You are on page 1of 11

3.

QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

3.01. Phân biệt đối xử


Trong những hoạt động có liên quan đến công việc, nhà tâm lý không dính líu đến việc phân biệt
đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính, định dạng giới, chủng tộc, dân tộc thiểu số, nền văn hóa,
nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, xu hướng tính dục, khuyết tật, tình trạng kinh tế xã hội hoặc bất cứ
điều nào bị pháp luật cấm.

VD: Có một học sinh tên là A, là người đồng tính nam. A thường bị các bạn bè cùng lớp trêu
chọc, bắt nạt vì giới tính của mình. A cảm thấy rất buồn bã, cô đơn và lo lắng về tương lai. A
quyết định đến gặp nhà tham vấn tâm lý học đường để được giúp đỡ. Khi gặp nhà tham vấn, A
kể cho cô nghe về những gì mình đã phải trải qua. Tuy nhiên, thay vì lắng nghe và thấu hiểu, nhà
tham vấn lại tỏ ra khó chịu và phán xét A. Nhà tham vấn nói rằng A nên thay đổi giới tính của
mình nếu muốn được mọi người chấp nhận. A cảm thấy rất thất vọng và tổn thương.

(Trường hợp này là một ví dụ về phân biệt đối xử của nhà tham vấn tâm lý học đường. Nhà tham
vấn đã tỏ ra thiếu hiểu biết và tôn trọng đối với A. Nhà tham vấn đã phán xét A dựa trên giới
tính của A, mà không xem xét đến hoàn cảnh và cảm xúc của A.)

=> Phân biệt đối xử của nhà tham vấn tâm lý học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng đối với học sinh. Những học sinh bị phân biệt đối xử có thể cảm thấy bị tổn thương, xấu
hổ, cô đơn và lo lắng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và sự phát triển của học
sinh.

3.02. Quấy rối tình dục

Nhà tâm lý không dính líu đến quấy rối tình dục.
Quấy rối tình dục là gạ gẫm tình dục, động chạm thân thể, các hành vi bằng lời hoặc không lời
mà về mặt bản chất có liên quan đến tính dục. Những việc này có thể xảy ra trong hoạt động
hoặc ở vai trò nhà tâm lý,
(1) không được chào đón, mang tính xâm hại hay tạo ra một môi trường làm việc, giáo dục bất
lợi mà nhà tâm lý biết hoặc được cho biết
(2) Không được tạo ra một môi trường dủ nghiêm trọng đến mức có thể một người nào đó bị
lạm dụng trong bối cảnh nhất định. Quấy rối tình dục có thể bao gồm một hành động đơn lẻ
nghiêm trọng, mãnh liệt hoặc một chuỗi các hành động liên tục và lặp lại ở nhiều nơi.

VD: Một nữ sinh viên đại học tìm đến một nhà tham vấn tâm lý để được giúp đỡ về vấn đề trầm
cảm. Trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn đã có có những hành vi như đụng chạm thân mật,
sử dùng lời nói mang ý gợi dục, Sau buổi tham vấn thường xuyên gửi tin nhắn gạ gẫm và yêu
cầu nữ sinh thực hiện những hành vi gợi dục.
Đó là quấy rối tình dục và hậu quả mang lại là nữ sinh đã cảm thấy lo lắng, sợ hãi và thậm chí
còn có thể mang nhiều tổn thương về mặt tinh thần.
=> Nhà tham vấn tâm lý không được phép có hành vi gạ gẫm, lợi dụng và gợi dục trong quá
trình làm việc. Hành vi không chỉ suy đồi đạo đức mà còn ảnh hưởng xấu đến thân chủ, có thể
tác động xấu đến tâm lý và vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

3.03. Các quấy rối khác

Nhà tâm lý không cố ý dính líu vào các hành vi quấy rối hay lăng mạ người mà họ tương tác
trong công việc dựa trên những yếu tố như tuổi tác, giới tính, bản dạng giới, chủng tộc, dân tộc
thiểu số, văn hóa, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, xu hướng tính dục, khuyết tật, ngôn ngữ, tình
trạng kinh tế xã hội,… của người đó.

VD: Một nam sinh có học lực yếu kém do rối loạn tăng động giảm chú ý tìm đến nhà tham vấn
tâm lý để được giúp đỡ. Tuy nhiên do có sự trao đổi với giáo viên bộ môn từ trước, góc nhìn của
nhà tham vấn đã bị ảnh hưởng và không còn tính khách quan. Trong quá trình làm việc, nhà
tham vấn không chỉ có những thái độ không phù hợp mà còn có những lời lẽ khó chịu về học lực
hay sự thiếu tập trung của nam sinh.Từ đó không giúp nam sinh hiểu về mình và tìm cách khắc
phục mà còn làm trầm trọng hoá vấn đề hơn, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần của nam sinh đó

