụ: Đừng lên Instagram
kêu gọi mọi người chăm chỉ tận dụng thời ở nhà còn mình lại nằm ườn đến 11 giờ trưa mới
dậy. Sự nhất quán trong hành động, tư duy sẽ khiến mọi người thêm nể nang và yêu quý bạn
đấy.
- Cách 7: Quản lý hiệu quả mạng lưới marketing
Những người thân cận nhất như bạn bè, đồng nghiệp,… chính là phương tiện truyền bá
hữu hiệu thương hiệu của bạn nhất. Do đó, hãy quản lý “đội ngũ” này thật tốt. Bạn nên luôn
tử tế, chân thành với họ, từ đó mới có thể mong họ cũng sẽ marketing tích cực cho thương
hiệu của mình.
- Cách 8: Tìm kiếm thông tin phản hồi
Để việc xây dựng thương hiệu tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung
quanh. Bạn có thể hỏi trực tiếp, hoặc đơn giản là ngấm ngầm quan sát thái độ của họ. Từ đó,
bạn mới biết được mình còn cần sửa chữa và phát triển điều gì.
- Cách 9: Đánh giá lại thường xuyên
Để thương hiệu cá nhân ngày càng hoàn chỉnh, bạn cần thường xuyên đánh giá lại quá
trình làm việc của mình. Việc kiểm tra thường xuyên này sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những thiếu
sót và bổ sung các yếu tố còn thiếu.
- Cách 10: Tận dụng mạng xã hội
Thời đại công nghệ ngày nay, bạn không thể nào không tham Nếu muốn xây dựng
thương hiệu cá nhân thì các tài khoản Facebook, Zalo, Twitter, Instagram… đều cần được bạn
chăm chút cẩn thận. Đừng để đối tác giật mình vì bức ảnh có biểu cảm khó đỡ của bạn.
Câu 6: Phân tích SWOT bản thân.

