You are on page 1of 8

THUYẾT HOẠT ĐỘNG 

1. Hoàn cảnh ra đời Người thuyết trình: Tí


a. Hoàn cảnh ra đời
 Những năm đầu thế kỷ XX, TLH nội quan đi vào bế tắc, nhiều trường phái TLH
ra đời (Hành vi,Gestalt, phân tâm...) mong muốn đưa TLH thoát khỏi sự bế tắc,
nhưng đều thất bại.
 Hàng loạt các vấn đề cơ bản của TLH chưa được giải quyết thấu đáo (đối tượng,
phương pháp nghiên cứu...)
 Khuyết điểm chung nhất của các trường phái TLH đương thời là chưa có cái
nhìn biện chứng về con người và bản chất của nó. Từ đó, họ có quan niệm
không đúng về đối tượng nghiên cứu của TLH (hành vi, ý thức,vô thức...) và sử
dụng PPNC siêu hinh, cơ học của chủ nghĩa thực dụng.
b. Nguồn gốc
 Trước vấn đề đó, triết học của K.Mác đã đưa ra quan điểm đúng đắn về biện
chứng về bản chất con người,  về hoạt động và vai trò của nó trong sự sáng tạo
ra con người. Triết học Mác-xít được lấy làm cơ sở lý luận cho sự ra đời của
TLH Hoạt động dựa trên 3 tiền đề cơ bản: Học thuyết Mác-xít về con người, Học
thuyết Mác-xít về hoạt động của con người, và Học thuyết Mác-xít về ý thức.
Trong đó Hoạt Động là đối tượng nghiên cứu chính.
 Phạm trù hoạt động xuất hiện lần đầu tiên trong triết học cổ điển Đức - Heeghen
là nhà triết học tiên phong xây dựng về học thuyết về nó. Phạm trù này sau đó
được các nhà tâm lý người Nga vận dụng vào tâm lý học và hình thành nên
Thuyết Hoạt Động.
c. Sự ra đời của TLH Hoạt động
 Lý thuyết Hoạt động là công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học người Nga Lev
Vygotsky, Aleksei N.Leontiev, và Aleksandr Luria, được coi là “nhà sáng lập” 
của cách tiếp cận Văn hóa- Lịch sử với Tâm lí học.
 Vygotsky sáng lập tâm lý học văn hóa-lịch sử, trở thành cơ sở cho AT hiện đại
 Leont'ev, một trong những người thiết lập chính của hoạt động lý thuyết, đã phát
triển và phản hồi công việc của Vygotsky.  

( Người tìm thông tin: Ngọc, Chân ) 

2. Khái quát Chân TT


a. Đối tượng nghiên cứu: 
 Hoạt động: sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung
quanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
 Gồm 2 quá trình: quá trình xuất nhu cầu do cấu trúc sinh lý tạo ra và quá trình
tiếp thu những tri thức đã phát hiện ra ở đối tượng.
 Đưa ra VD và dựa trên sơ đồ
 Bằng hoạt động và thông qua nó, con người sẽ tự sinh ra chính mình, tạo dưng
và phát triển ý thức của chính mình. Kết quả của hành vi là tạo ra hành vi mới.
 Phân loại: 
 Tổng quát: hoạt động của não bộ bên trong và giao tiếp với bên ngoài.
 Sản phẩm hoạt động: hoạt động thực tiễn (vật chất) và hoạt động lí luận
(tinh thần)
 Hoạt động chung của con người: (4)
i. Biến đổi: thay đổi tư duy, hành động, lao động.
ii.Nhận thức: hoạt động tinh thần, ko làm biến đổi vật thể/quan hệ thật.
Iii. Định hướng giá trị: là thành tố của các hoạt động khác
iv. Giao tiếp: thiết lập và vận hành các mqh: bản thân-thế giới, ng vs ng
 Đặc điểm của hoạt động:
 Có đối tượng - thứ con người cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu của
mình.
 Do chủ thể tiến hành.
 Có mục đích và gắn với nhu cầu.
b. Nội dung tóm lược
 Lý thuyết hoạt động liên quan đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa ý thức và hoạt
động (Nardi, 1996). Thuyết hoạt động không cho rằng ý thức và hoạt động không
độc lập với nhau mà phụ thuộc lẫn nhau. 
 Nguyên lý cơ bản: Ý thức là trọng tâm để mô tả hoạt động (Nardi)
 Khái niệm trung gian: Tất cả trải nghiệm của con người được định hình bởi các
công cụ và hệ thống ký hiệu mà chúng ta sử dung. 
 Theo quan điểm của Vygotsky, việc học mang tính xã hội và trẻ sơ sinh học cách
hiểu thế giới thông qua tương tác với nó và thông qua việc tạo ra các sản phẩm.
 Nòng cốt: 

c. Phương pháp nghiên cứu: 


 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
 Ví dụ: phân tích các thành quả nặn đất sét, hình vẽ, bài thơ hoặc là một trò chơi
đóng vai. Qua đó ta có thể xác định 
 quá trình thần kinh (suy nghĩ, sự chú ý, trí nhớ, vv);
 trạng thái tinh thần (tâm trạng);
 tâm sở (tính cách, năng lực - tất cả những gì làm cho nhân cách của trẻ em).

