You are on page 1of 16

Đề tài: “Sự kỳ thị trong học sinh trung học cơ sở trên địa bàn

thành phố Hà Nội


1.  Lý do chọn đề tài
Sự kỳ thị là không tán thành,phân biệt đối xử hoặc phản ứng tiêu cực với
một cá nhân hoặc một nhóm người dựa trên các đặc điểm có thể nhận thức được
nhằm phân biệt họ với mọi người trong xã hội thay vì tập trung vào giải quyết vấn
đề. Kỳ thị thường liên quan đến khía cạnh văn hoá, giới tính, tầng lớp kinh tế, tuổi
tác, khuynh hướng tình dục, hình ảnh cơ thể hoặc sự thiếu hụt sức khỏe. Theo
Erving Goffman1, đại diện tiêu biểu của lý thuyết sự kỳ thị xã hội cho rằng kỳ thị là
khái niệm chỉ sự khác biệt quan trọng của một cá nhân, gồm hai tình huống bắt đầu
là việc làm giảm dần uy tín của cá nhân và sau đó dẫn đến sự bất đồng giữa người
kỳ thị và người bị kỳ thị (Erving Goffman,1963). Đó là một hành vi tiêu cực vẫn
tồn tại trong xã hội từ xưa đến nay. Mà hậu quả của nó mang lại có thể tổn hại
nghiêm trọng đến tính mạng con người và trật tự của xã hội. Thực tế ở Việt Nam
những năm gần đây, sự kỳ thị vẫn còn là một vấn đề xã hội có thể xảy ra bất cứ
đâu. Đáng nói, hiện tượng này xảy ra chủ yếu đối với học sinh ở lứa tuổi THCS.
 
Nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ với bạn bè là một trong những mối quan
tâm chính của học sinh THCS khi học tập và vui chơi trên trường. Trong đó, các
em thường hay gặp phải các vấn đề trong quan hệ với bạn bè phổ biến như “bị trêu
chọc quá đáng, bị bạn hiểu lầm, ghét bỏ, không quan tâm, không chơi cùng, xa
lánh, tẩy chay, nói xấu sau lưng, bắt nạt...” (Đỗ Thị Lệ Hằng và Đinh Thị Hồng
Vân, 2020). Theo bà Henrietta Fore – giám đốc điều hành UNICEF "Giáo dục là
chìa khóa để xây dựng xã hội hòa bình, tuy nhiên đối với hàng triệu trẻ em trên
toàn thế giới, chính trường học lại là nơi không an toàn” Trên thực tế ở Việt Nam,
sự kỳ thị giữa học sinh với học sinh ở lứa tuổi THCS xảy ra khá phổ biến dưới
1
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2277138/
nhiều hình thức như : tẩy chay, lôi bè kéo nhóm, cô lập, nói xấu, bôi nhọ danh dự,
… (Nguyễn Đắc Thanh, 2013) Vẫn từ các nghiên cứu trước đó đã cho thấy, kỳ thị
cũng được coi là một hình thức của bạo lực học đường và là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh bỏ học, sợ đến trường, thậm chí có thái
độ chống đối với giáo viên hoặc bạn bè, rơi vào trầm cảm, lo lắng, đôi khi đó còn
dẫn tới những cảm xúc tiêu cực như thù hận (Hải Phan, 2018; Nguyễn Quốc
Vương, 2017). Theo số liệu thống kê được, có 2,6% tới 3,8% học sinh đã từng bị
gần như cả lớp tẩy chay, nói xấu, gây gổ, trêu chọc và phớt lờ (Nguyễn Thị
Phương Hoa, 2014). Theo kết quả của một khảo sát nghiên cứu ở Vũng Tàu cho
thấy, tỷ lệ các em thường xuyên nói xấu bạn chiếm 35,5%; bình phẩm về ngoại
hình của bạn chiếm 30,6%; 19,4% chế giễu, chê bai bạn (Lê Thị Xuân, 2018).