3.04 Tránh các tổn hại.

Nhà tâm lý cần tiến hành các bước hợp lý để tránh làm tổn hại đến thân chủ/bệnh nhân của họ,
học sinh, những người được giám sát, người tham gia nghiên cứu, các tổ chức và những người
mà họ cùng làm việc để giảm thiểu các tổn hại có thể dự đoán trước hoặc không thể tránh khỏi.

thông tin thêm (bỏ cũng được ko sao): nhà tâm lý học đường cần tiến hành các bước hợp lý để
tránh làm tổn hại đến thân chủ/bệnh nhân, học sinh, những người được giám sát, người tham gia
nghiên cứu, các tổ chức và những người mà họ cùng làm việc. Các bước này có thể bao gồm:

 Lắng nghe và thấu hiểu thân chủ/bệnh nhân, học sinh, những người được giám sát, người tham
gia nghiên cứu, các tổ chức và những người mà họ cùng làm việc.

 Đánh giá tình huống và xác định các yếu tố có thể gây tổn hại.

 Phát triển các kế hoạch để giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố gây tổn hại.

 Theo dõi tình hình và điều chỉnh các kế hoạch khi cần thiết.

Bằng cách tiến hành các bước hợp lý này, nhà tâm lý học đường có thể giúp đảm bảo an toàn và
bảo vệ quyền lợi của những người mà họ làm việc

VD: Có một nhà tâm lý học đường tên là Q, đang làm việc tại một trường tiểu học. Q có một học
sinh tên là R, là người mắc chứng tự kỷ. R thường có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân
và người khác. Q đã cố gắng giúp R thay đổi những hành vi này, nhưng không thành công. Q
nhận thấy rằng R cần được điều trị chuyên sâu hơn. Q đã đề nghị với gia đình R chuyển R đến
một trung tâm chuyên về giáo dục đặc biệt. Gia đình R đã đồng ý với đề nghị này.
Trong trường hợp này, Q đã tiến hành các bước hợp lý để tránh làm tổn hại đến R. Q đã cố gắng
giúp R thay đổi những hành vi nguy hiểm, nhưng không thành công. Q đã đề nghị với gia đình R
chuyển R đến một trung tâm chuyên về giáo dục đặc biệt, nơi R có thể được điều trị chuyên sâu
hơn.

3.05 Các mối quan hệ đa chiều

(a) Một mối quan hệ đa chiều xảy ra khi một nhà tâm lý đóng vai trò chuyên gia với một người
và (1) cùng lúc giữ vai trò khác với cùng người đó, (2) đồng thời ở trong mối quan hệ với người
có quan hệ gần gũi hoặc có liên quan đến người mà nhà tâm lý có quan hệ làm việc, hoặc (3) hứa
hẹn sẽ tiến vào một mối quan hệ trong tương lai với người thụ hưởng hoặc với một người khác
có quan hệ gần gũi hoặc liên quan đến người thụ hưởng.

Một nhà tâm lý phải tránh bước vào mối quan hệ đa chiều nếu nó có thể làm giảm tính khách
quan, năng lực, tính hiệu quả trong việc thể hiện vai trò của nhà tâm lý hoặc có nguy cơ khai
thác, tổn hại khác đối với người mà các nhà tâm lý đóng vai trò là chuyên gia.

Các mối quan hệ đa chiều mà không làm suy giảm tính hiệu quả hay gây ra rủi ro/tổn hại thì
không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

VD: Khi Q có vai trò là một chuyên gia tham vấn học đường, đang tham vấn cho Y là một trẻ
gặp vấn đề tâm lý và có ý định tự tử. Mà Y lại là cháu của một người từng xảy ra mâu thuẫn với
Q là P. Thì khi đó bản thân Q không nên vì mâu thuẫn với P mà ảnh hưởng đến tính tích cực,
hiệu quả và khách quan khi tham vấn cho Y.

(b) Vì có những yếu tố không lường trước được, nếu một nhà tâm lý nhận thấy có một mối quan
hệ đa chiều chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đã phát sinh thì nhà tâm lý phải tiến hành các
bước hợp lý để giải quyết nó, với mối quan tâm thích đáng đến quyền lợi cao nhất của người bị
ảnh hưởng và tuân thủ tối đa Tiêu chuẩn đạo đức.

VD: với trường hợp 2 đã nêu trên thì khi Q nhận thấy mình không đủ khả năng để có thể bỏ qua
mâu thuẫn và tham vấn cho Y thì nên bàn giao việc tham vấn cho một chuyên gia tham vấn khác
để có thể giải quyết tốt nhất vấn đề cho Y.

(c) Khi các nhà tâm lý được pháp luật, chính sách của cơ sở hoặc các tình huống bất thường yêu
cầu phục vụ nhiều hơn một vai trò trong các vụ kiện pháp lý hay dân sự, thì ngay từ lúc bắt đầu
họ phải làm rõ vai trò được trông đợi, mức độ bảo mật và thậm chí xa hơn nếu có thay đổi xảy
ra.