- Điểm mạnh:
- Về tư duy: có khả năng sáng tạo, phân tích và tổng hợp
- Về kỹ năng:
- + Tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông.
- + Kỹ năng viết tốt.
- Về tính cách:
- + Có trách nhiệm cao với công việc.
- + Hòa đồng, năng động, thích nghi nhanh với môi trường mới.
- Điểm yếu:
- Quản lý thời gian chưa tốt (có xu hướng trì hoãn công việc).
- Khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt.
- Vụng về trong các thao tác thực hành.
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế.
- Cơ hội:
- Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới (như gia nhập khối APEC, kí kết hiệp định TPP…)
- Xu hướng phát triển của ngành Marketing.
- Thách thức:
- Số lượng sinh viên ngành Marketing lớn.
- Việc chuyển đổi lao động tự do giữa các nước trong khối APEC.
- Tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng cao.
Câu 7: theo bạn việc phân tích SWOT bản thân có vai trò như thế nào trong việc định
hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp? Bạn vận dụng vào bản thân mình ntn?
- Để “nắm lấy tài năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở”, trước hết, bạn cần hiểu rõ bản
thân mình
- Mục đích chính của việc phân tích bản thân thông qua mô hình SWOT là giúp bạn có thể phát
huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khai thác, tận dụng các cơ hội và có kế
hoạch để giảm thiểu những trở ngại.
- Cần áp dụng kết quả của việc phân tích SWOT một cách hợp lý để xác định mục tiêu phù hợp
và đề ra những hành động nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc tương lai. Bởi thế, đây là
một bước không thể thiếu trong việc định hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp.
- Từ việc phân tích SWOT bản thân, tôi có thể đề ra cách thức để phát huy điểm mạnh, theo
đuổi những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình. Tôi cũng cần đề ra các biện
pháp để khắc phục những điểm yếu, xác định cách sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do
môi trường bên ngoài gây ra, thiết lập kế hoạch để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng
nề hơn từ môi trường bên ngoài.
- Câu 8:Hãy cho biết cách thức mà bạn dùng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu của bản thân. Với bạn, điểm yếu lớn nhất mà bạn muốn loại bỏ là gì? Vì sao?
- Câu 9: Hãy nêu tên kiểu khí chất nổi bật của bạn? Những biểu hiện nào cho thấy bạn
thuộc kiểu khí chất đó?
- Melancholic (Mê-lăng-cô-li)
- Nói một cách ngắn gọn: Melancholic là người rất nhạy cảm về mặt cảm xúc, theo chủ nghĩa
hoàn hảo hướng nội.
- Chủ nghĩa hoàn hảo
- Các đặc tính xác định thái độ của người melancholic theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ là những
người lý tưởng, họ mong muốn cho những thứ theo một cách nào đó, và khi nó không theo
cách đó thì họ đau khổ.
- Họ giữ bản thân và những người khác theo tiêu chuẩn cao đến mức phi thực tế, và
- đau khổ khi các tiêu chuẩn này không được đáp ứng.
- Điều này dẫn họ đến sự tự ti - bởi vì họ không đáp ứng các tiêu chuẩn riêng của họ - và sự chỉ
trích của người khác - bởi vì những người khác này không đáp ứng được các tiêu chuẩn của
họ.
- Thái độ thường khắc khổ của họ đến từ cuộc đấu tranh nội tâm của họ giữa một thế giới
không hoàn hảo và một mong muốn cho sự hoàn hảo.
- Họ tò mò và đặt câu hỏi cụ thể để đi đến một sự hiểu biết rõ ràng hơn.
- Điều này dẫn họ đến họ trở thành những người lo lắng quá thái.
- Họ rất cứng đầu, bởi vì họ cố hết sức để bám vào quan điểm và tiêu chuẩn của sự hoàn hảo,
và không dễ dàng chuyển ra khỏi con đường này. Họ không đi theo dòng chảy. Họ phấn đấu
cho sự hoàn hảo.
- Họ suy nghĩ và kế hoạch trước khi hành động; và sẽ hoảng sợ nếu họ không thể lập kế hoạch
trước.
- Họ hay tranh luận, bởi vì họ không thể chỉ đơn giản mặc kệ mọi việc nếu mọi việc có vẻ sai.
Họ lập luận bằng lý lẽ, bằng chứng, logic, và giải thích, phân tích hoặc biện hộ. Họ chỉ tranh
luận để thiết lập phải trái, chứ không phải là để khẳng định sự chi phối.
- Họ đáp ứng kém với lời khen ngợi, thường "phản bác" những lời khen bằng cách nói rằng rốt
cục họ không phải là tuyệt vời như vậy.
- Hướng nội
- Người melancholic là người có tính cách hướng nội nhất.
- Họ có thể thích dành thời gian với những người khác, nhưng điều này tiêu tốn năng lượng của
họ, và họ cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng.
- Phần lớn hướng nội của họ xuất phát từ tính cầu toàn. Họ là cầu kỳ về các loại người mà họ
liên giao; những người đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ và chia sẻ quan điểm của họ.
Những người mà sẽ không làm cho họ khó chịu; họ không muốn “ai cũng nói chuyện cùng".
- Một khi họ có một người nào đó để nói chuyện trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái,
họ có thể nói chuyện rất nhiều và sẽ thích thú chia sẻ những suy nghĩ và ý tưởng.
- Họ rất thận trọng với việc kết bạn. Không giống như người sanguines, họ cần một thời gian
rất dài để họ xem ai đó như một 'người bạn', nhưng một khi họ đã đạt đến thời điểm này, họ sẽ
có khả năng gắn bó với người đó một cách trung thành.
- Họ thích có một vài người bạn thân và rất nhiều người quen.
- Họ có thể bị coi là ích kỷ, bởi vì họ thích ở một mình với những suy nghĩ của họ, có những
thứ của riêng mình, chứ không phải chia sẻ thời gian hay của cải xã hội với những người
khác.
- Họ thường rất thích chiếm hữu về những thứ mà họ sở hữu và không muốn cho người khác
mượn hoặc sử dụng chúng, vì họ đối xử tốt với những thứ của riêng mình, quan tâm đến tất cả
mọi thứ sâu sắc, và sẽ lo lắng rằng những người khác sẽ không chăm sóc những thứ đó tốt
như họ.
- Họ có thể được mô tả như là "dữ dội", chứ không phải là "dễ dãi". Nhạy cảm
- Người melancholics rất tình cảm. Họ xúc động trước cái đẹp, và sự khốn cùng. Họ rất dễ bị
tổn thương, vì khuynh hướng cầu toàn của họ.
- Thường thì tâm trạng của họ cũng giống như tác phẩm điêu khắc kính tinh tế; được xây dựng
lên từ từ, cố gắng và cẩn thận, nhưng dễ dàng bị phá vỡ, và khó có thể sửa chữa một khi đã
tan vỡ.
- Họ phản ứng với những điều mà họ không thích bằng sự đau khổ và nước mắt hơn là giận dữ.
- Họ có thể trở nên rất "buồn", và họ có thể khó tương tác với là vì họ rất dễ bị tổn thương.
- Họ không hung dữ, và muốn chạy trốn khỏi những điều làm cho họ căng thẳng. Vai trò
- Trong tổ tiên xa xôi của chúng ta, các thành viên melancholic là các nhà phân tích, những
người thu lượm thông tin. Họ do thám các mối nguy hiểm tiềm tàng, hoặc cho thức ăn, và báo
cáo lại cho các chủ nhân. Những phát hiện của họ, càng chính xác càng tốt; điều này dẫn đến
một xu hướng cầu toàn, các nhà phân tích càng hoàn hảo càng sống sót tốt hơn so với những
người lầm lỗi cẩu thả.
- Trong xã hội chúng ta, họ thường có vai trò phân tích như các nhà khoa học, các nhà phân
tích, người làm chương trình, nhà logic học và v.v.
- Câu 10: Hãy cho biết ưu nhược điểm của kiểu khí chất của bạn? Từ đó cho biết những
cách thức để bạn khắc phục những nhược điểm đó?
- Câu 11: Hãy xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh của riêng bạn?
- Ai cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống tầm nhìn, sứ mệnh và có hướng đi rõ ràng, giúp
vượt qua các khó khăn và đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Đây là kim chỉ nam trong cuộc
đời và định hình giá trị sống của mỗi cá nhân.
- Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai.
- Câu 12:Hãy cho biết giá trị cốt lõi của bạn? Nếu có hành động nào trái ngược với giá trị
cốt lõi của bản thân, bạn sẽ xử lý ntn?
- Câu 13: Theo bạn, hạnh phúc là gì? Bạn làm gì để được hạnh phúc?
- Hạnh phúc với mỗi người là một khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có những người, hạnh phúc
là khi họ đạt được một thành công rực rỡ, lớn lao, nhưng cũng có người, hạnh phúc chỉ đơn
giản là một buổi sáng nhìn thấy nụ cười trên môi ai đó… Vậy hạnh phúc là gì và làm sao để
được hạnh phúc?
- Theo tự điển bách khoa định nghĩa: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi
được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
- Hạnh phúc và sung sướng là hai từ mà ta có thể nhầm lẫn. Ý nghĩa của cả hai đều để nói lên
được một cảm giác thoải mái trong tư duy, khi ta đạt được kết quả tốt từ một việc làm, một
mục đích và một giá trị mà ta mong muốn.
- Một số gợi ý để có hạnh phúc chủ động:
- Hãy nhớ lại những cảm giác tuyệt vời nảy sinh trong bạn khi ngắm hoàng hôn ở một nơi tuyệt
đẹp nào đó. Hãy nhớ lại sự nhẽ nhõm và niềm vui khi bạn hoàn thành tốt đẹp một công việc
nào đó, hoặc khi bất ngờ nhận được món quà thú vị… Tự bạn sẽ biết những hồi tưởng và ý
nghĩ nào sẽ cho cảm giác dễ chịu.
- Hãy quen với việc cảm thấy mình hạnh phúc và điều đó trở thành một trong những bài tập
chủ yếu của bạn. Thường xuyên cười với bản thân, những người khác và để họ cảm nhận
được rằng bạn đang hạnh phúc.
- Cố gắng làm cho những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc. Khi thấy ai đó đang gặp nạn,
cần trợ giúp, hãy đề nghị giúp đỡ họ. Đôi khi đó chỉ là những hỗ trợ rất nhỏ như chỉ đường ai
đó đang lạc hướng, nhặt giúp cây viết… Nhưng chính từ niềm vui của người khác, chắc chắn,
bạn sẽ cảm thấy vui hơn.
- Đừng quên những người đã làm cho cuộc đời bạn sáng sủa hơn, giàu có hơn, thú vị hơn, và
hãy dành nhiều thời gian cho người đó.
- Khi có những ý nghĩ và nỗi buồn, hãy xua tan chúng ra khỏi đầu và nhớ rằng có những hoàn
cảnh bạn không đủ sức để thay đổi, vậy cách tốt nhất là phải bình tĩnh để suy xét mọi việc.
- Cố gắng bớt chỉ trích hành động của người khác, khi đó bạn sẽ tránh được nhiều cảm giác tiêu
cực cho mình.
- Hãy quên đi sự ganh tị vì nó có thể làm hại cả cuộc đời bạn. Nhiều người cảm thấy mình bất
hạnh vì những kỳ vọng của họ hoàn toàn không thực tế, bởi hạnh phúc chỉ là một cảm giác
tương đối.
- Tập cách tha thứ cho những người làm hại hoặc tổn thương bạn. Càng ghi nhớ, chất chứa
những điều không tốt đẹp này sẽ càng làm cho bạn tiêu cực hơn với cuộc sống. Tha thứ và
bao dung, con người sẽ tiến đến nấc thang hạnh phúc.
- Đừng cố gắng ngay lập tức trở thành người hạnh phúc. Tất cả đều cần có quá trình. Do đó
cách tốt nhất, bạn hãy vui mừng và tận hưởng với những việc nhỏ nhặt nhất.
- Câu 14: Thành công là gì? Bạn làm gì để được thành công?
- Thành công là điều mà nhiều người muốn đạt đến, xem nó như mục tiêu trong cuộc sống. Có
người trở nên giàu có, quyền lực và danh tiếng thì họ cảm thấy thành công. Nhưng cũng có
những người đạt được tất cả những điều đó, họ vẫn cảm thấy chưa thành công. Vậy thành
công là gì?
- Theo từ điển, thành công là trạng thái đạt được hoặc hoàn thành một mục tiêu nào đó. Trở nên
thành công là khi ta thực hiện được tầm nhìn và mục tiêu đã đề ra.
- Đặt ra mục tiêu rõ ràng
- Nếu bạn không có mục tiêu, bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời gian và sức
lực. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược thích hợp để đạt
được thành công.
- Phát triển một chiến lược hợp lý
- Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, cần xây dựng một chiến lược hợp lý để hiện thực hóa điều đó.
Chiến lược cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cũng như xây dựng được lộ
trình thực hiện rõ ràng.
- Một trong những chiến lược để thành công là học hỏi từ những người thành công, học những
chiến lược mà họ dùng.
- Bước 3. Hành động kiên định
- Hành động kiên trì và bền bỉ dựa trên chiến lược mà bạn đã tạo ra hoặc học hỏi
- được.
- Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hay nhiều trạng thái cảm xúc mà bạn đang trải
qua. Những cảm xúc như chán nản, lười biếng, hoặc tương tự như thế sẽ lập tức vô hiệu hoá
khả năng hành động của bạn. Ngược lại, những cảm xúc như hăng hái, phấn chấn, tự tin lại
kích thích bạn hành động và hoàn thành công việc của mình.
- Bước 4: Biến thất bại thành bài học kinh nghiệm
- Có ba cách chúng ta đối mặt với thất bại:
- Những người bào chữa, biện minh, đổ lỗi cho mọi thứ hoặc mọi người xung quanh sẽ nhanh
chóng bỏ cuộc, đầu hàng, chấp nhận từ bỏ mục tiêu to lớn của mình.
- Những người kiên trì hành động nhưng với một chiến lược không đổi, họ cũng có thể đạt
được những kết quả tốt lên dần sau mỗi lần vấp ngã, nhưng rồi họ cũng không có được những
bước đại nhảy vọt để chạm tới mục tiêu to lớn đã đề ra, trong khi cái giá phải trả quá đắt.
- Mỗi khi chưa đạt được mục tiêu, họ không bao giờ xem đó là thất bại. Họ sẽ liên tục nhận
phản hồi, rút kinh nghiệm, thay đổi chiến lược và kiên trì hành động cho tới khi thành công.
- “Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Bí quyết để bắt đầu là chia nhỏ các công việc nặng
nề, phức tạp thành những việc nhỏ dễ quản lý hơn, rồi bắt đầu với việc thứ nhất.”
Câu 15: Giữa công việc và gia đình bạn chọn yếu tố nào? Vì sao?
Câu 16: Trong 3 yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Yếu tố nào quan trọng nhất quyết
định sự thành công của con người? Bạn làm gì để rèn luyện yếu tố đó?
- Thái độ là yếu tố quan trọng nhất trong 3 113
yếu tố Thái độ, Kiến thức và kỹ năng. Nó quyết
định vào việc bạn có quan tâm, có thích, có muốn làm hay không. Cho dù kiến thức và kỹ
năng có giỏi tới đâu mà không quan tâm, không thích hay không muốn làm thì cũng bằng
không. Và nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của con người.
- Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn vượt qua những thăng trầm của
cuộc sống. Nó chính là yếu tố thể hiện với thế giới xung quanh bạn là người như thế nào.
Những quan điểm của bạn về cuộc sống và cách bạn hành xử ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả
công việc và cách bạn xử lý khi bị từ chối.
- Chúng ta hoàn toàn có khả năng quyết định và chủ động lựa chọn loại thái độ và cách hành
xử cho từng loại tình huống cụ thể trong cuộc sống. Thái độ sống bắt nguồn từ chính niềm tin
và mang dấu ấn đặc trưng của mỗi cá nhân. Chúng cũng không được tạo nên trong ngày một
ngày hai mà phải trải qua quá trình tôi luyện từ thực tế cuộc sống.
- Thái độ sống tích cực sẽ mang lại vô vàn những kết quả tốt đẹp, ngược lại tư duy và hành
động tiêu cực là nguồn gốc của mọi thất bại. Mỗi chúng ta đều có khả năng kiểm soát và có
quyền chọn lựa cách phản ứng phù hợp với những tình huống trong cuộc sống.
- Mặc dù thái độ sống được hình thành và ảnh hưởng từ chính môi trường xung quanh nhưng
về lâu dài chúng ta hoàn toàn tự quyết được việc nên giữ lại và phát huy điểm tốt gì và loại bỏ
cái xấu nào.
- Mặc khác khi đi tuyển dụng, thái độ của ứng cử viên tốt là một ấn tượng điểm cộng trong mắt
các nhà tuyển dụng và cơ hội được tuyển sẽ tăng cao.
Câu 17: Gỉa định rằng trong quá trình theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn gặp
phải một thất bại nặng nề( bị đuổi việc, phá sản,…) bạn sẽ làm ntn?

1.Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

Nếu bạn gặp thất bại trong công việc, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn thất
bại. Đó là cách để bạn khắc phục những thiếu sót, sai lầm của mình và không vấp phải nó một
lần nữa trong công việc. Nhiều người thất bại trong công việc mà không biết lý do tại sao? Khi
đó, bạn liền đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đó chỉ là sự chống chế vô căn cứ.Bạn hãy nhớ rằng, đừng
bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những
sai lầm đó. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản
thân. Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng, chắc chắn bạn sẽ
thành công.

2. Đối diện và thừa nhận sai lầm

Sau thất bại, thay vì chán chường bỏ mặc tất cả, bạn nên đối diện với nó để từ đó tìm cách giải
quyết cho mình. Sau đó, bạn nên thừa nhận và chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình trước sếp
và các đồng nghiệp liên quan. Hãy thừa nhận thất bại và thiếu sót của mình một cách thẳng thắn
và chân thành nhất. Có thể, sau đó đồng nghiệp của bạn sẽ khêu lại những sai lầm trước đây của
bạn thì bạn nên mỉm cười, và đừng thanh minh gì cả.

3. Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu

Đừng bao giờ để những thất bại trong quá khứ ám ảnh bạn suốt một thời gian dài. Vẫn còn rất
nhiều cơ hội đang chờ đón bạn ở phía trước. Hãy đứng dậy để nắm bắt ngay những cơ hội vàng
này thay vì cứ mãi than thở về những sai lầm đã qua. Những lời khuyên từ sếp và các đồng
nghiệp thân cận sẽ giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại
những sai lầm tương tự. Và bạn cũng không nên đổ thừa thất bại của mình cho bất kỳ ai khác.

 4. Đứng lên và vững bước

Người ta vẫn nói: “Thất bại là mẹ của thành công”, nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy.
Bởi vì, cuộc đời chẳng bao giờ có ngõ cụt, trong công việc cũng vậy. Có chăng cái khác đó
chính là cái cách mà bạn giải quyết thất bại đó như thế nào mà thôi. Bạn hãy đứng dậy và tìm ra
hướng giải quyết; hãy bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương án khắc phục tốt nhất cho sai
lầm của bạn. Có vấp ngã, có đớn đau nhưng hãy biến vết đau đó thành sức mạnh cho những
bước đi tiếp theo thì bạn sẽ thành công thôi. 

5. Cân nhắc trước khi bắt đầu bất cứ việc gì

Nhiều người do quá hấp tấp, nóng vội mà mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Do đó, đứng trước
mọi việc, bạn cần tỉnh táo để tìm cho mình con đường đúng đắn nhất. Hãy tìm hiểu kỹ mọi việc
rồi mới đi đến quyết định. Bạn không nên bỏ qua bất kì điều gì dù là nhỏ nhất. Hãy lấy thất bại
lần trước để nhắc nhở mình phải luôn thận trọng

Câu 18: Bạn quyết định đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để thực hiện một việc
kinh doanh khởi nghiệp, nhưng k may sau 6 tháng thì phá sản. Tiếp theo bạn sẽ làm gì?

Câu 19: Khi thi vào đại học bạn đã nghe lời bố mẹ để lựa chọn ngành nghề này. Tuy
nhiên, trong quá trình học bạn phát hiện ra thật sự có đam mê và năng khiếu hơn với một
ngành nghề khác( thậm chí gần như đối lập với nghề đang học). Theo bạn thì ta nên làm gì
bây giờ?

Câu 20: Theo kiến thức bạn đã học, Quản trị bản thân là quản trị cảm xúc, quản trị thời
gian, quản trị năng lượng và quản trị ưu tiên.Hãy cho biết bạn đang thực hiện những điều
gì trong số những hoạt động kể trên để thực hiện mục tiêu cuộc đời mình?

You might also like