You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG


MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Lớp: KQC – 211_DXH0050_24
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2021
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT
HỌ TÊN
MSSV
1
Huỳnh Lê Khánh Nguyên
207QC67922
2
Vũ Châu Anh
207QC16936
3
Lương Diễm Quỳnh
207QC17870
4
Lê Minh Toàn
207QC04175
5
Đồng Trọng Hiếu
207QC35569
1
MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn với bất kỳ chủ thể
nào: tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp, địa danh…thậm chí ngay cả con người. Có thể nói, mọi thứ
lớn nhỏ trên Thế giới đều mang một thương hiệu duy nhất và riêng biệt. Chẳng hạn, người ta nghĩ
đến KFC, Jollibee, McDonald's khi nhắc đến chuỗi dịch vụ thức ăn nhanh; Nike, Adidas cho phụ
kiện thể thao chuyên dụng; Trung Nguyên, Starbucks, Phúc Long, Highlands cho Cà phê. Có thể
nói mức độ phủ sóng của thương hiệu tỉ lệ thuận với giá trị kinh tế của chủ thể mà nó đại diện cho.
Lấy ví dụ, cùng là một chuỗi cà phê hảo hạng, chất lượng ngang bằng nhau gần như 9-10 nhưng lại
có sự chênh lệch giá thành giữa MILANO và Trung Nguyên cà phê. Tại sao? Giả dụ,bạn không
phải là một nhà đầu tư chứng khốn nhưng liệu bạn có thể định lượng mức độ chênh lệch giá trị cổ
phiếu giữa Trung Nguyên và MILANO? Theo thực tế cho thấy, đa số sẽ đánh giá giá trị Trung
Nguyên cao hơn MILANO. Tại sao? Chung quy lại, tất cả đều bắt nguồn từ sức mạnh của thương
hiệu, thương hiệu càng mạnh, càng phủ sóng rộng thì tiềm năng phát triển càng vượt trội. Người
mua ngày nay trên thực tế không đơn thuần chỉ muốn mua sản phẩm dựa trên chất lượng thật mà
còn mua cả thương hiệu để chứng tỏ đẳng cấp cá nhân. Trên cơ sở đó, chúng tơi đặt ra giả thuyết,
nếu như “thương hiệu” đem lại lợi ích cho những tổ chức, sản phẩm như thế vậy liệu con người
cũng có thể áp dụng và gặt hái ích lợi từ “thương hiệu” hay khơng?
Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một thực trạng như sau: Đa số người trẻ
phương Tây có ý thức độc lập từ sớm và rất cao, mức độ tiếp cận và khả năng vận dụng công nghệ
thông tin, mạng xã hội như một công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ khi cịn nhỏ tuổi và
có tự chủ, nhưng ở các nước đang phát triển, cụ thể là tại Việt Nam, điều đó lại chưa phổ biến, có
hay chăng chỉ là trong vô thức, thô sơ và chưa được củng cố, phát huy đúng mực. Vì thế, chúng tơi
tự hỏi rằng liệu có chăng mối liên kết giữa những điều trên với mức độ thành công trong cuộc sống,
khả năng phát triển sự nghiệp của người phương Tây vượt trội hơn người phương Đông?
Mặt khác, hiện tượng đáng lưu tâm trong xã hội thời gian gần đây đó là một bộ phận giới trẻ đang
có cái nhìn sai lệch, vơ tình tạo dựng “thương hiệu cá nhân” theo hướng tiêu cực bằng những
scandal, video clip, trào lưu gây sốc. Đa phần các bạn khơng nhận thức được việc để lại những “dấu
tích” tiêu cực trên mạng xã hội nói riêng hay thế giới ảo, cộng đồng mạng nói chung đang là những
tiền đề hủy hoại tương lai của chúng ta.
Bởi lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng thương hiệu cá nhân cho giới trẻ hiện
nay ” giúp người trẻ Việt Nam có cái nhìn tổng quan hơn để có thể tự mình xây dựng thương hiệu
cá nhân trong thời cuộc hội nhập. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng muốn đánh
động đến các bạn trẻ, mong các bạn sớm từ bỏ quan điểm sống này, và là hồi chng cảnh tỉnh giúp
các bạn có cái nhìn và nhận thức về thương hiệu cá nhân một cách đúng đắn.