3. Mô hình cấu trúc tâm lý hlinh tt


 Bản chất tâm lý con người bao giờ cũng có hoạt động. Tâm lí học hoạt động
nghiên cứu thế giới tâm lý ở cấp bậc hoạt động với đơn vị là (hành động, hành
vi: cử động, thao tác).
a. Cấu trúc chức năng hoạt động
 Cấu trúc HĐ của con ng thể hiện ở 2 cấp độ: vĩ và vi mô. 
 Vĩ mô: HĐ có đối tượng của con ng với tư cách là chủ thể của HĐ có mục đích
 Vi mô là HĐ của cá thể tuân theo các quy luật sinh học giúp con ng sống và phát
triển
 Bao gồm 6 thành tố: động cơ, phương tiện, hoạt động, hành động, thao tác, mục
đích. Chúng có mqh tương hỗ và chặt chẽ.
 Có 3 thành tố chủ thể và 3 thành tố từ khách thể
 Chủ thể tiến hành HĐ nhằm đạt được đối tượng thoả mãn nhu cầu hướng vào mục đích
= các thao tác và phương tiện. 
 HĐ được hợp thành = hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác.
 HĐ luôn luôn hướng vào động cơ đó là mục đích chung ( mục đích cuối cùng ) 
 Mục đích chung được cụ thể hoá = những mục đích cụ thể
 Các phương tiện để tiến hành hành động hướng tới mục đích sẽ tuỳ thuộc vào bộ não
và đkien phương tiện có được. 
 A.N.Leonchiev đã xác định cấu trúc chức năng của hoạt động, bao gồm sự
chuyển hóa giữa các yếu tố chủ thể: Hoạt động; hành động; thao tác (cột bên
trái) tương ứng với sự chuyển hóa chức năng của các đối tượng cần chiếm lĩnh:
động cơ; mục đích; phương tiện. Cột bên phải sẽ phản ánh tâm lý của hoạt
động. 
 Đối với sinh viên ngành tâm lý học học viện thanh thiếu niên VN (chủ thể),
đa số các bạn khi bước chân vào ngôi trường này ít nhiều đều có hứng thú
riêng với tâm lý . Niềm đam mê ấy chính là động cơ thúc đẩy các bạn nỗ
lực học tập. Để thực hiện điều đó, mỗi bạn đều tự đặt ra cho mình mục
tiêu riêng và hành động theo nhiều cách khác nhau như: đi học đều đặn,
đúng giờ, lên lớp nghe giảng để tiếp thu kiến thức, đi thư viện để mở rộng
kiến thức, học ôn bài để củng cố kiến thức… Mục đích cụ thể của những
hành động đó tuy khác nhau nhưng đều xuất phát từ động cơ chính đã xác
định ban đầu. Để thực hiện một hành động nào đó thì mỗi cá nhân phải có
các thao tác, hay nói cách khác là những cử động của cơ thể diễn ra theo
một hệ thống, trật tự nhất định trong những điều kiện cụ thể, nhằm thực
hiện mục đích cụ thể của hành động. Những thao tác của mỗi cá nhân
cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, khi thực hiện hành động nghe giảng trên
lớp nhằm tiếp thu kiến thức, có bạn ghi chép vào vở ghi, có bạn sử dụng
máy ghi âm, có bạn chỉ tập trung nghe giảng… Điều đó phụ thuộc vào
điều kiện tồn tại cụ thể hay đối tượng tác động mà họ lựa chọn. Như vậy,
nó phản ánh ý nghĩa hiện thực của cấu trúc tâm lý trong hoạt động đối với
việc học của mọi người và sinh viên nói chung.

b. Hệ thống hoạt động Chân tt

- Từ mô hình đơn giản của Vygotsky (hình bên), AN Leontiev đã phát triển thành mô
hình tập thể thay vì chỉ tập trung vào cá nhân. Do đó đơn vị phân tích đã được mở rộng
bao gồm cộng đồng , các quy tắc , sự phân công lao động và phân tích cả mối tương
tác của chúng với nhau. 

 Với 6 thành phần tương tác với nhau và tạo thành một hoạt động: 
 Đối tượng: thứ cần được biến đổi, và luôn được coi là trung tâm / trọng tâm của
hoạt động.
VD: Bất cứ ai, bất cứ nhóm hoặc một tổ chức nào đó. 