VD: Khi Q đang là chuyên gia tư vấn cho em sinh viên F năm 2 đang gặp vấn đề có xu hướng tự
kỷ. Và sau đó 1 tuần F đã vô tình bị cuốn vào một vụ kiện tranh giành đất. Sau đó, cảnh sát tiến
hành điều tra và yêu cầu trình bày tình trạng của F. Thì khi đó, Q chỉ nên nêu rõ với cảnh sát
mình chỉ có thể trình bày cơ bản một số vấn đề về tình trạng của F và nếu cơ quan cảnh sát muốn
biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn thì ta phải nhận được sự đồng ý từ người nhà và chính F.
3.06. Xung đột lợi ích
Nhà tâm lý tránh đảm nhận vai trò chuyên gia khi các mối quan hệ hay lợi ích liên quan đến cá
nhân, khoa học, chuyên môn, pháp luật, tài chính hoặc các lợi ích, mối quan hệ khác có thể (1)
giảm tính khách quan, năng lực hoặc tính hiệu quả trong việc thể hiện vai trò của nhà tâm lý,
hoặc (2) khiến cho người hoặc tổ chức mà nhà tâm lý có quan hệ làm việc bị tổn hại hoặc bị lợi
dụng.

VD: A là nhà tâm lý học đường, học sinh L là con của A. L có một vài vấn đề trong mối quan hệ
bạn bè nên muốn được A tham vấn vì nghĩ rằng là người thân sẽ hiểu rõ hơn về việc này. Nhưng
A từ chối và bàn giao lại cho một chuyên gia khác, A giải thích với con rằng việc tham vấn cho
người quen hay người thân sẽ làm giảm tính khách quan trong phán đoán của bản thân.

3.07. Yêu cầu dịch vụ của bên thứ ba


Khi nhà tâm lý đồng ý cung cấp dịch vụ cho một người hoặc một đơn vị theo yêu cầu bởi một
bên thứ ba, nhà tâm lý nỗ lực để làm rõ bản chất của mối quan hệ với tất cả cá nhân hay tổ chức
có liên quan ngay từ ban đầu. Sự làm rõ này bao gồm cả vai trò của nhà tâm lý (ví dụ, nhà trị
liệu, nhà tư vấn, chuyên gia chẩn đoán, làm chứng trước tòa), nhận định ai là thân chủ, khả năng
sử dụng các dịch vụ được cung cấp, những thông tin đã thu được và việc có thể có những giới
hạn đến tính bảo mật
VD: Một trường trung học có một học sinh tên là A, là người bị bắt nạt. Nhà trường đã yêu cầu
nhà tâm lý học đường B cung cấp dịch vụ tư vấn cho A.
Trước khi bắt đầu tư vấn, nhà tâm lý học đường B đã gặp gỡ A và nhà trường để làm rõ bản chất
của mối quan hệ. Nhà tâm lý học đường B đã giải thích rằng:
+Vai trò của nhà tâm lý học đường B là nhà tư vấn, và mục tiêu của tư vấn là giúp A giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc bị bắt nạt.
+Thân chủ là A, và A có quyền quyết định những thông tin nào được chia sẻ với nhà trường.
+Nhà trường có thể yêu cầu nhà tâm lý học đường B cung cấp thông tin về tình trạng của A,
nhưng chỉ trong trường hợp cần thiết để bảo vệ A.
3.08. Các mối quan hệ bị lợi dụng

Nhà tâm lý không được lợi dụng người mà họ đang có trách nhiệm giám sát, đánh giá hoặc
những thẩm quyền khác như quan hệ thân chủ/bệnh nhân, sinh viên, người được giám hộ, người
tham gia vào nghiên cứu và nhân viên.

VD: Một nhà tâm lý không nên lợi dụng quyền lực của mình trong vai trò giáo viên để thiết lập
mối quan hệ thân chủ/bệnh nhân không lành mạnh với một học sinh. Việc này là vi phạm nguyên
tắc đạo đức và đồng thời lạm dụng thẩm quyền giáo viên. Cần đảm bảo mối quan hệ giữa nhà
tâm lý và những người họ đang phục vụ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, minh bạch và không
lợi dụng thẩm quyền là quan trọng để duy trì đạo đức chuyên nghiệp trong môi trường giáo dục.

3.09. Hợp tác với chuyên gia khác

Khi nhà tâm lý cần thiết phải tham khảo về mặt chuyên môn, hợp tác với các chuyên gia khác để
phục vụ thân chủ/bệnh nhân một cách hiệu quả và phù hợp.
VD: Trong một một số trường hợp, nhà tâm lý trong trường học có thể hợp tác với giáo viên để
hiểu rõ hơn về nhu cầu tâm lý của học sinh và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp. Qua
việc tham khảo ý kiến của giáo viên, nhà tâm lý có thể đề xuất các phương tiện hỗ trợ tâm lý
hoặc chiến lược đặc biệt để giúp học sinh vượt qua khó khăn và phát triển tốt hơn trong môi
trường học tập.

