You are on page 1of 131

Thời gian xin hãy trôi nhanh

Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG TÂM THẦN HỌC

Bệnh lý tâm thần có một lịch sử


 dài dựa trên các mô tả ngẫu nhiên trong các bản ghi chép của tín ngưỡng,
văn bản liên quan pháp luật, nhật ký, sử học, văn chương.
 dài từ khoảng 3000 năm trước (Hy Lạp cổ đại)
 ngắn bắt đầu khoảng 400 năm trước
 ngắn là một sản phẩm của những tiến bộ khoa học thời kỳ khai sáng ở
Châu Âu (the Enlightenment)
Nói về khái niệm tâm thần học (Psychiatria), chọn ý đúng
 Tâm thần học nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, căn nguyên của các rối
loạn tâm thần bao gồm: rối loạn cảm xúc, hành vi, tư duy, nhận thức và
tri giác
 Psyche là tâm thần
 Thuật ngữ “tâm thần học” lần đầu tiên được mô tả vào năm 1808 bởi
Phillipe Pinel
 iatria là môn học
Sơ lược lịch sử phát triển của tâm thần học của thế giới, chọn ý đúng
 Thời cổ đại, rối loạn tâm thần được cho là do thần thánh và các thế lực
siêu nhiên
 Thời Hy Lạp và La Mã, người bệnh vẫn bị giam giữ bằng xiềng xích và
đánh roi được coi như là một phương pháp điều trị
 Thế kỷ thứ 17 và thế kỷ thứ 18, cho rằng mất cân bằng của các dịch thể
cơ bản (máu, đờm, mật vàng, mật đen) gây ra các triệu chứng tâm thần
 Đến thế kỷ thứ 19, bắt đầu một giai đoạn tiếp cận khoa học, người rối
loạn tâm thần được mô tả chi tiết các triệu chứng tâm thần
Hai tác giả đã tạo ra phong trào cải thiện việc điều trị người rối loạn tâm thần
mang tính nhân đạo là
 Eugen Bleuler
 Phillipe Pinel
 Johann Christian Reil
 William Tuke
Ai là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tâm thần học – psychiatry (psychiatrie
trong tiếng Đức) và ai được xem như là người sáng lập ra ngành tâm thần học
hiện đại.
 Johann Christian Reil
 Phillipe Pinel
 Sigmund Freud
 Emil Kraepelin

Trang 1
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Giữa thế kỉ thứ 19, quan điểm về bệnh lý tâm thần là do


 thiếu dưỡng chất
 bệnh lý tuyến yên
 sự liên quan giữa các hình thức động kinh với các loại hoang tưởng
 sang chấn tại não
Ai là nhà tâm thần học Thuỵ Sỹ đã đặt tên "tâm thần phân liệt" thay cho "chứng
sa sút sớm" và ai đã sáng lập ra học thuyết và phương pháp điều trị phân tâm
học (psychoanalysis)
 Alois Alzheimer
 Emil Kraepelin
 Sigmund Freud
 Eugen Bleuler
Ai đồng khám phá bệnh Alzheimer với tác giả Alois Alzheimer
 Emil Kraepelin
 Johann Christian Reil
 Phillipe Pinel
 Eugen Bleuler
Thuyết học tập (learning theory) được bổ sung và hoàn thiện với các tác giả
 Carl Jung (1875 – 1961)
 John Broadus Watson (1878 – 1958)
 Joseph Wolpe (1915)
 Sigmund Freud (1856 – 1939)
Sơ lược lịch sử phát triển của tâm thần học của thế giới vào cận những năm
1950, chọn ý đúng
 các loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, ám ảnh và lệch lạc giới tính đã có
các tổ chức sức khỏe riêng
 nhiều loại thuốc an thần đã được sử dụng cho bệnh nhân
 nhà thương điên có rất nhiều bệnh nhân loạn thần mạn tính (tâm thần
phân liệt và hưng trầm cảm)
 phương pháp phẫu thuật thùy thái dương là một cách thức điều trị cho
bệnh nhân tâm thần
Sơ lược lịch sử phát triển của tâm thần học của thế giới vào những năm 1950,
chọn ý đúng
 sự khám phá ra chlorpromazine
 hướng đến chăm sóc bệnh nhân tâm thần ngoài cộng đồng
 tăng dần số lượng bệnh nhân tâm thần tại các nhà thương điên
 phục hồi chức năng cho người bệnh

Trang 2
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Sơ lược lịch sử phát triển của tâm thần học của thế giới sau những năm 1950,
các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra các chất chỉ điểm sinh học cho
tâm thần phân liệt, trầm cảm, hay các rối loạn tâm thần khác
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Mô hình chăm sóc kết hợp cho bệnh nhân tâm thần gồm
 chăm sóc nội trú
 tâm lý
 thuốc
 phục hồi chức năng
Ở Việt Nam, ba trung tâm sức khỏe tâm thần lớn phụ trách chăm sóc bệnh nhân
và giảng dạy chuyên ngành tâm thần cho cán bộ, chọn ý đúng
 Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh
 Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 ở Hà Nội
 Viện Sức khỏe Tâm thần Trung Ương ở Đà Nẵng
Ngành tâm thần Việt Nam có những đặc điểm nào
 có đủ giường bệnh so với dân số bệnh hiện tại
 đủ thuốc men
 cơ sở vật chất chưa đầy đủ
 thiếu nhiều cán bộ chuyên khoa tâm thần
Liên quan tâm thần học với các khoa học khác gồm
 sinh hoá não, miễn dịch
 nội tiết, truyền nhiễm
 pháp luật, tội phạm học
 tâm lý học, xã hội học
Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học, hiện nay ba yếu tố ....., ......, ......
thường được xem xét đồng thời khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh
sinh của các rối loạn tâm thần (George Engel 1977, Eric Kandel 1998).
 nhiễm trùng,
 sinh học,
 xã hội,
 tâm lý,
Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học, các rối loạn tâm thần thường được
phân làm 4 nhóm rối loạn chính nào
 loạn thần kinh
 nhân cách
 thực thể

Trang 3
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 loạn thần
Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học, nói về các rối loạn loạn thần, chọn ý
đúng
 còn gọi rối loạn tâm căn, nhiễu tâm
 gồm loạn thần thực thể, loạn thần phản ứng
 với các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng
 người bệnh thường nhận biết được tình trạng bệnh tật của mình
Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học, nói về các rối loạn loạn thần kinh, chọn
ý đúng
 không ý thức được tình trạng bệnh tật của mình
 có các triệu chứng loạn thần
 gồm rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh
 thường có căn nguyên tâm lý
Các căn nguyên khác nhau của rối loạn tâm thần, thường được phân làm 4
nhóm chính nào
 cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý
 nội sinh hoặc tiềm ẩn
 nhân cách
 thực thể
Các yếu tố thuận lợi cho rối loạn tâm thần phát sinh, chọn ý đúng
 Cấu tạo thể chất bất thường
 Tình trạng sức khỏe toàn thân
 Nhân cách
 Lứa tuổi
Các yếu tố thuận lợi cho rối loạn tâm thần phát sinh, di truyền (A) có ảnh hưởng
xấu đến một số rối loạn tâm thần là tuyệt đối, (B) thường có vai trò đáng kể
trong tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
Các yếu tố thuận lợi cho rối loạn tâm thần phát sinh, (A) Nhân cách mạnh và
bền vững là một yếu tố chống lại sự phát sinh các rối loạn tâm thần; (B) Có
những rối loạn tâm thần thường xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi
khác.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG

Trang 4
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A ĐÚNG B SAI
Các yếu tố thuận lợi cho rối loạn tâm thần phát sinh (Giới tính), chọn phát biểu
đúng
 Các rối loạn khí sắc như trầm cảm, rối loạn phân ly (hysteria)… thường
gặp ở nữ giới.
 Nam giới cũng hay gặp các rối loạn tâm thần phân liệt, chậm phát triển
tâm thần nhiều hơn nữ.
 Nữ giới thường mắc rối loạn tâm thần nhiều hơn nam giới do nhiễm trùng
qua đường sinh dục, bệnh động kinh.
 Nam giới thường mắc rối loạn tâm thần nhiều hơn nữ giới do chấn
thương sọ não, nghiện rượu, ma tuý.
Ai được xem là nhà sáng lập ngành khoa học tâm thần hiện đại và ai là tác giả
đi đầu trong trường phái tâm lý học phân tâm?
 Eugen Bleuler
 Emil Kraepelin
 Sigmund Freud
 Franz Mesmer
Các rối loạn tâm thần được mã hoá và phân loại trong phần phân loại các rối
loạn tâm thần và hành vi của ICD-10 (ICD-10F) gồm bao nhiêu nhóm
 11
 9
 8
 10
Nhóm bệnh tâm thần F20-F29 trong ICD-10, gồm các rối loạn nào sau đây?
 Phân liệt cảm xúc
 Ngộ độc cấp chất loại amphetamin
 Giai đoạn trầm cảm
 Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần và hành vi do "ngáo đá" (ngộ độc methamphetamin) và rối
loạn lo âu lan toả thuộc nhóm F mấy (ICD-10)?
 F1
 F5
 F4
 F0
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực và tự kỷ thuộc nhóm F mấy (ICD-10)?
 F3
 F1
 F8
 F9
Trang 5
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể (F40-F48)
gồm
 rối loạn ám ảnh cưỡng bách
 rối loạn hoảng sợ
 rối loạn hành vi và tâm thần kết hợp hậu sản
 rối loạn loạn thần cấp tính và thoáng qua

Trang 6
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 2: TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN

Cảm giác có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là cơ sở của các quá trình tâm lý phức
tạp khác, không có nó ta không nhận thức được thế giới bên ngoài.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Tăng cảm giác (hyperesthesia), chọn ý đúng
 Tăng cảm thụ với kích thích bên ngoài
 Hay gặp trong các rối loạn loạn thần cấp tính
 Hay gặp trong rối loạn trầm cảm
 Tiếng đập cửa cũng nghe như tiếng súng nổ, các mùi bình thường cũng
trở nên nồng nặc
Giảm cảm giác (hypoesthesia), chọn ý đúng
 Giảm độ thụ cảm với các kích thích bên ngoài
 Tiếng nói xung quanh không nhận ra của ai, thức ăn cảm thấy nhạt nhẽo
 Người bệnh tiếp thu mọi sự vật bên ngoài một cách lờ mờ, không rõ rệt,
xa xăm
 Thường gặp trong trạng thái lo âu
"Những cảm giác đa dạng hết sức khó chịu và nặng nề như nóng ran trong
người, cấu xé trong ruột, điện giật trong não...", đây là triệu chứng gì?
 Ảo giác bản thể
 Giảm cảm giác
 Tăng cảm giác
 Loạn cảm giác bản thể
Thông qua những tín hiệu thứ nhất (cảm giác) nó diễn giải và phản ánh sự vật
hiện tượng toàn vẹn hơn, đây là hoạt động tâm thần nào
 Tri giác (perception)
 Tư duy (thought)
 Khí sắc (mood)
 Cảm giác (sensation)
Khi nói về tri giác (perception), chọn ý đúng
 mang thuộc tính của cá nhân và những trải nghiệm
 nhờ đó ta có thể hình dung trong óc khuôn ra mặt một người bạn ta vừa
gặp hôm qua
 sự vật, hiện tượng thông qua tri giác sẽ được để lại dấu vết trong não là
ký ức
 một quá trình nhận thức thấp hơn cảm giác

Trang 7
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Chọn định nghĩa và ví dụ đúng của ảo tưởng (illusion)?


 tri giác sai lầm về các đối tượng có thật trong thực tế khách quan
 tri giác như có thật về một sự vật một hiện tượng không có trong thực tế
khách quan
 thấy những gương mặt trong mây
 nghe tiếng người nói bên tai, nhưng thực tế không có ai nói
Ba loại ảo tưởng được ghi nhận là
 ảo tưởng tư duy
 ảo tưởng cảm xúc
 ảo tưởng hoàn thành
 ảo tưởng lọc hình
"Khi đi qua công viên một mình trong đêm, thấy một cây chuyển động tưởng có
người tấn công", đây là ví dụ của
 ảo tưởng lọc hình
 ảo tưởng hoàn thành
 ảo tưởng cảm xúc
 ảo tưởng tư duy
"Thấy những gương mặt trong mây", đây là ví dụ của
 ảo tưởng hoàn thành
 ảo tưởng lọc hình
 ảo tưởng cảm xúc
 ảo tưởng tư duy
Ảo tưởng hay gặp trong các rối loạn nào
 hưng cảm,
 lo âu,
 loạn thần cấp
 trầm cảm,
Chọn định nghĩa và ví dụ đúng của ảo giác (hallucination)?
 nghe tiếng người nói bên tai, nhưng thực tế không có ai nói
 tri giác như có thật về một sự vật một hiện tượng không có trong thực tế
khách quan
 tri giác sai lầm về các đối tượng có thật trong thực tế khách quan
 thấy những gương mặt trong mây
Phát biểu nào sau đây phù hợp với ảo giác
 ảo giác phải rõ ràng trong phạm vi một giác quan
 ảo giác có thể kèm theo rối loạn ý thức như mê sảng
 các rối loạn tri giác xuất hiện trong thời gian sắp ngủ hoặc lúc mới thức
dậy cũng được xem là ảo giác
 ảo giác xuất hiện và mất đi phụ thuộc theo ý muốn người bệnh

Trang 8
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Các ảo thanh, đặc biệt là (A) những giọng nói là đặc trưng của tâm thần phân
liệt, trong khi (B) ảo giác thị giác thường xảy ra trong các trạng thái cảm xúc.
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
Ảo giác có thể được phân loại như sau
 Theo hình thức
 Theo giác quan
 Theo tính chất
 Theo nội dung
Ảo giác được phân loại theo tính chất gồm
 ảo giác khách quan và ảo giác chủ quan
 ảo giác thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, nội tạng
 ảo giác thô sơ và ảo giác phức tạp
 ảo giác thật và ảo giác giả
Ảo giác được phân loại theo nội dung gồm
 ảo giác thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, nội tạng
 ảo giác khách quan và ảo giác chủ quan
 ảo giác thô sơ và ảo giác phức tạp
 ảo giác thật và ảo giác giả
"Cảm giác ếch trong dạ dày" là triệu chứng gì?
 Ảo giác
 Ảo tưởng
 Dị cảm
 Tăng cảm giác
Ảo giác không phải từ ngoài đến mà lại khu trú trong đầu, từ trong cơ thể phát
ra. Ví dụ: người bệnh nghe tiếng nói chê bai mình trong đầu. Đây là
 ảo giác thính giác
 ảo giác thật
 ảo giác nội tạng
 ảo giác phức tạp
(A) Tri giác sai thực tại (derealisation) là một trải nghiệm khách quan khó chịu
ở nơi họ cảm thấy thế giới trở nên không thực; (B) Giải thể nhân cách
(depersonalisation) là một trải nghiệm chủ quan khó chịu ở nơi họ cảm thấy bản
thân trở nên “không thực”.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG

Trang 9
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
Tri giác sai thực tại và giải thể nhân cách thì (A) không đặc hiệu, có thể xuất
hiện trong nhiều rối loạn tâm thần đặc biệt là rối loạn hoảng loạn, (B) nhưng
không xảy ra ở người bình thường.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
Déjà vu là
 một trải nghiệm chủ quan khó chịu ở nơi họ cảm thấy bản thân trở nên
“không thực”
 một cảm nhận cho những sự việc đang trải nghiệm lần đầu như được trải
nghiệm từ trước
 một trải nghiệm chủ quan khó chịu ở nơi họ cảm thấy thế giới trở nên
không thực
 cảm nhận những sự việc hoặc tình huống như không quen thuộc, mặc dù
chúng đã được trải nghiệm từ trước
"Cảm nhận những sự việc hoặc tình huống như không quen thuộc, mặc dù
chúng đã được trải nghiệm từ trước". Đây là triệu chứng
 Déjà vu
 Depersonalisation
 Jamais vu
 Derealisation
Triệu chứng nào sau đây thuộc về rối loạn tri giác
 Jamais vu
 Ảo tưởng
 Ảo giác
 Déjà vu
Triệu chứng nào sau đây thuộc về rối loạn tri giác
 Sờ đụng sợi dây tưởng là con rắn
 Nghe tiếng người nói trong tai
 Thấy sâu bọ trên tay, chân mà thực tế không có
 Nghĩ có người khác theo dõi mình mà thực thế không có
Phát biểu sau đây phù hợp với cảm xúc
 bắt nguồn từ các kích thích vào các giác quan
 biểu hiện phản ứng thái độ con người đối với các kích thích
 không mang tính chất xã hội và tính chất giai cấp
 gắn liền với các hoạt động tâm thần khác như tri giác, tư duy…

Trang 10
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

"Trạng thái cảm xúc chủ quan theo thời gian". Đây là
 Khí sắc
 Ảo tưởng
 Tri giác
 Jamais vu
Giảm hoặc mất cảm xúc, khí sắc gồm
 Vô cảm
 Cảm xúc không ổn định
 Cảm xúc bàng quan
 Giảm khí sắc
Tăng cảm xúc, khí sắc gồm
 Cảm xúc không ổn định
 Tăng khí sắc
 Cảm xúc bàng quan
 Khoái cảm
Phát biểu nào đúng với giảm hoặc mất cảm xúc, khí sắc
 Giảm khí sắc là thành phần chủ yếu trong trầm cảm.
 Vô cảm hay gặp giai đoạn loạn thần do cai rượu
 Cảm xúc bàng quan hay gặp trong tâm thần phân liệt giai đoạn di chứng
 Cảm xúc không ổn định hay gặp trong tổn thương thực thể của não
Phát biểu nào đúng với tăng cảm xúc, khí sắc
 Tăng khí sắc gặp trong trạng thái hưng cảm
 Cảm xúc bàng quan hay gặp trong tâm thần phân liệt giai đoạn di chứng
 Cảm xúc không ổn định thường gặp trong trạng thái suy nhược
 Khoái cảm gặp ở bệnh có tổn thương thực thể ở não.
Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự biến đổi cảm xúc, khí sắc của người bệnh
 Phẳng lặng
 Tâm trạng không vui
 Lo lắng
 Mất hoạt động
Phát biểu nào sau đây phù hợp với tư duy (thought)
 phản ánh thế giới khách quan một cách trực tiếp
 hình thức cao nhất của quá trình nhận thức
 giúp ta có thể nắm được bản chất và quy luật hoạt động
 một quá trình hoạt động tâm thần đơn giản
(A) Cảm giác và tri giác chỉ có khả năng phản ánh trực tiếp và cụ thể những sự
vật riêng lẻ (nhận thức quán tính); (B) Tư duy giúp hiểu sâu các sự vật hiện
tượng, tìm ra bản chất, những mối quan hệ bên trong, những quy luật (nhận thức
lý tính).
Trang 11
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
Hoạt động của tư duy gồm có
 phân tích và tổng hợp
 ghi nhận và nhớ lại
 khái quát và trừu tượng hóa
 phán đoán suy luận và cuối cùng tìm ra kết luận
Rối loạn nhịp tư duy gồm
 Tư duy ngắt quãng (thought blocking)
 Nói lặp lại, đáp lặp lại (verbigeration)
 Tư duy phi tán (flight of ideas)
 Tư duy hai chiều (ambivalence)
Rối loạn tư duy loại hình thức phát ngôn gồm
 Không nói
 Tư duy ái kỷ
 Chơi chữ
 Nói tay đôi
Bệnh nhân nói "câu sau tiếp câu trước theo vần (trời xanh ăn chanh, uống nước
đi năm bước)". Đây là rối loạn ngôn ngữ kiểu gì
 Tư duy ái kỷ
 Chơi chữ
 Sáng tạo ngôn ngữ
 Ngôn ngữ không liên quan
Sáng tạo ngôn ngữ là
 lặp lại một từ ngữ hay một câu trả lời
 tư duy người bệnh lộn xộn, họ nói ra rời rạc không có mối liên hệ gì với
nhau và không có ý nghĩa gì cả
 người bệnh đặt ra những ngôn ngữ lạ lùng, người khác không thể hiểu
được
 câu sau tiếp câu trước theo vần (trời xanh ăn chanh, uống nước đi năm
bước)
Nhại lời là
 khi hỏi người bệnh không trả lời câu hỏi mà chỉ lặp lại câu hỏi
 lặp lại một từ ngữ hay một câu trả lời
 người bệnh đặt ra những ngôn ngữ lạ lùng, người khác không thể hiểu
được

Trang 12
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 câu sau tiếp câu trước theo vần (trời xanh ăn chanh, uống nước đi năm
bước)
"Người bệnh cho rằng rất yêu quý bản thân và suy nghĩ mình rất quan trọng,
nhấn mạnh tính chủ quan hơn khách quan và bỏ qua thực tế." Đây là
 Tư duy ái kỷ
 Tư duy phi tán
 Tư duy hai chiều
 Cơn xung động lời nói
Phát biểu sau đây phù hợp với rối loạn nhịp tư duy
 Tư duy chậm chạp thường gặp trong trầm cảm
 Tư duy lai nhai thường gặp trong lo âu
 Tư duy ngắt quãng thường gặp trong tâm thần phân liệt
 Tư duy phi tán thường gặp trong cơn hưng cảm
Phát biểu sau đây phù hợp với rối loạn tư duy loại hình thức phát ngôn
 Ngôn ngữ không liên quan thường gặp trong trạng thái mê sảng và lú lẫn.
 Tư duy chậm chạp thường gặp trong trầm cảm
 Nói tay đôi thường gặp trong hưng cảm
 Cơn xung động lời nóithường gặp trong tâm thần phân liệt
Ambivalence là
 Tư duy ái kỷ
 Tư duy hai chiều
 Ngôn ngữ không liên quan
 Sáng tạo ngôn ngữ
Từ tiếng Anh của triệu chứng "sáng tạo ngôn ngữ" là
 ambivalence
 neologism
 word salad
 autistic thinking
Tư duy hai chiều (ambivalence) và tư duy ái kỷ (autistic thinking) hay gặp trong
rối loạn nào
 Tâm thần phân liệt
 Lo âu
 Trầm cảm
 Hưng cảm
Triệu chứng nào sau đây thuộc về rối loạn nội dung tư duy
 Căng trương lực
 Cưỡng bách
 Hoang tưởng
 Ám ảnh
Trang 13
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Từ tiếng Anh của hoang tưởng là


 overvalued ideas
 compulsion
 obsession
 delusion
Từ "obsession" nghĩa là
 Ảo giác
 Cưỡng bách
 Ám ảnh
 Nghi bệnh
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với hoang tưởng
 dựa trên các suy diễn không phù hợp với thực tế về sự thật bên ngoài
 người bệnh đôi khi coi ý tưởng hay phán đoán đó là sai
 ý tưởng hay phán đoán sai lầm
 những thành viên trong cùng văn hoá chia sẻ ý tưởng đó
"Người bệnh cho rằng mọi người nói chuyện với nhau hay nội dung bài báo, bài
bình luận, bài hát và một số thông tin khác ở bên ngoài đang ám chỉ họ". Đây là
hoang tưởng
 liên hệ
 bị hại
 kỳ quái
 bị kiểm tra, chi phối
"Người bệnh như đang sống trong một cảnh lạ lùng, họ đang đứng giữa cuộc
chiến tranh giữa hai phe và thắng lợi bên nào là phụ thuộc vào hành vi, tác
phong của họ, người bệnh cho mình nắm quyền cai quản thế giới,...". Đây là
hoang tưởng
 liên hệ
 kỳ quái
 bị kiểm tra, chi phối
 bị hại
Các hoang tưởng hay gặp trong tâm thần phân liệt gồm
 Hoang tưởng kỳ quái
 Hoang tưởng bị hại
 Hoang tưởng tự cao
 Hoang tưởng bị kiểm tra, chi phối
Các hoang tưởng hay gặp trong giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng
loạn thần gồm
 hoang tưởng nghi bệnh

