You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

BÀI THUYẾT TRÌNH


TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG?
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3
LỚP: QX23/A2
GVHD: TRƯƠNG PHI LONG
THÀNH VIÊN: VŨ THỊ THU HÀ

LÊ THỊ QUỲNH NHƯ

NGUYỄN HOÀNG THÔNG

LÊ HOÀNG ANH

TP. HCM, THÁNG 12/2023


Mục lục
I. Lợi ích khi làm thêm?.........................................................................................4
1. Có thu nhập:.....................................................................................................4
2. Học được cách tiết kiệm và tiêu tiền:...............................................................5
3. Sắp xếp thời gian khoa học và hợp lí:..............................................................6
4. Rèn luyện tổng thể các kỹ năng:......................................................................7
5. Mở rộng các mối quan hệ:...............................................................................9
6. Ít suy nghĩ lung tung:.....................................................................................10
7. Sống thực tế, có nề nếp và trách nhiệm:........................................................11
8. Phát hiện ra nhiều điều tiềm ẩn của bản thân:................................................12
9. Ngày càng tiến bộ:.........................................................................................13
10. Makeup cho CV của bạn khi bạn (đang thực tập công việc mà bản thân đã
hướng):.................................................................................................................14
11. Có cách ứng phó tốt hơn cho công việc tương lai, đỡ bỡ ngỡ:...................14
12. Biết cách làm việc theo nhóm sao cho phù hợp và hiệu quả:.....................15
13. Cái quan điểm mà cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn thì nó sẽ mang
tính chủ quan hơn vì sau khi đi làm thêm thì mình biết thương bố mẹ nhiều hơn,
biết nghĩ cho tương lai của mình hơn:..................................................................16
II. Tác hại khi làm thêm?.......................................................................................17
1. Thời gian........................................................................................................17
2. Dễ bị lừa lọc mất tiền:....................................................................................18
3. Ảnh hưởng đến việc học tập:.........................................................................19
4. Sức khỏe bị ảnh hưởng:.................................................................................21
5. Nguy cơ luôn rình rập:...................................................................................22
6. Xã hội đầy những cám dỗ..............................................................................24

2
SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG?

-Trong xã hội hiện nay, vấn đề việc làm thêm luôn được các bạn sinh viên quan
tâm đến.

-Vậy sinh viên là gì?

Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp
chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học
tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tạicác trường đại học, cao đẳng và có độ
tuổi từ 18-25 tuổi

Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới;

Là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài
năng sángtạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh
viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước

Do đặc điểm lứa tuổi, SV là lớp người đang hình thành và khẳng định nhân cách,
còn thiếukinh nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính trị - xã hội,
tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao;

Đối với xã hội, SV là một nhóm xã hội được quan tâm. So với thanh niên đang đi
làm (có thunhập) thì SV là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội
hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập.

-Chắc hẳn ai cũng từng suy nghĩ đến việc có nên đi làm thêm hay không? Khi làm
thêm chúng ta sẽ có được những gì và có ảnh hưởng gì đến việc học cũng như là
cuộc sống hay không?

3
I. Lợi ích khi làm thêm?
1. Có thu nhập:
- Khi bạn bắt đầu công việc làm thêm cũng đồng nghĩa với bạn có thêm
thu nhập.
- Ngoài khoản tiền ba mẹ chu cấp hàng tháng bạn có thêm một khoản
kha khá từ việc đi làm thêm. Hoặc có nhiều bạn sẽ không cần đến tiền
chu cấp của ba mẹ, tự lập hoàn toàn về tài chính.
- Khi làm thêm bạn sẽ có một nguồn thu nhập khác, ngoài số tiền cho
hàng tháng. Nguồn thu nhập này giúp các bạn chi tiêu sinh hoạt, mua
sắm những thứ mình thích và có thể giúp đỡ cho ba mẹ một phần gánh
nặng. Có rất nhiều bạn gia đình khó khăn phải đi làm tự lo cho bản
thân về tiền sinh hoạt, học phí.