3.10. Sự đồng thuận được thông báo

a) Khi nhà tâm lý tiến hành nghiên cứu hay cung cấp dịch vụ đánh giá, trị liệu, tham vấn hay tư
vấn vấn trực tiếp thông qua trung gian điện tử hay các hình thức trao đổi khác thì cần có sự đồng
thuận bằng ngôn ngữ mà những cá nhân tham gia có thể hiểu, trừ những trường hợp tiến hành
các hoạt động trên mà không cần sự đồng thuận vì đã được pháp luật cho phép hoặc được đề cập
trong Tiêu chuẩn đạo đức.

VD: Khi nhà tâm lý trong trường học thực hiện nghiên cứu về tâm lý học với đối tượng là học
sinh thông qua cuộc phỏng vấn trực tuyến, họ cần đảm bảo rằng cả phụ huynh và học sinh đã
đồng thuận về mục đích, phương pháp và việc sử dụng thông tin. Điều này đặt ra để đảm bảo
tính minh bạch và tôn trọng quyền riêng tư của các bên tham gia trong quá trình nghiên cứu.

b) Đối với những người không có khả năng đưa ra sự đồng thuận hợp pháp nhà tâm lý vẫn:

1. Giải thích thoả đáng.


2. Tìm kiếm sự đồng ý của cá nhân.
3. Tôn trọng mong muốn, lợi ích của cá nhân đó.
4. Đạt được sự cho phép thích đáng từ người được ủy quyền hợp pháp nếu pháp luật yêu
cầu. Khi pháp luật không yêu cầu thì nhà tâm lý cần tiến hành các bước bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân đó.

VD: Trong trường học, nếu một học sinh không có khả năng đưa ra sự đồng thuận hợp pháp, nhà
tâm lý có thể giải thích mục đích và phương pháp dự kiến của các hoạt động tâm lý, tìm hiểu về
ý kiến và mong muốn của học sinh, tôn trọng lợi ích cá nhân của họ trong quá trình hỗ trợ tâm lý.
Nếu có thể, nhà tâm lý cũng nên tìm kiếm sự đồng thuận từ người được ủy quyền hợp pháp, như
phụ huynh, nhưng vẫn cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh theo quy định khi pháp
luật yêu cầu.

c) Khi dịch vụ tâm lý được toà án sắp xếp hay ủy quyền, nhà tâm lý cần thông báo trước cho cá
nhân về dịch vụ đó, bao gồm: dịch vụ đó được toà án sắp xếp hay ủy thác, có tồn tại giới hạn bảo
mật nào không.

VD: Nếu một trường học quyết định sắp xếp dịch vụ tâm lý cho một học sinh thông qua quyết
định từ toà án, nhà tâm lý cần thông báo trước cho học sinh và phụ huynh về việc này. Thông
báo này có thể bao gồm thông tin về loại dịch vụ tâm lý được sắp xếp, lý do của quyết định từ
toà án, và bất kỳ giới hạn bảo mật nào có thể áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ. Điều này
giúp tạo ra sự hiểu biết và thuận tiện cho học sinh và gia đình trong quá trình hỗ trợ tâm lý.
d) Nhà tâm lý lưu trữ một cách phù hợp sự đồng thuận bằng văn bản hay lời nói.