Hà Nội không những là thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính
trị của cả nước. Đi cùng với đó, ngành giáo dục thủ đô cũng được coi là trung tâm
giáo dục lớn và tiên phong của cả nước, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực quan
trọng cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước. Chính vì vậy, việc chú trọng và
cải thiện chất lượng môi trường học tập cũng quan trọng không kém gì cơ sở vật
chất hay chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn
từ 11 – 15 tuổi. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các
em bắt đầu dần tách khỏi thời thơ ấu để chuyển tiếp sang giai đoạn người trưởng
thành. Học sinh ở lứa tuổi thiếu niên thường có sự phát triển về khả năng tư duy
trừu tượng – logic dẫn tới sự tăng cường nhận thức về bản thân và luôn cá nhân
hóa các vấn đề về đạo đức, về hành vi chuẩn mực, về vị thế xã hội, về bề ngoài,...
Đây là giai đoạn đỉnh cao của sự phát triển bản sắc “cái tôi”. Bên cạnh đó ở độ tuổi
này, học sinh THCS cũng gặp khá nhiều thắc mắc, khó khăn tâm lý nhưng thường
chịu đựng hoặc che giấu. Môi trường học tập sẽ có tác động lớn tới các em vì hoạt
động chủ đạo trong độ tuổi này là học tập và giao tiếp với bạn bè. Do đó, nghiên
cứu về sự kỳ thị của học sinh THCS là cần thiết đối với nhà trường và những giáo
viên bậc THCS, điều này còn có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng môi trường
hòa nhập, tổ chức các chương trình hoạt động và đối với các em học sinh có môi
trường học tập và phát triển cởi mở và thoải mái chia sẻ các khó khăn cũng như thể
hiện bản sắc riêng của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu về sự kỳ thị trong học sinh trung học cơ sở
2.1. Biểu hiện của sự kỳ thị: Được lý giải bởi Lý thuyết gán nhãn giải thích về
sự kỳ thị
-> Tóm lại:
2.2. Cấu trúc tâm lý của sự kỳ thị: 3 khái niệm: định kiến (nhận thức), định
khuôn (cảm xúc), phân biệt đối xử (hành vi)
-> Tóm lại:
2.3. Nguyên nhân/ hoặc các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến sự kỳ thị (- Khung tích
hợp ảnh hưởng tiêu chuẩn) và hậu quả của sự kỳ thị
-> Tóm lại:
2.4. Giảm bớt sự kỳ thị : Phương pháp/ cách thức/ biện pháp giảm sự kỳ thị
Kết luận chung:
- Thành tựu đã nghiên cứu -> kế thừa trong nghiên cứu của mình
- Những nội dung/ mặt của sự kỳ thị chưa được đề cập/ nghiên cứu tới
=> Vấn đề cần làm rõ trong nghiên cứu