4
2. Học được cách tiết kiệm và tiêu tiền:
- Người ta vẫn có câu “Người biết tiêu tiền thì mới biết kiếm ra tiền”,
thế nếu không có tiền thì lấy cái gì mà tiêu? Bởi vậy trước khi tiêu
tiền thì bạn hãy học cách kiếm ra đồng tiền. Đồng tiền mình bỏ ra mồ
hôi công sức ra để kiếm về thì bản thân sẽ trân trọng và chi tiêu hợp lí.
- Việc chi tiêu hợp lí rất quan trọng bởi người biết tiết kiệm sẽ giàu
nhanh hơn rất nhiều so với người kiếm ra nhiều tiền. Vậy tại sao
chúng ta không chi tiêu thật hợp lí để trở thành người giàu có?
- Giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền. Bước vào cuộc sống mưu
sinh đầy khắc nghiệt sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền, biết
được ba mẹ đã vất vã như thế nào để lo lắng cho bạn. Từ đó bạn biết
cách chi tiêu hợp lí hơn, biết trân trọng đồng tiền mình bỏ mồ hôi ra
làm.
- Và đặt biệt Ts Lê Thẩm Dương có nhấn mạnh :”Đi làm thêm sẽ giúp
bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm
ra”.

5
3. Sắp xếp thời gian khoa học và hợp lí:
- Theo một nghiên cứu thì lúc bạn có nhiều việc phải làm thì bạn sẽ làm
cùng một việc nhanh hơn lúc bạn rỗi (khi ở trong bận rộn sẽ học được
sự nhanh nhẹn)
- Tức là cùng một việc chẳng hạn như gấp quần áo nhưng tối thứ 2 bạn
sẽ gấp nhanh hơn là tối thứ 7. Khi bạn vừa học vừa làm thì bắt buộc
bạn phải sắp xếp thời gian biểu của mình khoa học để đảm bảo hoàn
thành được cả hai. Việc sắp xếp thời gian khoa học lúc này sẽ rèn tư
duy của bạn, khiến nó khoa học hơn trong tất cả mọi việc sau này.
- Việc sắp xếp thời gian hợp lý còn giúp đảm bảo sức khỏe – thứ quan
trọng nhất của chúng ta.
- Lấy ví dụ một trường hợp đặc biệt về khả năng này của bạn như cách
bạn sắp xếp thời gian ôn bài trước kỳ thi khi còn đi làm thêm. Nhờ có
quá trình đi làm thêm mà kỹ năng quản lý thời gian của bạn được cải
thiện đáng kể.

6
4. Rèn luyện tổng thể các kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: là kỹ năng bạn không thể thiếu bất kể bạn đang
theo đuổi nghề nghiệp nào.

7
- Kỹ năng ứng xử

- Kỹ năng mềm: công nghệ, Photoshop,…

8
- Kỹ năng quản lý thời gian
5. Mở rộng các mối quan hệ:
- Nếu như vào đại học các mối quan hệ của các bạn được mở rộng là
thêm nhiều bạn bè mới, nhiều thầy cô mới thì lúc đi làm thêm các mối
quan hệ mở rộng của bạn là những đồng nghiệp với mọi lứa tuổi có
thể bằng tuổi, nhiều hơn thậm chí là ít hơn tuổi của mình _ những
người cho bạn thêm kỹ năng cũng như kinh nghiệm.
- Những đối tác, những doanh nghiệp chính là những nhà tuyển dụng
sáng giá sau này bạn muốn tìm.
- Những mối quan hệ đó sẽ giúp đỡ bạn trong công việc, trong đời sống
và thậm chí sau này ra trường nhờ họ mà bạn có được một công việc
tốt trong tương lai.

9
6. Ít suy nghĩ lung tung:
- Người ta có câu “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Đúng thế khi rảnh rỗi quá
con người ta hay suy nghĩ lung tung rồi tự tưởng tượng ra nhiều thứ
và đa số là tiêu cực. Hoặc đơn giản như sinh viên chúng ta, một ngày
chỉ học vài tiếng trên lớp khoảng thời gian còn lại thường thì để ngủ,
xem phim, chơi game, hoặc tụ tập bạn bè, mua sắm…. những điều này
đang làm cho bản thân chúng ta chây lười, nhu nhược.
- Nhưng khi đi làm thêm, thời gian rảnh rỗi của các bạn ít đi, khoảng
thời gian này chỉ đủ cho các bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những bài
học trên lớp hay công việc. Vậy sẽ hạn chế những suy nghĩ lung tung,
hay tưởng tượng tiêu cực của các bạn sinh viên.