VD: Trước khi nhà tâm lý bắt đầu cung cấp dịch vụ tâm lý cho một học sinh, họ có thể yêu cầu
phụ huynh ký một biểu mẫu đồng thuận bằng văn bản. Biểu mẫu này có thể mô tả rõ mục đích
của dịch vụ, phương pháp sẽ được sử dụng, và quy định về quyền riêng tư. Việc lưu trữ sự đồng
thuận bằng văn bản này giúp tạo ra một hồ sơ pháp lý và đảm bảo rằng cả gia đình và nhà tâm lý
đều đã hiểu và đồng ý với điều kiện cung cấp dịch vụ.
3.11. Dịch vụ tâm lý được cung cấp cho tổ chức hoặc thông qua các tổ chức
(a) Nhà tâm lý cung cấp dịch vụ cho tổ chức hoặc thông qua các tổ chức cần cung cấp các thông
tin trước cho thân chủ và những người liên đới trực tiếp với dịch vụ về:
1. Bản chất và tính khách quan của dịch vụ: Nhà tâm lý cung cấp thông tin về phương pháp,
phạm vi và mục tiêu của dịch vụ tâm lý. Điều này giúp thân chủ và các tổ chức hiểu rõ về những
gì dịch vụ có thể cung cấp và những kết quả có thể đạt được.
2. Người thụ hưởng dự kiến: Nhà tâm lý cần chỉ ra những đối tượng mà dịch vụ tâm lý nhắm
đến. Điều này có thể là nhân viên trong tổ chức, các nhóm công việc cụ thể hoặc các cá nhân có
nhu cầu tương tự.
3. Trong những cá nhân đó thì ai là thân chủ: Nhà tâm lý cần xác định rõ ai là thân chủ của
dịch vụ tâm lý. Điều này quan trọng để đảm bảo rằng thông tin và dịch vụ chỉ được cung cấp cho
những người có quyền hưởng lợi từ nó.
4. Mối quan hệ mà nhà tâm lý sẽ có với từng người và tổ chức đó: Nhà tâm lý cần xác định rõ
mối quan hệ và vai trò của mình đối với từng cá nhân và tổ chức liên quan. Điều này bao gồm
quyền và trách nhiệm của nhà tâm lý, cũng như các cam kết về bảo mật và quyền riêng tư.
5. Khả năng sử dụng các dịch vụ được cung cấp hoặc thông tin đạt được: Nhà tâm lý cần
cung cấp thông tin về khả năng sử dụng các dịch vụ tâm lý hoặc thông tin mà thân chủ và các tổ
chức có thể mong đợi đạt được từ dịch vụ.
6. Ai sẽ được tiếp cận với thông tin: Nhà tâm lý cần xác định rõ ai sẽ có quyền tiếp cận thông
tin liên quan đến dịch vụ tâm lý. Điều này bao gồm cả thân chủ và những người được ủy quyền
hoặc có quan hệ trực tiếp với dịch vụ.
7. Giới hạn bảo mật: Nhà tâm lý cần thông báo về giới hạn bảo mật và những biện pháp bảo vệ
thông tin cá nhân được thu thập và sử dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ tâm lý.
Nhà tâm lý cung cấp càng sớm càng tốt thông tin về kết quả và kết luận của những dịch vụ đến
những người phù hợp.
(b) Nếu nhà tâm lý gặp phải trở ngại từ pháp luật hoặc vai trò tổ chức trong việc cung cấp các
thông tin như trên cho cá nhân hoặc nhóm riêng biệt, họ phải thông báo ngay từ đầu cho những
cá nhân hoặc nhóm đó. Mục đích là để đảm bảo rằng các bên liên quan được thông báo về các
hạn chế và có thể tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp tác.
VD: Trường THPT Xuân Lộc có một nhà tâm lý trong nhà trường để cung cấp dịch vụ tham vấn
trị liệu cho học sinh. Trước khi bắt đầu cung cấp dịch vụ, nhà tâm lý cần cung cấp các thông tin
sau cho học sinh và phụ huynh:
(1) Bản chất và tính khách quan của dịch vụ: Nhà tâm lý giới thiệu về tham vấn trị liệu và mục
tiêu của nó. Họ giải thích rằng tham vấn trị liệu là một quá trình tâm lý chuyên nghiệp nhằm giúp
học sinh giải quyết các vấn đề cá nhân, tâm lý và học tập. Các phương pháp tham vấn, chẳng hạn
như cuộc trò chuyện, câu hỏi, hoạt động sáng tạo, được sử dụng để khám phá và giải quyết các
vấn đề.
(2) Người thụ hưởng dự kiến: Nhà tâm lý xác định rõ rằng dịch vụ tham vấn trị liệu dành cho học
sinh trong trường học, những người có nhu cầu tâm lý và cần hỗ trợ để giải quyết vấn đề cá nhân
và học tập.
(3) Trong những cá nhân đó thì ai là thân chủ: Nhà tâm lý xác định rằng học sinh là thân chủ của
dịch vụ. Điều này có nghĩa là học sinh có quyền tự do quyết định liệu họ muốn tham gia vào
tham vấn trị liệu hay không. Họ có quyền từ chối hoặc rút lui khỏi dịch vụ nếu họ không muốn
tiếp tục.
(4) Mối quan hệ mà nhà tâm lý sẽ có với từng người và tổ chức đó: Nhà tâm lý giải thích vai trò
của họ và mối quan hệ chuyên nghiệp giữa nhà tâm lý và học sinh. Họ đảm bảo rằng thông tin
được chia sẻ trong quá trình tham vấn sẽ được bảo mật và chỉ tiếp cận bởi nhà tâm lý và những
người được uỷ quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh có nguy cơ tổn thương hoặc tổn hại
đến bản thân hoặc người khác, nhà tâm lý có trách nhiệm báo cáo và hợp tác với các bên liên
quan để đảm bảo sự an toàn.
(5) Khả năng sử dụng các dịch vụ được cung cấp hoặc thông tin đạt được: Nhà tâm lý cung cấp
thông tin về quyền lợi và giới hạn của dịch vụ tham vấn trị liệu. Họ giải thích những gì học sinh
có thể mong đợi từ quá trình tham vấn và những điều không thể đạt được.
(6) Ai sẽ được tiếp cận với thông tin: Nhà tâm lý xác định rõ rằng thông tin trong quá trình tham
vấn trị liệu sẽ được bảo mật và chỉ được tiếp cận bởi những người có quyền truy cập, chẳng hạn
như nhà tâm lý và nhà trường. Họ có thể yêu cầu sự đồng ý của học sinh hoặc phụ huynh để chia
sẻ thông tin với những người khác.
(7) Giới hạn bảo mật: Nhà tâm lý cung cấp thông tin về biện pháp bảo mật và giới hạn về việc
tiếp cận, sử dụng và chia sẻ thông tin của học sinh. Điều này nhằm đảm bảo rằng thông tin cá
nhân của học sinh được bảo vệ và không tiếp cận trái phép.
3.12. Gián đoạn các dịch vụ tâm lý
Trừ khi đã được bao hàm trong hợp đồng, nhà tâm lý cần có nỗ lực dự tính thích đáng để dịch vụ
cung cấp vẫn thuận tiện trong những sự kiện khiến dịch vụ bị gián đoạn bởi các yếu tố từ phía
nhà tâm lý như bệnh tật, cái chết, vắng mặt, chuyển chỗ ở, nghỉ hưu; hoặc từ thân chủ/bệnh nhân
như chuyển chỗ ở hay giới hạn về mặt tài chính.
VD: Một trường trung học có một học sinh tên là P, là người bị bắt nạt. P đang được nhà tâm lý
học đường Q tư vấn. P gia đình P gặp khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục chi trả cho các
buổi tư vấn của P.
Trong trường hợp này, nhà tâm lý học đường Q sẽ cần có kế hoạch để đảm bảo rằng P vẫn có thể
tiếp tục được hỗ trợ. Nhà tâm lý học đường Q có thể giới thiệu P cho các nguồn hỗ trợ tài chính,
hoặc cung cấp cho P các dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc giá rẻ.
=> Trong môi trường giáo dục, nhà tâm lý học đường cần có kế hoạch dự phòng để đảm bảo
rằng dịch vụ cung cấp vẫn được cung cấp trong những trường hợp dịch vụ bị gián đoạn. Các kế
hoạch dự phòng này cần được thảo luận với thân chủ hoặc các bên liên quan để đảm bảo rằng
nhu cầu của họ được đáp ứng.
4. QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ TÍNH BẢO MẬT