Kỳ thị được xác định và hình thành trong xã hội và thông qua tương tác xã
hội nên bản chất của sự kỳ thị nằm ở các “quy tắc” cho điều gì là chấp nhận được,
theo truyền thống, “bình thường” hoặc được mong đợi, dẫn tới các biểu hiện sự kỳ
thị tại thời điểm-địa điểm cụ thể nào đó (Merton,1975; Nisbet và Perrin,1977). 
Tổng hợp từ Corrigan PW, Markowitz FE, Watson AC, Rowan D, Kubiak
MA. và Link&Phelan, sự kỳ thị thường đi kèm các khái niệm về định kiến, định
khuôn và phân biệt đối xử. 
Ở các nước phát triển như Mỹ và Canada, dù các công dân đều có các kiến
thức về bệnh tâm thần nhưng phần lớn đều có định kiến rằng người mắc bệnh tâm
thần rất khó lường hay nguy hiểm, phải được điều trị và không muốn tương tác với
những người này. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu về những người có trải
nghiệm kỳ thị cho thấy họ liên tục nhận sự phân biệt đối xử từ chính gia đình, đồng
nghiệp, nhà thờ, cộng đồng hay người chăm sóc, phổ biến như sự chỉ trích, từ chối
( Chernomas, Clarke & Chisholm, 2000; Hinshaw & Cicchetti, 2000). Các nghiên
cứu từ 1993 – 2001 trên thế giới cũng đã chỉ ra các hệ quả của sự kỳ thị ảnh hưởng
tới chất  lượng cuộc sống và hạnh phúc thấp hơn, dẫn tới sự căng thẳng dai dẳng,
sự tự ti và lòng tự trọng thấp, tuổi thọ ngắn cùng với sự thiệt thòi trong các dịch vụ
an sinh xã hội, các chính sách về quyền lợi. Đối với lứa tuổi thiếu niên, theo bài
báo Nhi khoá của Bitto Urbanova, L., Holubcikova, J., Madarasova Geckova, A. et
al sự phân biệt đối xử còn ảnh hưởng việc sử dụng Internet quá mức.
Theo Báo cáo chung của Bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ (Bộ y tế và dịch vụ Nhân
sinh Hoa Kỳ, 1999) “Sự kỳ thị được cho là sẽ giảm bớt khi hiểu biết về bệnh tâm
thần ngày càng tăng, nhưng điều ngược lại đã xảy ra: sự kỳ thị bằng cách nào đó đã
tăng lên trong 40 năm qua mặc dù sự hiểu biết đã được cải thiện”. Vì vậy, chỉ nâng
cao kiến thức của người dân thôi thì sự kỳ thì vẫn diễn ra và xu hướng tăng lên. Lí
giải cho điều này, một nghiên cứu chỉ ra các kiến thức về các triệu chứng liên quan
đến giai đoạn cấp tính của bệnh tâm thần phân liệt làm tăng các phản ứng tiêu cực
(Penn, Guynan, Spaulding & Sullivan, 1994). Điều này cũng đúng với các vấn đề
như chủng tộc, định kiến giới, tầng lớp xã hội…. (Link & Phelan, 2001). Vậy để
giảm hiện tượng sự kỳ thị, chúng ta cần kết hợp với việc truyền thông các khuôn
mẫu tiêu cực khi tương tác với người mắc bệnh tâm thần (Wahl, 1997). Bên cạnh
đó, mức độ phát triển của xã hội cũng là một yếu tố có thể hình thành môi trường
chấp nhận hoặc từ chối điều trị của người bệnh tâm thần.
Sự kỳ thị xã hội nói đến một quá trình phân biệt đối xử, đối đầu và loại trừ
những người được xem là có những thuộc tính không như kỳ vọng. Một quá trình
kỳ thị có năm thành phần: sự lựa chọn xã hội và dán nhãn (1); định khuôn (2); sự
tách biệt giữa “họ” và “chúng ta” (3); mất bị thế và sự phân biệt đối xử (4); quyền
lực (5), liên tục và đồng thời tương tác với nhau. ( Link&Phelan, 2001 ). 
Theo FINIS - Khung tích hợp ảnh hưởng tiêu chuẩn đến kỳ thị, những yếu tố
tạo ra gốc rễ cơ bản của sự kỳ thị bao gồm: đặc điểm của bệnh tật và xã hội, Tâm
lý học xã hội hiện nay và nhận thức insight (cấp vi mô), Mạng xã hội, Hệ thống
điều trị (cấp Meso) và Hình ảnh và sự ảnh hưởng của truyền thông, bối cảnh quốc
gia (cấp vĩ mô). Như một khuôn khổ chung, FINIS có thể được áp dụng cho bất kỳ
điều kiện kỳ thị nào, nhưng sẽ phải được điều chỉnh về nội dung và giả thuyết để
hữu ích trong nghiên cứu thực nghiệm và trong các trường hợp thực tế
(Pescosolido, 1992). 
2.2. Nghiên cứu về sự kỳ thị trong học sinh trung học cơ sở ở Việt Nam
Từ những nghiên cứu vào giai đoạn 2003 cho đến những nghiên cứu mới
đây tại Việt Nam. Hiện tượng kỳ thị trong môi trường học trường vẫn không ngừng
được nghiên cứu, khai thác và phân tích. Có hai vấn đề đáng chú ý ở các nghiên
cứu khi nói tới sự kỳ thị học đường. Một là về những yếu tố ảnh hưởng tới sự kỳ
thị. Hai là nguyên nhân, đối tượng của sự kỳ thị.
Các nghiên cứu có liên quan đến yếu tố ảnh hưởng lên sự kỳ thị ở học sinh
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu và giới2 thực hiện năm 2020 đã nhấn mạnh
rằng bạn bè có sức ảnh hưởng lớn đến sự kỳ thị giữa học sinh với học sinh. Hầu
2
Viện nghiên cứu Gia đình và Giới (2020) “Sự kỳ thị học đường trong học sinh Trung học phổ thông hiện nay”
Nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 30, số 4, tr 63 - 72
như không có học sinh nào lại không một lần bị bạn tẩy chay hoặc tham gia tẩy
chay bạn ở trường. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng những học sinh có đặc điểm,
tính cách khác biệt sẽ dễ rơi vào tình huống bị kỳ thị nhiều hơn so với nhóm học
sinh bình thường, học sinh học ở các trường bình thường cũng dễ gặp phải sự kỳ
thị hơn so với học sinh ở các trường tốt hơn.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng và Đinh Thị Hồng Vân 3
cho thấy chất
lượng mối quan hệ bạn bè là yếu tố đứng thứ hai trong số các yếu tố ở trường học
gây nên cảm xúc tiêu cực như buồn bã, căng thẳng và lo âu cho học sinh THCS mà
các em thường gặp phải.
Theo nghiên cứu của Th.S Phan Thị Thanh Hương4, các nhà nghiên cứu thừa
nhận giáo viên là thành phần quan trọng trong các chương trình phòng chống bắt
nạt ở trường, giáo viên với kiến thức, kinh nghiệm của mình sẽ có ảnh hưởng rất
lớn tới việc hỗ trợ học sinh hình thành cách ứng phó tích cực với bắt nạt học
đường.