10
7. Sống thực tế, có nề nếp và trách nhiệm:
- Đi làm thêm giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống. Bạn sẽ
rời bỏ cuộc sống màu hồng vẫn tưởng để chấp nhận những điều không
mong muốn trong cuộc sống. Bạn sẽ nhận ra khối lượng kiến thức
khổng lồ được học ở trường chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa dòng đời
ngoài kia
- Đi làm thêm giúp chúng ta nhận ra rằng để nhận được tiền lương cần
phải trải qua các quá trình dài, từ đi tìm việc, nộp hồ sơ, rồi thử việc
cho đến khi được nhận làm việc chính thức. Tất cả đều trở nên rất rõ
ràng, muốn nhận đủ số lương thì phải đi làm đầy đủ như vắt chanh, dù
là mưa hay bão.
- Bản thân sẽ có trách nhiệm hơn khi bạn đi làm. Bởi nếu bạn bỏ học thì
cả lớp vẫn học bình thường, nhưng nếu bạn nghỉ làm thì ai làm thay
bạn?

11
8. Phát hiện ra nhiều điều tiềm ẩn của bản thân:
- Trong quá trình làm việc bạn sẽ phải làm những thứ bản thân chưa
từng biết, chưa từng làm.
- Đây là cơ hội để chúng ta phát huy những tố chất, những khả năng
chưa được”khai quật” của chính mình.
- Chính các công việc bán thời gian ấy đã giúp tôi tìm ra điểm yếu để
sửa chữa, điểm mạnh để phát huy hết mình.
(18 năm ăn bám bố mẹ, đến việc nấu cơm không được, lau nhà cũng
chả xong chỉ biết nằm dài đếm thời gian trôi. Lên đại học, tôi bắt đầu
tự lập cuộc sống tôi mới phát hiện ra chả có gì mình không làm được,
chỉ là mình không làm thôi. Có những lúc tôi bị sếp chửi sấp mặt vì
làm vỡ cái này, mất cái kia. Sau một ngàn lần thử việc tôi đã tìm được
việc mà tôi cảm thấy mình phù hợp.)

12
9. Ngày càng tiến bộ:
- Khoa học đã chứng minh khi người ta được mọi người xung quanh
ngưỡng mộ thì bản thân sẽ cố gắng phấn đấu hơn để trở thành hình
mẫu lý tưởng. Bản thân là một sinh viên như bạn ngoài hoàn thành tốt
việc học còn có một công việc làm thêm với thu nhập ổn định thì bạn
bè và những người xung quanh sẽ ngưỡng mộ, yếu quý bạn.
- Đấy chính là lý do bạn sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân và
sống tích cực hơn.

13
10.Makeup cho CV của bạn khi bạn (đang thực tập công việc mà bản thân
đã hướng):
- Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào chọn một ứng viên có CV trắng trơn
về kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm là thứ quan trọng, thứ quyết định để bạn có được một
công việc tốt. Bạn đã từng thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau ,
tức là bạn có trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc vậy chẳng có lý do
gì để bạn bị từ chối khi đi tuyển dụng.

11.Có cách ứng phó tốt hơn cho công việc tương lai, đỡ bỡ ngỡ:
- Trải qua quá trình làm việc dưới áp lực. Khối lượng công việc có lúc
nhẹ nhàng thì cũng không tránh khỏi những lúc ngạt thở, chẳng hạn
như thu ngân siêu thị vào những ngày cuối tuần, lễ tân khách sạn vào
mùa du lịch, phóng viên vào mùa World Cup, nhân viên văn phòng
vào lúc dự án gấp rút hoàn thành... Hãy chuẩn bị sẵn một vài biện

14
pháp về cách bạn ứng phó trong những lúc bận rộn để thuyết phục
người khác hay cấp trên.
- Sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với môi trường và công việc mà có thể
bạn sẽ làm sau này. Thậm chí bạn còn được công ty giữ lại làm việc
sau khi bạn ra trường.