4.01. Duy trì tính bảo mật

Nhà tâm lý có nghĩa vụ tối thượng và cần phòng ngừa hợp lý để bảo vệ thông tin mật đã có thông
qua hay được lưu giữ trên bất cứ phương tiện nào, công nhận giới hạn bảo mật có thể được kiểm
soát bởi pháp luật hoặc được thiết lập bởi điều luật của cơ sở hay bởi mối quan hệ chuyên
môn/khoa học.

VD: Nhà tham vấn sau buổi tham vấn với học sinh A đã lỡ tiết lộ các thông tin trong quá trình
làm việc với đồng nghiệp. Từ đó thông tin dễ dàng lan toả đến các thành viên trong lớp và dẫn
đến các bạn có cái nhìn và đối xử khác với A. A vì không chịu nổi áp lực nên đã nghỉ học nhìu
ngày và stress.

=> Quá trình tham vấn, thân chủ sẽ trao đổi nhiều thông tin cho nhà tham vấn. Đó có thể là
những câu chuyện bình thường hằng ngày cũng có thể là những điều thầm kín. Do đó với vị trí
được tiếp nhận nhiều thông tin, nhà tham vấn cần đảm bảo tính bảo mật, không tiết lộ vượt qua
giới hạn bảo mật.Việc vi phạm bảo mật về thông tin sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của thân chủ.

4.02. Thảo luận về giới hạn của tính bảo mật

(a) Nhà tâm lý thảo luận với cá nhân (ở mức độ khả thi nào đó thì bao gồm cả những người
không có khả năng hợp pháp đưa ra sự đồng thuận và người đại diện hợp pháp của họ) và tổ
chức mà họ thiết lập mối quan hệ chuyên môn hay khoa học về (1) giới hạn thích đáng của tính
bảo mật và (2) khả năng có thể sử dụng các thông tin phát sinh trong các hoạt động tâm lý.

VD: khi tham vấn cho K đang gặp vấn đề về tình cảm sau khi chia tay. Thì bản thân người tham
vấn không nên chia sẻ những thông tin, tình cảm, vấn đề riêng của K cho người khác.Với trường
hợp K (dưới 18 tuổi) chúng ta sẽ chia sẻ với phụ huynh những thông tin cơ bản về quá trình trị
liệu nhưng giữ bí mật thông tin thuộc về vấn đề riêng tư của trẻ hoặc chúng ta chỉ tiết lộ thông
tin mà có sự đồng ý của K. Trường hợp K đang có ý định tự sát, giết người...thì chúng ta có thể
chia sẻ cùng phụ huynh của K nhưng chỉ ở một mức độ hợp lí và đặc biệt phải tìm hiểu, quan sát
phụ huynh của K đó trước khi chia sẻ. Để tránh trường hợp phụ huynh sẽ có những tác động tâm
lí tiêu cực đến trẻ. Hay đối với trường hợp chúng ta cần hợp tác cùng với bác sĩ hoặc một chuyên
gia khác thì chúng ta cũng nên trưng cầu ý kiến và nhận được sự đồng thuận từ K hoặc người đại
diện hợp pháp của trẻ.