Trang 14
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 hoang tưởng tự buộc tội


 hoang tưởng liên hệ
 hoang tưởng được yêu
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với định kiến (overvalued ideas)
 một hình thức niềm tin bất thường
 những ý tưởng dựa trên thực tế có thể có lý và hiểu được
 cường độ nhẹ hơn và thời gian ngắn hơn so với ám ảnh
 chiếm một vị trí nhỏ trong ý thức
Nói về định kiến, (A) người bệnh thấy chỗ sai của định kiến nên có sự đấu
tranh, phê phán lại; (B) với thời gian hoàn cảnh thuận lợi, định kiến sẽ mờ nhạt
dần hoặc mất hẳn.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
"Đối với một sự việc không vừa lòng nhỏ nhặt như sai hẹn, góp ý không chính
xác... thì người bệnh cho rằng việc đó là có tính chất coi thường họ, xem họ
không ra gì cả." Đây là triệu chứng
 Hoang tưởng
 Cưỡng bách
 Ám ảnh
 Định kiến
Phát biểu nào sau đây phù hợp với ám ảnh
 quay lại của ám ảnh có thể được kiềm chế trong một thời gian, nhưng đổi
lại là khởi phát loạn thần
 xảy ra dai dẳng, tái diễn, xâm lấn và gây khó chịu
 người bệnh không ý thức được đó là bệnh tật
 những ý tưởng, suy nghĩ hoặc xung động không phù hợp thực tế
"Người bệnh lo sợ khi phải thực hiện một công việc trước đám đông, sợ ăn mặc
lố lăng, sợ cử chỉ không phù hợp, nói không đúng…". Đây là
 Ám ảnh tính toán
 Ám ảnh sợ xã hội
 Ám ảnh sợ khoảng rộng
 Ám ảnh nghi ngờ
"Mặc dù người bệnh biết tính chất vô lý và tìm cách khắc phục nhưng vẫn suy
nghĩ trở đi trở lại như sợ khoảng rộng, sợ người lạ, sợ bị ung thư,...". Đây là
 Hoang tưởng
 Cưỡng bách

Trang 15
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Ám ảnh
 Định kiến
Bệnh nhân than phiền là "bản thân rất sợ dơ, ý tưởng sợ dơ xuất hiện dồn dập
khi tiếp xúc với vật dụng công cộng... mặc dù biết rằng điều này là quá đáng
nhưng không thể nào xoá được trong suy nghĩ", đây là triệu chứng gì?
 Tư duy vang thành tiếng
 Hoang tưởng
 Ám ảnh
 Định kiến
Phát biểu sau đây phù hợp với cưỡng bách (compulsion)
 những ý tưởng, suy nghĩ hoặc xung động không phù hợp thực tế
 mục đích làm giảm hay ngăn chặn các hoang tưởng
 rửa tay nhiều lần vì sợ vi trùng dính tay là ví dụ
 những động tác hay nghi thức tâm linh và trở thành thói quen
Phát biểu sau đây phù hợp với hành vi có ý chí
 để thực hiện hành vi có ý chí, cần có sự tham gia của các quá trình chú ý,
phán đoán, suy luận,...
 để thực hiện hành vi có ý chí, cần vận dụng các kiến thức, các kinh
nghiệm đã có, vận dụng các đặc điểm của nhân cách
 con người thông qua hành vi có ý chí để cải tạo thiên nhiên và xã hội
 một quá trình hoạt động tâm thần có mục đích, phương hướng rõ ràng
Hành vi có ý chí gồm các loại sau
 phản xạ
 phức tạp
 cưỡng bách
 tự động
"Những hành vi phức tạp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần nên không cần suy nghĩ
lâu vẫn có thể thực hiện được (thao tác nghề nghiệp, đan len, vệt vải, may
mặc…)." Đây là hành vi có ý chí gì?
 phản xạ
 cưỡng bách
 tự động
 đơn giản
Phát biểu sau đây phù hợp với hành vi bản năng
 quá trình thần kinh chi phối bản năng chủ yếu xuất hiện ở các trung khu
vỏ não
 những hành vi nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh vật
 đôi khi rất mạnh, có thể chi phối cả tác phong, hành vi con người, nhất là
ở người già
Trang 16
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 xuất hiện như những phản xạ không điều kiện bẩm sinh
(A) Ở người bình thường, hành vi có ý chí luôn chịu sự kiềm chế của hành vi
bản năng; (B) Khi nào bị rối loạn, vùng vỏ thoát ly sự kiềm chế thì hành vi bản
năng mới nổi lên một cách hỗn loạn.
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
Phát biểu sau đây phù hợp với rối loạn hành vi có ý chí
 Hành vi kỳ dị: gặp trong tâm thần phân liệt
 Tăng vận động, tăng động tác: gặp trong trạng thái hưng cảm
 Mất vận động, mất động tác: gặp trong tâm thần phân liệt, rối loạn phân
ly
 Giảm vận động, giảm động tác: hay gặp trong trạng thái lo âu
Rối loạn hành vi bản năng gồm
 Tăng vận động, tăng động tác
 Hành vi kỳ dị
 Say mê xung động
 Hành vi xung động, kích động
"Người bệnh đột nhiên nhảy xuống đất khi xe đang chạy, đánh đập túi bụi, phá
hoại tất cả những vật gì rơi vào tầm tay mình,...". Đây là
 kỳ dị
 tăng động tác
 say mê xung động
 xung động, kích động
Phát biểu sau đây phù hợp với say mê xung động
 người bệnh nhớ thời gian lên cơn hoàn toàn
 hay gặp trong tâm thần phân liệt và trầm cảm
 xung động trộm cắp, xung động đốt nhà là ví dụ
 xuất hiện từng cơn, thường là khát vọng xâm chiếm lý trí
Phát biểu sau đây phù hợp với chú ý (attention)
 chất lượng của chú ý phụ thuộc vào hoàn cảnh làm việc
 chất lượng của chú ý phụ thuộc vào sự hấp dẫn của vấn đề
 là năng lực tập trung các quá trình hoạt động tâm thần vào một đối tượng
 giúp đối tượng hoặc hiện tượng được phản ánh rõ nét nhất trong tri giác
Phát biểu sau đây phù hợp với rối loạn chú ý (attention)
 Chú ý trì trệ gặp trong trạng thái trầm cảm
 Chú ý suy yếu gặp trong tâm thần phân liệt
 Chú ý di chuyển nhanh chóng gặp trong trạng thái hưng cảm
Trang 17
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Chú ý trì trệ gặp trong bệnh động kinh


"Người bệnh không thể tập trung chú ý vào một việc gì lâu được mà rất dễ phân
tán tư tưởng." Đây là rối loạn chú ý gì?
 trì trệ
 di chuyển nhanh chóng
 liên tưởng
 suy yếu
Chú ý trì trệ là
 không thể tập trung chú ý vào một việc gì lâu được mà rất dễ phân tán tư
tưởng
 tập trung vào một chủ đề trong thời gian tương đối lâu, nhưng sự di
chuyển chú ý từ vấn đề này sang vấn đề khác rất chậm chạp
 không thể tập trung chú ý vào đối tượng cần thiết mà luôn di chuyển sự
chú ý của mình từ vấn đề này sang vấn đề khác
 không thể tập trung vào những sự việc vừa mới xảy ra hay sự việc đã cũ
Hoạt động của trí nhớ gồm 3 quá trình
 Suy luận
 Bảo tồn
 Nhận thức
 Nhớ lại
"Trí nhớ chỉ dựa vào những mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng dễ nhớ. Ví
dụ: nhớ bảng cửu chương, nhớ câu ca dao tục ngữ…". Đây là loại trí nhớ gì?
 thông hiểu
 máy móc
 kĩ năng
 lưu loát
"Người bệnh nhớ lại những sự việc rất cũ, cả những sự việc không có ý nghĩa
hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nào nhớ được, gặp trong". Triệu
chứng này gặp trong
 hưng cảm
 loa âu lan tỏa
 rối loạn tâm thần tuổi già
 trầm cảm
"Người bệnh quên một số kỷ niệm, quên ngoại ngữ, quên thao tác nghề
nghiệp...". Gặp trong
 tổn thương khu trú ở một vùng nhất định của não
 sa sút trí tuệ nặng
 xúc quá mạnh và đột ngột

Trang 18
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 trạng thái hưng cảm


Phát biểu sau đây phù hợp với quên thuận chiều
 quên những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh một thời gian từ vài giờ
đến vài tuần
 gặp trong cơn động kinh toàn thể
 hay gặp trong chấn thương sọ não
 quên những sự việc trước khi bị bệnh, thời kỳ quên có thể là vài ngày và
cá biệt vài tháng
Loạn nhớ gồm
 Bịa chuyện
 Nhớ giả
 Tăng nhớ
 Nhớ thật
Nhớ nhầm là
 người bệnh quên hết các sự việc đã xảy ra và thay vào chỗ đó kể lại
những sự việc không hề xảy ra với mình
 người bệnh nhớ lại những sự việc rất cũ, cả những sự việc không có ý
nghĩa
 đối với những sự việc có thật trong cuộc sống của người bệnh trong một
thời gian, không gian nào đó thì người bệnh nhớ lại vào thời gian không
gian khác
 người bệnh nhớ về việc của mình thành việc của người khác hoặc ý
nghĩ sáng kiến của người khác thì nhớ ra của mình
Bệnh nhân nói mình nghe tiếng nói trong tai, thấy quạt trần cho là máy bay,
nghĩ người nhà tìm cách hại mình nhưng thực tế không có, có lúc đập phá đồ
đạc vô cớ. Theo định nghĩa, bệnh nhân có triệu chứng gì
 Bịa chuyện
 Hoang tưởng
 Ảo tưởng
 Căng trương lực

Trang 19
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 2a: HỘI CHỨNG TÂM THẦN

Rối loạn tâm thần thực tổn trong "Hội chứng tâm thần" gồm
 Sảng (delirium)
 Sa sút tâm thần (dementia)
 Loạn thần (psychosics)
 Tự kỉ trẻ em (childhood autism)
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng sa sút tâm thần
 một hội chứng do bệnh lý toàn thân
 thường có bản chất mạn tính và tiến triển
 đưa đến các rối loạn nhiều chức năng vỏ não cao cấp
 triệu chứng và suy giảm nên được xác định ít nhất 12 tháng
Phát biểu sau đây phù hợp với triệu chứng của hội chứng sa sút tâm thần
 suy giảm phán xét và động tác
 khó khăn trong tập trung và chú ý
 suy giảm ý thức
 suy giảm khả năng tư duy
Phát biểu sau đây phù hợp với triệu chứng của hội chứng sảng
 biểu hiện thoáng qua và dao động mức độ nặng
 đặc trưng bởi sự xuất hiện rối loạn ý thức đầu tiên
 hầu hết các trường hợp sẽ phục hồi trong 4 tuần
 một hội chứng điển hình về bệnh nguyên
Từ tiếng Anh của sảng là
 depression
 dementia
 detoxification
 delirium
Phát biểu sau đây phù hợp với triệu chứng của hội chứng nhiễm độc chất cấp
(acute intoxication)
 rượu có thể có tác động kích thích rõ ràng ở liều thấp
 triệu chứng của nhiễm độc chất không phải lúc nào cũng phản ánh đúng
tính chất hoạt động nguyên phát của chất
 triệu chứng gồm các rối loạn mức độ ý thức, nhận thức, tri giác,...
 một hội chứng xuất hiện sau khi ngưng sử dụng rượu hoặc chất hoạt động
tâm thần khác
Trong hội chứng nhiễm độc chất cấp, (A) Những tác động của các chất như
cannabis (cần sa) và chất gây ảo giác có thể dự đoán được; (B) Rượu đưa đến
kích thích và gây hấn khi tăng liều, và gây an thần mạnh ở liều rất cao.

Trang 20
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B ĐÚNG
Trong hội chứng trạng thái cai chất, bệnh cảnh (A) có giới hạn về thời gian và
(B) có liên quan đến loại chất và liều lượng đang được sử dụng trước khi ngưng.
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
Trạng thái cai có thể gây biến chứng co giật
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Từ tiếng Anh của "loạn thần" là
 mania
 psychosics
 neurosis
 depression
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng loạn thần
 Loạn thần dương tính (positive) phản ánh sự suy giảm các chức năng cơ
bản
 Nghĩa cổ điển nhấn mạnh sự thiếu kiểm chứng thực tế (reality testing)
 Trong cách sử dụng phổ biến nhất, loạn thần đồng nghĩa với suy giảm
nặng trong chức năng xã hội và cá nhân
 Loạn thần âm tính (negative) được tin là có liên quan đến những bất
thường về sinh hoá thần kinh
Trong hội chứng loạn thần, loạn thần dương tính (positive) gồm
 cảm xúc không ổn định
 tư duy không liên quan
 hoang tưởng
 ảo giác
Nghĩa cổ điển của thuật ngữ loạn thần nhấn mạnh sự thiếu kiểm chứng thực tế
(reality testing) và suy giảm chức năng tâm thần, biểu hiện bằng
 lú lẫn
 suy giảm trí nhớ
 hoang tưởng
 ám ảnh
Trong hội chứng loạn thần, loạn thần âm tính (negative) gồm

Trang 21
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 ngôn ngữ nghèo nàn


 thiếu động lực
 giảm hứng thú
 khí sắc trầm
Trong hội chứng loạn thần, nghĩa của triệu chứng "anhedonia" là
 cảm xúc phẳng lặng
 ngôn ngữ nghèo nàn
 giảm hứng thú
 thiếu ý chí
Trong hội chứng loạn thần, với sự suy giảm kiểm chứng thực tế, (A) người bệnh
đánh giá sai lầm về cảm xúc và hành vi của họ và (B) suy diễn không chính xác
về thực tế bên ngoài, thậm chí đối diện với bằng chứng ngược lại.
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng hưng cảm
 khí sắc gia tăng đi kèm với tăng năng lượng
 có thể thay đổi từ vui tươi thân thiện đến phấn khích không thể kiềm chế
 đánh giá cao bản thân (grandiosity), và tăng nhu cầu ngủ
 đặc trưng bởi khí sắc gia tăng không liên quan đến những tình huống
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng trầm cảm
 giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
 ý nghĩ và hành vi gây hại bản thân hay tự sát
 tăng tập trung và chú ý
 trạng thái khí sắc trầm, mất quan tâm và hứng thú
Từ "mania" có nghĩa là
 Tự cao
 Cai
 Trầm cảm
 Hưng cảm
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng loạn thần kinh
 kiểm chứng thực tế không còn nguyên vẹn
 một rối loạn không loạn thần
 đặc trưng bởi lo âu
 triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh và được người bệnh nhận ra

Trang 22
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong hội chứng loạn thần kinh, (A) rối loạn không có bạo lực mặc dù gây suy
giảm chức năng khá nhiều; (B) rối loạn tương đối kéo dài hoặc tái diễn nếu
không điều trị, tuy nhiên không tìm thấy bệnh nguyên thực thể rõ ràng.
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng lo âu
 lo âu tinh thần là một cảm xúc, đặc trưng bởi gia tăng cảnh giác, sợ điều
xấu sẽ xảy ra
 trở nên bệnh lý khi biểu hiện của đáp ứng kéo dài, nặng nề hoặc không
phù hợp với mối nguy hiểm thực sự
 lo âu cơ thể gồm những cảm giác như hồi hộp đánh trống ngực, ra mồ
hôi, khó thở, da tái xanh, và khó chịu ở bụng
 một đáp ứng không thích nghi với stress và mối nguy hiểm
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng rối loạn nhân cách
 lệch khác rõ ràng về nhận thức, suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc, và đặc biệt ở
mối quan hệ với người khác
 xuất hiện từ lúc trưởng thành và kéo dài đến già
 phản ứng mềm dẻo với nhiều tình huống cá nhân và xã hội
 đặc trưng bởi những kiểu hành vi cứng nhắc và dai dẳng
Trong phần hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em, các rối loạn bao gồm
 Tự kỷ trẻ em
 Rối loạn tăng động
 Chậm phát triển tâm thần
 Rối loạn lưỡng cực
Phát biểu nào sau đây phù hợp với tự kỉ trẻ em
 Phát triển tâm thần bị ngưng lại hoặc không trọn vẹn
 Sự kết hợp của tăng hoạt động, khó khăn điều khiển hành vi
 Khởi phát trước 3 tuổi
 Rối loạn khả năng tương tác xã hội, giao tiếp
Từ "autism" có nghĩa là
 Tự kỷ
 Chậm phát triển
 Lưỡng cực
 Tăng động
Rối loạn khởi phát trước 3 tuổi, đặc trưng là sự bất thường chức năng trong ba
lĩnh vực là tương tác xã hội, giao tiếp, và hành vi giới hạn và định hình. Đây là
 Tự kỷ trẻ em

Trang 23
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Rối loạn tăng động


 Rối loạn lưỡng cực
 Chậm phát triển tâm thần
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng chậm phát triển tâm thần
 kĩ năng bị suy giảm bao gồm nhận thức, ngôn ngữ, vận động, và những
khả năng xã hội
 đặc trưng bởi sự suy giảm những kỹ năng đóng góp vào mức trí tuệ
 có thể không có bất cứ rối loạn tâm thần hoặc thể chất khác
 một bệnh lý phát triển tâm thần bị ngưng lại hoặc không trọn vẹn
Rối loạn khởi phát sớm với khó khăn điều khiển hành vi với giảm chú ý đáng kể
và thiếu tham gia vào các công việc; và lan tỏa trong nhiều tình huống và dai
dẳng theo thời gian.. Đây là
 Rối loạn tăng động
 Rối loạn lưỡng cực
 Tự kỷ trẻ em
 Chậm phát triển tâm thần
Phát biểu sau đây phù hợp với hội chứng kích động căng trương lực
 Lúc đầu, phấn khởi tràn trề, nói nhiều với nội dung tự cao
 Khi trạng thái kích động, có hiện tượng nhắc đến nhiều chủ đề khác nhau
 Khi trạng thái kích động, hành vi dị kỳ như đột nhiên nhảy từ trên giường
xuống, nhảy múa quay cuồng
 Lúc đầu, có một số hành vi lẻ tẻ, không tự nhiên, có tính chất xung động
Người bệnh không nói được lời nào, không trả lời câu hỏi, không phản ứng với
các kích thích đau, kích thích nóng lạnh cũng như các diễn biến xung quanh
(cháy nhà, bom nổ…). Bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài.
Đây là
 Rối loạn giảm động
 Kích động căng trương lực
 Sững sờ căng trương lực
 Tự kỷ
Từ "catatonia" có nghĩa là
 Kích động
 Tự kỷ
 Căng trương lực
 Tự cao
Bệnh nhân lớn tuổi, biểu hiện quên ngày càng nặng dần trong nhiều năm, khó
khăn trong diễn đạt ngôn ngữ, các động tác trở nên không chính xác và chậm, tư

Trang 24
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

duy trừu tượng kém, phán xét kém, nhưng không suy giảm ý thức. Đây thông
thường là biểu hiện của bệnh gì
 Sảng
 Tâm thần phân liệt thể di chứng
 Sa sút tâm thần
 Trầm cảm mạn tính
Bệnh nhân với bệnh lý xơ gan nặng, nằm bệnh viện vì xuất huyết tiêu hoá, biểu
hiện quờ quạng, lúc tỉnh lúc mê, nói lúc đúng lúc sai, tay chụp chụp không khí
như đang thấy gì lạ trước mắt. Đây là biểu hiện của bệnh gì
 Sảng do bệnh lý cơ thể
 Sa sút tâm thần
 Hưng cảm nặng
 Hội chứng cai rượu
Một thanh niên biểu hiện chạy ra đường la hét, đánh người khác vô cớ, trèo lên
cột điện, nói có người rược đuổi mình. Công an xét nghiệm (test AMP) nước
tiểu dương tính với nhóm amphetamin (đá). Đây là tình trạng
 Cai chất
 Nhiễm độc chất cấp
 Phản ứng với stress cấp
 Tâm thần phân liệt
Một người với khí sắc cảm xúc gia tăng có thể dễ cáu gắt, kèm theo tăng hoạt
động, nói nhiều, đánh giá cao bản thân (grandiosity), và giảm nhu cầu ngủ. Đây
là biểu hiện của hội chứng gì
 Nhiễm độc cấp methamphetamin (đá)
 Tâm thần phân liệt
 Hưng cảm
 Tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trang 25
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 3: CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC THỂ

Nói về rối loạn tâm thần thực thể, chọn phát biểu phù hợp
 Rối loạn tâm thần thực thể là những rối loạn tâm thần có liên quan trực
tiếp đến các tổn thương thực thể ở tổ chức não.
 Nhân cách và sự đề kháng của cơ thể người bệnh không quan trọng trong
sự khác biệt của các triệu chứng lâm sàng.
 Các triệu chứng tâm thần xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng
nhẹ và vị trí của tổn thương thực thể ở não.
 Các bệnh lý tâm thần tiềm tàng gặp cơ hội tổn thương tổ chức não có thể
bộc phát làm cho bệnh cảnh lâm sàng đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
Nói về các nhóm nguyên nhân, rối loạn tâm thần thực thể thường gặp trong
 Tổn thương choán chỗ (ví dụ: u não).
 Bệnh chuyển hoá
 Động kinh.
 Bệnh thoái hóa thần kinh tủy sống.
Nói về các bệnh nguyên nhân được đề cập, rối loạn tâm thần thực thể có thể gặp
trong
 xơ gan
 bệnh Chorea
 thiếu vitamin PP
 động kinh thùy thái dương
Nói về nguyên nhân nhiễm độc, thuốc/chất nào gây rối loạn tâm thần thực thể
được đề cập
 giảm đau
 rượu
 chống động kinh
 kháng sinh
Nói về nguyên nhân nhiễm độc và nhiễm khuẩn trong rối loạn tâm thần thực
thể, chọn phát biểu đúng
 Nhiễm khuẩn toàn thân không gây ra các rối loạn tâm thần thực thể…
 Nhiễm khuẩn nội sọ: viêm màng não, viêm não, áp xe não, giang mai
não… ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tâm thần.
 Thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc hướng thần, giảm đau,… an toàn về
mặt tâm thần.
 Nhiễm độc các loại thuốc trong nông nghiệp, công nghiệp… thường gây
các rối loạn tâm thần thực thể.