Các nghiên cứu về nguyên nhân và đối tượng của sự kỳ thị xã hội
Theo nghiên cứu về bạo lực học đường trên cơ sở giới do UNESCO thực
hiện khảo sát trên 2.636 học sinh THCS và THPT đã chỉ ra rằng học sinh đồng tính
là nhóm chịu sự kỳ thị nhiều nhất trong trường học hiện nay. Theo kết quả khảo
sát, có 56,6% trong tổng số học sinh đồng tính tham gia khảo sát đưa ra câu trả lời
đã từng bị bạn tẩy chay, cô lập, không cho chơi cùng hoặc tham gia cùng trong các
hoạt động, xúi giục mọi người tây chay. Ngoài ra, cũng có hơn một nửa (51,8%) số
học sinh đồng tính tham gia khảo sát trả lời các em đã từng bị ai đó bàn luận, nói
xấu hay tung tin đồn xấu về bản thân. (UNESCO, 2016). Bài báo “Bạo lực học
đường ám ảnh học sinh” của tác giả Lam Ngọc cũng đã cho thấy kì thị giới tính ở
3
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/330861/CVv211S082021020.pdf
4
Th.S Phan Thị Thanh Hương (2019) “Thực trạng và biện pháp ứng phó với bắt nạt học đường của học sinh THCS
tại thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Giáo dục, tr 138 - 142
môi trường học đường chiếm tỉ lệ khá cao khi chia sẻ kết quả nghiên cứu về bạo
lực giới (kỳ thị giới tính) trong trường học. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho
biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần. Kết quả
nghiên cứu của CCIHP (2012) về vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với
người đồng tình, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính tại trường học thực
hiện năm 2012 cho thấy có 66% các em đã từng bị châm chọc, mia mai về cách đi,
nói, ăn mặc, yêu thích người cùng giới, 40,7% các em học sinh LGBT trả lời đã
từng bị bạo lực, phân biệt đối xử ở trường học và có 34% số học sinh trả lời đã
từng bị bạn bè cô lập, xa lánh (CCIHP, 2012). Có thể nói, học sinh hiện đang phải
đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sự kỳ thị lẫn nhau.

