You are on page 1of 51

SINH HOẠT KHOA HỌC

RỐI LOẠN LO
ÂU VÀ BỆNH
LÝ CƠ THỂ

Báo cáo viên: BS Trịnh Trọng Tuấn – Khoa SKTT


NỘI DUNG
I. Đại cương về lo âu
II. Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
III. Nguyên tắc điều trị
I. ĐẠI CƯƠNG LO ÂU
Khái niệm lo âu bình thường

• Lo âu bình thường là một phản ứng cảm xúc tất yếu của mỗi
cá thể trước những khó khăn, thử thách, những thay đổi, những
điều chưa trải nghiệm… để thích ứng với cuộc sống ( trẻ em
sợ xa người thân, người già sợ ốm…)
• Lo âu bình thường có chủ đề, nội dung rõ ràng như: bệnh tật,
công việc, học tập...
• Lo âu diễn biến nhất thời, không có hoặc có rất ít triệu chứng
cơ thể

4
Khái niệm lo âu bệnh lý
(Rối loạn lo âu)
Rối loạn lo âu:
• Lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, môi trường,
• Không có chủ đề rõ ràng, mang tính chất vô lý, mơ hồ,
• Thời gian thường kéo dài.
• Mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt đến các hoạt động của bệnh
nhân.
• Lo âu lặp đi lặp lại với nhiều triệu chứng cơ thể như: mạch
nhanh, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run
rẩy, bất an...

5
Phân biệt giữa lo âu bình thường và
lo âu bệnh lý (RLLA)
• Lo âu không làm ảnh hưởng • Lo âu làm ảnh hưởng đến công
đến công việc, hoạt động hàng việc, hoạt động hàng ngày.
ngày. • Lo âu không thể kiểm soát
• Lo âu có thể kiểm soát được. được.
• Lo âu gây khó chịu đôi chút, • Lo âu hết sức khó chịu, bồn
không nặng nề. chồn, căng thẳng.
• Lo âu giới hạn trong một số • Lo âu trong mọi tình huống bất
tình huống có thật, hoàn cảnh kỳ, luôn có xu hướng chờ đợi
đặc trưng, cụ thể. những kết cục xấu
• Lo âu chỉ tồn tại trong một thời • Lo âu kéo dài ngày này qua
điểm nhất định. ngày khác
6
Sợ là tình trạng nhạy cảm & cần thiết
• Phản ứng cấp diễn, cảnh báo đối với các sự kiện nguy hiểm
• Chuẩn bị cho cơ thể có các hành động phản ứng nhanh chóng
• Tình trạng sẵn sàng bỏ trốn và tránh né
• Sợ là cảm xúc bình thường & cần thiết trong cuộc sống
• Sợ biểu hiện qua hành vi, suy nghĩ, cảm xúc & qua các phản ứng
cơ thể

Sợ trở thành vấn đề:

 Làm cản trở công việc, đời sống xã hội hoặc gia đình
 Ngăn cản làm mọi việc
Triệu chứng hoảng sợ
Cơ thể Suy nghĩ/Cảm nhận Hành vi

Run rẩy, vã mồ hôi, cảm thấy căng né tránh,


đánh trống ngực, thẳng, lo lắng, tấn công
chóng mặt, căng cơ, hoảng loạn, không
buồn nôn, thở hổn thực, sợ phát cuồng,
hển, đau bao tử, sợ sắp chết, sợ mất
cảm giác kiến bò kiểm soát
Dịch tễ
• Vào năm 2014, một NC có hệ thống về dịch tễ
học lo âu cho thấy tỷ lệ hiện mắc trên toàn thế
giới nằm trong khoảng từ 3,8% đến 25%
• NC tổng quan hệ thống năm 2006 tỷ lệ hiện mắc
rối loạn lo âu suốt đời ở Hoa Kỳ ước tính là 16%.
Giả thuyết sinh học
Dựa trên các nghiên cứu
 Mô hình lo âu trên động vật thực nghiệm
 Sự đáp ứng điều trị