(b) Trừ trường hợp bất khả thi hoặc bị cấm, cần đảm bảo có sự thảo luận về tính bảo mật diễn ra
ngay từ đầu mối quan hệ và cả sau khi có tình huống mới phát sinh. Nhà tâm lý cung cấp dịch
vụ, sản phẩm hoặc thông tin qua các kênh điện tử thì thông báo cho thân chủ/bệnh nhân về
những rủi ro liên quan đến quyền riêng tư hay giới hạn bảo mật.
VD: trường hợp đăng tải thư tư vấn của thân chủ trên website chúng ta cũng cam kết bảo mật
những thông tin cá nhân mang tính đặc thù mà thông qua đó người khác có thể xác nhận đích
danh thân chủ.

4.03. Ghi âm
Trước khi ghi âm giọng nói hay hình ảnh của cá nhân mà nhà tâm lý đang cung cấp dịch
vụ, nhà tâm lý phải có được sự cho phép từ họ hoặc đại diện hợp pháp của họ.

VD: Anh P là chuyên gia tham vấn tâm lý học đường, anh muốn ghi âm lại buổi tham vấn giữa
anh với thân chủ tức một học sinh trong trường để làm tư liệu nhằm so sánh tình trạng của học
sinh ấy sau từng buổi. Trước ngày hẹn anh có hỏi trực tiếp thân chủ về việc sử dụng máy ghi âm
xuyên suốt và sau đó đã được sự đồng ý từ thân chủ.

4.04. Giảm thiểu sự xâm phạm quyền riêng tư

(a) Nhà tâm lý chỉ trình bày trong các báo cáo và bản tham khảo (bao gồm cả hình thức văn bản
và lời nói) thông tin thực sự có liên quan đến mục đích trao đổi của các văn bản này. Điều này có
nghĩa là họ chỉ đưa ra các thông tin có liên quan đến chủ đề nghiên cứu hoặc vấn đề được thảo
luận trong văn bản, và không bao gồm những thông tin không liên quan hoặc không có giá trị đối
với mục đích nghiên cứu.

VD: nếu một bài báo tâm lý nghiên cứu về tác động của stress lên sức khỏe tâm thần, nhà tâm lý
sẽ chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu, và các khía cạnh quan trọng liên quan
đến tác động của stress, thay vì đưa ra thông tin không liên quan như lịch sử phát triển của tâm lý
học.

(b) Nhà tâm lý chỉ thảo luận về thông tin bảo mật mà mình có được trong công việc cho mục
đích khoa học hay chuyên môn phù hợp, và chỉ với những cá nhân có liên quan trực tiếp tới
những vấn đề này. Điều này đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm hoặc có giá trị cao chỉ được chia
sẻ với những cá nhân có liên quan trực tiếp tới những vấn đề này.

VD: nếu một nhà tâm lý làm việc trong một dự án nghiên cứu về liệu pháp mới cho rối loạn lo
âu, thông tin về phương pháp điều trị, dữ liệu nghiên cứu, và kết quả có thể được chia sẻ chỉ với
các chuyên gia tâm lý hoặc những người tham gia trực tiếp vào dự án. Thông tin này không nên
được chia sẻ công khai hoặc tiết lộ cho những người không liên quan với mục đích nghiên cứu.

4.05. Sự tiết lộ
(a) Nhà tâm lý có thể tiết lộ thông tin mật trong trường hợp có sự đồng thuận thích hợp từ phía
thân chủ là các tổ chức, cá nhân, hoặc người được ủy quyền hợp pháp đại diện cho thân chủ/bệnh
nhân, trừ trường hợp bị pháp luật cấm;

VD: Có một học sinh tên là H, đang học tại một trường trung học. H là người mắc chứng rối loạn
lo âu. H thường xuyên có những cơn hoảng loạn, khiến H cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, và
sợ hãi. H được gia đình đưa đến gặp nhà tâm lý học đường để được giúp đỡ. Trong quá trình
tham vấn, H cho biết H muốn cha mẹ mình biết về tình trạng của H. Nhà tâm lý đã thảo luận với
H về những lợi ích và rủi ro của việc tiết lộ thông tin này. H đã đồng ý cho nhà tâm lý tiết lộ
thông tin này cho cha mẹ của mình.

(Trong trường hợp này, nhà tâm lý học đường đã tiết lộ thông tin mật của thân chủ là H với sự
đồng thuận từ phía H. Việc tiết lộ thông tin này là cần thiết để H có thể nhận được sự hỗ trợ từ
cha mẹ của mình.)