12.Biết cách làm việc theo nhóm sao cho phù hợp và hiệu quả:
- Đội ngũ nhân viên đoàn kết và có tinh thần hợp tác tốt luôn là điều
nhà tuyển dụng tìm kiếm. Sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh
của từng cá nhân. Công việc kinh doanh có thành công hay không phụ
thuộc vào nhân viên có phối hợp làm việc hiệu quả hay không. Do đó,
hãy nghĩ đến vai trò của bạn trong nhóm khi làm thêm trước đây. Bạn
đã từng tham gia họp nhóm chưa, nếu có thì bạn đã đóng góp những
gì?
15
13.Cái quan điểm mà cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn thì nó sẽ
mang tính chủ quan hơn vì sau khi đi làm thêm thì mình biết thương bố
mẹ nhiều hơn, biết nghĩ cho tương lai của mình hơn:
- Đương nhiên không phải đi làm thêm là nó sẽ không có cái mặt hạn
chế của nó . đa số các bạn sẽ sợ là đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc
học , chiếm thời gian biểu của mình nhiều. Đó là những điều đúng và
hợp lí, những cái lí do khá là chính đáng để các bạn nói là không nên
đi làm thêm. Nhưng nếu các bạn biết tự sắp xếp cho mình một cái thời
gian biểu hợp lí , đầy đủ, thông minh thì mọi chuyện sẽ khác . Thay vì
bình thương các bạn dành nhiều thời gian rảnh để giải trí , thư giãn
hơn thì mình có thể giảm bớt cái thời gian thư giãn đó để nhường thời
gian đó qua cho việc đi làm thêm trau dồi thêm nhiều điều thú vị hơn.
Đương nhiên học tập sẽ đặt lên hàng đầu đối với sinh viên nhưng bên
cạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận khá nhiều lợi ích từ việc đi
làm thêm đem lại cho sinh viên chúng ta . Tùy vào suy nghĩ của mỗi
bạn sẽ có những có những góc nhìn khác nhau về việc đi làm thêm

16
này nhưng nhóm chúng mình muốn khuyên các bạn “ thời sinh viên
hãy nên đi làm thêm ít nhất là một lần.

II. Tác hại khi làm thêm?


1. Thời gian
- Sinh viên có thể phải làm việc nhiều giờ trong ngày, gây ra khó khăn
trong việc duy trì một lịch học linh hoạt và cân bằng giữa công việc
và học tập.
- Chúng ta chỉ học Đại học 4-5 năm nhưng chúng ta còn cả phần đời
còn lại để đi làm. Khoảng thời gian ở trên giảng đường đại học là lúc
bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng và là lúc để các bạn chuẩn bị hành
trang tốt nhất để bước vào đời. Thời gian bạn đi làm thêm vô hình
khiến bạn mất đi nhiều cơ hội và những mối quan hệ bạn bè đại học
và những mối quan hệ có được khi bạn hoạt động ngoại khóa.

17
- Điều chỉnh giữa giờ làm việc và giờ học có thể làm tăng mức độ căng
thẳng và khó chịu về thời gian.
- Dành quá nhiều thời gian cho việc học tập và đi làm thêm thì thời gian
dành để giải trí, vui chơi và giao lưu với mọi người xung quanh không
còn.

2. Dễ bị lừa lọc mất tiền:


- Những sinh viên năm nhất mới vào trường ( hay thậm chí là sv năm
2,3,..) cũng là những đối tượng cho các đối tượng lừa lọc khi đi làm
thêm như trả lương thấp hơn so với năng lực, “bùng” lương, hay là
những công việc không đúng đắn. Điều đó có thể làm chúng ta sao
nhãng việc học, gây hao tâm tổn sức, thu về chỉ là con số 0, và kèm
thêm là những sự bực tức, khó chịu.
- Bị lừa đảo. Vì tâm lý thích đi làm mà không tìm hiểu rõ các nguồn
thông tin, những bạn sinh viên dễ mắc vào những cạm bẫy đã giăng
sẵn ngoài xã hội, không những bị lừa tiền mà còn trở thành những nạn
nhân đi lừa lại những người thân thiết. Hoặc nhiều bạn đi làm nhưng
đến ngày trả lương bị người ta tìm mọi cách để quỵt với nhiều lý do
bắt bẻ sai phạm của bạn.

18
3. Ảnh hưởng đến việc học tập:
- Bây giờ tệ nạn trong giảng đường nhiều nhất chính là vấn đề thuê
người học hộ. Có những bạn mang suy nghĩ học làm gì, kiếm tiền rồi
thuê học hộ cầm lấy cái bằng là được rồi lao đầu vào việc làm thêm.