Một lần nữa, chúng tôi dám tin rằng, viêc xây dựng thương hiệu cá nhân là điều tối cần thiết cho
mỗi bạn trẻ. Thực chất, bản thân vấn đề, xây dựng thương hiệu cá nhân là một điều gì đó hồn tồn
gần gũi và giản đơn, hầu như cá thể nào cũng có thể thực hiện được và nên sớm bắt tay vào thực
hiện. Hơn nữa, xây dựng thương hiệu cá nhân là chuyến đi liên tục, là cuộc hành trình dài khơng
hồi kết mà trong đó, mỗi cá nhân ln sở hữu sẵn cho mình một tấm vé, việc cần làm là chuẩn bị cho
mình hành trang và lên đường!
Quynh
2. Mục tiêu
Tìm hiểu, đánh giá tiềm năng phát triển việc xây dựng thương hiệu bản thân đặc biệt là sinh viên -
giai đoạn con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đây cũng là lứa tuổi với những hồi
bão, ước mơ chân chính nhất, người trẻ cũng buộc phải đưa ra những lựa chọn sáng suốt trước một
trong những cột mốc vàng quan trọng nhất đời người, đó là giai đoạn chọn nghề và hiểu rõ giá trị
của bản thân. Nếu có một nền tảng cơ sở, hành trang vững chãi thì đó sẽ là bước đệm nâng đỡ cho
người trẻ bước vào một môi trường mới với thế chủ động, tự tin. Trên tinh thần mục tiêu chung ấy,
chúng tôi đã thực hiện đề tài “Xây dựng thương hiệu cá nhân cho giới trẻ hiện nay” nhằm giúp
người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng hiểu rõ giá trị và nhận thức được tầm quan trọng của việc
phát triển thương hiệu cá nhân cũng như đề ra giải pháp hướng dẫn chi tiết về quá trình xây dựng
thương hiệu cá nhân.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một bảng khảo sát online bằng google form và chia sẻ bảng câu hỏi
đến bạn bè, người thân. Bảng khảo sát tiếp cận được 30 người thuộc nhiều đối tượng: học sinh, sinh
viên, người đi làm,... trong đó, đối tượng chủ yếu là sinh viên.
Độ tuổi
Số lượng
Phần trăm (%)
15-17 tuổi
19
63,3
18-25 tuổi
5
16,7
Trên 26 tuổi
6
20
Thông tin đối tượng khảo sát:
Giới tính
Nam
Nữ
Nghề nghiệp:
Học sinh
Sinh viên
Đã đi làm
Số lượng
16
14
Số lượng
16
9
5
Phần trăm (%)
53,3
46,7
Phần trăm (%)
53,33
30
16,67
Nhóm nghiên cứu thực hiện 1 bảng khảo sát gồm 10 câu hỏi.
Thơng qua bảng khảo sát, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu những vấn đề sau đây:
 Sự đánh giá về mối tương quan giữa niềm đam mê công việc, hiện tượng thất nghiệp và việc xây
dựng thương hiệu bản thân (câu hỏi số 1,2).
 Sự đánh giá về mối liên quan của việc xây dựng thương hiệu cá nhân và thành công trong cuộc
sống (câu hỏi số 3).
 Sự hiểu biết của đối tượng khảo sát về khái niệm, phương thức cũng như đánh giá tầm quan trọng
của việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với đối tượng khảo sát (câu hỏi số 4,5,6,7,8).
 Những nguyên nhân hạn chế mỗi cá nhân chủ động thực hiện việc xây dựng thương hiệu cá nhân
(câu hỏi số 9).
 Sự đồng tình của đối tượng khảo sát về một số nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng thương hiệu
cá nhân chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam (câu hỏi số 10).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu cá nhân lẫn như tích hợp để tìm ra kết
quả cuối cùng và lượng giá những giả thiết đặt ra ban đầu.
