You are on page 1of 2

1. Kính chào các thầy cô!

Chúng em là Đinh Huyền Mai và Vũ Quang Quý Tùng đến từ


nhóm dự án nghiên cứu về “Phát triển tư duy định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT”. Sau
đây, chúng em xin phép được trình bày về bài làm của nhóm mình.
Thưa các thầy cô! Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi người.
Nghề nghiệp còn phản ánh giá trị sống và cơ cấu phát triển của xã hội.
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề định hướng nghề nghiệp của học
sinh THPT. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở khái niệm và một phần thực trạng.
Thực tế cho thấy, có người chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người
không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy hết năng lực của chính mình và khiến con
đường thành công bị gián đoạn
Tất cả những vấn đề trên đã khiến chúng em quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát
triển tư duy định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” nhằm thiết kế những giải pháp cụ thể
để hỗ trợ việc định hướng nghề nghiệp cho hoc sinh ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
2. Đề tài nghiên cứu của chúng em được thực hiện xuất phát từ một số câu hỏi:
Định hướng nghề nghiệp có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
Vì sao học sinh trung học phổ thông phải định hướng nghề nghiệp từ sớm?
Học sinh THPT cần làm gì để định hướng được nghề nghiệp cho bản thân?
Làm thế nào để lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực, để có cơ hội sống
hết mình với nhiệt huyết tuổi trẻ, với hoài bão và đam mê?
3. Trong phần cơ sở khoa học của đề tài, chúng em đã tổng hợp khái niệm về nghề nghiệp và
khẳng định vai trò của việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân, nhất là đối với học sinh THPT.
Qua khảo sát thực tiễn bằng phiếu hỏi được tạo online trên nền tảng Google forms, chúng em
đã thiết kế các câu hỏi trắc nghiệp có nội dung đánh giá thực trạng định hướng nghề nghiệp ở học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tại 3 trường: THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT
Lương Ngọc Quyến, THPT Đào Duy Từ
Kết quả khảo sát cho thấy
Tùng: Từ những thực trạng trên, chúng em đã nghiên cứu thực nghiệm một số giải pháp cụ
thể tại trường THPT Chuyên từ tháng 9-11/2022. Thứ nhất, Loại bỏ các tác động làm hạn chế tư
duy định hướng nghề nghiệp. Có 3 nhóm tác động đó là định kiến trong xã hội, định kiến trong gia
đình và tư tưởng chọn nghề theo cảm tính và trào lưu của chính bản thân các bạn học sinh.
Giải pháp thứ hai là xây dựng các hoạt động thúc đẩy tư duy hướng nghiệp: Cần đẩy
mạnh ứng dụng giáo dục STEM trong nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin để khai phá tri
thức và đa dạng hoá các hình thức tư vấn-trải nghiệm.
Giải pháp thứ 3 là một sản phấm ứng dụng mà chúng em đã thiết kế với mục đích hỗ trợ
việc định hướng nghề nghiệp cho HS THPT. Đó là cuốn sổ tay “Cẩm nang hướng nghiệp”. Cung
cấp một tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh để đánh giá năng lực của bản thân và có thêm những
gợi ý sát thực trong việc định hướng nghề nghiệp.
Cuốn cẩm nang mà chúng em thiết kế có nội dung chia thành 4 phần:
PHẦN I: GIẢI MÃ TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Ở phần này, các bạn học sinh có thể tìm ra nhóm nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên
trắc nghiệm hướng nghiệp Holland – RIASEC test. Trong đó, RIASEC test là một bài trắc nghiệm
tính cách gồm 42 câu hỏi Có/ Không. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 6 nhóm ngành phổ biến
nhất phù hợp với từng loại tính cách nhất định, bao gồm:
Nhóm R - Realistic: Nhóm kỹ thuật
Nhóm I – Investigative: Nhóm nghiên cứu
Nhóm A – Artistic: Nhóm nghệ thuật
Nhóm S – Social: Nhóm xã hội
Nhóm E – Enterprising: Nhóm quản lý
Nhóm C – Conventional: Nhóm nghiệp vụ
Mỗi nhóm sẽ có các câu hỏi đã được trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm của Tom
Holland, dựa vào số câu trả lời “Có” ở những câu hỏi được đưa ra, học sinh sẽ tìm được 3 trong 6
nhóm ngành có điểm cao nhất, đó là các nhóm phù hợp nhất với tính cách của học sinh.
PHẦN II: LIÊN KẾT GIỮA HỌC TẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP
Ở phần này, học sinh sẽ xác định vai trò của các môn học đối với đời sống và tìm ra các kĩ
năng cần được rèn luyện phù hợp với nghề nghiệp.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA BẠN
Mục đích của việc đánh giá năng lực bản thân là để xác định được mức độ phù hợp chính xác
hơn đối với các môn học. Bạn đọc sẽ trả lời các câu hỏi đánh giá kĩ năng theo 5 mức độ: Rất Kém –
Kém – Trung Bình – Tốt – Rất Tốt dựa theo hình thức trắc nghiệm.
PHẦN IV. MẸO NHỎ TRÊN CON ĐƯỜNG HƯỚNG NGHIỆP
Ở phần này, học sinh sẽ được đọc những lời khuyên trong việc định hướng nghề nghiệp, tham
khảo xu hướng nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay…
4. Kính thưa các thầy cô!
Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu, trải nghiệm bản thân về thế giới nghề nghiệp trong cuộc
sống để có định hướng sớm, đúng đắn trong quá tình học tập, chúng em nghiên cứu và thực nghiệm thành
công bước đầu dự án “Phát triển tư duy định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông”. Dự
án tập trung nghiên cứu một số giải pháp giúp các bạn học sinh có thêm hiểu biết và khả năng định
hướng nghề nghiệp cho bản thân
Thông điệp của chúng em là: Hãy lắng nghe chính mình, hiểu về năng lực, mục tiêu của bản
thân để có hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp!
Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý từ quý thầy cô để dự án được hoàn thiện
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

You might also like