 3 chất dẫn truyền thần kinh có liên quan


 Norepinephrin (NE): tăng quá mức NE và giảm hoạt
động của α2-adrenegic ở GAD
 Serotonin (5-HT): tăng hoặc giảm chức năng hệ ➸ GAD
 Gama Aminobutiric Acide (GABA)
Vai trò của GABA
Là các axit amin
 Có tác dụng ức chế TK – dạng monocarboxilic
 Được tổng hợp từ glutamate bởi men GAD ( decarboxylase
) và sự tham gia của vitamin B6 ( piridoxine )
 Bị chuyển hóa bởi men GABA – transaminase
 Các receptor bao gồm GABA a, GABA b, GABA c ..
 GABA gắn vào thụ thể GABAa này → mở cổng cho Clo+
đi vào tế bào → ức chế dẫn truyền thần kinh
 Trong RLLA : giảm hoạt tính GABA tại các thụ thể GABA
Con đường giả thuyết
về lo âu
Giả thuyết tâm lý học
Có 3 giả thuyết cơ bản
 Thuyết phân tâm: là hậu quả của sự dồn nén xung
đột giữa bản năng, dục vọng cá nhân … với sự kiềm
chế của đạo đức, xã hội, luật lệ …
 Thuyết hành vi: là đáp ứng có điều kiện đối với các
kích thích đặc biệt là kích thích từ môi trường.
 Thuyết nhận thức: Nhận thức bị mất sự kiểm soát
Đặc điểm lâm sàng RLLA
Nhóm các triệu chứng tâm thần
+ Kích thích, cáu kỉnh
+ Cảm giác sợ hãi
+ Mất khả năng kiểm soát lo âu
+ Bồn chồn không thể thư giãn
+ Khó tập trung chú ý
+ Lo sợ bị mất kiểm soát hoặc sợ chết

Heimberg (2004): dễ giật mình (68%), giảm tập trung chú ý


(61%), bồn chồn kích thích (74%), rối loạn giấc ngủ (38%)
Đặc điểm lâm sàng RLLA
Nhóm triệu chứng cơ thể

+ Biểu hiện về cơ: căng cơ đau cơ vùng cổ gáy


+ Tim mạch: hồi hộp đánh trống ngực, mạch nhanh, đau ngực…
+ Hô hấp: hụt hơi, khó thở, ngột ngạt,…
+ Tiêu hoá: khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, khô miệng, sôi
bụng, tiêu chảy…
+ Biểu hiện cơ thể khác: Dễ mệt mỏi, ra mồ hôi, tiểu nhiều lần,
run tay chân, chóng mặt, đau căng đầu…

Porman (2009): dễ mệt mỏi 26%, đau đầu 29%, khó chịu dạ dày
29%, đau bụng 31%, đau ngực 33%, mất ngủ 38%.
II. LO ÂU VÀ BỆNH CƠ THỂ
RL lo âu trong bệnh nội khoa

Bệnh cơ thể TC cơ thể RLLA

 Do bệnh lý nội khoa


 Do sử dụng thuốc
 Do các vấn đề tâm lý
Mối liên quan giữa lo âu và
bệnh cơ thể
• Lo âu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ thể
• Các bệnh cơ thể làm tăng nguy cơ mắc lo âu
• Lo âu và bệnh cơ thể duy trì lẫn nhau
• Các triệu chứng cơ thể của lo âu và bệnh nội
khoa có những phần chồng lấp nhau
Đặc điểm triệu chứng
cơ thể của RLLA

* Nghiên cúu T.P.Bình trên 90 BN GAD- 2010


Đặc điểm triệu chứng
cơ thể của RLLA
Tỷ lệ (%)

100 Nam
90 85.7 87 Nữ
81
80 73.9 71.4
70 68.1
70 63.8
61.9
58
60
50 43.5
38 38.1 36.2
40 33.3 33.3
30
20
10
0
Chóng Cảm giác Run tay Vã mồ Tiểu tiện Cơn Cảm giác Đau căng
mặt không chân hôi nhiều lần nóng, tê, châm cơ
thật lạnh chích
Triệu chứng

* Nghiên cúu T.P.Bình trên 90 BN GAD- 2010


Đặc điểm triệu chứng cơ thể của RLLA

Trần Nguyễn Ngọc 2017, 170 BN


Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
• Härter 2003, xác định rằng rối loạn lo âu dự đoán các vấn đề tim
mạch, tiêu hóa, hệ sinh dục và chứng đau nửa đầu.
• Phân tích cuộc điều tra Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2015: Bất
kỳ rối loạn lo âu nghiêm trọng nào đều làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh lý mãn tính nói chung, bao gồm viêm khớp, đau mãn tính,
bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, hen suyễn và loét dạ dày tá
tràng.
• Nghiên cứu dọc với người lớn tuổi đã xác định rằng rối loạn lo âu
và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) dự báo các vấn đề
tiêu hóa.
• Trong một phân tích tổng hợp năm 2010 bao gồm 20 nghiên cứu
và gần 250.000 bệnh nhân, Roest và các đồng nghiệp nhận thấy
rằng lo âu dẫn đến tăng 26% nguy cơ sự cố CAD
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
Neurogical disorder Systemic conditions
Cerebral neoplasms Hypoxia
Cerebral trauma & post concussive Cardiovascular disease
syndromes Pulmonary insufficiency
Cerebrovascular disease Anemia
Subarachnoid hemorrhage
Migraine
Encephalitis
Cerebral syphilis
Endocrine disturbances
Multiple sclerosis
Pituitary dysfunction
Huntingson’s disease
Thyroid dysfunction
Wilson’s disease
Parathyroid dysfunction
Epilepsy
Pheochromocytoma
Female virilization disorder

Cummings JL.Clinical Neuropsychiatry. Orlando,FL Grune & Stratton 1985:214


Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
Deficiency states Inflammatory disorder
Vitamine B12 deficiency Lupus erythematosus
Pellagra Rheumatoid arthritis
Polyarteritis nodosa
Toxic conditions Temporal arteritis
Alcohol & drug withdrawal Miscellaneous conditions
Vasopressor agents
Penicilline Hypoglycemia
Sulfonamides Carcioid syndrome
Mercury Systemic malignancies
Arsenic Premenstrual syndomes
Phosphorus Febrile illnesses & chronic infections
Organophosphates
Carbon disulfide
Porphyria
Benzene Infectious mononucleosis
Aspirin intolerance Posthepatitis syndrome
Uremia

Cummings JL.Clinical Neuropsychiatry. Orlando,FL Grune & Stratton 1985:214


Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
 Bệnh nhân có triệu chứng tim mạch:
• Sau một đợt điều trị ACS, 20-30% bệnh nhân có mức
độ lo âu tăng cao, 1 nửa trong đó lo âu kéo dài 1 năm
sau biến cố tim mạch
• Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) rất phổ biến ở những
bệnh nhân bị bệnh tim:
• Phillip J Tully và cs 2013, phân tích tổng hợp cho thấy tỷ
lệ lưu hành GAD là 26% suốt đời ở bệnh nhân CAD
• Katherine Easton và cs 2016, phân tích tổng hợp tương tự
ở bệnh nhân HF cho thấy tỷ lệ lưu hành GAD là 14%
• Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ lưu hành GAD suốt
đời từ 3-7% trong dân số chung của Hoa Kỳ.
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể

• Rối loạn lo âu cũng phổ biến ở những bệnh nhân có mặt trong cơ
sở tim mạch nhưng không bị bệnh tim, chẳng hạn như những TH
đau ngực, 40-60% bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực không
điển hình, không phát hiện bất thường về tim mạch có biểu hiện
rối loạn hoảng sợ.
• Tỷ lệ GAD và PD ở dân số này cao hơn đáng kể so với dân số
chung
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể

 Bệnh nhân bệnh lý tiêu hoá


- 40% bệnh nhân có hội chứng đại tràng kích thích (IBS)
có rối loạn hoảng sợ, ngược lại IBS hay gặp trong rối loạn
hoảng sợ ( Walker 1995)
- Gallup 2011, 64% người bị ợ chua báo cáo rằng căng
thẳng làm tăng các triệu chứng, bằng cách tăng cường phản
ứng tri giác khi tiếp xúc với axit trong thực quản, gia tăng
các triệu chứng GERD trong các điều kiện căng thẳng cụ thể.
- Các yếu tố gây căng thẳng cấp tính làm ảnh hưởng đến
trương lực và nhu động thực quản, tăng nồng độ acid dạ dày.
tăng tính thấm của niêm mạc thực quản.

Cummings JL.Clinical Neuropsychiatry. Orlando,FL Grune & Stratton 1985:214


Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
 Bệnh nhân chóng mặt:
- 15-20% bệnh nhân bị chóng mặt có rối loạn hoảng sợ (Stein
1994)
- Các bệnh nhân này nếu không đáp ứng với các thuốc điều
trị rối loạn tiền đình nhưng lại tỏ ra hiệu quả với trị liệu rối
loạn hoảng sợ
Bệnh nhân bệnh phổi:
- Nhiều bệnh nhân COPD và hen bị rối loạn hoảng sợ hay
lo âu với các mức độ khác nhau (Smoller 1996)
- Trị liệu làm giảm lo âu sẽ cải thiện tình trạng khó thở

Cummings JL.Clinical Neuropsychiatry. Orlando,FL Grune & Stratton 1985:214


Mô hình dễ bị tổn thương – Stress
Ngưỡng
Phiền nhiễu hằng xuất hiện
Cao Tác nhân gây ngày cơn hoảng
100 stress loạn
Mạnh
Căng thẳng

Yêú
Phiền nhiễu
hằng ngày

Tình trạng căng thẳng


chung: cao

Tình trạng căng thẳng chung: thấp


0
Thấp Thời gian
Sinh lý bệnh
lo âu và bệnh cơ thể

HPA Inflammation ANS


Các yếu tố viêm và lo âu
• Các đợt căng thẳng, lo âu cấp tính lặp đi lặp lại hoặc mãn
tính có thể tạo ra các thay đổi viêm mãn tính (Black,
2002)  HPA, hệ giao cảm, hệ phó giao cảm
– Giảm tác dụng của glucocorticoid
– Tăng hoạt động hệ giao cảm
– Giảm hoạt động hệ phó giao cảm
tăng nồng độ của các yếu tố viêm
Các yếu tố viêm và lo âu
Các yếu tố viêm và lo âu
Trục HPA và lo âu
Trục HPA và lo âu

Nồng độ cortisol tăng cao, kéo dài ở động vật:


– gây teo ở hồi hải mã
– phì đại ở hạch hạnh nhân
(phần lớn là do những thay đổi trong quá trình tu
sửa đuôi gai)
Các yếu tố viêm, HPA, SNS
Một số bệnh lý nội khoa
- Tim mạch: giảm sự thay đổi nhịp tim, tăng kết tập tiểu
cầu, mức độ cao hơn của các dấu hiệu nguy cơ viêm
(protein phản ứng C và interleukin-6).
- Đái tháo đường: Rối loạn điều hòa trục hạ đồi-tuyến yên-
vỏ thượng thận (HPA) và kích thích hệ thần kinh giao cảm
liên quan đến cân bằng nội môi glucose.
- COPD: kích hoạt trục HPA và tăng phản ứng viêm toàn
thân có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đợt cấp
COPD.
- Hen phế quản: Sự rối loạn điều hòa của một số quá trình
sinh học nhạy cảm với căng thẳng như hệ thần kinh tự chủ
Các triệu chứng chồng lấp giữa
Rối loạn lo âu và bệnh cơ thể
1. Triệu chứng Thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau
đầu, run tay chân, rối loạn cảm giác - vận động
2. Triệu chứng Tim mạch: đau – tức ngực, hồi hộp, đánh
trống ngực, tăng huyết áp
3. Triệu chứng Hô hấp: tức ngực, nặng ngực, khó thở, hụt hơi
4. Triệu chứng tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, rối
loạn nhu động ruột, khô miệng, đắng miệng, ăn không
ngon, rối loạn đại tiện.
5. Triệu chứng Nội tiết: các triệu chứng toàn thân
6. Triệu chứng tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện
7. Một số triệu chứng khác: đau dai dẳng các cơ quan, cơn
ngất
Rối loạn lo âu do bệnh cơ thể
(DSM-V)
A. Các cơn hoảng sợ hoặc lo âu chủ yếu trong bệnh
cảnh lâm sàng.
B. Có bằng chứng từ tiền sử, khám sức khỏe hoặc các
phát hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy rối loạn này
là hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của một tình trạng
bệnh lý khác.
C. Rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi một rối
loạn tâm thần khác.
D. Sự xáo trộn không xảy ra riêng trong quá trình mê
sảng.
E. Sự xáo trộn gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm
trọng về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt động xã
hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
Rối loạn lo âu do chất/thuốc
(DSM-V)
A. Các cơn hoảng sợ hoặc lo âu chủ yếu trong bệnh cảnh lâm
sàng.
B. Có bằng chứng của cả (1) và (2):
1. Các triệu chứng trong Tiêu chuẩn A phát triển trong
hoặc ngay sau khi ngộ độc hoặc cai chất hoặc tiếp xúc
ngay với thuốc.
2. Chất / thuốc liên quan có khả năng tạo ra các triệu
chứng trong Tiêu chí A.
A. Sự xáo trộn không được giải thích rõ hơn là do rối loạn lo
âu không do chất / thuốc gây ra.
B. Sự xáo trộn không xảy ra riêng trong quá trình mê sảng.
C. Sự xáo trộn gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về
mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề
nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
III. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị

• Mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân - gia


đình
• Kiểm soát các bệnh lý nội khoa
• Liệu pháp tâm lý
• Liệu pháp hóa dược
Nguyên tắc điều trị
Liệu pháp tâm lý

Tư vấn giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được bản
chất của rối loạn lo âu ( nguyên nhân, lâm sàng, tiến triển )
 Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress:
 Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
 Tập thư giãn, tập thở, tập khí công, tập yoga.
 Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt
động thể lực ( để thư giãn hoặc lôi cuốn bệnh nhân )
 Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ.
Liệu pháp hóa dược
• Benzodiazepine
 Bao gồm :

Diazepam (2,5- 10mg/ngày), lorazepam (0,5-4mg/ngày)…

Alprazolam (0,25-3,0mg/ngày), bromazepam (6-


30mg/ngày)…

 Cơ chế tác dụng:

BZ điều tiết tác động của GABA → tăng cường mở kênh để


Cl+ đi vào tế bào nhiều hơn → ức chế DTTK
Liệu pháp hóa dược

• Các thuốc Chống trầm cảm:


- SSRI: Sertraline, Paroxetine, Fluoxetine,
Fluvoxamine,...
- SNRI: Venlafaxine, Duloxetine,…
- NaSSA: Mirtazapine
- CTC 3 vòng: Amitriptyline
• Các thuốc chống loạn thần: Olanzapine,
Quetiapine, Sulpirid,…
Liệu pháp hóa dược
Kết luận
• Rối loạn lo âu gặp trong nhiều bệnh nội khoa, với
nhiều triệu chứng cơ năng chồng lấp.
• Rối loạn lo âu và nhiều bệnh lý cơ thể có mối quan hệ
qua lại tương hỗ cho nhau
• Đa cơ chế: cơ chế sinh học, cơ chế tâm lý, cơ chế hóa
dược.
• Cần được phát hiện và điều trị kịp thời góp phần cải
thiện hiệu quả điều trị chung, giảm gánh nặng bệnh
tật và chi phí điều trị.
• Điều trị bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược,
song song với điều trị tích cực bệnh lý cơ thể.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô
và quý đồng nghiệp

You might also like