(b) Nhà tâm lý chỉ tiết lộ thông tin mật mà không có sự đồng thuận từ phía cá nhân khi được
pháp luật chỉ định hoặc khi được pháp luật cho phép phục vụ cho các mục đích hợp lệ như (1)
cung cấp dịch vụ chuyên môn cần thiết; (2) được tham khảo ý kiến chuyên môn phù hợp; (3) bảo
vệ thân chủ/bệnh nhân, nhà tâm lý hay người khác tránh khỏi nguy hại; (4) nhận được tiền trả
cho dịch vụ từ thân chủ/bệnh nhân. Trong trường hợp tiết lộ thì thông tin phải giới hạn ở mức tối
thiểu cần thiết vừa đủ để đạt được mục đích.

VD: Có một học sinh tên là F, đang học tại một trường tiểu học. F là người mắc chứng tự kỷ. F
thường có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Một ngày nọ, F có hành vi
tấn công một bạn học khác. Nhà tâm lý học đường đã gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm của F và
cung cấp thông tin về F.

(Trong trường hợp này, nhà tâm lý học đường đã tiết lộ thông tin mật của thân chủ là F mà
không có sự đồng thuận từ phía F. Tuy nhiên, việc này là hợp pháp, vì đây là trường hợp được
pháp luật cho phép. Nhà tâm lý đã tiết lộ thông tin để bảo vệ người khác khỏi nguy hại, và thông
tin được tiết lộ chỉ giới hạn ở mức cần thiết để đạt được mục đích này.)

4.06. Tham khảo ý kiến


Khi tham khảo ý kiến đồng nghiệp, (1) nhà tâm lý không tiết lộ thông tin mật có thể dẫn
đến việc nhận biết được thân chủ/bệnh nhân, người tham gia nghiên cứu hay những cá nhân/tổ
chức khác mà họ có mối quan hệ bảo mật, trừ khi họ đã nhận được sự đồng thuận trước đó từ cá
nhân hay tổ chức, hoặc trong trường hợp việc tiết lộ là không thể tránh khỏi, và (2) họ chỉ tiết lộ
thông tin đến mức tối thiểu cần thiết vừa đủ để đạt được mục đích.

VD: Có một nhà tâm lý học đường tên là K, đang làm việc tại một trường trung học. K có một
thân chủ tên là L, là người mắc chứng rối loạn lo âu. L thường xuyên có những cơn hoảng loạn,
khiến L cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, và sợ hãi. K muốn tham khảo ý kiến của một đồng
nghiệp về trường hợp của L. Tuy nhiên, K không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của L, vì L chưa
sẵn sàng để người khác biết về tình trạng của mình. K đã thảo luận với L về vấn đề này. L đồng
ý cho K tiết lộ thông tin về tình trạng của mình, nhưng chỉ với một số thông tin nhất định, chẳng
hạn như các triệu chứng của L, các vấn đề mà L đang gặp phải, và các phương pháp điều trị mà
K đang thực hiện.

(K đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp của mình, chỉ cung cấp những thông tin mà L đã cho
phép. Việc tiết lộ thông tin này là cần thiết để K có thể nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ đồng
nghiệp của mình.)

4.07. Sử dụng thông tin mật phục vụ cho giảng dạy hoặc các mục đích khác
Trong các tài liệu, bài giảng hay bất cứ phương tiện công chúng nào, nhà tâm lý không tiết lộ
những thông tin mật và có thể nhận diện thân chủ/bệnh nhân, sinh viên, người tham gia nghiên
cứu, thân chủ là các tổ chức, hoặc những người nhận được dịch vụ mà họ có được trong suốt tiến
trình làm việc, trừ khi (1) họ tiến hành các bước hợp lý để ngụy trang nhân thân của cá nhân/tổ
chức ấy, (2) cá nhân hoặc tổ chức đã chấp thuận bằng văn bản, hoặc (3) có sự cấp phép hợp
pháp.
VD: Một trường tiểu học có một chương trình đánh giá tâm lý cho học sinh. Nhà tâm lý học
đường phụ trách chương trình này đang viết một bài báo về các kết quả đánh giá tâm lý của học
sinh. Trong bài báo của mình, nhà tâm lý học đường có thể chia sẻ các kết quả chung của đánh
giá. Tuy nhiên, nhà tâm lý học đường cần tránh tiết lộ các thông tin cá nhân có thể nhận diện các
học sinh này. Cụ thể, nhà tâm lý học đường có thể chỉ nêu các kết quả thống kê chung, hoặc nhà
tâm lý học đường có thể thay đổi tên, tuổi, trường học, và các thông tin cá nhân khác của các học
sinh này.

=> Nhà tâm lý học đường cần lưu ý nguyên tắc không tiết lộ những thông tin mật và có thể nhận
diện thân chủ/bệnh nhân, sinh viên, người tham gia nghiên cứu, thân chủ là các tổ chức, hoặc
những người nhận được dịch vụ mà họ có được trong suốt tiến trình làm việc. Nhà tâm lý học
đường chỉ có thể tiết lộ thông tin này nếu họ đã tiến hành các bước hợp lý để ngụy trang nhân
thân của cá nhân/tổ chức ấy, hoặc cá nhân hoặc tổ chức đã chấp thuận bằng văn bản, hoặc có sự
cấp phép hợp pháp.

You might also like