 Mục đích: động cơ của đối tượng.


 Công cụ: bao gồm tất cả các hiện vật mà đối tượng sử dụng để biến đổi đối
tượng.
VD: tạo tác trung gian bên trong (ngôn ngữ, năng lực, kỹ năng, nhận thức…)
hoặc bên ngoài ( xe cộ, nhà cửa, thiết bị điện tử…)

 Quy tắc: chủ thể phải tuân theo các quy tắc trong cộng đồng trong quá trình biến
đổi.
VD: Quy tắc, luật pháp, quy định, nguyên tắc riêng.
 Phân công lao động: khách thể quyết định sự phân công lao động của hoạt
động.
VD: ( ai làm gì, lúc nào và như thế nào ) Cộng đồng: nơi thực tế diễn ra hoạt
động hoặc một khối ảo bao gồm năm thành phần còn lại.
 

Mô hình hệ thống hoạt động của Leonchiev


- Sau mỗi hoạt động sẽ tạo một sự biến đổi (outcome) từ  mục đích mà đối tượng đặt
ra. Một hệ thống hoạt động thường xuyên phải đối mặt với các tình huống ( mâu thuẫn
nội bộ, điều kiện thay đổi,…. ) điều đó có thể khiến chúng tệ đi thì lúc đó sẽ yêu cầu tổ
chức lại về chất hoặc sữa chữa toàn bộ. Vì thế qua một hoạt động, đối tượng luôn học
hỏi và phát triển.

4. Vận dụng Tâm lý học hoạt động 


a.  Trong giáo dục giảng dạy Vân tt
i. Tầng chủ thể và khách thể. 
Điều kiện cho một hoạt động: Con người nói chung và học sinh, sinh viên (HS/SV) nói
riêng, luôn tồn tại trong tương quan với các khách thể, nhưng chỉ khi họ chăm chú
hướng vào một khách thể nào đó và tích cực, say mê hoạt động chiếm lĩnh khách thể
đó, thì lúc ấy họ mới thực sự trở thành chủ thể hoạt động và khách thể kia mới thực sự
thành đối tượng của hoạt động. Từ đó giữa chủ thể và đối tượng mới có sự tương tác,
chuyển hoá lẫn nhau một cách sâu sắc. 
 A.N. Lêônchiep coi nhu cầu của chủ thể gặp đối tượng là “hiện tượng kỳ thú”
trong tâm lý học. 
 Đối với HS/SV đối tượng học tập là môn học, bài học, những vấn đề họ có nhu
cầu, khao khát chiếm lĩnh để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của
mình theo những mong đợi của bản thân, gia đình, xã hội. Do vậy giữa chủ thể
và đối tượng phải tạo được mối tương tác tích cực: Đối tượng hấp dẫn và có ý
nghĩa, chủ thể tích cực hoạt động phát hiện, chiếm lĩnh… đối tượng. 
 Đổi mới PPGD phải gắn bó mật thiết với đổi mới nội dung đối tượng và tất cả
đều nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, có vậy mới kích thích ở họ tính tích
cực từ bên trong, tạo nên sự khát khao, thích thú, say mê hoạt động chiếm lĩnh
đối tượng. Cho nên khẩu hiệu: HS/SV tích cực phải đi đôi với môn học bổ ích,
giờ học lý thú!
ii. Tầng hoạt động và động cơ.
 Khi chủ thể tích cực hoạt động hướng vào đối tượng cũng là quá trình hình thành, phát
triển động cơ hoạt động. “Động cơ là cái vì nó mà người ta hoạt động”. Con người hoạt
động vì nhiều động cơ khác nhau, A.N. Lêônchiép gọi là hệ thống thứ bậc động cơ của
nhân cách (khác với hệ thống thứ bậc động cơ mang tính nhân loại phổ biến của A.
Maslow). Theo Tâm lý học hoạt động trong những động cơ học tập nêu trên, động cơ vì
đối tượng, say mê chiếm lĩnh đối tượng là động cơ chân chính, đích thực, bền vững
làm phát triển nhân cách người học. HS/SV cũng có thể vì sợ hãi, vì “điểm thành tích”,
vì sĩ diện … mà học rất “tích cực, hăng hái”. Nhưng những kích thích đó chỉ là động cơ
phương tiện, động cơ ngoài đối tượng, chúng chỉ “tích cực” nhất thời và sẽ suy giảm
nhanh chóng khi không còn áp lực bên ngoài. Còn động cơ đối tượng sẽ phát triển bền
vững khi chủ thể càng khám phá đối tượng, càng phát hiện ra những điều mới mẻ, lý
thú, có giá trị. Sự thoả mãn nhu cầu ở đây dường như không bão hoà mà nó đem lại
niềm vui, “hạnh phúc đến trường” cho HS/SV và niềm say mê học tập, nghiên cứu,
sáng tạo không mệt mỏi.