- Việc đi làm thêm khiến sinh viên dễ bị “cuốn”: Điều này được thể
hiện rõ khi bạn trải qua cảm giác sở hữu tiền trong tay, được thoải mái
19
đáp ứng nhu cầu của cá nhân. Điều đó trở thành động lực thôi thúc
việc kiếm tiền trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và rồi sẽ khiến chúng
ta bỏ bê việc học.

- Vì thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu của bạn sẽ bị chia sẻ
và chi phối bởi công việc nên kết quả học tập của bạn có thể sẽ tụt
dốc.
- Giảm thời gian cho học tập: Công việc làm thêm có thể chiếm nhiều
thời gian nếu chúng ta không có thời gian biểu hợp lí, gây ra áp lực và
đôi khi làm giảm khả năng dành thời gian cho học tập
- Sinh viên có thể cảm thấy áp lực lớn từ cả hai phía, từ việc làm thêm
và học tập, dẫn đến khả năng bỏ học nhiều tiết trên trường. Để giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực, sinh viên cần có kế hoạch quản lý thời gian,

20
xác định rõ mục tiêu và ưu tiên công việc và học tập một cách linh
hoạt và hiệu quả.

4. Sức khỏe bị ảnh hưởng:


- Khi đi làm thêm bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản bởi bạn sẽ bị
gò bó vào khung thời gian nhất định với những quy tắc của người đi
làm
- Khi phải làm cùng một lúc nhiều việc bạn sẽ không có đủ thời gian để
nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dần sẽ trở nên mệt mỏi hơn.
- Khi quá chìm đắm trong việc kiếm tiền, nó sẽ khiến bản thân bạn trở
nên mệt mỏi, căng thẳng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm
trọng hơn.
- Đặc biệt là đối với những sinh viên năm nhất chưa quen với nhịp độ
và cách thức tiếp cận tri thức trên giảng đường Đại học thì việc làm
thêm quá nhiều rất dễ khiến bạn bị “sốc” kiến thức và khó có thể bắt
kịp các bạn khác.

21
5. Nguy cơ luôn rình rập:
- Tớ đi làm thêm tại một tiệm gà rán trên đường Minh Khai nên thường
xuyên phải về trễ. Có hôm tớ về nhà muộn quá, trên đường đi rất vắng
vẻ, tự dưng có hai thanh niên đi áp sát vào xe của tớ rồi giật mất chiếc
túi xách. Lúc đó tớ sợ quá, tay lái loạng choạng nênsuýt bị ngã.” Trần
Lan Anh ( sinh viên trường Đại học Kiến trúc) đã chia sẻ.

22
- Ngày thì bận đi học, buổi tối chính là sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn
sinh viên làmthêm. Do đó, việc đi lại của các bạn sẽ không an toàn dù
là ở thành phố người đi lại luôn nhộn nhịp, bóng đèn rải khắp mọi con
đường. Nhất là các bạn nữ có nguy cơ sẽ gặpnhững biến cố bất ngờ
như cướp, giật đồ, bị những tên yêu râu xanh giở trò sàm sỡ, thậmchí
là mất tích một cách bí ẩn.

23
6. Xã hội đầy những cám dỗ

- Thành phố với cuộc sống bận rộn, tốt đẹp thì ít mà cám dỗ lại quá
nhiều. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể bước qua được
những cám dỗ đó, đặc biệt là những bạn sinh viên đi làm thêm. Sa
đọa, ăn chơi không có điểm dừng là những gì mà các bạn học được
khi đi làm nhất là đối với những bạn dễ bị dụ dỗ bởi những lời ngon
ngọt. Những công việc đầy rẫy cạm bẫy như PG, làm tiếp thị ở các
quán bar, quán nhậu. Môi trường làm việc quá là phức tạp, nhiều
người khách ỷ mình có tiền không xem ai ra gì, họ sàm sỡ chọc ghẹo
hay vung tiền quá trán chơi để chơi đùa. Lâu dần rồi cũng thành quen,
có những bạn tìm được cách tránh các kiểu như thế. Ngược lại có
những bạn vì được tiền tip khách cao, thấy kiếm tiền quá dễ dàng liền
sa vào những biến trướng không tốt đẹp của nghề. Đó là một phần nhỏ
trong những công việc làm thêm, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ trở
thành những điều xấu xa trong xã hội. Trước khi làm việc gì đó bạn
hãy nghĩ xem những điều chúng ta sẽ mất để tỉnh táo hơn.

24
25

You might also like