Đầu tiên, chúng tôi thực hiện phương pháp khảo sát ý kiến định lượng bằng bảng hỏi của google
form. Bằng phương pháp này, chúng tôi có thể theo dõi liên tục tính chất đối tượng tham gia khảo
sát, và tăng cường lấy khảo sát bổ sung những đối tượng cần thiết cho đề tài. Bên cạnh đó, thơng
qua việc sử dụng phương pháp này, chúng tôi cũng tiết kiệm được nguồn lực và thời gian nhất định,
và bỏ tắt bước thống kê do phần mềm đã hỗ trợ thực hiện việc này.
Sau đó chúng tơi tiến hành phương pháp phân tích số liệu. Qua việc đối chiếu, phân tích tính chất
các đối tượng tùy theo câu trả lời của họ, chúng tôi nắm được những thông tin quan trọng phục vụ
cho đề tài.
Bên cạnh việc xử lý số liệu khảo sát, chúng tôi cũng thực hiện phương pháp phỏng vấn. Chúng tôi
đã tiến hành phỏng vấn một doanh nhân chuyên về lĩnh vực Makerting. Vị khách này cũng rất quan
tâm đến đề tài “Xây dựng thương hiệu cá nhân”, và hiện đang thực hiện quảng bá thương hiệu cho
cá nhân và cả cho công ty anh đang làm việc. Qua buổi phỏng vấn, chúng tôi đã ghi nhận được
những ý kiến khách quan và lời chia sẻ chân thành từ vị khách mời. Nội dung cuộc phỏng vấn sẽ là
cơ sở tốt cho chúng tôi quảng bá về đề tài theo nhiều kênh thông tin trong thời gian tới.
Chúng tôi cũng thực hiện phương pháp thực nghiệm, nhằm kiểm chứng hiệu quả của một số giải
pháp chúng tôi đưa ra trong việc giới thiệu, tuyên truyền “Xây dựng thương hiệu cá nhân” trong
cộng đồng giới trẻ. Những giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện sẽ được đề cập cụ thể trong bài viết.
Hieu
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT: TỪ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ĐẾN XÂY DỰNG NHÂN HIỆU
CHO GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1. Thế nào là xây dựng thương hiệu cá nhân?
1.1. Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân hay còn gọi là “nhân hiệu” giá trị riêng biệt một cá nhân thơng qua ngoại
hình, giá trị, tài năng và nhân cách giúp phân biệt cá nhân đó với những cá nhân khác.
1.2. Xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?
Xây dựng thương hiệu cá nhân là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc từ
đó vận dụng các yếu tố lợi thế để marketing bản thân như một sản phẩm bằng cách gây dựng một
hình ảnh ra cộng đồng xung quanh...Một thương hiệu cá nhân được xem là “nổi trội” là khi được
nhiều người nhớ mặt, nhớ tên hay khi nhắc về lĩnh vực cụ thể nào đó, cộng đồng sẽ có xu hướng
nghĩ ngay đến cá nhân này và ngược lại.
Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân
ĐAM

THƯƠNG
HIỆU
KỸ
NĂNG
HÀNH
ĐỘNG
THÀNH
TÍCH
2. Xây dựng thương hiệu cá nhân cho giới trẻ hiện nay
2.1 Vì sao nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân độ tuổi nào là phù hợp ?
 2.1.1 Xây dựng thương hiệu cá nhân ở lứa tuổi Tiểu học và THCS:
Đối với giai đoạn lứa tuổi Tiểu học, Trung học cơ sở, học sinh vẫn xây dựng được thương hiệu cho
bản thân nhưng hiệu quả chưa khả dĩ bởi vì ở lứa tuổi này xuất hiện giai đoạn dậy thì, học sinh dễ
nhạy cảm, có những suy nghĩ chưa chín chắn và cịn bồng bột, làm việc theo quán tính và sống dựa
trên cảm tính. Tuổi này có xu hướng bị ảnh hưởng lớn với mơi trường xung quanh. Học sinh sẽ dễ
dựa vào ý kiến người khác, hành động theo tâm lý bầy đàn tức là đi theo số đơng, những suy luận
để có thể đi đến đánh giá chỉ có thể có được khi dựa vào ý kiến của người khác. Và sự nhận thức
chưa sâu sắc dễ gặp những khó khăn bất cập trong việc xây dựng thương hiệu cho chính mình.