Từ đó cho thấy, điểm cơ bản nhất của đổi mới PPGD là thu hút HS/SV hướng vào
những đối tượng có giá trị, tự mình chủ động, tích cực hoạt động chiếm lĩnh đối tượng
và nuôi dưỡng động cơ đối tượng trở thành ưu thế trong hệ thống thứ bậc động cơ của
nhân cách. Đổi mới PPGD mà HS/SV vẫn hờ hững với đối tượng lĩnh hội, vẫn chỉ học
với động cơ vì điểm thì kết quả chỉ là thành tích tạm thời, không bền vững!

iii. Cấp độ hành động và mục đích. 


Hoạt động muốn triển khai được, chủ thể phải tiến hành một hệ thống hành động và
thao tác phù hợp để khám phá đối tượng. ở đây đối tượng được phân nhỏ ra thành
những bộ phận, như môn học được chia thành hệ thống bài học. Để giải quyết một bài
học, thực hiện một nhiệm vụ, chủ thể phải tiến hành một hệ thống hành động phù hợp.
Hành động có hai mặt gắn liễn nhau: mục đích của hành động và kỹ năng thực hiện
hành động. Mục đích của hành động chính là đối tượng, động cơ được cụ thể hoá.
Cũng có các mục đích đối tượng và mục đích phương tiện. Từng bài học được giải
quyết chắc chắn, các mục đích, mục tiêu đạt được sẽ nuôi dưỡng, hình thành nên động
cơ đối tượng; đồng thời quá trình hành động tạo ra sản phẩm cũng là sự hiện thực hoá
năng lực bản thân và hình thành nên năng lực mới của chủ thể hoạt động.
Hình thành hành động học tập ở HS/SV có ý nghĩa quyết định với kết quả học tập, vì đó
chính là học phương pháp, kỹ năng giải quyết các bài học, nhiệm vụ học tập một cách
có kết quả chắc chắn (phương tiện).

Nói chung, về dạy và học gồm có những hoạt động như:


Hoạt động vào bài
Hoạt động giới thiệu bài mới
Hoạt động chiếm lĩnh bài mới
Hoạt động củng cố
Hoạt động hình thành kỹ năng
Hoạt động phản hồi
Hoạt động đánh giá

b. Trong quân sự

 Lý thuyết hoạt động trong tâm lý học đã có ứng dụng thực tiễn to lớn  trong quản
lý chỉ huy lãnh đạo bộ đội trên tất cả các mặt hoạt động quân sự đặc biệt là trong
huấn luyện kỹ, chiến thuật chuẩn bị các mặt cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu,
trong giáo dục chính trị tư tưởng bộ đội của các cán bộ chính trị v.v…
 Theo lý thuyết do A.N. Leonchiev đề xướng, tâm hồn, tư tưởng, tâm lý bộ đội
không còn là cái gì đóng kín khó hiểu mà có thể được khách quan hoá, lượng
hoá được, làm cho lĩnh vực quản lý tư tưởng tâm lý con người không còn là lĩnh
vực mù mờ khó hiểu, khó xác định. 
 Bằng cách phân tích kỹ hành vi và hoạt động của quân nhân, chẳng hạn,
mức độ cao hay thấp của hưng phấn khi tiếp nhận nhiệm vụ ; tính tích cực trong
chuẩn bị chiến đấu; mức độ sai sót trong các thao tác kỹ thuật; vẻ dáng, sắc
mặt… ( Cái này là VD nên người thuyết trình nói, ko cần ghi slide)

 HOẠT ĐỘNG: bộ đội (đối tượng) sử dụng vũ khí thật (hoạt động) như bom, mìn,
súng,...(phương tiện) ở mức độ nhất định (quy tắc) trong các cuộc diễn tập tổng
hợp để có trải nghiệm bước đầu của chiến tranh (kết quả).

1. Nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hoạt động đã đưa đến một vấn đề hết sức có ý
nghĩa trong tâm lý học quân sự là việc xác định động cơ  hoạt động của quân
nhân và vấn đề tác động vào hệ động cơ nhằm thúc đẩy tính tích cực hoạt
động phục vụ quân sự của các quân nhân. Động cơ là thành tố quan trọng nhất ,
giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ cấu trúc tâm lý của hoạt động.
2. Cũng từ lý thuyết do A.N. Leonchiev đề xướng, vấn đề có ý nghĩa trong hoạt
động quân sự là việc nghiên cứu hoàn thiện trang thiết bị vũ khí ,kỹ thuật
quân sự và các điều kiện đảm bảo nhằm tăng tính hiệu quả tối đa của hoạt
động quân sự. Điều này rút ra từ việc nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hoạt động
quân sự nói chung, hoạt động chiến đấu nói riêng.

You might also like