Thảo sát được thực hiện tại một trường THPT ở TP.HCM đã nói lên thực trạng
miệt thị ngoại hình trong trường học. Theo đó, kết quả cho thấy có đến 56% học
sinh gặp phải trường hợp bị miệt thị về ngoại hình, trong đó 22,4% học sinh bị
rất thường xuyên. Những lời khiếm nhã chủ yếu nhắm vào khuyết điểm của cơ thể
như vóc dáng, da mặt, vòng ba, eo, đùi,..
Tiến sĩ Hoàng Thế hải và Bùi Thị Thanh Diệu với nghiên cứu “Thái độ kỳ
thị đối với người mắc bệnh tâm thần của học sinh trung học phổ thông” đã chỉ ra
bên cạnh những niềm tin đúng đắn và thái độ tích cực, vẫn còn không ít học sinh
có những niềm tin sai lệch về bệnh tâm thần khi số liệu khảo sát thu về chỉ ra rằng:
Có không ít học sinh có nhận thức về người bệnh tâm thần như “Những người có
bệnh tâm thần có thể từ bỏ bệnh nếu họ muốn”, “Bệnh tâm thần không phải là bệnh
y khoa thực sự”, “Bệnh tâm thần là dấu hiệu của sự yếu đuối”. Nhiều học sinh còn
cho rằng “Những người có bệnh tâm thần là những người nguy hiểm”. Niềm tin
này dễ dẫn đến việc hình thành thái độ tiêu cực, từ đó có cách ứng xử không phù
hợp với người rối loạn tâm thần..

Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều công trình đã nghiên cứu về bạo lực
học đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào khai thác và phân
tích hành vi bắt nạt công khai, tức là có thể nhìn thấy được, nhận diện được. Mà
những hành vi đó chủ yếu xuất phát từ những cảm nghĩ tiêu cực hay định kiến hình
thành vô căn cứ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các cộng đồng “những
người khác biệt”, sự kỳ thị về cộng đồng LGBT, bệnh tâm thần đã được nghiên
cứu rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về sự kỳ thị và ảnh hưởng của nó
tới lứa tuổi học sinh hay môi trường học đường hiện nãy vẫn còn khá ít hoặc mục
đích nghiên cứu chưa đi sâu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu 


Đề tài là làm tỏ cơ sở lý luận và thực trạng sự kỳ thị trong học sinh trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế
sự kỳ thị trong học sinh trung học cơ sở.
Các mục đích cụ thể của đề tài bao gồm:

 Xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu


 Nghiên cứu về ba thành tố của sự kỳ thị có ở học sinh THCS
 Nghiên cứu các biểu hiện về cảm xúc, về nhận thức và về hành vi
 Các nguyên nhân bị kỳ thị. Tỷ lệ chiếm phần lớn
 Mối liên hệ giữa sự kỳ thị với các thuộc tính như giới, năng lực, kết
quả học tập, tần suất hoạt động ngoại khóa,....
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận về sự kỳ thị, các khái niệm công cụ như: Sự kỳ thị,
các thành tố của sự kỳ thị; đặc điểm của lứa tuổi THCS; các biểu hiện của học sinh
THCS kỳ thị và bị kỳ thị, yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị của học sinh THCS.
Phân tích thực trạng sự kỳ thị của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà
Nội: Biểu hiện sự kỳ thị của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, các
yếu tố ảnh hưởng đến đến thực trạng trên.
Đề xuất một số giải pháp làm giảm hiện tượng kỳ thị của học sinh THCS
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự kỳ thị trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Học sinh THCS
- GV, GV làm tổng phụ trách, BGH nhà trường
- Nhà chuyên môn: Nhân viên tâm lý học đường; nhà tâm lý; nhà giáo dục.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về điều kiện và thời gian, nên nhóm nghiên cứu tập trung nghiên
cứu các biểu hiện, nguyên nhân, hệ quả của sự kỳ thị ảnh hưởng như nào tới môi
trường học tập, kết quả học tập và hoạt động của học sinh THCS tại quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu về sự kỳ thị ở học sinh THCS bao gồm nghiên cứu về người kỳ
thị và người có trải nghiệm kỳ thị. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài sẽ tập
trung nghiên cứu ở người có trải nghiệm kỳ thị (bao gồm tự kỳ thị và bị kỳ thị). Đề
tài sẽ làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của người có trải nghiệm kỳ thị ở học sinh
THCS và giải pháp để hạn chế sự kỳ thị ở học sinh THCS.
5.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện năm 2022 – 2023 nghiên cứu sự kỳ thị ở học sinh THCS tại
thành phố Hà Nội từ năm 2013 – 2022.