 2.1.2 Xây dựng thương hiệu cá nhân ở lứa tuổi Đại học:
Trong lứa tuổi Đại học, chúng ta vẫn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân bởi đã phát triển về thể
chất lẫn tinh thần một cách toàn diện là thời cơ vàng cho việc khẳng định giá trị bản thân. Đừng vội
nản lịng. Bởi lẽ, khơng có điều gì là q muộn để bắt đầu. Colonel Sanders ở tuổi 65 mới bắt đầu sống
lại với nhiệt huyết tuổi trẻ với niềm đam mê ẩm thực, nhờ đó, KFC mới được sinh ra và tồn tại hơn
năm thập kỉ. Hãy cứ xây dựng thương hiệu cộp mác chính mình ngay từ bây giờ.
2.2 Xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân toàn cầu:
Khi bắt tay tìm hiểu về độ phổ biến và hình thức của xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng tôi chợt
giật mình vì thấy sức lan tỏa của hiện tượng này trong cộng đồng giới trẻ ở các nước phương Tây,
đặc biệt là Mỹ, Anh và một số nước Châu Âu khác. Tại Việt Nam, trào lưu quảng bá thương hiệu
bản thân cũng đã xuất hiện và dần tạo những đợt sóng lan tỏa. Dường như tâm lý muốn chứng tỏ cái
tôi chưa bao giờ mạnh mẽ cho bằng khi cá nhân đang sống trong những tháng năm tuổi trẻ. Tồn tại
cũng bằng các hình thức như các bạn trẻ phương Tây, và sáng tạo thêm nhiều hình thức mới: như
chia sẻ trải nghiệm du lịch, video dạy tiếng Anh, đọc sách, review các sản phẩm cơng nghệ…, có
thể nói, thương hiệu cá nhân đã, đang và sẽ là một xu hướng để mỗi cá nhân định hướng và tìm
cách xây dựng cho mình.
2.3 Thực trạng về việc xây dựng thương hiệu cá nhân tại Việt Nam ?
Diễn giả Lê Hải Quỳnh, Trưởng Phòng Tiếp Thị và Truyền Thông của VietnamWorks, cho biết:
“Cùng với sự phát triển của các trang mạng xã hội trực tuyến, vai trò của thương hiệu cá nhân trong
sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người ngày càng trở nên quan trọng. 90% người tìm việc trong
khảo sát của VietnamWorks đều cho biết họ ít nhiều nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng
thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, chỉ có 20% trong số đó là có chiến lược xây dựng thương hiệu cá
nhân hiệu quả. Điều này cho thấy người tìm việc Việt Nam cần được cung cấp thêm kiến thức và kĩ
năng xây dựng thương hiệu cá nhân để hỗ trợ cho sự nghiệp của họ.”
Nhóm tác giả đã khảo sát và thấy rằng có 47,6% đối tượng đã biết đến việc xây dựng thương hiệu
cá nhân nhưng chưa thực hiện. Phần lớn là do chưa biết cách thức, kĩ năng để xây dựng thương hiệu
cá nhân như thế nào và do tâm lý số đông, người trẻ nghĩ rằng việc đó chưa được nhiều người thực
hiện nên cũng ngại bắt tay vào thực hiện. Cịn lười tìm hiểu các kỹ năng mềm, cách thức để tạo dựng
nên hình ảnh bản thân và cho rằng việc đó khơng quan trọng khiến mất nhiều thời gian. Một số lại
cho rằng chỉ có những người nổi tiếng mới có thể có được thương hiệu riêng hay thương hiệu cá
nhân là một thứ gì đó xa xỉ và khơng thể nào làm được.
2.4. Tại sao giới trẻ hiện nay vẫn chưa chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu bản thân?
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan:
Hiện nay mọi người chưa biết đến việc xây dựng thương hiệu bản thân trước hết là do tâm lý số
đơng, khi thấy nhiều người xung quanh mình chưa làm, vơ hình chung, suy nghĩ của chúng ta cũng
sẽ bị ảnh hưởng theo những người ấy.
Thứ hai, bản thân người trẻ chưa nhận thức được giá trị của mình, chúng ta chỉ nghĩ bản thân mình
không làm được, ta không dám vượt qua thử thách bản thân, dẫn tới việc ta sẽ khơng bao giờ có thể
chạm tới thành cơng đích thực.