Trang 26
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Alzheimer, Parkinson, Hungtington là những bệnh thoái hóa thần kinh có thể
gây rối loạn tâm thần thực thể
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 ĐÚNG
Sảng là một tình trạng lú lẫn tâm thần, khởi phát cấp tính bởi............... dao
động.
 triệu chứng loạn thần
 rối loạn tri giác
 sự giảm nhận thức
 rối loạn ý thức
Cơn sảng điển hình có khởi phát ...
 vài giây hoặc vài phút
 Tùy chọn 4
 vài giờ hoặc vài ngày
 vài tuần
Những bất thường về khí sắc, tri giác và hành vi là những triệu chứng tâm thần
thường gặp trong sảng
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
Liệt nửa người, run khi nghỉ, và tiểu không kiểm soát là những triệu chứng thần
kinh phổ biến trong sảng
 ĐÚNG
 SAI
Sảng là một dạng Sa sút tâm thần loại Alzheimer nặng
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 SAI
 ĐÚNG
Tránh các biến chứng liên quan đến sảng như ........ vì bệnh nhân đang trong tình
trạng suy giảm ý thức.
 giết người
 tai nạn
 ngộ độc
 tự sát
Tỷ lệ sảng trong dân số chung
 hay gặp ở người cao tuổi
 10,5% ở người trên 75 tuổi

Trang 27
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 0,4% ở người trên 18 tuổi


 4,1% ở người trên 55 tuổi
Tỷ lệ sảng trong dân số đặc biệt
 10-15% bệnh nhân thuộc khoa ngoại tổng quát
 Tỷ lệ tăng 60% ở khoa săn sóc đặc biệt về tim mạch
 15-25% bệnh nhân thuộc khoa nội tổng quát
 10-15% bệnh nhân cao tuổi khi nhập viện và 10-40% trong thời gian nằm
viện
Nói về các yếu tố nguy cơ của sảng, chọn phát biểu đúng
 Bệnh nhân bị chấn thương não bộ, bị tai biến mạch máu não
 Hay gặp ở các bệnh nhân nhập viện do AIDS, ung thư
 Hay gặp ở người cao tuổi nhất là phái nữ
 Ở trẻ em hay gặp ở những bệnh lý chuyển hoá và do chấn thương
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí A về 2
triệu chứng của hoạt động tâm thần nào bị rối loạn
 Trí nhớ
 Chú ý
 Ý thức
 Hành vi
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí A về
rối loạn chú ý gồm rối loạn
 tập trung,
 thay đổi chú ý
 giảm khả năng định hướng,
 duy trì chú ý
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí B nói
về
 Thời gian
 Bệnh nguyên
 Chẩn đoán phân biệt
 Triệu chứng đi kèm
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí C nói
về
 Thời gian
 Triệu chứng đi kèm
 Chẩn đoán phân biệt
 Bệnh nguyên

Trang 28
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí E nói
về
 Chẩn đoán phân biệt
 Thời gian
 Triệu chứng đi kèm
 Bệnh nguyên
Tiêu chí thời gian trong chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, rối loạn
phát triển trong thời gian ngắn (thường vài giờ đến vài ngày), cho thấy sự thay
đổi so với hoạt động nền, và có xu hướng ổn định mức độ nặng trong bệnh cảnh
một ngày
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Tiêu chí chẩn đoán phân biệt trong chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo
DSM-5, rối loạn ở A và B không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn nhận
thức thần kinh khác đã hình thành và tồn tại từ trước, hay rối loạn liên quan và
không thuộc bệnh cảnh thuyên giảm trong ý thức, như hôn mê
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, chọn ý đúng
 Rối loạn phát triển trong thời gian dài và có xu hướng dao động trong
ngày.
 Có bằng chứng cho thấy rối loạn do hậu quả gián tiếp về chức năng của
bệnh cơ thể.
 Rối loạn trong chú ý và ý thức (giảm định hướng về môi trường).
 Rối loạn trong nhận thức (ví dụ, suy giảm trí nhớ, định hướng, ngôn
ngữ, khả năng thị giác, hoặc tri giác)
Sa sút tâm thần được định nghĩa như là một suy giảm tiến triển các chức năng
nhận thức ngay khi hoạt động tri giác còn được bảo tồn (nghĩa là không bị sảng)
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, chọn
phát biểu đúng
 Khí sắc, nhân cách, khả năng phán đoán và hành vi có thể bị ảnh hưởng
 Sự suy giảm toàn thể trong hoạt động trí năng là đặc điểm quan trọng
 Rối loạn có thể là tiến triển hoặc hằng định, vĩnh viễn hay phục hồi được
Trang 29
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Sa sút tâm thần thể hiện sự rối loạn chức năng lan tỏa và cấp tính
Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, khoảng
5% người bị sa sút có bệnh lý có thể phục hồi nếu được điều trị trước khi sự tổn
thương không thể phục hồi xảy ra.
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, tỷ lệ sa
sút tâm thần chung ở người cao tuổi, chọn câu đúng
 85 tuổi: tần suất mắc bệnh là 40%
 75-85 tuổi: tần suất mắc bệnh là 20%
 65-75 tuổi: tần suất mắc bệnh là 1%
 Dưới 65 tuổi: tần suất mắc bệnh là 0,1%
Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, tỷ lệ
từng loại sa sút tâm thần
 Các nguyên nhân khác như chấn thương sọ não, rượu, bệnh Parkinson,
nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 1-5%
 Sa sút tâm thần có đồng thời bệnh Alzheimer và bệnh lý mạch máu não
chiếm tỷ lệ 15-30%
 Sa sút tâm thần do bệnh lý mạch máu não chiếm tỷ lệ 10-15%
 Sa sút tâm thần loại Alzheimer chiếm tỷ lệ 50-60%
Trong DSM-5, rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh được sử dụng thay cho
cụm từ sa sút tâm thần vì có thể dùng cho những bệnh nhân trẻ hơn, những
người bị suy giảm thứ phát sau chấn thương não hoặc nhiễm HIV
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Tiêu chuẩn của nhiều rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh đều dựa trên
những thành phần nhận thức được xác định. Có mấy thành phần
 8
 5
 6
 7
Tiêu chuẩn của nhiều rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh đều dựa trên
những thành phần nhận thức được xác định. Các thành phần là
 Chú ý hỗn hợp
 Nhận thức cá nhân
 Vận động ý thức
Trang 30
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Học tập và trí nhớ


Việc lên kế hoạch, ra quyết định, sửa lỗi, đáp ứng lại những phản hồi, tính linh
hoạt tâm thần (tính hợp lý về qui luật) là thành phần nhận thực thần kinh nào
 Chức năng thi hành
 Học tập và trí nhớ
 Chú ý hỗn hợp
 Vận động tri giác
Nhận diện cảm xúc (nhận ra cảm xúc của những hình ảnh khuôn mặt), lý trí
(khả năng nhận xét trạng thái tâm lý, suy nghĩ và mong mỏi, của những người
khác hay nhân vật trong truyện; kể câu truyện và hỏi “tại sao cậu bé buồn?”) là
thành phần nhận thực thần kinh nào
 Vận động tri giác
 Chức năng thi hành
 Học tập và trí nhớ
 Nhận thức xã hội
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh (sa sút tâm thần) theo
DSM-5, chọn phát biểu đúng
 Sự suy giảm nhận thức có thể xảy ra trong bệnh cảnh của sảng
 Sự suy giảm nhận thức được giải thích tốt hơn bằng các triệu chứng trầm
cảm
 Suy giảm nhận thức làm ảnh hưởng đến sự độc lập trong hoạt động hằng
ngày
 Bằng chứng của sự suy giảm nhận thức đáng kể so với mức hoạt động
trước đây
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh loại Alzheimer theo DSM-
5, chọn phát biểu đúng
 A.Đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhận thức thần kinh.
 C.Đáp ứng tiêu chuẩn bệnh Alzheimer nhiều khả năng (probable) hoặc có
thể (possible).
 B.Khởi phát âm thầm và tiến triển suy giảm từ từ trong một hoặc nhiều
chức năng nhận thức.
 D.Sự suy giảm nhận thức không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn
tâm thần khác (ví dụ, trầm cảm chủ yếu, tâm thần phân liệt).
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh loại Alzheimer theo DSM-
5, ý nào được đề cập trong "Alzheimer nhiều khả năng" và "Alzheimer có thể".
 Có bằng chứng về bệnh nguyên hỗn hợp
 Suy giảm từ từ và tiến triển đều đặn trong nhận thức, có vùng ổn định kéo
dài

Trang 31
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Bằng chứng rõ ràng về sự suy giảm trí nhớ và học tập và ít nhất một chức
năng nhận thức khác
 Bằng chứng đột biến gen liên quan đến bệnh Alzheimer từ tiền sử gia
đình hoặc kiểm chứng gen
Hội chứng quên với rối loạn trí nhớ gần và xa nổi bật không kèm theo các rối
loạn nhận thức khác.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Dựa vào bệnh sinh, người ta chia HỘI CHỨNG QUÊN thành ba nhóm
 hội chứng quên do bệnh cơ thể
 hội chứng quên do bệnh lý tâm thần
 hội chứng quên không đặc hiệu khác
 hội chứng quên kéo dài do chất
Trong rối loạn tâm thần thực thể khác, loại nào được đề cập
 Rối loạn lo âu thực thể
 Rối loạn hoang tưởng thực thể
 Rối loạn nhân cách thực thể
 Các rối loạn khí sắc thực thể
Nguyên nhân của hội chứng hoang tưởng thực thể bao gồm các chất/thuốc và
bệnh lý như
 chấn thương sọ não
 corticosteroid, rượu
 thiếu Vitamin (A, C, và D)
 amphetamine, phencyclidine
Trong "Ảo giác thực thể", trạng thái ảo giác dai dẳng hoặc tái diễn thường là ảo
thanh hoặc ảo thị xảy ra trong trạng thái ý thức sáng sủa mà bệnh nhân có thể
thừa nhận hay không thừa nhận.
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẤP
 ĐÚNG
Trong "Ảo giác thực thể", ảo giác có thể xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào,
nhưng một vài nguyên nhân có khuynh hướng tạo ra các hình thức ảo giác đặc
hiệu như: rượu, các chất gây ảo giác, amphetamine và chứng đục thủy tinh thể
có khuynh hướng tạo ảo xúc, cocain tạo ảo thị...
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP

Trang 32
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong "Ảo giác thực thể", opiat (chất từ cây anh túc, morphin, heroin) gây ảo
giác thị giác mạnh
 SAI
 ĐÚNG
Trong "Ảo giác thực thể", ảo giác do rượu có thể tự biến mất trong vài ngày hay
vài tuần hoặc ngược lại có thể tồn tại nhiều tháng
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Trong "Ảo giác thực thể", chọn phát biểu đúng
 Ảo giác từ đơn giản đến phức tạp, người bệnh có thể tin hay không tin ảo
giác là không có thực
 Ảo giác do rượu thường xuất hiện cấp tính trong khi đang uống rượu hay
sau một thời kỳ cai
 Bệnh nhân mù do đục thủy tinh thể hai bên có thể xuất hiện ảo thị mạn
tính
 Bệnh nhân bị điếc do chứng xơ cứng tai có thể xuất hiện ảo thanh mạn
tính
Trong các rối loạn khí sắc thực thể, rối loạn trầm cảm thường gặp trong nhiều
bệnh lý cơ thể như
 ung thư đầu tuyến tụy
 suy tuyến giáp nguyên phát
 suy tim huyết động
 hội chứng Cushing
Trong các rối loạn khí sắc thực thể, (A) hội chứng Cushing nội sinh
(endogeneous Cushing’s disease) 60% có biểu hiện hưng cảm trong khi (B) hội
chứng Cushing do sử dụng thuốc glucocorticoid liều cao và kéo dài thường lại
có biểu hiện trầm cảm.
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Trong các rối loạn khí sắc thực thể, bệnh nhân có bệnh lý thần kinh như
Parkinson, xơ cứng lan tỏa thường có biểu hiện trầm cảm rõ rệt trong quá trình
diễn tiến bệnh (25%-40%).
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG

Trang 33
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong rối loạn nhân cách thực thể, chọn phát biểu đúng
 Biến đổi nhân cách có thể là một rối loạn di chứng hoặc xảy ra đồng thời
với bệnh não, tổn thương hoặc rối loạn chức năng não
 Những biến đổi này thường ảnh hưởng đến rối loạn nhận thức dưới dạng
hoang tưởng, ảo giác
 Cảm xúc nông cạn và không ổn định hoặc trạng thái vô cảm cũng thường
gặp nhất là trong hội chứng thùy thái dương
 Rối loạn nhân cách dạng phân liệt hay xảy ra ở bệnh nhân chấn thương
thuỳ đỉnh
Trong rối loạn căng trương lực thực thể, chọn phát biểu đúng
 Cần lưu ý hội chứng ác tính do thuốc chống loạn thần với biểu hiện sốt
cao không có bằng chứng nhiễm trùng
 Bệnh sử, thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm cho thấy rối loạn
trên là hậu quả gián tiếp của bệnh lý thực thể
 Tình trạng căng trương lực thường được biểu hiện bằng sự bất động hoàn
toàn hoặc gia tăng hoạt động quá mức
 Chẩn đoán phân biệt lo âu căng trương lực đôi lúc khó khăn
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần thực thể theo
DSM-5, chọn phát biểu đúng
 A.Biểu hiện nổi bật và dai dẳng của một trong các rối loạn
 C.Loại trừ rối loạn tâm thần khác
 B.Có bằng chứng về nguyên nhân
 E.Những triệu chứng dẫn tới sự suy giảm đáng kể các hoạt động
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần thực thể theo
DSM-5, bắt buộc phải chẩn đoán phân biệt với sảng
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
Thang đánh giá trạng thái tâm thần ngắn (The Mini–Mental State Examination –
MMSE) đánh giá những chức năng như
 khả năng ngôn ngữ, sự tư duy trừu tượng
 định hướng, trí nhớ,
 hành vi tác phong
 cảm xúc, nhận thức xã hội
Công cụ MMSE (The Mini–Mental State Examination) giúp
 đánh giá những chức năng nhận thức
 ước tính mức độ suy giảm nhận thức
 theo dõi diễn tiến thay đổi nhận thức
 điều trị suy giảm nhận thức

Trang 34
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Hình ảnh học PET, SPECT cho biết chức năng não bộ thông qua hoạt động điện
của não cũng như chuyển hóa đường của tế bào não
 SAI
 ĐÚNG
Điều trị rối loạn tâm thần thực thể chủ yếu là điều trị nguyên nhân. Việc điều trị
này phải tiến hành ngay tại các chuyên khoa có người bệnh mà không cần phải
đưa đến các bệnh khoa tâm thần
 ĐÚNG
 SAI
Trong điều trị các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc được đề
cập
 chống loạn thần
 chống trầm cảm
 các thuốc như thuốc ức chế men cholinesterase
 đối vận thụ thể NMDA
Trong điều trị các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc cho thấy
hiệu quả tăng cường hoạt động nhận thức là
 thuốc chống loạn thần
 đối vận thụ thể NMDA
 chống trầm cảm
 ức chế men cholinesterase
Thuốc nào sau đây thuộc nhóm ức chế men cholinesterase
 memantin
 sertralin
 donepezil
 galantamin
Trong các trường hợp cấp tính như sảng nên để người bệnh ở những phòng
bệnh tối và yên tĩnh
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
Phát biểu nào sau đây phù hợp với điều trị các rối loạn tâm thần thực thể
 Các thuốc hướng thần nên được sử dụng liều cao, giảm liều chậm.
 Điều trị rối loạn tâm thần thực thể chủ yếu là điều trị nguyên nhân.
 Trong các trường hợp cấp tính như sảng không để người bệnh ở những
phòng bệnh sáng sủa.
 Các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc như thuốc ức chế
men cholinesterase cho thấy hiệu quả tăng cường hoạt động nhận thức.

Trang 35
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trang 36
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 4 CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT

Những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi ngấm vào cơ thể sẽ làm
thay đổi các trạng thái ý thức, trí tuệ, cảm xúc của cơ thể, chúng gây ra hiện
tượng quen rồi nhớ không dễ bỏ được. Được gọi là chất
 hướng thần
 ma túy
 ức thần
 hưng thần
Chất ma túy có những đặc tính cơ bản nào
 Gây ra hiện tượng quen rồi nhớ không dễ bỏ được
 Ngấm vào cơ thể làm thay đổi các trạng thái ý thức, trí tuệ, cảm xúc của
cơ thể
 Có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp
 Luôn gây hội chứng cai khi ngưng hoặc giảm sử dụng
Hiện tượng thích ứng dần với chất ma túy, liều sử dụng lần sau phải cao hơn so
với lần trước thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn là
 Nghiện chất
 Lệ thuộc về cơ thể
 Dung nạp chất
 Lệ thuộc về tâm lý
Cảm giác thèm nhớ một cách dai dẳng có khi suốt đời cái cảm giác sảng khoái
êm dịu do chất ma tuý gây ra, muốn bỏ mà không bỏ được, phải cố gắng tìm
chất ma túy để sử dụng
 Loạn thần do chất
 Lệ thuộc về mặt tâm lý
 Lệ thuộc về mặt cơ thể
 Dung nạp chất
Hội chứng cai chất là
 Lệ thuộc về mặt tâm lý
 Loạn thần do chất
 Lệ thuộc về mặt cơ thể
 Dung nạp chất
Sự lệ thuộc về mặt cơ thể trong nghiện chất ma túy còn được gọi là
 Trạng thái dung nạp
 Trạng thái cai
 Trạng thái nhiễm độc
 Trạng thái thèm nhớ
Trang 37
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Sự lệ thuộc về mặt tâm lý trong nghiện chất ma túy còn được gọi là
 Trạng thái cai
 Trạng thái dung nạp
 Trạng thái nhiễm độc
 Trạng thái thèm nhớ
Trở ngại lớn nhất làm thất bại trong việc cai nghiện chất ma túy là
 Hiện tượng dung nạp chất
 Lệ thuộc về mặt cơ thể
 Lệ thuộc về mặt tâm lý
 Nhiễm độc chất
Hội chứng cai thường biểu hiện khác nhau tuỳ theo từng chất ma tuý được sử
dụng.
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 ĐÚNG
Phát biểu nào sau đây phù hợp với khái niệm liên quan nghiện chất ma tuý
 Chất ma tuý ngấm vào cơ thể sẽ làm thay đổi các trạng thái ý thức, trí tuệ,
cảm xúc.
 Hiện tượng dung nạp chất ma túy là hiện tượng thích ứng dần với chất ma
túy.
 Lệ thuộc về mặt tâm lý là hội chứng cai khi ngưng thuốc với các biểu
hiện có thể vật vã khó chịu như hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu,…
 Ma túy là những chất gây nghiện chỉ có nguồn gốc từ tự nhiên.
Phân loại chất ma túy dựa vào nguồn gốc, chất nào là ma tuý tổng hợp
 heroin
 thuốc lắc
 thuốc phiện
 ma túy đá
Phân loại chất ma túy dựa vào nguồn gốc, chất nào là ma tuý tự nhiên
 ma túy đá
 thuốc phiện
 morphin
 bồ đà (cần sa)
Ma túy đá là tên của hoạt chất
 MDMA - 3,4-Methylenedioxy-methamphetamine
 methylphenidate
 amphetamin
 methamphetamin
Bồ đà là tên ở Việt Nam hay gọi của

Trang 38
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Cần sa
 Heroin
 Cocain
 Cannabis
................... được bán tổng hợp từ cây thuốc phiện qua trung gian morphin.
 Heroin
 Methamphetamin
 Cocain
 Cannabis
Phân loại chất ma túy dựa vào tính chất hóa học, nhóm alkaloid gồm
 morphin
 heroin
 amphetamin
 cannabis
Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng trên thần kinh, tâm thần, chất nào thuộc
nhóm chất an thần, ức chế thần kinh trung ương
 Amphetamin
 Phenobarbital
 Morphin
 Cocain
Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng trên thần kinh, tâm thần, chất nào có tác
dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp
tim, hô hấp…
 diazepam
 methadone
 amphetamin
 LSD (Lysergic Acid Diethylamide)
Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng trên thần kinh, tâm thần, các chất nào
sau đây thuộc nhóm ma túy có tác dụng gây ảo giác
 LSD (Lysergic Acid Diethylamide)
 Heroin
 Ecstasy
 Morphin
Việc sử dụng các chất nào sau đây với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức
về hiện tại, về môi trường xung quanh
 Thuốc lắc
 Methadon
 Heroin

Trang 39
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 LSD (Lysergic Acid Diethylamide)


Tiêu chuẩn chẩn đoán lệ thuộc (nghiện) chất ma túy theo ICD-10, có mấy tiêu
chí
 8
 7
 5
 6
Có ít nhất phải có ... trong 6 triệu chứng sau biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại
đây để đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán lệ thuộc (nghiện) chất ma túy theo ICD-10
 2
 6
 3
 5
Những tiêu chí nào dưới đây có trong tiêu chuẩn chẩn đoán lệ thuộc (nghiện)
chất ma túy theo ICD-10
 Có sự dung nạp chất: liều sử dụng ngày càng tăng
 Nhiều ao ước hay nỗ lực không thành công để ngưng chất hay kiểm soát
sử dụng chất
 Sử dụng với số lượng đáng kể và thời gian dài
 Luôn tìm chất ma túy để sử dụng, xao lãng công việc và các thích thú
khác
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất theo DSM 5 có bao nhiêu tiêu chí
 11
 15
 13
 9
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất theo DSM 5, tiêu chí thứ 10 nói về
 Tình trạng dung nạp
 Hiện tượng cai
 Hiện tượng nhiễm độc
 Mất thời gian cho việc sử dụng
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất theo DSM 5, ý nào đúng
 5. Việc sử dụng rượu lặp lại nhiều lần
 1.Thường sử dụng rượu nhiều hơn hoặc lâu hơn dự định
 4. Cơn nghiện, hội chứng cai vật vã bắt buộc phải sử dụng rượu.
 7. Từ bỏ các hoạt động xã hội, nghề nghiệp quan trọng, hoặc thú vui do
việc sử dụng rượu.

Trang 40
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất theo DSM 5, bệnh nhân thoả bao
nhiêu tiêu chí thì phân loại mức độ rối loạn sử dụng chất trung bình (vừa)
 6-7 tiêu chí
 4-5 tiêu chí
 8-9 tiêu chí
 2-3 tiêu chí
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất theo DSM-5, mức độ nặng có
bao nhiêu triệu chứng
 >8
 >6
 >7
 >5
Nói về tình hình nghiện ma túy, hiện các chất dạng ma tuý đang sử dụng được
phân chia theo tỷ lệ
 heroin 87%,
 cannabis và cocain chiếm 6,5%
 các chất ma tuý khác (thuốc phiện, cần sa…) 8,5%
 ma tuý tổng hợp (amphetamin) 4,5%,
Nói về tình hình nghiện ma túy, hiện các chất dạng ma tuý đang sử dụng được
phân chia theo tỷ lệ hình thức sử dụng chủ yếu là
 tiêm chích (13,7%), hút hít (86,7%)
 tiêm chích (50,3%), hút hít (49,7%)
 tiêm chích (68,3%), hút hít (31,7%)
 tiêm chích (86,3%), hút hít (13,7%)
Nói về tình hình nghiện ma túy, điều đáng lo ngại là riêng tỷ lệ người nhiễm
HIV từ tiêm chích ma tuý đã chiếm tới 90%.
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
Phát biểu nào sau đây đúng với tình hình nghiện chất ma túy
 86,3% dùng đường tiêm chích
 80% nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy
 87% dùng heroin
 8,5% dùng ma túy tổng hợp
Tỷ lệ người nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy chiếm bao nhiêu %
 60
 50
 40

Trang 41
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 70
Khi nói về những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghiện chất ma túy, chọn phát
biểu đúng
 Chất ma túy.
 Chính sách nhà nước không quan tâm.
 Môi trường gia đình và xã hội không ủng hộ.
 Đối tượng có xu hướng nghiện.
Khi nói về chất ma túy là nguyên nhân dẫn đến nghiện chất, chọn phát biểu phù
hợp
 Gia đình và xã hội không quan tâm, làm các tụ điểm chích hút ma túy rất
dễ hoạt động.
 Buôn chất ma túy có lợi nhuận quá cao nên không ít người liều lĩnh sản
xuất, tàng trữ và buôn bán.
 Trên thế giới ngày càng có nhiều loại chất ma túy mới ra đời.
 Việt Nam nằm cạnh vùng Tam Giác Vàng, một trong những trung tâm
sản xuất ma túy lớn trên thế giới.
Khi nói về đối tượng có xu hướng nghiện là nguyên nhân dẫn đến nghiện chất,
chọn phát biểu phù hợp
 Lứa tuổi thanh niên – lứa tuổi ở giai đoạn khủng hoảng phát triển tâm lý
và hoàn thiện nhân cách.
 Bất mãn với gia đình và cộng đồng nên sử dụng ma túy như một hình
thức phản ứng chống đối.
 Gia đình lơ là giáo dục, không có thái độ phê phán nghiên khắc khi thấy
trẻ bắt đầu có dấu hiệu sử dụng chất ma túy, hay mất cảnh giác.
 Tìm đến ma túy như một phương thức lẩn tránh khỏi tác động của các
stress trong gia đình, stress trong học đường.
Nói về cơ sở sinh học của trạng thái phụ thuộc tâm lý, chọn phát biểu đúng
 Do bản năng sinh tồn, cơ thể phải tự điều chỉnh sớm để chấm dứt sự lệ
thuộc về mặt cơ thể (hội chứng cai) trong vòng 4 đến 6 tuần.
 Sau khi mất hội chứng cai, đối tượng nghiện chất ma túy vẫn tiếp tục nhớ
và thèm chất ma túy trong một thời gian dài.
 Tập tính nghiện ma túy hình thành trên cơ sở sinh học về thần kinh nhưng
được điều tiết bởi các nhân tố tâm lý.
 Sự thèm và nhớ các cảm giác dễ chịu, sảng khoái do chất ma túy đem lại
có cơ sở kém vững chắc tại các tế bào thần kinh.
Nhớ và thèm chất ma túy là nguyên nhân cho gần 100% các đối tượng nghiện
ma túy tái nghiện trong một thời gian ngắn sau khi cắt cơn
 ĐÚNG
 SAI

Trang 42
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 KHÔNG ĐỀ CẬP
Cơ chế dung nạp và nghiện opioid (morphin, heroin), người quen thuốc có thể
dùng opioid với liều ............ lần liều ban đầu và cao hơn nhiều so với người
bình thường mới đạt được hiệu quả mong muốn.
 40 – 60
 20 – 40
 10 – 20
 5 – 10
Cơ chế dung nạp và nghiện opioid (morphin, heroin), chọn ý đúng
 Khi dùng thuốc lặp đi lặp lại, cơ thể phản ứng bằng cách tổng hợp AMP
vòng, vì vậy liều morphin sau đòi hỏi phải cao hơn liều trước để receptor
đáp ứng mạnh như cũ.
 Enkecylin và cả morphin kích thích receptor, ức chế giải phóng chất
trung gian hóa học, ức chế adenylcyclase, làm giảm sản xuất AMP vòng.
 Khi dùng morphin ngoại sinh lâu sẽ dẫn đến hai hậu quả: receptor giảm
đáp ứng với morphin và cơ thể giảm sản xuất morphin nội sinh.
 Người nghiện luôn “đói morphin”, khi ngưng thuốc đột ngột, morphin nội
sinh không đủ, các receptor morphin rơi vào trạng thái mất cân bằng, liên
quan đến tăng tiết acetylcholin, gây hội chứng cai.
Cơ chế dung nạp và nghiện opioid (morphin, heroin), opioid kích thích thụ thể
 5HT2A
 sigma
 kappa
 delta
Cơ chế dung nạp và nghiện opioid (morphin, heroin), chất chủ vận nội sinh của
thụ thể opioid là
 endephalin
 enkephalin
 enkecylin
 enkephacin
Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do chất/thuốc theo
DSM-5, tiêu chí A là
 Biểu hiện 1 rối loạn tâm thần
 Chẩn đoán phân biệt với rối loạn tâm thần khác
 Chẩn đoán phân biệt với sảng
 Bằng chứng về tác nhân của chất
Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do chất/thuốc theo
DSM-5, chọn ý đúng

Trang 43
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 C. Rối loạn được giải thích tốt hơn bằng một rối loạn tâm thần độc lập
khác
 B. Có bằng chứng về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, hoặc xét nghiệm liên
quan đến chất
 A. Rối loạn được thể hiện bằng một tình trạng triệu chứng có ý nghĩa lâm
sàng của một bệnh lý tâm thần liên quan.
 D. Rối loạn không xảy ra trong bệnh cảnh của sa sút.
Tiêu chí B của tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do
chất/thuốc theo DSM-5, chọn ý đúng
 Rối loạn xảy ra trong quá trình hoặc trong vòng 1 tháng của tình trạng
nhiễm độc hoặc cai chất hoặc sử dụng 1 thuốc
 Một rối loạn tâm thần đủ tiêu chuẩn kéo dài trong khoảng thời gian đáng
kể
 Chất/thuốc có liên quan phải có khả năng gây ra rối loạn đó
 Rối loạn đó có trước khởi phát tình trạng nhiễm độc nặng hoặc cai hoặc
tiếp xúc với thuốc
Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do chất/thuốc theo
DSM-5, một rối loạn tâm thần độc lập (rối loạn này không do chất gây ra) có
thể được ghi nhận khi
 Rối loạn đó có trước khởi phát tình trạng nhiễm độc nặng hoặc cai hoặc
tiếp xúc với thuốc
 Một rối loạn tâm thần đủ tiêu chuẩn kéo dài trong khoảng thời gian đáng
kể (ví dụ, ít nhất 1 tháng) sau khi cai cấp hoặc nhiễm độc nặng
 Rối loạn nhận thức thần kinh gây ra do chất kéo dài trên 1 tháng
 Rối loạn ảo giác dai dẳng kéo dài trên 1 tháng
Một người có rối loạn tâm thần biểu hiện như những triệu chứng của rối loạn
tâm thần do methamphetamin gây ra và bệnh nhân thừa nhận mình có sử dụng
đá (methamphetamin) trước đó 1 ngày, các biểu hiện này dai dẳng # 2 tháng
nay. Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do
chất/thuốc theo DSM-5, ca này là
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin đã kết thúc, hiện tại là rối
loạn khác
 Rối loạn tâm thần vừa do methamphetamin, vừa độc lập
 Rối loạn tâm thần độc lập
Một người có rối loạn tâm thần biểu hiện giống những triệu chứng của rối loạn
tâm thần do methamphetamin gây ra và bệnh nhân thừa nhận mình có sử dụng
đá (methamphetamin) trước đó 1 ngày, các biểu hiện này # 24 ngày nay. Dựa

Trang 44
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

trên tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do chất/thuốc
theo DSM-5, ca này là
 Rối loạn tâm thần độc lập
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin
 Rối loạn tâm thần vừa do methamphetamin, vừa độc lập
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin đã kết thúc, hiện tại là rối
loạn khác
Một người có rối loạn tâm thần biểu hiện ảo giác dai dẳng và bệnh nhân thừa
nhận mình có sử dụng đá (methamphetamin) trước đó, các biểu hiện này dai
dẳng # 3 năm nay. Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm
thần gây ra do chất/thuốc theo DSM-5, ca này là
 Rối loạn tâm thần độc lập
 Rối loạn tâm thần vừa do methamphetamin, vừa độc lập
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin
 Rối loạn tâm thần gây ra do methamphetamin đã kết thúc, hiện tại là rối
loạn khác
Một người có rối loạn tâm thần biểu hiện rối loạn nhận thức thần kinh (sa sút
tâm thần) dai dẳng và người nhà thừa nhận bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu
mạn tính, các biểu hiện này dai dẳng # 3 năm nay. Dựa trên tiêu chuẩn chẩn
đoán chung cho các rối loạn tâm thần gây ra do chất/thuốc theo DSM-5, ca này

 Rối loạn tâm thần độc lập
 Rối loạn nhận thức thần kinh do rượu
 Rối loạn tâm thần vừa do methamphetamin, vừa độc lập
 Rối loạn tâm thần gây ra do rượu
Chất/thuốc nào thuộc nhóm opioid
 morphin
 Maxiton
 thuốc phiện (anh túc)
 cần sa (ga dầu)
Dùng thuốc phiện có biểu hiện gì
 hoang tưởng, ảo giác sống động
 cảm giác lâng lâng, tri giác sắc bén nhanh nhạy
 lơ mơ, nửa thức nửa ngủ, tư duy dồn dập
 ngứa ngáy, bồn chồn

Trang 45
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Chất nào là thuốc giảm đau rất công hiệu, lần đầu dùng thường có cảm giác khó
chịu buồn nôn và chóng mặt. Khi quen thuốc bệnh nhân cảm thấy khoan khoái
dễ chịu lim dim, đồng tử nhỏ lại, nhịp thở chậm, nhiệt độ giảm nhẹ
 Thuốc phiện
 Cocain
 Morphin
 Maxiton
Sử dụng morphin vào gây
 Táo bón
 Đàn ông bất lực
 Tăng sản xuất ACTH
 Đàn bà bị mất kinh
Khi nói về các biểu hiện thay đổi trên cơ thể khi sử dụng morphin khi đã quen
thuốc, chọn câu KHÔNG phù hợp
 Đồng tử giãn ra.
 Nhịp thở chậm, nhiệt độ giảm nhẹ.
 Khoan khoái dễ chịu lim dim.
 Bị táo bón, sản xuất ACTH giảm.
Heroin có thể được dùng qua đường tĩnh mạch (shoot) hoặc qua đường mũi
(sniff).
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
Nghiện heroin, phát biểu nào phù hợp
 Tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ
 Gây buồn ngủ, co đồng tử, ngứa ngáy, mất cảm giác đau
 Người bệnh thường có rối loạn nhân cách, loại chưa trưởng thành kiểu
ám ảnh-cưỡng chế
 Người nghiện heroin thường nghiện nhiều chất ma túy khác
Ngộ độc cấp heroin gây tình trạng loạn thần kích động
 SAI
 ĐÚNG
Ngộ độc cấp heroin, triệu chứng nào phù hợp
 ngủ càng lúc càng sâu, đồng tử co nhỏ
 miệng khô, tiêu chảy, mạch yếu và chậm
 thở nhanh (20 – 40 nhịp/phút), nhịp thở Cheyne – Stokes
 có thể chết nhanh trong vài phút sau tiêm hoặc 1 – 4 giờ sau uống
03 triệu chứng thường thấy trên bệnh nhân ngộ độc cấp heroin là

Trang 46
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Dấu hiệu thần kinh khu trú.


 Suy hô hấp.
 Đồng tử nhỏ như đầu đinh ghim.
 Hôn mê.
Hội chứng cai heroin với đặc trưng là
 Tình trạng kích động: hung hăn, hoang tưởng, ảo giác
 Các triệu chứng tăng dần, cao nhất khoảng 36 – 72 giờ
 Biến chứng tâm thần: tình trạng lo âu, sợ hãi nặng
 Thường 12 – 15 giờ sau liều thuốc cuối cùng
Hội chứng cai heroin, (A) các triệu chứng giảm dần từ 10 – 20 ngày sau, tuy
nhiên (B) trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức bắp thịt và khớp xương có thể
kéo dài nhiều tuần
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Giải độc tình trạng ngộ độc cấp opioid bằng
 clonidin
 naltrexon
 naloxon
 benzodiazepin
Naloxon là
 thuốc điều trị tình trạng cai cấp opioid
 thuốc giải độc tình trạng ngộ độc cấp opioid
 thuốc đồng vận opioid
 thuốc đối kháng opioid
Điều trị cai opioid có thể cai morphin bằng cách dùng thuốc loại opioid nào
 ethanol
 risperidon
 methadon
 amphetamin
Điều trị cai opioid không dùng thuốc loại morphin, chọn đáp án đúng
 Giảm đau
 Thuốc làm hạn chế phóng thích serotonin
 Thuốc chống nôn, nhuận trường
 Giảm bồn chồn, vật vã
Điều trị cai opioid không dùng thuốc loại morphin, clonidin có tác dụng
 làm hạn chế phóng thích noradrenalin
 làm hạn chế phóng thích serotonin

Trang 47
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 làm tăng phóng thích noradrenalin


 làm tăng phóng thích serotonin
Cần sa (bồ đà) là
 Marijuana
 Methedrine
 Tetrahydro-cannabilol
 Ortedrine
Cần sa (A) ít lệ thuộc cơ thể nhưng (B) lệ thuộc tâm lý khá mạnh
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI BA SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Biểu hiện lâm sàng khi sử dụng cần sa
 cảm thấy khoan khoái dễ chịu, ức chế bị mất đi, lòng tự tin tăng lên, hòa
nhã và cởi mở hơn với mọi người
 có thể dẫn tới trạng thái loạn thần cấp loại cơn hoang tưởng cấp
 nghiện cần sa lâu ngày đưa đến đau cơ, ngủ nhiều
 dùng lượng lớn hơn người hút cảm thấy có các ảo tưởng, ảo giác
Điều trị cai cần sa (A) không cần thuốc men, chỉ cần (B) cách ly người bệnh để
giảm lo lắng và trạng thái hốt hoảng
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Amphetamin được dùng để
 giảm lo âu
 tăng khí sắc
 chống mệt mỏi
 dùng để tăng cân
Amphetamine (A) làm lệ thuộc cơ thể mạnh mẽ, (B) làm lệ thuộc tâm lý ngay
cả khi dùng liều điều trị.
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Chất nào sau đây ít gây lệ thuộc về mặt cơ thể (hội chứng cai cơ thê)
 amphetamin
 marijuana
 rượu

Trang 48
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 heroin
Biểu hiện khoái cảm, vui vẻ, thoải mái, cảm tưởng tăng sức mạnh của cơ thể và
tâm thần, gia tăng tư duy, gia tăng trí nhớ (có tư duy phi tán), không thấy đói.
Đây là tình trạng của sử dụng chất nào
 cocain
 amphetamin
 marijuana
 heroin
Tác dụng trên tâm thần của sử dụng amphetamin
 cảm thấy đói
 say thuốc nặng có thể làm trí nhớ rối loạn
 cảm tưởng tăng sức mạnh của cơ thể và tâm thần
 hoang tưởng, ảo thị, ảo thanh đưa đến các rối loạn hành vi rõ ràng
Tác dụng trên cơ thể của sử dụng amphetamin
 nhịp tim nhanh, tăng huyết áp
 run nhẹ các ngón tay
 buồn nôn, nghiến răng
 co đồng tử, giảm phản ứng với ánh sáng
Sự lệ thuộc tâm lý do amphetamin
 xuất hiện từ từ
 người nghiện khó thoát khỏi cảm giác muốn tìm kiếm chất để sử dụng
 các tín hiệu từ môi trường hay tâm lý đều có thể gợi nhớ cảm giác thèm
thuốc, ngay cả trong giấc mơ
 ngưng thuốc đột ngột, có hiện tượng lo âu, bứt rứt, hồi hộp
Điều trị người nghiện amphetamin
 thuốc chống loạn thần và an thần cơ bản thường được sử dụng cho đối
tượng này khi nhiễm độc cấp
 nhập viện khi có các biến chứng hoang tưởng, ảo giác cấp tính với các rối
loạn hành vi rõ ràng
 phòng ngừa dựa trên việc thận trọng kê đơn các chất giống nhóm
amphetamin
 nếu có hưng cảm khi ngưng thuốc, thì nên điều trị trầm cảm
Chất nào ít gây lệ thuộc cơ thể nhưng gây lệ thuộc tâm lý tương đối nặng
 cần sa (Marijuana)
 heroin
 cocain
 amphetamin
Nghiện chất nào thường kết hợp với nghiện các chất khác
 heroin

Trang 49
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 amphetamin
 cocain
 cần sa (Marijuana)
Cảm giác khoan khoái, gia tăng hoạt động tâm lý và cơ thể, tự lượng quá cao
khả năng của mình nên dễ gây ra tai nạn, tăng nhịp độ tư duy, nói hổ lốn (tạp
nhạp), có thể lo lắng do ảo giác. Đây là tình trạng sử dụng chất gì
 amphetamin
 cần sa (Marijuana)
 cocain
 heroin
Crack là dẫn xuất của
 amphetamin
 cocain
 heroin
 cần sa (Marijuana)
Khi bị ngộ độc cocain nặng
 hôn mê, ngưng thở
 đồng tử co, mắt lồi
 mê sảng, co giật
 táo bón, trầm cảm
Cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng
hoàn toàn việc sử dụng chất ma túy mặc cho người bệnh lên cơn vật vã, kêu la.
Đây là phương pháp cai
 giảm liều dần
 điều trị bằng chất thay thế
 cai khô
 liệu pháp tâm lý
Phương pháp cai khô không gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân
 ĐÚNG
 SAI
Phương pháp cai khô, (A) cơn nghiện sẽ giảm dần sau 15 – 50 ngày, (B) người
nghiện hết mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xương sau 1 tháng.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
Cách giảm liều lượng ma túy mỗi ngày một ít trong thời gian từ 13 – 30 ngày,
đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Đây là phương pháp cai

Trang 50
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 giảm liều dần


 thuốc hướng thần
 cai khô
 bằng chất thay thế
Nhược điểm của phương pháp cai giảm liều dần là đòi hỏi phải sử dụng chất ma
túy, thời gian cắt cơn kéo dài.
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Phương pháp cai dùng thuốc hướng thần
 các thuốc giải lo âu (diazepam)
 nhiều tác dụng phụ, người bệnh vật vã nhiều
 ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng
 thuốc chống loạn thần (risperidon)
Methadon là loại chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện
thay thế các chất dạng
 cocain
 marijuana
 heroin
 amphetamin
Chất nào được dùng để điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
 buprenorphin
 methadon
 LAAM (levo-α-acetylmethadon)
 naloxon
Bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện với tình trạng hôn mê, thở chậm xen kẽ có lúc
ngưng thở. Khám lâm sàng: huyết áp giảm, suy hô hấp, đồng tử co nhỏ như đầu
đinh ghim, trên tay có nhiều vết kim tiêm. Chẩn đoán tình trạng ngộ độc chất
nào sau đây phù hợp nhất
 Cai heroin
 Ngộ độc heroin
 Ngộ độc cocain
 Nhiễm độc methamphetamin (ngáo đá)
Chất nào gây ra tác dụng co đồng tử khi sử dụng
 cannabis
 cocain
 heroin
 morphin

Trang 51
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trang 52
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 5 CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN RƯỢU

Thành phần chính của rượu uống là


 C2H5CHO
 CH3OH
 CH3COOH
 C2H5OH
Khái niệm "vừa mới uống một lượng rượu đủ để gây nên các thay đổi về trạng
thái tâm lý và sinh lý" là
 Nhiễm độc rượu
 Dung nạp rượu
 Lệ thuộc rượu
 Lạm dụng rượu
Khái niệm "sau một thời gian uống rượu có hiện tượng giảm tác dụng của rượu
lên cơ thể và cần phải tăng lượng rượu uống vào mới duy trì hiệu quả tác dụng"
 Dung nạp rượu
 Nhiễm độc rượu
 Lạm dụng rượu
 Nghiện rượu
Lạm dụng rượu là
 liên tục sử dụng rượu khi đã có các tác hại về mặt cơ thể và làm ảnh
hưởng đến những hoạt động của cá nhân
 vừa mới uống một lượng rượu đủ để gây nên các thay đổi về trạng thái
tâm lý và sinh lý
 sau một thời gian uống rượu có hiện tượng giảm tác dụng của rượu lên cơ
thể và cần phải tăng lượng rượu uống vào mới duy trì hiệu quả tác dụng
 dùng nhiều rượu lặp đi, lặp lại lâu ngày đến nỗi gây tác hại đến thể chất,
tinh thần
Nghiện rượu là
 Cai rượu
 Lệ thuộc rượu
 Nhiễm độc rượu
 Lạm dụng rượu
Nói về dịch tễ học của các rối loạn liên quan đến người nghiện rượu, chọn ý
đúng
 Đa số trường hợp có thời gian uống rượu trên 20 năm
 Những người này phải uống một lượng rượu trung bình từ 700 – 1000 ml
rượu 40 độ cồn mỗi ngày

Trang 53
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Nhân viên kinh doanh là một trong 3 nghề liên quan đặc biệt đến nghiện
rượu
 Tỷ lệ nam:nữ bị nghiện rượu dao động từ 4:1 đến 8:1
Nói về dịch tễ học của các rối loạn liên quan đến người nghiện rượu, câu nào
KHÔNG phù hợp
 Đa số trường hợp có thời gian uống rượu trên 10 năm mới trở thành
nghiện rượu, số ít trên 5 năm.
 Những người này phải uống một lượng rượu trung bình từ 1700 – 2000
ml rượu 40 độ cồn mỗi ngày.
 Nông dân ở môi trường nông thôn; công nhân lao động chân tay nặng
nhọc là nghề nghiệp liên quan đặc biệt đến nghiện rượu.
 Ở Việt Nam, các nghiên cứu đều cho thấy nghiện rượu hầu hết là nam
giới.
Nói về dịch tễ học của các rối loạn liên quan đến người nghiện rượu, tuổi
nghiện rượu hay gặp ở lứa tuổi nào
 Từ 30 tuổi trở lên
 Từ 50 tuổi trở lên
 Từ 40 tuổi trở lên
 Từ 20 tuổi trở lên
Nói về dịch tễ học của các rối loạn liên quan đến người nghiện rượu, tỷ lệ
nam:nữ bị nghiện rượu dao động từ
 4:1 đến 8:1
 2:1 đến 3:1
 3:1 đến 3:2
 5:2 đến 7:2
(A) Ở Việt Nam, các nghiên cứu đều cho thấy nghiện rượu hầu hết là nam giới
(B) Nghiện rượu thường đi kèm nghiện với nghiện các chất ma túy khác
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
3 loại nghề nghiệp liên quan đặc biệt đến nghiện rượu là
 những nghề phải tiếp xúc với công chúng
 nhân viên y tế
 công nhân lao động chân tay nặng nhọc
 công nhân viên chức
Đối tượng dễ lệ thuộc rượu bao gồm người
 rối loạn nhân cách ám ảnh - cưỡng bách
 có vấn đề trong cuộc sống
Trang 54
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 có gia đình với cha mẹ uống rượu


 với rối loạn như trầm cảm, lo âu
Đối tượng KHÔNG THUỘC nhóm dễ lệ thuộc rượu được đề cập
 Những người có nhiều bạn bè
 Người mắc các bệnh lý như: trầm cảm, lo âu...
 Người mắc các bệnh lý nội khoa.
 Ở trong môi trường uống rượu nhiều.
Nói về hấp thu và vận chuyển rượu, chọn phát biểu đúng
 Rượu phân phối các mô như nước tiểu, máu, nhưng không vào dịch não
tủy.
 Nồng độ rượu trong máu đạt đến đỉnh từ 60 – 90 phút tùy tình trạng của
dạ dày.
 Hấp thu hoàn toàn bằng đường uống.
 Khoảng 90% hấp thu ở ruột non.
Hấp thu rượu (A) phụ thuộc vào nồng độ rượu, (B) không phụ thuộc vào thức
ăn trong dạ dày
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Rượu tan trong nước và khối lượng phân tử nhỏ
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Sau khi rượu được hấp thu vào cơ thể, ...
 10% lượng rượu sẽ được đào thải qua thận
 90% chuyển hóa tạo năng lượng thông qua hệ thống oxy hóa etanol tiêu
thể
 10% lượng rượu sẽ được đào thải qua thận và phổi
 90% chuyển hóa tạo năng lượng thông qua hệ thống enzym alcohol
dehydrogenase (ruột và gan)
Rượu (ethanol) uống vào cơ thể sẽ được alcohol dehydrogenase chuyển hoá
thành acetaldehyde, sau đó acetaldehyde sẽ được aldehyde dehydrogenase
chuyển hoá thành acetate
 ĐÚNG
 SAI
Nếu ứ động acetaldehyde trong cơ thể sẽ gây ra hội chứng acetaldehyde, biểu
hiện như

Trang 55
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Buồn nôn, nôn


 Nóng bừng mặt
 Chậm nhịp tim và tụt huyết áp
 Đồng tử co nhỏ
Trong cơ chế chuyển hóa rượu, nếu chất nào sau đây không được chuyển hóa sẽ
gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, nặng hơn có thể gây sảng, ảo
giác và cuối cùng gây chết do do liệt hô hấp
 Acetaldehyde
 Alcohol dehydrogenase
 Acetic acid
 Aldehyde dehydrogenase
Theo cơ chế chuyển hóa rượu, nếu một người uống metronidazole, khi uống
rượu vào có thể gây ra phản ứng nhức đầu, nôn ói, nặng hơn có thể gây sảng, ảo
giác. Điều này xảy ra do metronidazole gây ức chế nào sau đây
 Alcohol dehydrogenase
 Hệ thống oxy hóa etanol thuộc microsom
 Aldehyde dehydrogenase
 Acetylcholin esterase
Chất nào sau đây ức chế aldehyde dehydrogenase làm ứ động acetaldehyde
trong cơ thể

 nhóm cephalosporin
 metronidazole
 disulfiram

Trang 56
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 insulin
Chất nào sau đây khi sử dụng chung với uống rượu có thể gây ra phản ứng nhức
đầu, nôn ói, nặng hơn có thể gây sảng, ảo giác
 Disulfiram
 Bisoprolol
 Metronidazole
 Cephalosporin
Hệ thống oxy hóa etanol tiêu thể (microsom ethanol-oxidizing system – MEOS)
(A) tăng hoạt tính khi tiếp xúc lâu dài với etanol, gây hiện tượng dung nạp với
etanol, (B) đồng thời dung nạp chéo với các tác nhân cảm ứng enzym như
methylphenidate
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B ĐÚNG
Nói về cơ chế thiếu vitamin B1, chọn phát biểu đúng
 Rượu được chuyển hóa theo chu trình Krebs.
 Rượu ức chế hấp thu vitamin B1 ở ruột.
 Nghiện rượu thường kèm theo dinh dưỡng kém.
 Rượu làm ly giải vitamin B1.
Thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng do rượu gây ra bệnh
 Bệnh Parkinson
 Beriberi khô
 Beriberi ướt
 Bệnh não Wernick và hội chứng Korsakoff
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, rượu (A) làm
tăng sự ức chế thần kinh (thông qua sự đồng vận gama-aminobutyric acid –
GABA), (B) đồng thời ức chế sự hưng phấn thần kinh (thông qua sự đối vận
glutamat)
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, khi uống rượu
lượng nhiều, thường xuyên và kéo dài, sự hiện diện hằng định của rượu đã dẫn
đến hoạt động của glutamat
 gia tăng
 không đổi
Trang 57
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 mất
 giảm
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, khi uống rượu
lượng nhiều, thường xuyên và kéo dài, nếu ngưng hay giảm đột ngột rượu dẫn
đến
 sự tăng hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm trung ương
 glutamat thoát khỏi sự ức chế
 sự tăng hoạt động quá mức của hệ thần kinh phó giao cảm trung ương
 GABA thoát khỏi sự ức chế
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, rượu có cơ
chế tác động
 Đồng vận GABA
 Ức chế GABA
 Đồng vận glutamat
 Ức chế glutamat
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, chất nào tác
động đồng vận phức hợp thụ thể GABA
 Vitamin B1
 Amphetamin
 Rượu
 Diazepam (thuộc nhóm benzodiazepin)
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, khi glutamat
gắn vào thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA)...
 tạo ra dòng clo dẫn đến hưng phấn thần kinh
 tạo ra dòng clo dẫn đến ức chế thần kinh
 tạo ra dòng canxi dẫn đến ức chế thần kinh
 tạo ra dòng canxi dẫn đến hưng phấn thần kinh
Giả thuyết về cơ chế sinh học gây lệ thuộc và hội chứng cai rượu, các thuốc
benzodiazepin (diazepam, lorazepam, bromazepam,...) dùng để điều trị cai rượu
do cơ chế đồng vận thụ thể GABA giống như rượu
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Trong tác dụng cấp tính của rượu lên cơ thể, chọn ý đúng
 Rượu ức chế hệ thần kinh trung ương giống như nhóm barbiturat và
benzodiazepin
 Tăng chướng bụng vì giữ chất hơi trong ruột
 Làm giãn cơ trơn mạch máu (gây hiện tượng đỏ bừng mặt)

Trang 58
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Ở liều độc, rượu làm suy nhược cơ chế điều hòa thân nhiệt của vùng hạ
đồi (hypothalamus)
Trong tác dụng cấp tính của rượu lên cơ thể, rượu làm giãn cơ trơn mạch máu
gây hiện tượng đỏ bừng mặt
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Trong tác dụng cấp tính của rượu lên cơ thể, rượu ức chế thần kinh theo thứ tự
 từ vỏ não, tủy sống, trung tâm hành tủy, tiểu não
 từ tủy sống, vỏ não, tiểu não, trung tâm hành tủy
 từ vỏ não, tiểu não, tủy sống, trung tâm hành tủy
 từ vỏ não, tiểu não, trung tâm hành tủy, tủy sống
Trong tác dụng cấp tính của rượu lên cơ thể, tác dụng ức chế thần kinh của rượu
sẽ tăng khi dùng chung với thuốc ức chế thần kinh khác như thuốc chống trầm
cảm SSRI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
Trong tác dụng lâu dài của rượu lên cơ thể, rượu ảnh hưởng lên cơ quan và gây
bệnh lý nào
 Nội tiết
 Thần kinh
 Hội chứng rượu bào thai (fetal alcohol syndrome)
 Dinh dưỡng
Khi nói về tác dụng lâu dài của rượu lên cơ thể, chọn ý phù hợp
 Gan: tăng dự trữ đường, ly giải mỡ
 Bệnh lý thần kinh ngoại biên
 Nội tiết: nữ hóa tuyến vú, teo tinh hòan, giữ muối
 Dị dạng bào thai gây chậm phát triển trí tuệ
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5 có bao nhiêu tiêu chí
 7
 5
 11
 13
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, tiêu chí thứ 10 nói về
 Tình trạng dung nạp
 Hiện tượng cai
 Sự thèm nhớ hay cơn nghiện

Trang 59
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Hiện tượng nhiễm độc


Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, tiêu chí 11 nói về
 Tình trạng dung nạp
 Sự thèm nhớ hay cơn nghiện
 Hiện tượng cai
 Hiện tượng nhiễm độc
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, ý nào đúng
 8. Nhiều lần sử dụng rượu trong công việc
 1. Thường sử dụng rượu nhiều hơn hoặc lâu hơn dự định
 Nhiều ao ước hay nỗ lực ngưng rượu thành công
 5. Việc sử dụng rượu lặp lại nhiều lần
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, ý nào đúng
 6. Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có các vấn đề cá nhân và xã hội lặp lại
do tác hại của rượu.
 7. Từ bỏ các hoạt động xã hội, nghề nghiệp quan trọng, hoặc thú vui do
việc sử dụng rượu.
 9. Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù biết bản thân có các vấn đề tâm lý hoặc
cơ thể tái diễn hoặc mạn tính có khả năng do rượu.
 4. Cơn nghiện, hội chứng cai vật vã bắt buộc phải sử dụng rượu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, phân loại mức độ rối
loạn sử dụng rượu dựa trên số tiêu chí có được là
 nặng với 6-7 triệu chứng
 nhẹ với 2-3 triệu chứng
 rất nặng với hơn 7 triệu chứng
 vừa với 4-5 triệu chứng
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu theo DSM 5, chọn ý SAI
 Sử dụng rượu nhiều hoặc lâu.
 Nhiều lần sử dụng rượu trong khi làm việc.
 Cơn thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu.
 Sử dụng rượu (hoặc chất tương tự) để làm giảm hoặc tránh được hội
chứng cai.
Để dễ hơn trong việc đánh giá những rối loạn sử dụng rượu, tác giả Ewing
(1984) đưa ra chữ viết tắt CAGE, chọn ý phù hợp
 Có bao giờ anh (chị) cảm thấy bị phiền hà (Annoyed) bởi một ai vì chỉ
trích việc uống rượu của mình chưa?
 Có bao giờ anh (chị) uống rượu vào buổi sáng sớm (Eye opener) chưa?
 Có bao giờ anh (chị) cảm thấy tự cao (Grandiose) về việc uống rượu của
mình chưa?

Trang 60
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Có bao giờ anh (chị) cảm thấy mình nên cắt giảm (Cut down) việc uống
rượu chưa?
Tâm lý trị liệu nhận thức trong điều trị rối loạn sử dụng rượu, chọn ý phù hợp
 Trị liệu nhóm chấp nhận cho các bệnh nhân nghiện rượu do gặp các vấn
đề tâm thần hơn là các vấn đề xã hội.
 Tâm lý trị liệu nhóm có hiệu quả hơn tâm lý trị liệu cá nhân.
 Bệnh nhân phải biết mình có vấn đề nghiện rượu, phải vượt qua sự phủ
định mãnh liệt của bệnh nhân để có được sự hợp tác.
 Cho bệnh nhân thấy được những nguy cơ như: mất việc, gia đình xung
đột và giảm sút sức khoẻ. Đòi hỏi sự hợp tác của gia đình, bạn bè.
Trong điều trị rối loạn sử dụng rượu bằng thuốc men (giúp bệnh nhân bỏ rượu),
thuốc nào sau đây gây ra những phản ứng như đỏ mặt, nhức đầu, khó thở, tim
đập nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi, lo âu, lú lẫn khi uống rượu
 Diazepam
 Disulfiram
 Naltrexone
 Thiamin (Vitamin B1)
Tác dụng nhất thời, giữ trạng thái ngưng rượu lâu do bệnh nhân không dám sử
dụng rượu
 Naltrexone
 Thiamin (Vitamin B1)
 Haloperidol
 Disulfiram
Trong điều trị rối loạn sử dụng rượu bằng thuốc men (giúp bệnh nhân bỏ rượu),
naltrexone có tác dụng gì
 Giảm lượng rượu uống vào
 Giảm cảm giác thèm rượu, có thể do ức chế giải phóng opioid nội sinh
 Giữ trạng thái ngưng rượu lâu do bệnh nhân không dám sử dụng rượu
 Hữu ích cho người cai bằng cách ngăn ngừa tái phát
Các rối loạn liên quan đến rượu gồm, chọn phát biểu đúng nhất
 Nhiễm độc rượu và cai rượu
 Rối loạn sử dụng rượu và rối loạn gây ra do rượu
 Rối loạn sử dụng rượu và cai rượu
 Bệnh tâm thần và thần kinh do rượu
Những rối loạn gây ra do rượu gồm
 Rối loạn tâm thần gây ra do rượu, với các ảo giác và hoang tưởng ghen
tuông do rượu
 Thiếu Vitamine PP do rượu
 Cai rượu

Trang 61
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Nhiễm độc rượu


Những rối loạn gây ra do rượu, bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff
thuốc nhóm bệnh nào
 Cai rượu
 Rối loạn tâm thần gây ra do rượu, với các ảo giác và hoang tưởng ghen
tuông do rượu
 Thiếu Vitamine B1 do rượu
 Nhiễm độc rượu
Chỉ cần 1 hay hơn các dấu hiệu sau khi uống một lượng rượu vào như nói líu
nhíu, lay giật nhãn cầu, mất điều phối động tác, đi loạng choạng,... có thể chẩn
đoán nào sau đây
 Lạm dụng rượu
 Cai rượu
 Lệ thuộc rượu
 Nhiễm độc rượu
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc rượu theo DSM-5, chọn ý đúng
 Cần 2 hay hơn các dấu hiệu nhiễm độc
 Những triệu chứng không liên quan đến các bệnh lý nội khoa hay các rối
loạn tâm thần khác
 Vừa mới uống rượu
 Hành vi thiếu thích ứng hay sự thay đổi về tâm lý
Hành vi thiếu thích ứng (xung động hay gây hấn) sau khi uống một lượng nhỏ
rượu và lượng rượu này không đủ gây nhiễm độc cho bất kì ai, đây là
 Rối loạn gây ra do rượu
 Nhiễm độc đặc ứng
 Hội chứng Korsakoff
 Cai rượu
Trong điều trị nhiễm độc rượu, ngoài việc điều trị nâng đỡ, điều chỉnh các rối
loạn nước, điện giải, đảm bảo chức năng sinh tồn, cần bổ sung vitamin, đặc biệt
là vitamin nhóm nào sau đây
 D
 A
 B
 C
Biểu hiện của tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất, xuất hiện vài giờ đến vài ngày
sau ngưng hoặc giảm lượng rượu uống vào, có thể dẫn đến rối loạn tri giác và tử
vong. Đây là
 Hội chứng cai rượu

Trang 62
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Dung nạp rượu


 Lạm dụng rượu
 Nhiễm độc rượu
Nói về các giai đoạn cai sau khi ngưng rượu, giai đoạn nào thường bắt đầu có co
giật
 24 – 72 giờ
 6 - 8 giờ
 12 - 24 giờ
 8 - 12 giờ
Nói về các giai đoạn cai sau khi ngưng rượu, giai đoạn nào thường bắt đầu có
triệu chứng về loạn thần (ảo giác) hay rối loạn ý thức
 72 giờ đến 5 ngày
 8 - 12 giờ
 12 - 24 giờ
 24 – 72 giờ
Nói về các giai đoạn cai sau khi ngưng rượu, giai đoạn 24 – 72 giờ có thể bắt
đầu xảy ra
 triệu chứng dạ dày, đau đầu
 co giật
 triệu chứng về loạn thần (ảo giác) hay rối loạn ý thức
 mê sảng do cai rượu
Tiêu chuẩn chẩn đoán cai rượu theo DSM-5, hai hay nhiều hơn các triệu chứng
sau đây, xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày sau tiêu chuẩn A, chọn ý đúng
 2. Tăng sự run tay
 3. Ngủ li bì
 5. Ảo giác khứu giác và vị giác
 8. Động kinh cơn lớn hay co giật
Hội chứng cai rượu có thể dẫn đến co giật, mê sảng, hoặc chết bệnh nhân
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Tình trạng rối loạn nặng do cai rượu (ngày 2-3 và đỉnh là ngày 4-5), bao gồm
những thay đổi đột ngột và nghiêm trọng về tâm thần và thần kinh. Đây là
 Bệnh não Wernick
 Nhiễm độc rượu
 Sảng run
 Hội chứng Korsakoff
Một phần ba bệnh nhân co giật cai rượu sẽ bị

Trang 63
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Bệnh não Wernick


 Mê sảng
 Hội chứng Korsakoff
 Tử vong
Cần chẩn đoán phân biệt trạng thái mê sảng do cai rượu (sảng run) với
 Nhóm co giật và biểu hiện dấu thần kinh khu trú
 Nhóm làm tăng hoạt động thần kinh thực vật và thay đổi trạng thái tâm
thần
 Nhóm có hội chứng nhiễm độc
 Nhóm có hội chứng cai
Chẩn đoán phân biệt trạng thái mê sảng do cai rượu (sảng run) với nhóm làm
tăng hoạt động thần kinh thực vật và thay đổi trạng thái tâm thần, các vấn đề
như
 sử dụng các thuốc như amphetamine
 tăng hoạt động tuyến giáp
 ngộ độc thuốc cholinergic
 sử dụng các thuốc như heroin
Chẩn đoán phân biệt trạng thái mê sảng do cai rượu (sảng run) với hội chứng
cai của các thuốc nào sau đây
 cai thuốc an thần
 cai thuốc thuốc kháng cholinergic
 cai thuốc corticoid
 cai thuốc dạng amphetamine
Thang CIWA gồm 10 đề mục, được phát triển để đo lường và định lượng tương
đối khách quan mức độ nghiêm trọng của tình trạng
 cai rượu
 rối loạn sử dụng rượu
 nhiễm độc rượu
 bệnh não Wernick do rượu
Khi nói về thuốc điều trị chuyên biệt cho cai rượu, chọn thuốc phù hợp
 Haloperidol 1,5 mg uống
 Multivitamine uống ngày 1 lần
 Thiamin 100 mg uống 1 - 3 lần/ngày
 Benzodiazepine
Khi nói về thuốc điều trị chuyên biệt cho cai rượu bằng thuốc benzodiazepin
(BZD), chọn thuốc phù hợp
 ngăn chặn hay điều trị co giật và mê sảng khi cai rượu
 có tính chất dung nạp chéo với rượu

Trang 64
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 diazepam và chlordiazepoxide có thời gian tác dụng ngắn


 chỉ có lorazepam được hấp thu tốt qua đường tiêm bắp
Khi nói về thuốc điều trị chuyên biệt cho cai rượu bằng thuốc diazepam và
chlordiazepoxide, chọn ý đúng
 chúng được chuyển hóa qua thận, không thích hợp cho những bệnh nhân
có suy chức năng thận
 gây hiện tượng dội ngược (rebound)
 thích hợp điều trị cai rượu bởi nó duy trì trạng thái êm dịu lâu hơn
 thời gian tác dụng kéo dài
Khi nói về thuốc điều trị chuyên biệt cho cai rượu bằng thuốc lorazepam
(Ativan) và oxazepam (Serax), chọn ý đúng
 chỉ có lorazepam được hấp thu tốt qua đường tiêm bắp
 thời gian tác dụng rất ngắn nên dễ theo dõi
 ít chuyển hóa qua gan nên sử dụng tốt đối với người suy chức năng gan
 ít chuyển hóa qua gan nên sử dụng tốt đối với người lớn tuổi
Khi nói về thuốc điều trị bằng thuốc khác cho cai rượu, haloperidol (A) được sử
dụng để điều trị kích động và ảo giác, mặc dù (B) nó gây tăng ngưỡng động
kinh (co giật)
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Khi nói về thuốc điều trị bằng thuốc khác cho cai rượu, atenolol kết hợp với
haloperidol cho thấy cải thiện nhanh chóng dấu hiệu sinh tồn và giảm sự thèm
rượu
 ĐÚNG
 SAI
Khi nói về thuốc điều trị bằng thuốc khác cho cai rượu, một số ý kiến cho rằng
nên truyền tĩnh mạch thiamine (vitamin B1) cho tất cả bệnh nhân mê sảng có
nghi ngờ nghiệm rượu nặng vì
 cần phòng ngừa hội chứng Korsakoff
 điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh do rượu
 giúp làm giảm triệu chứng hoang tưởng, ảo giác
 có thể xảy ra bệnh não Wernicke sau khi truyền glucose tĩnh mạch
Nói về các rối loạn gây ra do rượu về thiếu Vitamine B1, chọn ý SAI
 Hội chứng Korsakoff là bệnh lý cấp tính
 Bệnh não Wernicke với tập hợp những triệu chứng mạn tính
 Bệnh não Wernicke có thể phục hồi hoàn toàn với điều trị

Trang 65
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Chỉ khoảng 50% hội chứng Korsakoff là phục hồi được


Vitamin B1 là (A) một cofactor quan trọng trong hệ thống enzyme, (B) đồng
thời nó cũng liên quan đến sự dẫn truyền thần kinh dọc theo trục và dẫn truyền
qua synape
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Nói về các rối loạn gây ra do rượu về thiếu Vitamine B1, bệnh não Wernicke
được đặc trưng bởi bộ ba triệu chứng nào
 Thất điều (ataxia).
 Liệt vận nhãn (ophthalmoplegia): có thể đối xứng hay chỉ 1 bên.
 Lay giật nhãn cầu (nystagmus)
 Mê sảng.
Nói về điều trị bệnh bệnh não Wernicke
 đáp ứng nhanh với diazepam liều cao
 đáp ứng nhanh với haloperidol liều cao
 đáp ứng nhanh với thiamine liều cao
 đáp ứng nhanh với glucose liều cao
Nói về điều trị bệnh bệnh não Wernicke, một số bệnh nhân sử dụng glucose
truyền, dùng thiamine (vitamin B1) hòa vào glucose, hoặc cho thiamin trước khi
truyền glucose
 SAI
 ĐÚNG
Nói về hội chứng Korsakoff trong các rối loạn gây ra do rượu về thiếu Vitamine
B1, chọn phát biểu đúng
 Có hội chứng quên Korsakoff, khả năng ghi nhận và tái hiện bị trở ngại
 Giả thuyết liên quan đến sự phá hủy thuỳ trán do thiếu hụt vitamine B1
 Bệnh tiến triển nặng dần, bệnh trở nên lờ đờ vô cảm, giảm sút trí tuệ, mất
khả năng phê phán
 Korsakoff mô tả năm 1887 như một bệnh loạn thần đặc biệt có viêm đa
dây thần kinh (polyneuropathy)
Bệnh lý não cấp tính nào thể hiện tình trạng thiếu vitamin B1 cấp do sử dụng
rượu, có thể phục hồi hoàn toàn nếu điều trị kịp thời
 Sảng run
 Bệnh não Wernicke
 Hội chứng ác tính
 Hội chứng Korsakoff

Trang 66
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bệnh lý não mạn tính thể hiện tình trạng thiếu vitamin B1 mạn do sử dụng rượu,
chỉ khoảng 20% là phục hồi được, đây là bệnh gì
 Bệnh não Wernicke
 Hội chứng Korsakoff
 Hội chứng ác tính
 Bệnh sảng run
Bệnh lý mạn tính, giả thuyết liên quan đến sự phá hủy hồi hải mã do thiếu hụt
vitamine B1 do uống rượu, với những tình trạng như giảm sút trí tuệ, mất khả
năng phê phán, viêm đa dây thần kinh, đau nhức đầu ngón tay, ngón chân,...
 Sảng do cai rượu
 Bệnh não Wernicke
 Hội chứng Korsakoff
 Nhiễm độc rượu cấp tính
Bệnh nhân nam 48 tuổi, có tiền sử sử dụng rượu nhiều và thời gian lâu, được
đưa đến phòng cấp cứu. Bệnh nhân không trả lời những câu hỏi, trượt chân khi
đi trong phòng và có lúc kích động. Thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có mùi
rượu, liệt nhản cầu 1 bên và không hợp tác trong suốt thời gian còn lại của thăm
khám. Chẩn đoán nào có thể được đưa ra cho bệnh nhân này
 Nhiễm độc rượu
 Sảng run
 Rối loạn sử dụng rượu
 Bệnh não Wernick
Bệnh nhân nam 48 tuổi, có tiền sử sử dụng rượu nhiều và thời gian lâu, được
đưa đến phòng cấp cứu. Bệnh nhân không trả lời những câu hỏi, trượt chân khi
đi trong phòng và có lúc kích động. Thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có mùi
rượu, liệt nhản cầu 1 bên và không hợp tác trong suốt thời gian còn lại của thăm
khám. Cách điều trị nào là phù hợp cho bệnh nhân này
 Multivitamin bổ sung
 Nước, điện giải bổ sung
 Glucose chủ yếu
 Thiamin chủ yếu
Nam 35 tuổi sử dụng rượu từ 10 năm nay, 1 năm nay mỗi ngày uống #
800ml/ngày. Cách nay 3 ngày, ngưng uống rượu vì bị xuất huyết tiêu hoá, bệnh
nhân bị mất ngủ, nói nhảm, run tay chân, có khi la hét đập phá, thấy sâu bọ bò
trong da thịt của mình, tỏ ra lo âu sợ hãi. Thăm khám chưa ghi nhận các bệnh lý
nội, ngoại khoa liên quan. Chẩn đoán nào có thể được đưa ra cho bệnh nhân này

Trang 67
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Rối loạn sử dụng rượu


 Hội chứng cai rượu
 Bệnh não Wernick
 Nhiễm độc rượu
Nam 35 tuổi sử dụng rượu từ 10 năm nay, 1 năm nay mỗi ngày uống #
800ml/ngày. Cách nay 3 ngày, ngưng uống rượu vì bị xuất huyết tiêu hoá, bệnh
nhân bị mất ngủ, nói nhảm, run tay chân, có khi la hét đập phá, nói nhảm, thấy
sâu bọ bò trong da thịt của mình, tỏ ra lo âu sợ hãi. Thăm khám chưa ghi nhận
các bệnh lý nội, ngoại khoa liên quan. Chẩn đoán phù hợp nhất cho bệnh nhân
lúc này để điều trị
 Loạn thần do rượu
 Rối loạn tâm thần thực thể
 Hội chứng cai rượu
 Rối loạn sử dụng rượu
Nam 35 tuổi sử dụng rượu từ 10 năm nay, 1 năm nay mỗi ngày uống #
800ml/ngày. Cách nay 3 ngày, ngưng uống rượu vì bị xuất huyết tiêu hoá, bệnh
nhân bị mất ngủ, nói nhảm, run tay chân, có khi la hét đập phá, nói nhảm, thấy
sâu bọ bò trong da thịt của mình, tỏ ra lo âu sợ hãi. Thăm khám chưa ghi nhận
các bệnh lý nội, ngoại khoa liên quan. Thuốc nào sau đây có thể được sử dụng
chính để chữa bệnh nhân này (theo cơ chế chữa bằng chất thay thế)
 Amphetamin
 Diazepam
 Haloperidol
 Vitamin B1
Nam 35 tuổi sử dụng rượu từ 10 năm nay, 1 năm nay mỗi ngày uống #
800ml/ngày. Cách nay 3 ngày, ngưng uống rượu vì bị xuất huyết tiêu hoá, bệnh
nhân bị mất ngủ, nói nhảm, run tay chân, có khi la hét đập phá, nói nhảm, thấy
sâu bọ bò trong da thịt của mình, tỏ ra lo âu sợ hãi. Thăm khám chưa ghi nhận
các bệnh lý nội, ngoại khoa liên quan. Thuốc nào sau đây có thể được sử dụng
để điều trị kết hợp
 Vitamin B1 để phòng ngừa bệnh não Wernick
 SSRI để êm dịu cho bệnh nhân
 Haloperidol để điều trị khi kích động nặng
 Ức chế Beta để ổn định sinh hiệu

Trang 68
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 6: TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Chọn phát biểu đúng về tâm thần phân liệt


 Là một rối loạn tâm thần nặng với các triệu chứng lâm sàng đa dạng
 Các triệu chứng của rối loạn gần như nhau ở từng bệnh nhân và chúng ổn
định theo thời gian
 Tác động của rối loạn đối với bệnh nhân thường là nghiêm trọng và kéo
dài
 Rối loạn thường bắt đầu ở tuổi trẻ và có thể kéo dài suốt đời, gặp ở mọi
tầng lớp xã hội
Người đưa ra thuật ngữ "sa sút sớm" và người đưa ra thuật ngữ "tâm thần phân
liệt"
 Johann Christian Reil
 Kurt Schneider
 Emile Kraepelin
 Eugen Bleuler
Ai là tác giả đầu tiên mô tả những triệu chứng như “dương tính” hoặc “âm tính”
 Eugen Bleuler
 Johann Christian Reil
 Emile Kraepelin
 Kurt Schneider
Từ “schizophrenia” có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp với
 “schizo” (tâm hồn, tâm thần)
 “phrenia” (chia tách, phân rời)
 “phrenia” (tâm hồn, tâm thần)
 “schizo” (chia tách, phân rời)
Bốn triệu chứng tiên phát (4A) trong tâm thần phân liệt của Eugen Bleuler gồm
 Autism
 Associational disturbances
 Ambivalence
 Auditory hallucination
Kurt Schneider đưa ra 11 triệu chứng của tâm thần phân liệt, bốn triệu chứng
đại diện (ABCD), trong đó có triệu chứng
 Tư duy bị kiểm soát
 Tư duy bị phát thanh
 Tính tự kỷ
 Rối loạn liên tưởng
Triệu chứng nào sau đây gọi là tri giác hoang tưởng (Delusional perception)

Trang 69
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 bệnh nhân nghĩ mình bị một thế lực nào đó biết được và kiểm soát suy
nghĩ của bệnh nhân
 bệnh nhân nghe được tiếng phát ra trong đâu khi nghĩ về điều gì đó
 bệnh nhân thấy đèn đỏ nghĩ người ngoài hành tinh sẽ tấn công trái đất
 bệnh nhân nghĩ mình là thần thánh, có thể cứu nhân độ thế
Triệu chứng nào sau đây gọi là tư duy bị phát thanh (Broadcasting of thought)
 bệnh nhân nghĩ mình bị một thế lực nào đó biết được và kiểm soát suy
nghĩ của bệnh nhân
 bệnh nhân nghe được tiếng phát ra xung quanh khi nghĩ về điều gì đó
 bệnh nhân thấy đèn đỏ nghĩ người ngoài hành tinh sẽ tấn công trái đất
 bệnh nhân nghe tiếng kêu mình đi chết
Chọn phát biểu đúng về tỷ lệ lưu hành của bệnh tâm thần phân liệt
 Chưa đầy 20% bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị đầy đủ
 Tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ mới mắc hầu như bằng nhau trên toàn thế giới
 Tỷ lệ mới mắc hằng năm là 0,5-5/100.000
 Tỷ lệ lưu hành suốt đời là 1%
Tâm thần phân liệt có thể xuất hiện ở mọi xã hội và mọi khu vực địa lý, và tỷ lệ
lưu hành và tỷ lệ mới mắc hầu như bằng nhau trên toàn thế giới.
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
Chọn phát biểu đúng về giới và tuổi của bệnh nhân tâm thần phân liệt
 Bệnh nhân nam có khả năng suy giảm bởi các triệu chứng âm tính hơn
bệnh nhân nữ
 Khi khởi phát bệnh xảy ra sau tuổi 40, thì được xem như tâm thần phân
liệt khởi phát muộn
 Nam giới thường phát bệnh muộn hơn nữ
 Tỷ lệ lưu hành như nhau ở nam và nữ
Chọn phát biểu đúng về yếu tố sinh sản, bệnh tật và tử vong của bệnh nhân tâm
thần phân liệt
 80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt có bệnh thực tổn rõ ràng
 Người có quan hệ sinh học bậc một với bệnh nhân tâm thần phân liệt có
nguy cơ tăng mười lần phát triển bệnh này so với dân số chung
 Tỷ lệ sinh sản ở người tâm thần phân liệt thấp hơn với dân số chung
 Bệnh nhân tâm thần phân liệt có tỷ lệ tử vong cao
Chọn phát biểu đúng về lạm dụng chất của bệnh nhân tâm thần phân liệt
 Lệ thuộc nicotin ở người bệnh tâm thần phân liệt có thể lên đến 90%
 Tỷ lệ lưu hành suốt đời của lạm dụng bất cứ chất nào (ngoại trừ thuốc lá)
thường khoảng 50%.

Trang 70
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Tỷ lệ lưu hành suốt đời của lạm dụng rượu trong tâm thần phân liệt là
40%
 Sử dụng cần sa tăng nguy cơ mười sáu lần mắc tâm thần phân liệt so với
người không sử dụng
Tỷ lệ lưu hành của tâm thần phân liệt có sự tương quan với mật độ dân số ở
những khu vực thành phố có
 10.000-100.000 dân
 < 10.000 dân
 100.000-500.000 dân
 >1 triệu dân
Khoảng (A) 30% số bệnh nhân tâm thần phân liệt chết vì tự sát, (B) 50% số
bệnh nhân tâm thần phân liệt sẽ có hành vi tự sát trong cuộc đời.
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
Nguyên nhân tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là
 Triệu chứng âm tính
 Trầm cảm
 Rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân
 Sự chi phối của hoang tưởng và ảo giác
Tỷ lệ lưu hành tâm thần phân liệt ở anh, chị, em sinh đôi khác trứng với bệnh
nhân tâm thần phân liệt
 8%
 40%
 12%
 47%
Tỷ lệ lưu hành tâm thần phân liệt ở người con có cha hoặc mẹ bị tâm thần phân
liệt
 8%
 40%
 12%
 47%
Tỷ lệ lưu hành tâm thần phân liệt ở người con có cha và mẹ bị tâm thần phân
liệt
 8%
 40%
 47%

Trang 71
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 12%
Tỷ lệ lưu hành tâm thần phân liệt ở anh, chị, em ruột của bệnh nhân tâm thần
phân liệt
 40%
 47%
 8%
 12%
Trong giả thuyết bệnh sinh tâm thần phân liệt là kết quả của sự hoạt động quá
mức hệ thống.................
 GABA
 glutamat
 serotonin
 dopamin
Con đường phóng chiếu nào của dopamin giải thích triệu chứng dương tính
trong tâm thần phân liệt

 Trung não hệ viền


 Nhân đen thể vân
 Trung não vỏ não trán trước

Trang 72
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Vùng hạ đồi
Con đường phóng chiếu nào của dopamin giải thích tác dụng phụ ngoại tháp của
thuốc chống loạn thần và liên quan đến cảm xúc, nhận thức

 Vùng hạ đồi
 Trung não hệ viền
 Trung não vỏ não trán trước
 Nhân đen thể vân
Tác dụng phụ chảy sữa khi sử dụng thuốc chống loạn thần là do tác dụng
 Tăng tiết prolactin do ức chế hệ hoạt động serotonin
 Tăng tiết prolactin do ức chế hệ hoạt động GABA
 Tăng tiết prolactin do ức chế hệ hoạt động dopamine
 Tăng tiết prolactin do ức chế hệ hoạt động glutamate
Trong giả thuyết bệnh sinh tâm thần phân liệt, (A) hiệu quả và hoạt lực của
thuốc chống loạn thần có tương quan với khả năng đối vận thụ thể dopamin loại
1, (B) các thuốc làm tăng hoạt tính của dopamin, đáng chú ý như heroin và
amphetamin, gây ra các triệu chứng loạn thần
 A SAI B SAI
 A SAI B ĐÚNG

Trang 73
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
Trong giả thuyết bệnh sinh tâm thần phân liệt, các nghiên cứu về hình ảnh chức
năng ghi nhận sự phóng thích quá mức dopamin có liên quan đến mức độ nặng
các triệu chứng
 LOẠN THẦN ÂM TÍNH
 CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC
 LOẠN THẦN DƯƠNG TÍNH
 RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG NGOẠI THÁP
clozapin và các thuốc chống loạn thần thế hệ 2, kết hợp với hiệu quả làm giảm
các triệu chứng dương tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính đã đóng
góp cho giá trị giả thuyết bệnh sinh về
 glutamat
 serotonin
 GABA
 dopamin
Glutamat có liên quan bởi vì sử dụng ......................., một chất đối vận glutamat,
gây ra các triệu chứng cấp tính tương tự như tâm thần phân liệt.
 clozapin
 phencyclidine
 amphetamin
 cocain
Cuối thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bất thường về bệnh
học thần kinh ở tâm thần phân liệt gồm cấu trúc
 hồi đai và hải mã
 tiểu não
 đồi thị và thân não
 hệ viền và hạch nền
Bệnh nhân cho rằng một số sách báo, bài bình luận, bài hát hoặc một số thông
tin khác ở bên ngoài ám chỉ họ với các hình thức đặc biệt. Đây là triệu chứng
hoang tưởng
 liên hệ
 bị hại
 được yêu
 kỳ quái
Ảo giác gặp nhiều nhất trong tâm thần phân liệt là
 Ảo xúc

Trang 74
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Ảo thị
 Ảo vị
 Ảo thanh
Tỷ lệ ảo thanh trong ở bệnh nhân tâm thần phân liệt khoảng
 60-70%
 70-80%
 >80%
 50-60%
Phát biểu nào đúng khi nói về ngôn ngữ vô tổ chức
 Rối loạn ở mức độ ít có thể gặp trong giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng
của tâm thần phân liệt
 Là triệu thường gặp trong tâm thần phân liệt thể di chứng
 Lời nói có thể hoàn toàn hỗn loạn và trở thành không phù hợp
 Lướt nhanh qua từ một chủ đề này sang chủ đề khác
Phát biểu nào đúng khi nói về hành vi vô tổ chức
 Triệu chứng này hay gặp trong tâm thần phân liệt thể căng trương lực
 Biểu hiện trong các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích
động
 Gây ra khó khăn cho cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân
 Hành vi này thường rất lố lăng, hời hợt, kỳ dị, khó hiểu
Phát biểu nào đúng khi nói về hành vi căng trương lực
 70% các trường hợp căng trương lực có căng nguyên là tổn thương thực
tổn trong não
 Gồm kích động căng trương lực và sững sờ căng trương lực
 30% là do rối loạn tâm thần nội sinh như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm
xúc có yếu tố căng trương lực
 Căng trương lực trong bệnh lý thực thể thường là căng trương lực cơ đều
toàn thân
Chọn phát biểu đúng khi nói về triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt
 Trong giai đoạn đầu, chúng rất rõ ràng, dễ phát hiện
 Triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần
sẵn có
 Triệu chứng thể hiện sự mất tính toàn vẹn, thống nhất của hoạt động tâm
thần
 Có ba triệu chứng âm tính: cảm xúc cùn mòn, tư duy nghèo nàn và hành
vi căng trương lực
Chọn phát biểu đúng về triệu chứng cảm xúc cùn mòn
 Bệnh nhân giảm xúc sự tiếp xúc bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể

Trang 75
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Một bệnh nhân với cảm xúc cùn mòn đôi khi có thể cười, có nét mặt sinh
động, nhưng biểu hiện cảm xúc của họ giảm sút rõ ràng trong phần lớn
thời gian
 Hay gặp và đặc trưng bởi nét mặt sầu uất
 Khi tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể hoang tưởng thì cảm xúc cùn
mòn chuyển thành vô cảm
Bệnh nhân cảm xúc cùn mòn thường giảm sút nghiêm trọng khả năng chăm sóc
bản thân.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Chọn phát biểu đúng khi nói về tư duy nghèo nàn
 Phản ánh sự gia tăng quá trình tác động và tạo ra ngôn ngữ
 Khi phải nói, họ thường nói với giọng nhỏ, rất khó nghe
 Thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, cụt ngủn
 Triệu chứng này cần phân biệt với từ chối nói
Chọn phát biểu đúng khi nói về mất ý chí
 Mất ý chí có thể xuất hiện ngay từ đầu, nhưng chúng rõ nhất khi chuyển
sang thể di chứng
 Mất ý chí càng rõ ràng theo thời gian phát bệnh
 Người bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ
 Biểu hiện ở lâu một chỗ nhưng thể hiện rất ít sở thích trong công việc và
hoạt động xã hội
Cần phân biệt triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt với
 Tác dụng thứ phát của thuốc
 Bệnh lý cơ thể
 Kích thích từ môi trường bên ngoài
 Hậu quả của triệu chứng âm tính
Sự tiến triển của các triệu chứng âm tính phụ thuộc vào
 thể bệnh…
 kiểu tiến triển,
 hoàn cảnh khởi phát,
 điều trị,
Nếu bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị sớm, có hiệu quả thì các triệu
chứng âm tính xuất hiện muộn, không rõ ràng, thậm chí không có các triệu
chứng âm tính.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG

Trang 76
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Sự cô lập với xã hội và ngôn ngữ nghèo nàn được coi là triệu chứng âm tính nếu
chúng xuất hiện như là hậu quả của triệu chứng dương tính.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
Thuốc an thần, đặc biệt các thuốc an thần cổ điển như haloperidol, risperidon…
thường tạo ra các tác dụng ngoại tháp có biểu hiện giống như triệu chứng cảm
xúc cùn mòn.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Cần phân biệt triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt và triệu chứng trầm
cảm, chọn ý đúng
 Để xác định triệu chứng âm tính, tốt nhất là xem xét sự bền vững của các
triệu chứng trong một thời gian dài
 Thực tế là bệnh nhân trầm cảm thường biểu hiện cảm xúc đau buồn, trong
khi tâm thần phân liệt biểu hiện sự giảm sút hoặc mất cảm xúc
 Cả hai triệu chứng này đều có biểu hiện rất giống nhau: bệnh nhân có bộ
mặt rất đơn điệu, không biểu hiện niềm vui
 Trầm cảm lại là triệu chứng rất hay gặp trong tâm thần phân liệt (khoảng
80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt có trầm cảm kèm theo)
Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể bị kích động và kém kiểm soát xung động
khi bệnh.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
"Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường định hướng sai bản thân, thời gian, và
không gian."
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Suy giảm chức năng nhận thức, (A) được dùng như một công cụ chẩn đoán; (B)
chúng liên quan nhiều đến kết cục chức năng của bệnh, với lý do này, có giá trị
lâm sàng như những biến cố tiên lượng, cũng như kế hoạch điều trị.
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI

Trang 77
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

(A) Bệnh nhân tâm thần phân liệt được mô tả với nhận thức bệnh kém như bản
chất và theo mức độ nặng của rối loạn; (B) Thiếu nhận thức bệnh có liên quan
đến kém hợp tác trong điều trị.
 A SAI B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, chẩn đoán tâm thần phân
liệt cần thời gian
 >6 tháng
 >1 năm
 >1 tháng
 >2 tuần
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, chẩn đoán tâm thần phân
liệt cần ít nhất ...... triệu chứng rất rõ rệt thuộc về bất kỳ một nhóm trong các
nhóm triệu chứng từ (a) đến (d) phải thể hiện rõ ràng trong thời gian ít nhất 1
tháng hoặc lâu hơn.
 1
 4
 2
 3
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, chẩn đoán tâm thần phân
liệt cần các triệu chứng thuộc ít nhất ...... trong các nhóm từ (e) đến (h), phải thể
hiện rõ ràng trong thời gian ít nhất 1 tháng hoặc lâu hơn.
 1
 2
 4
 3
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, triệu chứng (i) (A) chỉ
liên quan đến tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.6) và (B) phải hiện
diện trong ít nhất 1 năm.
 A SAI B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI

Trang 78
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, các rối loạn đáp ứng
những triệu chứng yêu cầu nhưng thời gian ít hơn 1 tháng (được điều trị hay
không) nên được chẩn đoán tạm thời là rối loạn
 loạn thần giống phân liệt cấp tính
 phân liệt cảm xúc
 loạn thần dạng phân liệt
 loạn thần không xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, không chẩn đoán tâm
thần phân liệt khi có các triệu chứng trầm cảm hoặc hưng cảm rõ rệt ngay cả các
triệu chứng tâm thần phân liệt xuất hiện trước.
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, không nên chẩn đoán
tâm thần phân liệt khi có bệnh não rõ rệt hoặc trong các trạng thái nhiễm độc
hay cai ma túy.
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, triệu chứng nào thuộc a
đến d
 Các ảo thanh lời nói liên tục bình phẩm về hành vi của bệnh nhân, hoặc
bàn tán với nhau về bệnh nhân
 Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt
 Hành vi căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hoặc uốn sáp
tạo hình, phủ định, không nói và sững sờ
 Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không phù hợp với nền văn hoá và
hoàn toàn không thể có như sự đồng nhất về tôn giáo
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, triệu chứng nào thuộc e
đến h
 Các hoang tưởng bị kiểm soát, bị chi phối, có liên quan rõ rệt đến các cử
động của cơ thể, các chi hoặc các ý nghĩ, hành vi
 Tư duy bị ngắt quãng hoặc xen lẫn, đưa đến ngôn ngữ không liên quan
 Các loại ảo giác dai dẳng bất kỳ loại nào, kèm theo các hoang tưởng
thoáng qua hoặc mới hình thành, không có nội dung cảm xúc rõ rệt
 Các ảo thanh lời nói liên tục bình phẩm về hành vi của bệnh nhân
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10, biến đổi dai dẳng và rõ
rệt trong chất lượng chung của những nét hành vi cá nhân như mất hứng thú,
Trang 79
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

không mục đích, không hoạt động, tự thu rút và cô lập xã hội. Đây là triệu
chứng
 a
 d
 i
 h
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, chẩn đoán tâm thần phân
liệt cần thời gian bao lâu
 >6 tháng
 >12 tháng
 >3 tháng
 >1 tháng
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, tiêu chí A cần thời gian
bao lâu
 >12 tháng
 >2 tuần
 >1 tháng
 >6 tháng
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, tiêu chí A cần ít nhất một
triệu chứng phải là (1), (2), hoặc (3). Chúng là
 Ngôn ngữ vô tổ chức (thường xuyên nói lạc đề hoặc không liên quan).
 Các triệu chứng âm tính
 Hành vi vô tổ chức rõ rệt hoặc hành vi căng trương lực.
 Các ảo giác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, tiêu chí C cần
 ít nhất 1 tháng của các triệu chứng (hoặc ít hơn nếu điều trị thành công)
các triệu chứng thỏa mãn tiêu chuẩn A
 thời gian giai đoạn triệu chứng tiền triệu
 thời gian giai đoạn triệu chứng di chứng
 thời gian các khoảng không triệu chứng
Tiêu chí C của tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, giai đoạn
tiền triệu hoặc di chứng, những triệu chứng của rối loạn có thể chỉ được biểu
hiện bằng
 hành vi vô tổ chức
 hoang tưởng kỳ quái
 2 hay nhiều hơn 2 triệu chứng liệt kê ở tiêu chuẩn A hiện diện ở dạng
giảm nhẹ (ví dụ các niềm tin kỳ dị, các trải nghiêm tri giác bất thường).
 các triệu chứng âm tính

Trang 80
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Tiêu chí D của tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, loại trừ
các rối loạn phân liệt cảm xúc và trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có những
triệu chứng loạn thần với
 có các giai đoạn trầm cảm nặng, hưng cảm nặng xảy ra đồng thời với giai
đoạn toàn phát
 không có các giai đoạn trầm cảm nặng, hưng cảm nặng xảy ra đồng thời
với giai đoạn toàn phát
 nếu các giai đoạn của rối loạn khí sắc xảy ra trong lúc có triệu chứng của
giai đoạn toàn phát, thì chúng hiện diện thời rất ngắn so với tổng thời
gian của giai đoạn toàn phát và di chứng.
 nếu các giai đoạn của rối loạn khí sắc xảy ra trong lúc có triệu chứng của
giai đoạn toàn phát, thì chúng hiện diện thời rất dài so với tổng thời gian
của giai đoạn toàn phát và di chứng.
Tiêu chí F của tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM-5, nếu có tiền
sử của rối loạn phổ tự kỷ hoặc một rối loạn giao tiếp thời thơ ấu, thì chẩn đoán
thêm tâm thần phân liệt chỉ được thiết lập khi
 các ảo giác nổi bật
 các triệu chứng yêu cầu khác của tâm thần phân liệt
 các hoang tưởng nổi bật
 hiện diện trong thời gian ít nhất 6 tháng
Những trường hợp được chẩn đoán là tâm thần phân liệt theo ICD – 10 nhưng
có thời gian bị bệnh dưới 6 tháng sẽ được chẩn đoán là rối loạn
.................................. theo DSM – 5.
 loạn thần cấp
 không xác định
 phân liệt cảm xúc
 dạng phân liệt
Bệnh nhân phát bệnh khoảng 2 tháng với không ngủ, đi tới đi lui trong nhà, tính
tình thay đổi, hay cáu gắt vô cớ với mọi người xung quanh, nghĩ người nhà tìm
cách hại mình. Tiền sử: rối loạn loạn thần cấp cách nay khoảng 1 năm, bệnh
nhân tự ý ngưng thuốc. Chẩn đoán nào có khả năng ở bệnh nhân này
 Rối loạn dạng phân liệt
 Hưng cảm có triệu chứng loạn thần
 Rối loạn loạn thần ngắn
 Tâm thần phân liệt
Thể bệnh nào của tâm thần phân liệt có đặc trưng là khởi bệnh sớm, biểu hiện
bất thường về cảm xúc và hành vi, ảo giác và hoang tưởng chỉ thoáng qua
 Thể hoang tưởng
Trang 81
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Thể thanh xuân


 Thể căng trương lực
 Thể di chứng
Thể nào trong tâm thần thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất
 Thể hoang tưởng
 Thể thanh xuân
 Thể không xác định
 Thể căng trương lực
Chọn phát biểu đúng khi nói về thể bệnh trầm cảm sau phân liệt
 Triệu chứng trầm cảm nổi bật và kéo dài ít nhất 2 tuần
 Triệu chứng dương tính thường gặp hơn
 Nguy cơ tự sát cao
 Triệu chứng tâm thần phân liệt còn tồn tại nhưng không ưu thế
Chọn phát biểu đúng về nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị tâm thần phân liệt
 Các thuốc đã có tác dụng tốt trong lần điều trị trước nên được dùng lại
 Nên khởi đầu bằng đơn trị liệu, chỉ kết hợp thuốc trong các trường hợp
cần thiết
 Thời gian theo dõi tối thiểu cho một liệu trình điều trị của một thuốc là 2 -
4 tuần với liều đầy đủ
 Liều điều trị cũng cố thường bằng 1/2 – 2/3 liều tấn công
Thuốc chống loạn thần nào sau đây có hoạt lực thấp
 Sulpirid
 Levomepromazin
 Chlopromazin
 Haloperidol
Sau khi dùng thuốc thì bệnh nhân bị cứng hàm, đớ lưỡi, tay chân đơ cứng. Vậy
bệnh nhân này xuất hiện tác dụng phụ gì
 Rối loạn vận động muộn
 Chứng đứng ngồi không yên
 Hội chứng ác tính
 Loạn trương lực cơ cấp
Thuốc nào sau đây là thuốc chống loạn thần thế hệ cổ điển
 Risperidon
 Chlorpromazin
 Haloperidol
 Amisulpride
Thuốc chống loạn thần thế hệ mới có đặc điểm nào khác thuốc chống loạn thần
thế hệ cổ điển
 Ít hoặc không gây ra triệu chứng ngoại tháp
Trang 82
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Ít gây tăng cân hơn


 Hiệu quả điều trị cao hơn
 Gây rối loạn chuyển hóa nhiều hơn
Thuốc chống loạn thần thế hệ cổ điển có tác dụng phụ nào sau đây
 Bệnh Parkinson
 Chảy sữa ở phụ nữ
 Làm nặng thêm các triệu chứng âm tính
 Loạn trương lực cơ cấp
Thuốc chống loạn thần nào sau đây được dùng để điều trị các loạn thần kháng
trị nhưng có khả năng gây giảm bạch cầu hạt
 Clozapin
 Haloperidol
 Olanzapin
 Risperidon
Nội dung nào sau đây thuộc yếu tố tiên lượng tốt trong tâm thần phân liệt
 Khởi phát cấp tính
 Có bất thường cấu trúc não
 Khởi bệnh sớm
 Có tiền sử gia đình về rối loạn khí sắc
Điều trị tác dụng phụ ngoại tháp của thuốc chống loạn thần bằng
 diazepam
 piracetam
 vitamin 3B
 trihexyphenidyl
Thuốc chống loạn thần cổ điển có đặc điểm
 đại diện là chlorpromazin, risperidon
 ưu tiên trên triệu chứng âm tính
 đối vận chủ yếu trên các thụ thể dopamin
 tác dụng của kháng cholinergic, kháng histamin…
Thuốc chống loạn thần thế hệ mới có đặc điểm
 tác dụng trên các triệu chứng âm tính
 thuốc đại diện là risperidon, olanzapin
 đối vận glutamat – dopamin
 là thuốc chống loạn thần điển hình
Thuốc chống loạn thần thế hệ mới (A) được dung nạp tốt hơn do ít hoặc không
gây ra các tác dụng phụ ngoại tháp, nhưng (B) có thể đưa đến hội chứng chuyển
hoá và nguy cơ tim mạch cao.
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
Trang 83
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Risperidon 4 mg tương ướng với bao nhiêu chlorpromazin
 500 mg
 300 mg
 400 mg
 200 mg
Tương đương với 100mg chlorpromazin là
 Haloperidol 4mg
 Risperidon 1mg
 Olanzapin 2mg
 Amisulprid 200mg

Trang 84
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 7 TRẦM CẢM CHỦ YẾU

Nói về trầm cảm chủ yếu, chọn phát biểu đúng


 là rối loạn về nhận thức rất phổ biến trong lâm sàng tâm thần
 triệu chứng bao gồm buồn bã, chán nản, giảm tập trung, mất sinh lực...
 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ dễ trở thành
tàn phế và là gánh nặng cho gia đình
 nguyên nhân ngoại sinh do sang chấn tâm lý, thất tình, thi trượt, mất việc,
làm ăn thua lỗ,...
Yếu tố nào thuộc về trầm cảm nội sinh
 Làm ăn thua lỗ
 Mất mát lớn về vật chất
 Thất tình
 Di truyền
Khác biệt giữa khí sắc với cảm xúc dựa vào, chọn phát biểu phù hợp
 Cảm xúc mang tính khách quan
 Cảm xúc là trương lực của khí sắc
 Khí sắc mang tính chủ quan
 Khí sắc mang tính kéo dài
Trong các rối loạn khí sắc, rối loạn chỉ có một cơn trầm cảm duy nhất hay các
cơn trầm cảm tái phát không có tiền sử cơn hưng cảm, hưng cảm nhẹ hay hỗn
hợp, được chẩn đoán là
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Loạn khí sắc chu kì
 Trầm cảm chủ yếu
Trong các rối loạn khí sắc, rối loạn đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn hưng
cảm hoặc giai đoạn hỗn hợp, có thể phối hợp với giai đoạn trầm cảm chủ yếu,
được chẩn đoán là
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Loạn khí sắc
 Rối loạn lưỡng cực 1
Trong các rối loạn khí sắc, rối loạn đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm
cảm chủ yếu, phối hợp ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ, được chẩn đoán là
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Trầm cảm chủ yếu

Trang 85
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Loạn khí sắc chu kì


Trong các rối loạn khí sắc, rối loạn có ít nhất 2 năm khí sắc trầm cảm, phối hợp
với triệu chứng trầm cảm, nhưng triệu chứng này không thỏa mãn cho các tiêu
chuẩn của một giai đoạn trầm cảm, được chẩn đoán là
 Loạn khí sắc
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Rối loạn lưỡng cực 2
Trong các rối loạn khí sắc, rối loạn có ít nhất 2 năm của một giai đoạn hưng
cảm nhẹ và một số giai đoạn của các triệu chứng trầm cảm, được chẩn đoán là
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Loạn khí sắc chu kì
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực 2
Rối loạn trầm cảm chủ yếu (major depressive disorder), hay trầm cảm đơn cực
gồm
 các cơn trầm cảm tái phát
 không có tiền sử cơn hưng cảm,
 một cơn trầm cảm duy nhất
 ít nhất 1 cơn hưng cảm nhẹ
Rối loạn lưỡng cực II gồm
 ít nhất một giai đoạn hưng cảm
 ít nhất một giai đoạn hỗn hợp
 một hay nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu
 ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ
Loạn khí sắc chu kỳ (cyclothymic disorder) chỉ được đặt ra khi
 một giai đoạn hưng cảm nhẹ
 một giai đoạn hưng cảm
 ít nhất 2 năm
 một số giai đoạn của các triệu chứng trầm cảm
Trầm cảm thần kinh chức năng (neurotic depression) là
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực II
 Loạn khí sắc chu kỳ
 Loạn khí sắc
Rối loạn nào được coi là một thể nhẹ của rối loạn lưỡng cực II
 Trầm cảm chủ yếu
 Loạn khí sắc

Trang 86
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Rối loạn lưỡng cực II


 Loạn khí sắc chu kỳ
Ít nhất ............... người lớn trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm chủ
yếu trong giai đoạn nào đó của cuộc sống.
 15 - 20%
 10 - 15%
 >20%
 2 - 10%
Chọn câu phù hợp khi nói về tuổi phát trầm cảm chủ yếu
 Ở trẻ nhỏ, trầm cảm thường phối hợp rối loạn hành vi, giảm chú ý và rối
loạn lo âu
 Ở người cao tuổi, thường phối hợp các triệu chứng nhận thức
 Có thể xảy ra ở bất kì tuổi nào
 Tuổi từ 15 đến 30 chiếm tỉ lệ cao nhất
Chọn câu phù hợp khi nói về giới tính trong trầm cảm chủ yếu
 Tỉ lệ chung, nam < nữ
 Tỉ lệ chung, nam = nữ
 Tuổi thiếu niên, nam < nữ
 Tuổi thiếu niên, nam = nữ
Phát biều nào sau đây KHÔNG phù hợp khi nói về tỉ lệ trầm cảm chủ yếu theo
đặc điểm hôn nhân, kinh tế và văn hóa
 Nghèo = giàu
 Nông thôn < thành thị
 Ly dị, góa > có đôi
 Lao động chân tay = trí thức
Ở trẻ vị thành niên, các giai đoạn trầm cảm chủ yếu được phối hợp
 rối loạn hành vi
 rối loạn loạn thần
 giảm chú ý, rối loạn lo âu
 lạm dụng chất
Khi nói về chất dẫn truyền thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm chủ
yếu, chọn chất được đề cập
 Dopamin
 Serotonin
 Glutamat
 Noradrenalin
Chất dẫn truyền thần kinh nào sau đây đóng vai trò lớn nhất trong trầm cảm chủ
yếu

Trang 87
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Dopamin
 Serotonin
 Histamin
 Noradrenalin
Khi nói về chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong cơ chế bệnh sinh của trầm
cảm chủ yếu, chọn phát biểu đúng
 nồng độ các sản phẩm chuyển hóa của serotonin trong máu, dịch não tủy
tăng rõ rệt
 nồng độ serotonin tại khe synap thần kinh ở thân não giảm sút rõ rệt so
với người bình thường
 sử dụng các thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin , người ta nhận thấy nồng độ serotonin ở khe synap tăng lên
 nồng độ serotonin tại khe synap thần kinh ở vỏ não giảm sút rõ rệt so với
người bình thường
Khi nói về chất dẫn truyền thần kinh noradrenalin trong cơ chế bệnh sinh của
trầm cảm chủ yếu, (A) mật độ thụ thể beta-adrenergic giảm sút đáng kể so với
người bình thường, (B) thuốc chống trầm cảm loại tác dụng trên thụ thể beta-
adrenergic như fluvoxamin có hiệu quả chống trầm cảm rõ rệt.
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
Khi nói về giả thuyết điều hòa thần kinh nội tiết trong cơ chế bệnh sinh của trầm
cảm chủ yếu, chọn phát biểu phù hợp
 Một liều nhỏ kháng hormon tuyến giáp sẽ làm nhanh hơn hiệu quả điều
trị của các thuốc chống trầm cảm.
 Khi cho liều thuốc corticoid như aminogluteimade, metyrapone và
ketokonazone cho hiệu quả chống trầm cảm.
 Bệnh nhân được điều trị bằng corticoid kéo dài sẽ gây giảm CRH và
ACTH, từ đó gây ra trầm cảm.
 Trầm cảm và sự suy giảm nhận thức là những triệu chứng tâm thần
thường thấy nhất ở những người có sự giảm hoạt động tuyến giáp.
Khi nói về giả thuyết điều hòa thần kinh nội tiết (vùng dưới đồi – tuyến yên –
tuyến giáp) trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm chủ yếu, chọn phát biểu phù
hợp
 trầm cảm và sự suy giảm nhận thức là những triệu chứng tâm thần thường
thấy nhất ở những người có sự giảm hoạt động tuyến giáp (suy giáp)
 sự ảnh hưởng rõ rệt của các hormon tuyến giáp lên sự phát triển, trưởng
thành và kết nối của não bộ
Trang 88
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 cho liều TRH (thyrotropin-releasing hormon) có thể làm tăng cảm giác
hài lòng và thư giãn ở những đối tượng bình thường
 liều cao hormon tuyến giáp, tốt nhất là triiodthyronine (T3) sẽ làm nhanh
hơn hiệu quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm
Khi nói về yếu tố gia đình và di truyền trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm chủ
yếu, chọn phát biểu phù hợp
 Những người thân với người bị trầm cảm có tỷ lệ rối loạn này cao hơn
trong dân số chung
 Tỉ lệ bệnh trầm cảm cao nhất trong số những người có mối liên hệ thứ hai
với người bệnh
 Ở người sinh đôi khác trứng là 24% - 39%.
 Ở người sinh đôi cùng trứng là 65%- 75%
Khi nói về yếu tố tâm lý và xã hội trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm chủ
yếu, chọn phát biểu phù hợp
 Khi các stress được giải quyết, những chất dẫn truyền thần kinh trở lại
trạng thái ổn định và người bệnh giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
 Sự thay đổi yếu tố sinh học của não có thể là sự thay đổi nồng độ các chất
dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin, noradrenalin, dopamin…
 Dưới tác động lâu dài của stress, các yếu tố sinh học trong não bị biến
đổi, từ đó dẫn đến thay đổi trong chức năng của não.
 Sang chấn tâm lý là yếu tố quan trọng nhất gây ra trầm cảm được các tác
giả thừa nhận là mất bố (mẹ) trước năm 11 tuổi, kế đó là mất vợ (chồng),
thất nghiệp…
Khi nói về nguy cơ mắc trầm cảm chủ yếu ở các nhóm nhân cách trong cơ chế
bệnh sinh, chọn phát biểu KHÔNG phù hợp
 Nhân cách chống đối xã hội > nhân cách ranh giới.
 Nhân cách phân ly > nhân cách paranoid.
 Nhân cách ranh giới > nhân cách phân ly.
 Nhân cách ám ảnh – cưỡng chế > nhân cách ranh giới.
Triệu chứng chủ đạo trong trầm cảm là
 Ăn mất ngon
 Khí sắc trầm
 Rối loạn giấc ngủ
 Mất sinh lực
Khi nói về triệu chứng khí sắc trầm trong trầm cảm, chọn phát biểu đúng
 Chiếm khoảng 100% các trường hợp
 Ở trẻ em thường xuất hiện tình trạng lúc vui lúc buồn
 Một số bệnh nhân nói rằng họ không thể khóc trong khi những người
khác lại có những cơn khóc lóc vô cớ

Trang 89
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Sự đánh giá khách quan của bạn bè hoặc người thân cho thấy một bệnh
cảnh đầy đủ hơn
Khi nói về triệu chứng trầm cảm, mất hứng thú gặp trong hầu hết các bệnh
nhân.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
Bệnh nhân hoặc người nhà khai là người bệnh hình như không còn tha thiết với
bất kỳ hình thức hoạt động nào mà trước đó họ rất thích như hoạt động tình dục,
sở thích hoặc các công việc hằng ngày. Đây là triệu chứng gì
 Rối loạn hoạt động cơ thể
 Mất hứng thú
 Khí sắc trầm
 Mất sinh lực
Bệnh nhân với các biểu hiện mệt mỏi, cảm thấy không còn sức mặc dù không
làm gì nhiều, nhiều bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức. Đây là triệu chứng

 Mất sinh lực
 Rối loạn hoạt động cơ thể
 Thiếu quyết đoán và giảm tập trung
 Mất hứng thú
Bệnh nhân tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuếch đại các
lỗi lầm nhỏ nhặt của mình; nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng hoặc thậm chí
có cả ảo giác. Đây là triệu chứng gì
 Loạn thần
 Thiếu quyết đoán và giảm tập trung
 Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội
 Mất hứng thú
Khi nói về triệu chứng ăn mất ngon và rối loạn giấc ngủ trong trầm cảm, chọn
phát biểu đúng
 Một số ít trường hợp trầm cảm không điển hình có cảm giác thèm ăn và
thường thích ăn một số thức ăn đặc biệt như đạm và chất xơ
 Khoảng 70% số trường hợp trầm cảm có triệu chứng ăn mất ngon và kèm
theo sụt cân
 Khoảng 80% số bệnh nhân trầm cảm than phiền mình có ít nhất một loại
rối loạn nào đó của giấc ngủ
 Vài bệnh nhân lại than phiền ngủ nhiều thay vì mất ngủ và triệu chứng
này thường kèm theo triệu chứng ăn nhiều

Trang 90
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Khi nói về triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong trầm cảm, những bệnh nhân khó
đi vào giấc ngủ thường kèm theo
 rối loạn nhân cách
 loạn thần
 lo âu
 sử dụng chất
Rối loạn giấc ngủ điển hình trong trầm cảm gây khó chịu nhất và các triệu
chứng trầm cảm ở thời điểm này là quan trọng nhất
 Mất ngủ cuối đêm
 Mất ngủ giữ đêm
 Mất ngủ đầu hôm
 Mất ngủ lan tỏa
Khi nói về triệu chứng trầm cảm, rối loạn hoạt động cơ thể
 Biểu hiện chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói
 Cử động chậm chạp với hội chứng căng trương lực
 Khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm có
 Bệnh nhân có kèm theo lo âu biểu hiện với các triệu chứng kích thích hay
đi tới đi lui, không thể ngồi yên một chỗ
Khi nói về triệu chứng thiếu quyết đoán và giảm tập trung trong trầm cảm, chọn
phát biểu đúng
 Khoảng 80% số bệnh nhân than phiền suy nghĩ của mình quá chậm
 Các trường hợp nặng có thể có tình trạng sa sút đặc biệt là ở người già
 Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể đưa ra các quyết định
 Tập trung kém và rất đãng trí, họ thường than phiền trí nhớ kém hoặc
không thể tập trung để đọc báo hoặc xem ti vi
Khi nói về ý tưởng tự sát trong trầm cảm chủ yếu, chọn câu phù hợp
 Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của trầm cảm và thấp nhất là
lúc mới bắt đầu điều trị.
 Đối với các trường hợp trầm cảm tái diễn 15% chết do tự sát.
 1% số bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát
bệnh.
 Từ chỉ là cảm giác chung chung sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc
lập ra kế hoạch tự sát.
Bệnh nhân với biểu hiện căng thẳng nội tâm, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch
nhanh, cồn cào bao tử,... Đây là triệu chứng gì
 Rối loạn hoạt động cơ thể
 Mất sinh lực
 Mất hứng thú
 Lo âu
Trang 91
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

(A) khoảng 3/4 bệnh nhân trầm cảm có lo âu kèm theo và (B) 2/3 bệnh nhân lo
âu có biểu hiện trầm cảm.
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A SAI B SAI
Ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu, các biểu hiện đau đầu, đau lưng, chuột rút,
buồn nôn, nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực,... Đây là biểu hiện gì
 Rối loạn hoạt động cơ thể
 Bệnh lý nội khoa đi kèm
 Mất sinh lực
 Triệu chứng cơ thể
Chọn câu phù hợp khi nói về triệu chứng loạn thần trong trầm cảm chủ yếu
 Hoang tưởng và ảo giác xảy ra ở các trạng thái trầm cảm nặng.
 Các bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện loạn thần thường đáp ứng với điều
trị và cũng dễ tái phát hơn.
 Hoang tưởng phù hợp khí sắc bao gồm mất giá trị bản thân, tội lỗi, bị truy
hại, chết hoặc không tồn tại,...
 Hoang tưởng không phù hợp khí sắc bao gồm thức ăn bị đầu độc, hàng
xóm tìm cách hại bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD 10 (F32), ba triệu chứng
đặc trưng là
 giảm sút tập trung và sự chú ý
 khí sắc trầm
 mất mọi quan tâm thích thú
 giảm năng lượng
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD 10 (F32), Bảy triệu chứng
phổ biến khác gồm
 Rối loạn ăn uống
 Mất mọi quan tâm thích thú
 Ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát
 Ý tưởng buộc tội và không xứng đáng
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD 10 và DSM-5, thời gian tối
thiểu của cả giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất
 4 tuần
 6 tháng
 12 tháng
 2 tuần

Trang 92
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Mức độ nặng của một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10, TRẦM CẢM NHẸ gồm
 3 hoặc 4 tiêu chuẩn thứ yếu
 Ít nhất 2 tuần
 Có thể có một số triệu chứng nặng
 Ít nhất 2 tiêu chuẩn chủ yếu
Mức độ nặng của một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10, TRẦM CẢM NẶNG
gồm
 Tất cả các triệu chứng đều nặng
 Ít nhất 2 tiêu chuẩn chủ yếu
 Ít nhất 4 tiêu chuẩn thứ yếu
 Ít nhất 2 tuần
Mức độ nặng của một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10, TRẦM CẢM VỪA
gồm
 Cả 3 tiêu chuẩn chủ yếu
 Ít nhất 2 tuần
 Có thể có một số triệu chứng nặng
 3 hoặc 4 tiêu chuẩn thứ yếu
Thời gian đủ chẩn đoán một giai đoạn hưng cảm (theo DSM-5) là
 3 tuần
 4 tuần
 2 tuần
 1 tuần
Chẩn đoán trầm cảm (theo DSM-5), bệnh nhân phải đáp ứng mấy triệu chứng ở
tiêu chí A
 8/9
 4/9
 5/9
 9/9
Để chẩn đoán trầm cảm (theo DSM-5), bệnh nhân phải có ít nhất một trong 2
triệu chứng nào
 Mất hứng thú hoặc sở thích
 Ý tưởng tự sát
 Ý tưởng buộc tội
 Khí sắc trầm cảm
Tiêu chí A3 - Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, sụt
cân đáng kể nhưng không phải do kiêng ăn hoặc tăng cân (ví dụ, thay đổi trọng
lượng cơ thể vượt quá 10% trong vòng 1 tháng), hoặc ăn mất ngon miệng hay
tăng ngon miệng hầu như hàng ngày.
Trang 93
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, lưu ý ở trẻ em
 ở trẻ em và trẻ vị thành niên, có thể là ngủ nhiều hơn
 ở trẻ em và trẻ vị thành niên, khí sắc có thể là khí sắc dễ bị kích thích
 ở trẻ em và trẻ vị thành niên, có thể tăng vận động
 ở trẻ em, có thể biểu hiện bằng việc không tăng cân đủ mức bình
thường
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, sự mất mát nặng
gồm
 những mất mát từ thảm họa thiên nhiên
 bệnh lý cơ thể trầm trọng hoặc tàn phế
 tang tóc, bị phá sản
 chia tay, ly dị
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, đáp ứng lại sự
mất mát nặng, nhiều triệu chứng có thể hiểu được hoặc xem như phù hợp với sự
mất mát, nhưng sự hiện diện một giai đoạn trầm cảm chủ yếu trong một đáp ứng
bình thường đối với sự mất mát nặng nên được xem xét một cách thận trọng.
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
Tiêu chí D - Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, giai
đoạn trầm cảm chủ yếu xảy ra không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn
 rối loạn hoang tưởng
 nhận thức - thần kinh
 phân liệt cảm xúc
 phổ tâm thần phân liệt đặc hiệu
Tiêu chí E - Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, chưa
bao giờ có giai đoạn
 hưng cảm
 loạn thần
 lo âu
 hưng cảm nhẹ
Thang nào dùng để đánh giá trầm cảm
 bộ câu hỏi đánh giá sức khoẻ cho bệnh nhân (patient health questionaire-
9 – PHQ-9)

Trang 94
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 thang đánh giá trạng thái tâm thần ngắn (The Mini–Mental State
Examination – MMSE)
 nghiệm pháp đánh giá trầm cảm BECK (BECK depression inventory –
B.D.I)
 chữ viết tắt CAGE
Nguyên nhân thực thể của trầm cảm, nhóm thuốc nào gây trầm cảm
 Thuốc điều trị Parkinson
 Thuốc giảm đau
 Thuốc chống loạn thần
 Các thuốc khác như thuốc tránh thai đường uống, corticoid
Nguyên nhân thực thể của trầm cảm, bệnh cơ thể gồm
 đái tháo đường, bệnh addison
 viêm gan, HIV, lao phổi
 bệnh Parkinson
 sa sút tâm thần
Nguyên nhân tâm thần của trầm cảm bao gồm
 Rối loạn lo âu
 Tang tóc
 Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại trầm cảm
 Rối loạn lưỡng cực
Nguyên nhân tâm thần của trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc, loại trầm cảm
gồm ý nào sau đây
 bệnh nhân phải biểu hiện trầm cảm nổi bật với ít nhất 2 triệu chứng trầm
cảm đặc trưng
 có ít nhất 1 và tốt hơn là 2 triệu chứng tâm thần phân liệt đặc trưng (tiêu
chuẩn (a) đến (d) của F20) nên được hiện diện rõ ràng
 những triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm
 những triệu chứng này không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần
phân liệt
Nguyên nhân tâm thần của trầm cảm, rối loạn lưỡng cực với bệnh khởi đầu với
trầm cảm, khó tiên liệu được đây là trầm cảm chủ yếu hay là giai đoạn trầm cảm
của rối loạn lưỡng cực.
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
Nguyên nhân tâm thần của trầm cảm, nói về tang tóc
 trải qua 2 tháng đầu sau khi mất người thân, người chịu tang có thể có
những triệu chứng của rối loạn trầm cảm
 những triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian

Trang 95
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 ở trẻ em và trẻ vị thành niên với một tang tóc bình thường, chúng có
những hiện tượng mang tính hoang tưởng kết tội thù hằn
 sẽ phát triển rối loạn trầm cảm khi có những bận tâm về tội lỗi, cảm thấy
người thân chết là do họ và có những suy nghĩ về tự sát
Khi nói về nguyên tắc điều trị trong trầm cảm chủ yếu, chọn câu phù hợp
 Cắt cơn trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm hoặc sốc điện.
 Điều trị các triệu chứng loạn thần kết hợp nếu có.
 Có 25% số trường hợp đáp ứng với điều trị.
 Trầm cảm là một bệnh mạn tính, vì thế cần điều trị kéo dài.
Trong điều trị trầm cảm chủ yếu, trường hợp nào cần phải nhập viện
 Có bệnh cơ thể như tim, phổi
 Không đáp ứng với điều trị trầm cảm.
 Có ý định và hành vi tự sát.
 Không hợp tác điều trị, phủ định bệnh.
Thuốc điều trị trầm cảm gồm
 chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic Anti-depressant - TCA)
 nhóm ức chế men MAO (Monoamino Oxydase Inhibitor - MAOI)
 ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin (Serotonin-Noradrenaline
Reuptake Inhibitors - SNRI)
 ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (Selective Serotonin Reuptake
Inhbitor - SSRI)
Mirtazapine là thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm
 ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin (Serotonin-Noradrenaline
Reuptake Inhibitors - SNRI)
 ức chế chuyên biệt serotonin và noradrenalin (Noradrenergic And
Specific Serotonergic Antidepressant - NASSA)
 ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (Selective Serotonin Reuptake
Inhbitor - SSRI)
 chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic Anti-depressant - TCA)
Nhóm chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic Anti-depressant - TCA) gồm các
thuốc
 Venlafaxine
 Amitriptylin
 Paroxetin
 Clomipramin
Thuốc nào sau đây KHÔNG THUỘC nhóm chống trầm cảm 3 vòng
 Chlorpromazine
 Risperidone
 Sertraline
 Amitriptyline

Trang 96
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Thuốc nào thuộc nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (Selective
Serotonin Reuptake Inhbitor - SSRI)
 fluvoxamin
 venlafaxine
 mirtazapine
 imipramin
Nhóm chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic Anti-depressant - TCA), chọn phát
biểu đúng
 Hiệu quả chống trầm cảm của thuốc xuất hiện sau 2 đến 4 tuần
 Ngoài tác dụng chống trầm cảm thuốc còn rất nhiều tác dụng phụ
 Tác dụng trên cả hệ thống dẫn truyền thần kinh khác như acetylcholin,
histamin, epinephrin, dopamin, muscarin…
 Hiệu quả của thuốc liên quan chặt chẽ đến ức chế thụ thể dopamin và
norepinephrin
Khi nói về thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chọn câu KHÔNG phù hợp
 Hiệu quả chống trầm cảm của thuốc xuất hiện sau 2 đến 4 tuần.
 Ít tác dụng phụ và an toàn hơn nhóm SSRI.
 Cấu trúc cơ bản của thuốc có 3 vòng.
 Tác dụng trên cả hệ thống norepinephrin, serotonin và hệ thống dẫn
truyền thần kinh khác.
Khi nói về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chọn câu phù hợp
 Làm tăng thức tỉnh, khó ngủ.
 Hạ huyết áp tư thế gây chống mặt, buồn nôn.
 Kháng cholinergic: khô miệng, táo bón, rối loạn thị giác,...
 Gây độc cho tim do ức chế của thuốc lên hệ cholinergic, noradrenalin và
adrenalin.
Khi nói về chống chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chọn câu phù
hợp
 Bệnh nhân tuổi trên 50.
 Bệnh nhân nghiện rượu hay đang sử dụng thuốc ức chế men MAO.
 Bệnh tim mạch block nhĩ thất, thiếu máu cơ tim,...
 Glaucom góc đóng, u tiền liệt tuyến.
Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, chọn ý phù hợp
 có tác dụng trên hệ dẫn truyền thần kinh khác
 làm giảm nồng độ serotonin trong khe synap
 có thể dùng cho người già
 thuốc dung nạp tốt và rất ít tác dụng phụ
Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin là
Trang 97
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 chức năng tình dục (giảm ham muốn tình dục, khó cương dương)
 thuốc còn gây đau đầu, mất ngủ lo âu, run đầu chi trong thời gian đầu
dùng thuốc
 hệ tiêu hóa (đầy bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn)
 tăng thể trọng
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin
trên chức năng tình dục (giảm ham muốn tình dục, khó cương dương); hay gặp
nhất là fluvoxamin, ít gặp nhất là fluoxetin.
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
Thuốc nào sao đây thuộc nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI),
NGOẠI TRỪ
 Citalopram
 Fluoxetin
 Sertralin
 Tianeptin
Tư vấn chung cho bệnh nhân trầm cảm và người nhà, chọn ý đúng
 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, gây mất sức khỏe nghiêm
trọng, bệnh nhân mất khả năng lao động và sinh hoạt bình thường
 Việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm chỉ cần thời gian ngắn theo
đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần
 Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tự sát và tự sát có thể xuất hiện ở
bất cứ mức độ trầm cảm nào
 Khuyến khích bệnh nhân đi khám bệnh theo hẹn của bác sĩ kể cả khi bệnh
đã ổn định tốt
Một số liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm gồm
 Liệu pháp hỗ trợ
 Liệu pháp nhận thức
 Liệu pháp phân tâm
 Liệu pháp tiếp xúc giải mẫn cảm
Các trường hợp trầm cảm chủ yếu được chỉ định choáng điện để điều trị
 Có ý tưởng tự sát mãnh liệt.
 Từ chối ăn uống.
 Dị ứng thuốc chống trầm cảm.
 Đường huyết không ổn định.
Chống chỉ định choáng điện để điều trị trầm cảm gồm
 trẻ em dưới 15 tuổi
 trầm cảm có viêm não…

Trang 98
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 trầm cảm có bệnh thực tổn kết hợp như tim mạch, hô hấp
 dị ứng thuốc chống trầm cảm
Khi nói về tiến triển và tiên lượng của trầm cảm chủ yếu, chọn phát biểu phù
hợp
 Khoảng 20 – 40% bệnh nhân lúc đầu được chẩn đoán rối loạn trầm cảm
chủ yếu sau đó có cơn hưng cảm.
 Mặc dù có một số bệnh nhân chỉ bị một cơn rồi hồi phục hoàn toàn,
khoảng 80% bị tái phát
 Bệnh nhân đã bị 3 cơn sẽ bị cơn thứ 4
 Khoảng 20 – 35% bệnh nhân còn các triệu chứng di chứng và hoạt động
xã hội cũng như nghề nghiệp bị ảnh hưởng
Khi nói về tiến triển và tiên lượng của trầm cảm chủ yếu, chọn phát biểu phù
hợp
 Trước khi có thuốc, cơn trầm cảm thường kéo dài 12 tháng
 Nguy cơ tái phát trong thời gian bắt đầu hồi phục giảm nếu kéo dài thời
gian điều trị thêm 12 tháng
 Khoảng 30 – 50% tái phát trong 2 năm đầu và 50 -70% tái phát trong 5
năm đầu
 Khoảng 25% bệnh nhân tái phát trong vòng 6 tháng sau khi đã hồi phục,
đặc biệt là các trường hợp ngưng thuốc
Một người với biểu hiện lúc nào cũng ủ rũ, ít nói, không chịu đi đâu hết, kêu
làm việc gì thì cũng than mệt mỏi, không thể nào tập trung được, thường nói là
mình không đáng sống, ngủ ít, ăn uống ít và thường ngồi nói chuyện một mình,
thường hay kiếm rượu bia để uống. Tiền sử không có cơn hưng cảm hay hưng
cảm nhẹ. Chẩn đoán nào là phù hợp
 Loạn khí sắc chu kì
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Trầm cảm chủ yếu
Một người với biểu hiện lúc nào cũng ủ rũ, ít nói, không chịu đi đâu hết, kêu
làm việc gì thì cũng than mệt mỏi, không thể nào tập trung được, thường nói là
mình không đáng sống, ngủ ít, ăn uống ít và thường ngồi nói chuyện một mình,
thường hay kiếm rượu bia để uống. Tiền sử không có cơn hưng cảm hay hưng
cảm nhẹ. Chẩn đoán nào có thể cho bệnh nhân này
 Giai đoạn trầm cảm có triệu chứng loạn thần
 Tâm thần phân liệt
 Phân liệt cảm xúc
 Rối loạn sử dụng rượu

Trang 99
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Một người với biểu hiện lúc nào cũng ủ rũ, ít nói, không chịu đi đâu hết, kêu
làm việc gì thì cũng than mệt mỏi, không thể nào tập trung được, thường nói là
mình không đáng sống, ngủ ít, ăn uống ít và thường ngồi nói chuyện một mình,
thường hay kiếm rượu bia để uống. Tiền sử có 1 cơn hưng cảm nhẹ. Chẩn đoán
nào là phù hợp
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Loạn khí sắc
 Rối loạn lưỡng cực 1
Một người với biểu hiện lúc nào cũng ủ rũ, ít nói, không chịu đi đâu hết, kêu
làm việc gì thì cũng than mệt mỏi, không thể nào tập trung được, thường nói là
mình không đáng sống, ngủ ít, ăn uống ít và thường ngồi nói chuyện một mình,
thường hay kiếm rượu bia để uống. Tiền sử có 2 cơn hưng cảm và 1 cơn hỗn
hợp. Chẩn đoán nào là phù hợp
 Rối loạn lưỡng cực 1
 Trầm cảm chủ yếu
 Rối loạn lưỡng cực 2
 Loạn khí sắc
Một người với biểu hiện lúc nào cũng ủ rũ, ít nói, không chịu đi đâu hết, kêu
làm việc gì thì cũng than mệt mỏi, không thể nào tập trung được, thường nói là
mình không đáng sống, ngủ ít, ăn uống ít và thường ngồi nói chuyện một mình,
thường hay kiếm rượu bia để uống. Tiền sử không có hưng cảm hoặc hưng cảm
nhẹ. Kết quả xét nghiệm máu FT3 giảm, FT4 giảm, TSH tăng. Chẩn đoán nào là
phù hợp
 Loạn khí sắc chu kì
 Trầm cảm chủ yếu
 Trầm cảm do suy giáp
 Rối loạn lưỡng cực 2

Trang 100
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 8 CÁC RỐI LOẠN LO ÂU

Các rối loạn lo âu là một nhóm những bệnh lý liên quan có đặc điểm
 lo lắng dai dẳng và quá mức với những tình huống không thực sự đe doạ
 có khoảng 58% dân số bị mắc một rối loạn lo âu
 hầu hết những triệu chứng lo âu phát triển trước tuổi 31
 nữ giới có xu hướng nhiều hơn nam
Khi một người mắc rối loạn lo âu, nó không tự mất đi mà có thể nặng nề hơn
theo thời gian.
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
Định nghĩa các thuật ngữ, lo âu là .......... đối với những trải nghiệm thông
thường.
 lo lắng khách quan
 trầm cảm
 sợ
 lo lắng chủ quan
Định nghĩa các thuật ngữ, rối loạn lo âu
 lo âu mất kiểm soát
 ảnh hưởng đến chức năng xã hội, nghề nghiệp
 trở nên quá mức
 thiếu phù hợp
Những điểm đáng chú ý liên quan rối loạn lo âu, cần quan tâm đến việc tìm
kiếm
 bệnh lý nội khoa (ví dụ: cường giáp, vấn đề về tim)
 tác động của thuốc kê đơn (ví dụ thuốc bisoprolol)
 trạng thái cai (ví dụ từ amphetamin)
 sử dụng chất (ví dụ lạm dụng caffeine)
Suy giảm chức năng (ví dụ ở trường, nơi làm việc, mối quan hệ) được yêu cầu
trong chẩn đoán rối loạn lo âu.
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
Các rối loạn lo âu rất đáp ứng với điều trị khi được nhận ra, thường kết hợp
 phẫu thuật
 thuốc
 sốc điện

Trang 101
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 liệu pháp tâm lý


Các rối loạn lo âu rất đáp ứng với điều trị khi được nhận ra, thuốc được chỉ định
để điều trị là
 các benzodiazepin
 buspirone
 thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin
 thuốc điều hòa khí sắc
Các benzodiazepin nên điều trị rối loạn lo âu trong thời gian ngắn vì
 nguy cơ ngộ độc
 nguy cơ té ngã
 nguy cơ co giật
 nguy cơ lệ thuộc và lạm dụng
Các rối loạn lo âu rất phổ biến song hành với các rối loạn tâm thần khác, đặc
biệt là
 rối loạn sử dụng chất
 rối loạn tâm thần thực thể
 rối loạn loạn thần
 rối loạn khí sắc
Những chú ý chung về chẩn đoán các rối loạn lo âu trong DSM 5, các rối loạn
lo âu gồm
 rối loạn stress sau sang chấn
 sợ khoảng rộng
 rối loạn lo âu lan tỏa
 rối loạn ám ảnh cưỡng bách
Hầu hết các rối loạn lo âu đòi hỏi những triệu chứng phải hiện diện trong phần
lớn thời gian thông thường
 12 tháng
 6 tháng
 5 tháng
 1 tháng
Rối loạn đi kèm với việc sử dụng chất và trầm cảm đóng vai trò lớn trong việc
gia tăng nguy cơ tự sát trong dân số rối loạn lo âu.
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
Cơn hoảng loạn (panic attack) và rối loạn hoảng loạn (panic disorder), chọn
phát biểu đúng
 rối loạn hoảng loạn thì phải có một cơn hoảng loạn

Trang 102
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 các cơn hoảng loạn có thể xảy ra trong nhiều rối loạn, không chỉ rối loạn
hoảng loạn
 những cơn hoảng loạn
 lo âu về những cơn hoảng loạn tiếp theo
Những cơn hoảng loạn với (A) thời gian giới hạn (20 đến 40 phút) với (B) 5
hoặc hơn bất kì triệu chứng cơn hoảng loạn.
 A SAI B ĐÚNG
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B SAI
Triệu chứng hoảng loạn cơ thể cơn hoảng loạn, chọn ý đúng
 Tiêu lỏng
 Hồi hộp/tim nhanh
 Cảm giác ớn lạnh/nóng
 Mất cảm giác
Triệu chứng hoảng loạn cơ thể trong cơn hoảng loạn, chọn ý đúng
 Cảm giác choáng váng hoặc hoa mắt
 Sợ mất kiểm soát
 Sợ chết
 Rung/lắc lư
Triệu chứng hoảng loạn tâm lý cơn hoảng loạn, chọn ý đúng
 Sợ mất kiểm soát hoặc sắp bị điên
 Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách
 Sợ chết
 Ảo giác, ảo tưởng
Dịch tễ học và bệnh cảnh của rối loạn hoảng loạn (panic disorder), chọn ý đúng
 Tỷ lệ nữ mắc rối loạn này gấp 2,5 lần nam
 Rối loạn bắt đầu vào năm tuổi 30
 Bệnh cảnh của rối loạn thì cấp tính
 Tỷ lệ lưu hành 2-3% dân số
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hoảng loạn theo DSM 5, chọn ý đúng
 Những cơn hoảng loạn tái diễn không mong muốn
 Ít nhất một trong những cơn hiện diện sau đó 2 tháng (hoặc hơn) của một
hoặc cả hai ý
 Rối loạn không qui cho tác động lên cơ thể của một chất
 Rối loạn không được giải thích tốt hơn bằng một rối loạn tâm thần khác
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hoảng loạn theo DSM 5, tiêu chí B về ít nhất một
trong những cơn hiện diện sau đó 1 tháng (hoặc hơn) của một hoặc cả hai ý sau
đây

Trang 103
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Sự thay đổi kém thích ứng trong hành vi liên quan đến những cơn
 Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách
 Rối loạn không qui cho tác động lên cơ thể của một chất
 Lo lắng hoặc bận tâm dai dẳng về những cơn hoảng loạn tiếp theo
Cốt lõi lâm sàng của rối loạn hoảng loạn
 Có sự gia tăng việc sử dụng các dịch vụ y khoa
 Thường nhầm lẫn cho các rối loạn y khoa cấp cứu
 Rối loạn có thể có hoặc không có yếu tố kích thích
 Thông thường không phát hiện khi kiểm tra bệnh lý động mạch vành
agoraphobia là
 Rối loạn lo âu lan tỏa
 Rối loạn sợ khoảng rộng
 Sợ chuyên biệt
 Rối loạn hoảng loạn
Một rối loạn lo âu tập trung trên các tình huống ở đó sự trốn thoát hoặc tìm
kiếm giúp đỡ khó khăn hoặc không thể.
 panic disorder
 agoraphobia
 specific phobia
 generalised anxiety disorder
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sợ khoảng rộng theo DSM 5:
 Một vài tình huống sợ khoảng rộng mới kích hoạt được nỗi sợ hay lo âu
 Người bệnh sợ hoặc tránh né những tình huống vì những suy nghĩ việc
thoát khỏi có thể khó khăn
 Nếu bệnh lý y khoa khác (ví dụ bệnh viêm đại tràng, bệnh Parkinson)
được hiện diện, thì nỗi sợ, lo âu, hoặc sự né tránh trở nên quá mức một
cách rõ ràng
 Nỗi sợ, lo âu, hoặc sự né tránh dai dẳng, kéo dài đặt trưng 8 tháng hoặc
hơn
Tiêu chí A trong tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sợ khoảng rộng theo DSM 5, lo
âu hay sợ đáng kể trong hai (hoặc nhiều hơn) những tình huống sau
 Ở trong không gian trống
 Ở những không gian đóng kín
 Ở nhà một mình
 Sử dụng phương tiện công cộng
Nếu biểu hiện của bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hoảng loạn và sợ
khoảng rộng, thì
 xem xét một rối loạn khác
 chỉ chẩn đoán rối loạn sợ khoảng rộng

Trang 104
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 chỉ chẩn đoán rối loạn hoảng loạn


 cả hai chẩn đoán nên được thiết lập
Nỗi sợ, lo âu với những khiếm khuyết nhận thức hoặc thiếu sót trong ngoại hình
 rối loạn sợ biến dạng cơ thể
 rối loạn stress sau sang chấn
 rối loạn lo âu chia ly
 rối loạn lo âu sợ xã hội
Lo âu quá mức về các tình huống cuộc sống chúng đang làm suy giảm chức
năng, nhưng không đáng kể bằng những cơn hoảng loạn. Đây là rối loạn........
 lo âu lan tỏa
 sợ chuyên biệt
 lo âu sợ xã hội
 sợ khoảng rộng
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM 5, chọn ý đúng
 Rối loạn không được qui cho những tác động của một chất
 Bệnh nhân cảm thấy lo âu là vô lý
 Lo âu quá mức và lo sợ (cảm giác lo lắng sắp đến), số ngày có nhiều hơn
không có, xảy ra trong vòng 4 tháng
 Rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác
Tiêu chí C trong tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM 5,
 Cảm giác không nghỉ ngơi được
 Cảm giác choáng váng hoặc hoa mắt
 Cảm giác ớn lạnh/nóng
 Khó khăn tập trung hoặc đầu óc trống rỗng
anorexia nervosa là
 chán ăn tâm thần
 rối loạn dạng cơ thể
 rối loạn sợ xã hội
 ám ảnh cưỡng bách
Cốt lõi lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa
 Thỉnh thoảng được mô tả như lo âu ‘vô cớ’
 Khuyên bệnh nhân tránh caffeine càng nhiều càng tốt
 Bệnh nhân thường tự đi đến bác sĩ nội khoa (ví dụ vì căng cơ)
 Gia tăng tần suất các bệnh lý đi kèm với trầm cảm, lạm dụng chất
Kiểu sợ kinh điển liên quan đến một vài sự vật đặc hiệu – một vật thể hay tình
huống như đang trên máy bay, độ cao, súc vật, đang được tiêm chích, nhìn thấy
máu. Đây là rối loạn
 obsessive-compulsive disorder

Trang 105
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 agoraphobia
 panic disorder
 specific phobia
Nỗi sợ hoặc lo âu trong một hoặc nhiều tình huống trước sự quan sát chăm chú
của người khác. Đây là
 agoraphobia
 specific phobia
 panic disorder
 social anxiety
Bệnh nhân sợ mình sẽ hành động theo một cách hoặc thể hiện những triệu
chứng lo âu rằng sẽ bị đánh giá tiêu cực (ví dụ sẽ bị bẽ mặt hoặc lúng túng ; sẽ
dẫn đến sự từ chối và xúc phạm người khác). Đây là tiêu chí chẩn đoán cho
 rối loạn dạng cơ thể
 chán ăn tâm thần
 ám ảnh cưỡng bách
 rối loạn sợ xã hội
Điều trị rối loạn sợ xã hội, propranolol (ức chế beta) (A) chỉ hữu ích để quản lý
những triệu chứng tự động liên quan đến sự trình bày (ví dụ thuyết trình), (B)
không cho các triệu chứng mạn tính.
 A SAI B SAI
 A ĐÚNG B SAI
 A ĐÚNG B ĐÚNG
 A SAI B ĐÚNG
Dịch tễ học và bệnh cảnh của rối loạn ám ảnh-cưỡng bách (obsessive-
compulsive disorder – OCD), chọn ý đúng
 Rối loạn khởi phát điển hình vào độ tuổi 20
 Bệnh cảnh mạn tính, lúc tăng lúc giảm
 Tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam giới
 Tỷ lệ lưu hành ước tính khoảng 5%
Những suy nghĩ tái diễn hoặc dai dẳng, những thôi thúc hoặc hình ảnh được trải
nghiệm, ở vài thời điểm trong rối loạn, chúng xâm nhập và không mong muốn,
và xảy ra ở hầu hết bệnh nhân gây đau khổ và lo âu đáng kể. Đây là đặc điểm
của
 Cưỡng bách
 Hoang tưởng
 Định kiến
 Ám ảnh

Trang 106
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Những hành vi lặp lại (ví dụ rửa tay, sắp xếp, kiểm tra) hoặc nghi thức tâm linh
(ví dụ cầu nguyện, đếm, nhẩm lại những từ) mà bệnh nhân cảm thấy thôi thúc
để làm nhằm phản ứng lại một ám ảnh. Đây là đặc điểm của
 Định kiến
 Hành vi kì dị
 Hoang tưởng
 Cưỡng bách
Ám ảnh và cưỡng bách không được đón nhận, nhưng xâm nhập và những nỗ lực
được thực hiện để chống lại chúng, và thường có sự cảm nhận bên trong. Đây là
đặc điểm để chẩn đoán phân biệt với
 Ảo giác
 Hoang tưởng
 Định kiến
 Lo âu
Những loại sự kiện hoặc những trải nghiệm như những sang chấn nghiêm trọng
dẫn đến một trải nghiệm kéo dài hơn với nhiều loại triệu chứng trong bốn nhóm
khác nhau. Đây là
 post-traumatic stress disorder – PTSD
 specific phobia
 obsessive-compulsive disorder – OCD
 generalised anxiety disorder – GAD
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM 5, chọn ý đúng
 Sự né tránh dai dẳng với kích thích liên quan đến sự kiện gây sang chấn
 Sự thay đổi tiêu cực trong nhận thức và khí sắc với sự kiện gây sang chấn
 Sự hiện diện của hai hoặc nhiều triệu chứng xâm nhập sau có liên quan
đến những sự kiện gây sang chấn
 Tiếp xúc với cái chết hoặc đe dọa thực sự, chấn thương nghiêm trọng,
hoặc bạo lực tình dục
Tiêu chí B của tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM 5,
sự hiện diện của một hoặc nhiều triệu chứng xâm nhập sau có liên quan đến
những sự kiện gây sang chấn, bắt đầu sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra.
Chọn ý phù hợp:
 Sự đau khổ tâm lý kéo dài và mãnh liệt khi tiếp xúc với những tín hiệu
của sự kiện
 Những giấc mơ khó chịu tái diễn
 Phản ứng phân ly
 Những ký ức khó chịu tái diễn, tự động

Trang 107
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Tiêu chí D của tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM 5,
sự thay đổi tiêu cực trong nhận thức và khí sắc với sự kiện gây sang chấn, bắt
đầu hoặc tệ hơn sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra, như được chứng minh bởi
hai (hoặc hơn) điều sau đây. Chọn ý phù hợp
 Những niềm tin tiêu cực bị phóng đại hoặc dai dