You are on page 1of 5

Lựa chọn công việc mà bản thân yêu thích

Nếu được làm những gì mà bản thân có hứng thú, người ta sẽ có cảm giác
thoải mái, hưng phấn trong công việc. Từ đó mà con đường phát triển sự nghiệp
của bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Hưng phấn là người thầy tốt nhất, là mẹ của thành
công. Theo nghiên cứu đã chứng minh, hưng phấn có quan hệ mật thiết với tỷ lệ
thành công trong công việc. Khi quyết định các bước đi trong cuộc đời bạn, cần
phải chú ý đến những điểm mạnh của bản thân, biết tạo hứng thú trong công việc,
lựa chọn làm những công việc bạn yêu thích.
Lựa chọn công việc hợp với sở trường
Bất cứ một công việc nào cũng đòi hỏi người thực hiện phải có một số kỹ
năng nhất định, trong khi kiến thức và kỹ năng của một con người là có hạn. Chính
vì vậy mà người ta phải lựa chọn công việc thích hợp nhất với năng lực của bản
thân, làm những việc mà người ta có kỹ năng thực hiện tốt nhất, phát huy được thế
mạnh nhiều nhất để có thể thăng tiến, đi lên. Cố gắng chọn những doanh nghiệp ổn
định, ít thay đổi trong công việc.
Lựa chọn những công việc phù hợp với nhu cầu xã hội
Nhu cầu của xã hội không ngừng biến hóa, nâng cao. Những cái cũ, lỗi thời
sẽ bị đào thải, những cái mới sẽ được trọng dụng. Khi lựa chọn công việc cho bản
thân, người ta phải chú ý, phân tích kỹ nhu cầu xã hội và đó phải là những nhu cầu
đấy lâu dài chứ không phải nhất thời. Từ đó lựa chọn những công việc sao cho phù
hợp. Quan trọng nhất là phải có tầm nhìn, có thể dự đoán được xu thế tương lai
hoặc xu thế phát triển của công việc rồi sau đó mới quyết định.
Lựa chọn những công việc có ích cho bản thân
Công việc là một trong những phương thức mưu sinh của con người, đồng thời
cùng là một phương thức để con người mưu cầu hạnh phúc. Do đó, khi lựa chọn
công việc, nên xem xét, dự đoán trước các lợi ích của bản thân khi làm công việc
đó. Trong thị trường việc làm hiện tại, hầu như mọi lựa chọn công việc đều dựa
trên sự tổng hợp của các phương diện: thu nhập, địa vị xã hội, độ khó trong công
việc… để tìm ra một công việc hợp lý nhất. Đây cũng là một nguyên tắc quan
trọng trong việc lựa chọn công việc của từng người.
Để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả khi tham vấn nghề, cần phải
tuân thủ theo một quy trình gồm các giai đoạn và các bước như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát tìm hiểu đặc điểm HS
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Điều tra, khảo sát sơ bộ về HS
Bước 3: Tổ chức cho HS làm trắc nghiệm
Bước 4: Phân loại nhóm và xác định vấn đề của HS
Bước 5: Lập kế hoạch tham vấn nghề
Giai đoạn 2: Tham vấn nghề cho HS B
ước 6: Thiết lập mối quan hệ và xác định mục tiêu, cách thức thực hiện tham vấn
nghề
Bước 7: Trợ giúp HS nhận thức vấn đề
Bước 8: Trợ giúp HS giải quyết vấn đề
Bước 9: Trợ giúp HS ra quyết định
Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá quá trình tham vấn
Bước 10: Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm sau quá trình tham vấn nghề
Bước 11: Rút ra những kết luận, đề xuất những giải pháp nâng cao GDHN
Phân tích thông tin thu được và đánh giá sơ bộ về mức độ nhận thức,
hiểu biết của HS liên quan đến việc chọn nghề bằng cách
- Đánh giá khả năng nhận thức bản thân:
+ Căn cứ vào câu trả lời của HS về tính cách, năng lực, sở thích
+ So sánh kết quả tự đánh giá của HS với kết quả của trắc nghiệm
+ Tìm ra được những câu trả lời đúng trong phiếu hỏi của HS
+ Tổng hợp kết quả về mức độ nhận thức của HS về bản thân
- Đánh giá khả năng hiểu biết về nghề bằng cách:
+ Căn cứ vào câu trả lời của HS về nghề mà HS đã chọn
+ So sánh kết quả tự đánh giá của HS với yêu cầu về ngành nghề, về đặc điểm cơ
bản của ngành nghề, nơi làm việc của ngành nghề, công việc cụ thể của ngành
nghề, các trường đào tạo
+ Tìm ra được những câu trả lời đúng trong phiếu hỏi của HS
+ Thống kê kết quả hiểu biết của HS về ngành nghề
- Đánh giá hiểu biết về trường bằng cách:
+ Căn cứ vào câu trả lời của HS về trường mà HS đã chọn
+ So sánh câu trả lời của HS với thông tin của từng trường về tỉ lệ cạnh tranh của
trường, điểm chuẩn của ngành, điểm chuẩn của trường, chỉ tiêu của ngành, chỉ tiêu
của trường
+ Tìm ra được những câu trả lời đúng trong phiếu hỏi của HS
+ Thống kê sự hiểu biết những thông tin về trường đào tạo của HS Như vậy, với
cách làm trên sẽ đánh giá được HS ở khả năng hiểu biết về bản thân, hiểu biết về
ngành nghề, về trường đào tạo
Câu hỏi tham vấn
- Khả năng, năng lực: khả năng nổi trội, sở trường, năng khiếu, các môn học tốt.
- Tính cách, khí chất: Là người như thế nào, hướng nội hay hướng ngoại, thuộc
loại khí chất nóng nảy; hoạt bát; trầm hay ưu tư.
- Sở thích của bản thân: có những sở thích gì đặc biệt Để có thể giúp HS đánh giá
bản thân một cách tốt nhất, nhà tham vấn hướng dẫn HS tự đánh giá bản thân bằng
cách sau:
1/Tự nhận thức và đánh giá bản thân bằng cách:
- Tự mình đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi về bản thân: Tôi là ai? Sở
thích của tôi là gì? Năng khiếu của tôi là gì? Niêm đam mê của tôi là gì? Công việc
tôi yêu thích là gì? Môi trường làm việc tôi yêu thích là gì? Thời gian rảnh rỗi của
mình tôi thường làm gì? Thường ngày em thích làm gì? Các bạn em hay khen em ở
điểm nào? Chê điểm nào?..... - Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
Có thể liệt kê tất cả những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về ngoại hình, về
tính cách…
Vậy khi các em chọn nghề phù hợp thì cần phải căn cứ vào tiêu chí nào để chọn?
Các em có biết vì sao các em chưa chọn được nghề cho mình không?
Tại sao các em lại không biết mình phù hợp với ngành nghề nào?
Vậy khi các em đã hiểu bản thân mình rồi, nhưng vẫn lúng túng khi lựa chọn
ngành nghề, vậy còn nguyên nhân nào nữa không?
Từng em phân tích về bản thân mình: khả năng, năng lực, sở thích, hứng thú. Nếu
HS nào chưa có khả năng đưa ra được những đặc điểm về bản thân thì GV hỗ trợ
bằng các câu hỏi: Em đạt điểm cao ở những môn học nào nhất? em thích 114 tham
gia những hoạt động nào? Những hoạt động đó em thường có vai trò gì? Lúc rỗi rãi
em thường thích làm gì?.... - Các thành viên trong nhóm lắng nghe, nhận xét và bổ
sung về những đặc điểm còn thiếu của các bạn mà các bạn chưa nhận ra - So sánh,
đối chiếu với kết quả trắc nghiệm, với kết quả học tập, với kết quả tự đánh giá
trong phiếu điều tra
Từ những đặc điểm về bản thân các em hãy đánh giá việc lựa chọn ngành, nghề và
trường thi của mình đã phù hợp chưa?
Mỗi em tìm cho cô tối đa 5 ngành nghề phù hợp với những đặc điểm của bản thân,
và cần phân tích tại sao các em lại lựa chọn 5 ngành, nghề đó?
Bây giờ cô giao nhiệm vụ về nhà cho các em: - Thứ nhất: Suy nghĩ thêm về bản
thân và sự việc lựa chọn ngành, nghề - Thứ hai: Tìm thông tin về ngành, nghề mà
các em đã lựa chọn 115 - Thứ ba: Tìm những trường đào tạo những ngành, nghề
mà các em đã lựa chọn.
hãy cho cô biết muốn tìm thông tin về ngành, nghề, trường thi thì cần tìm những
thông tin nào? Và tìm ở đâu?
Tại sao các em lại lựa chọn ngành nghề đó? Ngành nghề đó có liên quan gì đến
năng lực, phẩm chất, tính cách của các em không? Ngành nghề đó có những đặc
điểm như thế nào? Tại sao ngành nghề đó phù hợp với người này mà không phù
hợp với người khác? Ngoài những thông tin đó, thì cần tìm hiểu thêm những thông
tin nào nữa?
Với ngành, nghề mà các em đã lựa chọn được thì các em xem có những trường nào
đào tạo những ngành, nghề đó? Theo các em, khi lựa chọn trường thi thì chúng ta
căn cứ vào những yếu tố nào?
hãy phân tích và giải thích cho cô và các bạn biết tại sao lại lựa chọn trường thi đó?
+ Kết quả học tập của em như thế nào? + Điểm tuyển sinh của trường đó hai năm
vừa rồi là bao nhiêu? + Với kết quả học tập đó, với điểm tuyển sinh của trường đó
thì sự lựa chọn của em đã phù hợp chưa?
Em có biết vì sao mình lại không biết quyết định lựa chọn ngành, nghề nào không?
Vậy em đã lựa chọn được những ngành nghề nào rồi?
Vậy vì sao em lại lựa chọn những ngành nghề đó?
Em có thể nói lại cho cô biết về bản thân mình? V hãy nói cho cô biết em có những
khả năng gì? Em là người như thế nào? Và sở thích của em là gì?
Vậy, em đã cùng các bạn phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,
những yêu cầu đầy đủ về các ngành nghề đó chưa?
Em đã làm theo hướng dẫn của cô là lập một bảng về các ngành, nghề, các yêu cầu
của nghề rồi đánh dấu xem ngành nghề nào phù hợp nhất với bản thân mình chưa?
Như vậy là em thấy khó khi chưa biết hết được yêu cầu của các nghề mà em thích
chứ gì? Vậy thì đến bây giờ em biết là vì sao em lại thấy khó như vậy không?
B2
Và em đã tìm hiểu được những gì về các ngành nghề đó?
Em đã quyết định chọn ngành nghề nào rồi?
vậy V có thể nói cho cô biết em đã lựa chọn ngành nghề nào để đăng kí thi?
Vậy em biết ngành, nghề của em có các trường đào tạo nào? Ra trường làm những
việc gì? Và làm việc ở đâu?
Ngoài trường trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì em còn dự định đăng kí vào trường
nào nữa?

You might also like