Thứ ba, thực trạng người trẻ ngày nay ỷ lại vào bản thân rất nhiều, nghĩ rằng bản thân mình đã đủ
tốt và khơng cần phải cố gắng thêm, họ quên mất xây dựng kỹ năng sống cho chính mình, chỉ nghĩ
đến con đường Đại học là duy nhất, bằng Đại học là con đường đi đến thành cơng nhanh nhất. Điều
đó dẫn đến việc học sinh thiếu kỹ năng mềm, khi gặp vấn đề khó khăn thì bất cập trong việc xử lý
tình huống, khơng tự tin về bản thân.. Chúng tơi đã tìm kiếm trên Google với từ khóa “thống kê tỷ
lệ sinh viên thất nghiệp/ làm trái ngành” và nhận được 2.570.000 kết quả tìm kiếm với những con số
đáng báo động.
Canh
B. THỰC TRẠNG:
KHẢO SÁT VỀ VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
1. Thương hiệu cá nhân – Yếu tố dẫn đến niềm đam mê công việc và thành công
Khi đặt câu hỏi về mức độ u thích cơng việc của mình ở các đối tượng đã có cơng việc ổn định.
Chúng tơi đưa ra 5 mức độ: hồn tồn khơng thích, khơng thích, bình thường, thích, rất thích.. Rất
nhiều người làm việc chỉ vì nhu cầu trang trải cuộc sống, điều này làm cho họ cảm thấy mọi vật đều
trở nên vô vị. Họ dần mất hết các cảm giác và niềm đam mê.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố khiến sinh viên tốt nghiệp khơng xin được cơng việc mìnhthật sự u
thích. Rõ nhất, chúng tôi đã khảo sát 820 người và trong đó có các yếu tố khách quan như: Việc làm
khan hiếm (chiếm 27.8%); Tỉ lệ cạnh tranh xin việc cao (chiếm 53.2%); Nhà tuyển dụng gay gắt
(chiếm 17.3%) cũng là các yếu tố khiến sinh viên không xin được việc. Cụ thể, một trong những
nguyên nhân gây nên các yếu tố khách quan đó là dân số ngày càng gia tăng, cung cũng tăng lên
nhưng cầu lại không đáp ứng kịp thời, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Ngoài ra, giáo
dục ở nhà trường cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, kiến thức cho sinh viên, còn hạn chế về việc thực
tập cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Do vậy, sau khi ra trường, bản thân sinh viên
thiếu đi kiến thức, lẫn kinh nghiệm làm việc, dẫn đến tình trạng tìm việc khơng đúng với khả năng
mình, khơng có kinh nghiệm thực tế, và tỉ lệ dân số ngày càng tăng ồ ạt khiến công việc ngày càng
khan hiếm dần, chất lượng công việc suy giảm.
Bên cạnh các yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan cũng chiếm tỉ lệ rất cao như: Bằng Đại học
không được loại giỏi ( chiếm 25.1%); Hồ sơ xin việc/ Kỹ năng bản thân chưa ấn tượng (chiếm
49%); Chưa có kinh nghiệm (chiếm 58%); Chọn sai ngành nghề yêu thích (chiếm 47.1%). Nguyên
nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt
Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn
muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh
tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…
Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ cịn có xu hướng chạy theo
các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ khơng thực sự vì đam mê và đúng sở trường. Chính vì chọn
ngành khơng phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông
tin. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe
giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành
cho các trị giải trí vơ bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường
công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng như: Giao tiếp, Đàm
phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm
việc hiệu quả.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi cho các bạn là yếu tố tác động đến sự thành công và đã nhận được phản
hồi nhiều nhất là yếu tố “Hiểu rõ bản thân, có mục đích sống rõ ràng” (chiếm 39.8%). Sự thành
công không thể đến nếu bản thân chúng ta khơng biết rằng mình sẽ làm gì, phải tập cách tự suy nghĩ
và quyết định cho bản thân từ ngành nghề mình chọn cho đến việc học tập, tự biết cách xây dựng
nên những hình ảnh tích cực mà bản thân có. Tìm hiểu, hiểu rõ bản thân mình để xác định cho mình
mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, khơng ai hiểu rõ mình bằng chính bản thân mình. Tìm hiểu những thế
mạnh để phát huy và khắc phục những điều thiếu sót hoặc chưa tốt. Bạn phải chủ động khám phá và
phát huy các giá trị của bản thân, tạo lập cho mình một hình ảnh phản ánh đúng con người đích
thực, thương hiệu cá nhân đích thực của mình. Một thương hiệu cá nhân thành công là khi nhắc đến
tên bạn, người ta sẽ nghĩ ngay đến những nét tính cách, những giá trị đặc thù mà bạn đã tạo lập cho
chính mình. Đó cũng chính là cách tạo nên một phong cách đặc trưng cho bản thân mình
2. Nhận thức về xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi được đặt câu hỏi khảo sát về “Khái niệm xây dựng thương hiệu bản thân là gì?” thì có 31.7%
trả lời rằng đó là q trình làm cho hình ảnh, giá trị của một người giúp họ phân biệt với người khác.