5.3. Địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại trường THCS Giảng Võ và THCS Thái Thịnh tại thành
phố Hà Nội,

6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận duy vật biện chứng: Nghiên cứu về hiện tượng kỳ thị trong
học sinh THCS dựa trên tình hình thực tiễn khách quan. Khi nghiên cứu cần xem
xét các vấn đề trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa sự kỳ thị vào môi
trường và ngược lại, xem xét vấn đề trong sự vận động và phát triển đó.
- Cách tiếp cận logic - lịch sử: Xem xét sự kỳ thị giữa học sinh với học sinh
tại địa bàn thành phố Hà Nội gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của học sinh THCS
trong thời đại hiện nay. Từ cách tiếp cận này, đề tài khái quát được tính logic, quy
luật chung của sự phát triển, có tính dự báo xu hướng hành vi lệch chuẩn của học
sinh THCS.
- Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc: sự kỳ thị của học sinh THCS được tiếp
cận theo một hệ thống cấu trúc hợp lý. Sự thích ứng không xem xét ở một nét, một
góc, cạnh mà được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ với hệ
thống khác.
- Cách tiếp cận phát triển: học sinh THCS đang trong giai đoạn phát triển, do
đó chúng ta nhìn nhận hiện tượng kì thị của học sinh THCS không phải là bất biến,
cố định, không thay đổi được. Mà trẻ đang phát triển, do đó, hiện tượng đó chỉ là
tạm thời, “bước lùi” tạm thời trong vòng xoáy của sự phát triển.
- Cách tiếp cận liên ngành: sự kỳ thị là một phạm trù nghiên cứu rộng vì vậy
cần có kiến thức về tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, công tác xã hội … mới
nghiên cứu được vấn đề này. (các ngành liên kết với nhau để nghiên cứu; để tìm ra
biện pháp hạn chế và giải quyết sự kỳ thị của học sinh THCS/ hoặc để phòng ngừa
và can thiệp vấn đề kỳ thị của học sinh THCS)
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Mục đích: Khái quát về cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu trên cơ sở
khái thác, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, xác định quan
điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu về sự  kỳ thị của học sinh THCS.
- Nội dung: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và những công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Cách thức tiến hành: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa
các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ, các nội
dung từ các tài liệu như sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu, văn bản pháp luật...về sự
kỳ thị của học sinh THCS.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Mục đích: Thu thập số liệu cụ thể liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Số lượng: 150 học sinh THCS tại Trường THCS Giảng Võ và Trường
THCS Thái Thịnh

Trường Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lơp 9

A 40 – 50 40 40 40

B 40 – 50 40 40 40
Tổng số: 320 HSTHCS

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn


- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã
thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
- Khách thể phỏng vấn: 
Học sinh 16; 2 BGH; 6 GV (chủ nhiệm, bộ môn, GV tổng phụ trách đội); 3
chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, giáo dục học.

- Cách tiến hành: Thời gian, địa điểm phỏng vấn được sắp xếp linh hoạt,
thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi
tiết, rõ ràng theo các vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Sau đó gặp từng người
để phỏng vấn về các nội dung đã được chuẩn bị trước đó.
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về sự kỳ thị của học
sinh THCS
- Khách thể: 3 chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, giáo dục
học.
- Cách tiến hành: Đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập
thông tin. Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, cần có những cách tiếp
cận khác nhau để thu được từ chuyên gia những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
- Phương nghiên cứu trường hợp:
6.2.5. Phương pháp thống kê toán học dành cho khoa học xã hội
Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình phần
mềm SPSS. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân
tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
* Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê
mô tả gồm:
- Điểm trung bình cộng được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề
và của từng nhóm nội dung của sự kỳ thị học đường và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự kỳ thị trong học sinh THCS tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Độ lệch chuẩn được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các
câu trả lời được lựa chọn.
- Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.
* Phân tích thống kê suy luận: Các phép thống kê suy luận được sử dụng
gồm: Các phép thống kê suy luận được sử dụng phù hợp với số liệu thống kê của
đề tài.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung với 3 chương, phần kết luận và
kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
8. Kết luận
Tổng quan này nhằm khai thác, phân tích các nghiên cứu cả trong và ngoài
nước về các vấn đề liên quan đến sự kỳ thị ở học sinh THCS. Từ đó kế thừa giá trị
của các nghiên cứu này cũng như tìm ra lỗ hổng nghiên cứu qua đố đề xuất mục
tiêu, đối tượng phạm vi nghiên cứu cho đề tài.

NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KỲ THỊ CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.1. Một số khái niệm công cụ
- Khái niệm sự kỳ thị
- Khái niệm học sinh Trung học cơ sở
- Khái niệm sự kỳ thị trong học sinh THCS
- Khái niệm người trải nghiệm kỳ thị (tự kỳ thị và kỳ thị xã hội/ bị người khác kỳ
thị)
1.2. Một số lý thuyết về sự kỳ thị
1.3. Biểu hiện/ cấu trúc tâm lý của sự kỳ thị
1.3.1. Tự kỳ thị ở học sinh THCS
- Định kiến của học sinh THCS
- Định khuôn của học sinh THCS
- Sự phân biệt đối xử của học sinh THCS
1.3.2. Kỳ thị xã hội ở học sinh THCS (bị người khác kỳ thị)
- Định kiến của học sinh THCS
- Định khuôn của học sinh THCS
- Sự phân biệt đối xử của học sinh THCS

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị trong học sinh THCS
- Nhóm yếu tố thuộc về học sinh THCS: Đặc điểm sinh lý, tâm lý
- Nhóm yếu tố thuộc về gia đình
- Nhóm yếu tố thuộc về nhà trường
- Nhóm yếu tố thuộc về xã hội
Tiểu kết chương 1 
Chương 2. THỰC TRẠNG SỰ KỲ THỊ TRONG HỌC SINH THCS TẠI ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 
2.1. Khái quát về khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu
2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2. Thực trạng sự kỳ thị trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng các hình thái cảm xúc biểu hiện sự kỳ thị ở học sinh THCS
2.2.2. Thực trạng về nhận thức biểu hiện sự kỳ thị ở học sinh THCS
2.2.3. Thực trạng về hành vi phân biệt đối xử ở học sinh THCS
2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị của học sinh THCS tại thành phố
Hà Nội
- Nhóm yếu tố thuộc về học sinh THCS: Đặc điểm sinh lý, tâm lý
- Nhóm yếu tố thuộc về gia đình
- Nhóm yếu tố thuộc về nhà trường
- Nhóm yếu tố thuộc về xã hội
Tiểu kết chương 2
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ KỲ THỊ TRONG HỌC
SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
3.1. Giải pháp 1
- Cơ sở khoa học của giải pháp
- Mục đích của giải pháp
- Nội dung của giải pháp
- Cách thực hiện giải pháp
- Lực lượng thực hiện giải pháp
3.2. Giải pháp 2
- Cơ sở khoa học của giải pháp
- Mục đích của giải pháp
- Nội dung của giải pháp
- Cách thực hiện giải pháp
- Lực lượng thực hiện giải pháp
.....
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

You might also like