Song song đó, có 12,4% cho rằng xây dựng thương hiệu bản thân là tự nhận thức được điểm
mạnh/yếu, kỹ năng của bản thân. Cịn 2,2% chọn đó là nâng cao thành tích về học vấn, năng khiếu,
kinh tế, xã hội. Nhưng đa phần, mọi người đều cho rằng xây dựng thương hiệu bản thân là hội tụ
các yếu tố nêu trên (chiếm 53,7%), phần lớn các bạn đều nhận thức được khái niệm xây dựng
thương hiệu cá nhân.
3. Xây dựng thương hiệu cá nhân và bạn
Khi được đặt câu hỏi đánh giá về mức độ quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với từng cá
nhân trên thang điểm từ 1 đến 5(với 5 là mức độ quan trọng cao nhất), chúng tơi nhận thấy được:
- Có 33.9% các bạn đánh giá thang điểm cao nhất cho tầm quan trọng của việc xây dựng thương
hiệu cá nhân đối với bản thân.
- Có 31.7% câu trả lời là thang điểm 4.
- Có 20.2% các bạn đánh giá trên thang điểm 3. Tức là người khảo sát không quan tâm lắm về
thương hiệu cá nhân, có hay khơng cũng được.
- Có 9.5% câu trả lời là thang điểm 2.
- Có 4.6% cịn lại là hồn tồn khơng quan trọng đối với người khảo sát. Thậm chí có thể người khảo
sát hoàn toàn xa lạ với khái niệm thương hiệu cá nhân.
Đa số đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân với thang điểm 4-5
(31.7% và 33.9%). Và chỉ có 4.6% khơng đánh giá cao mức độ quan trong của việc xây dựng
thương hiệu. Chúng tôi đặt ra giả thuyết tại sao lại có sự chênh lệch lớn giữa những con số như vậy,
liệu có hay khơng do nhóm người 1 chưa biết đến khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân nên
đánh giá việc đó khơng quan trọng như nhóm người 5. Điều này có thể lí giải: bạn khơng thể đánh
giá điều gì đó là quan trọng với mình khi thậm chí chưa biết đến sự tồn tại của nó. Hoặc có những
bạn đã biết về nó nhưng chưa nhận thức được lợi ích của thương hiệu cá nhân mang lại, một phần
có thể học sinh cấp 3 là đối tượng khảo sát chiếm tỉ trọng cao nhất trong đề tài của chúng tơi
(59.3%). Vì là học sinh ở lứa tuổi hoặc cịn vơ tư hoặc chỉ lo cải thiện kết quả học tập mà quên
chuẩn bị kỹ năng và hành trang cần thiết cho tương lai. Cho đến khi các bạn tốt nghiệp, ra trường,
xin việc làm, thì bạn mới nhận ra thương hiệu cá nhân của bạn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả
tuyển dụng. Vì hiện nay, các nhà tuyển dụng có xu hướng sẽ tìm kiếm thơng tin của bạn qua
Google, nếu bạn có một hình ảnh tốt được xây dựng trên mạng xã hội, khả năng bạn sẽ lọt vào mắt
xanh của nhà tuyển dụng là rất lớn và ngược lại. Vậy thì, kết quả khảo sát này có thể nói là hệ quả
từ mức độ hiểu biết về xây dựng thương hiệu cá nhân hay khơng? Bởi lẽ đó, chúng tơi đã khảo sát
câu hỏi thứ 7 nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết của người khảo sát với vấn đề.
Câu hỏi cuối cùng chúng tôi đặt ra là nguyên nhân nào khiến việc xây dựng thương hiệu cá nhân
chưa được phổ biến rộng rãi và kết quả thu thập như sau:
 Do giáo dục nhà trường chưa phổ cập chiếm tỉ lệ cao nhất 65.9%
 Nguyên nhân chưa có nhiều người thực hiện việc này và phía gia đình chưa ủng hộ chiếm chỉ lệ
xấp xỉ nhau lần lượt 35.4% và 34.9%
 25.6% là tỉ lệ các bạn chọn nguyên nhân do phương tiện truyền thông chưa quảng bá vấn đề mạnh
mẽ.
KHAO SÁT PHỎNG VẤN NHÂN VẬT
Họ và tên: Phạm Hồng Đăng
Năm sinh: 1993
Tiểu sử : Có 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Brand Communication
Chức vụ: Senior Account / Marketing Manager
B. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
1. Giải pháp chủ quan
1.1. Thay đổi từ chính bản thân:
1.2 Vạch chiến lược phát triển thương hiệu.
1.3 Viết nhật ký hằng ngày
1.4 Học, học nữa, học mãi
1.5 Giúp đỡ người khác
1.6 Tận dụng phương tiện truyền thơng
1.7 Xây dựng những mối quan hệ tích cực.
2. Giải pháp khách quan
2.1 Tạo niềm tin nơi gia đình
2.2 Tác động phương diện truyền thông đại chúng.
2.3 Nhà trường – nơi ươm mầm thương hiệu:
PHẦN III: THÔNG ĐIỆP
Xây dựng thương hiệu cá nhân là cách chứng minh cho mọi người thấy bạn là ai, và giá trị khác biệt
ở bản thân mình. Nếu bạn muốn thành công, thương hiệu cá nhân không chỉ là một sự lựa chọn mà
đó là một điều tối cần thiết. Có rất nhiều cách để xây dựng thương hiệu, hãy dành thời gian suy nghĩ
về những gì khiến bạn độc đáo so với người khác trong khi xây dựng một dấu ấn chất lượng của
riêng bạn. Cho dù bạn mong muốn được có một resum đẹp để apply học bổng, công việc mơ ước,
cơ hội thăng tiến, hay chỉ đơn giản khẳng định tôi là ai giữ cuộc đời này, thương hiệu cá nhân sẽ
giúp bạn làm những điều ấy. Bất cứ ai cũng có thể xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình,
bạn khơng cần phải nổi tiếng mới có thể xây dựng thương hiệu mà bạn xây dựng thương hiệu để có
tiếng nói. Bất kể bạn là ai hơm nay, điều đó khơng quan trọng, điều thật sự quan trọng là bạn muốn
mình trở thành ai ngày mai. Hãy bắt đầu gầy dựng thương hiệu cá nhân khi bạn giác ngộ ra nó,
khơng bao giờ là q sớm hay q muộn vì thương hiệu cá nhân khơng phải là đích đến mà là một hành
trình. Chính vì vậy bạn hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình ngay bây giờ, sớm nhất có thể. Và
sau tất cả, chỉ có cách ln là chính mình thì đam mê của bạn mới kiên định, sự khác biệt của bạn mới
tồn tại được lâu dài. Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, nhất định sẽ có lúc cạm bẫy
làm bạn mệt mỏi và chán nản, nó khuyến khích bạn rẽ sang thương hiệu “ngược”, khi đó người trẻ
hãy nhìn lại lí do vì sao chúng ta bắt đầu. Con người sinh ra không phải tan biến đi như một hạt cát
vô danh, mà họ sinh ra, để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác thông qua các
giao tiếp, ứng xử và cách xây dựng hình ảnh của họ. Chúng tơi rất mong các bạn sẽ có thể in dấu
thật đẹp trong trái tim của người khác ngay từ hôm nay…
.PHẦN IV: PHỤ LỤC
BẢN KHẢO SÁT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TP.HCM, tháng 10 năm 2021

You might also like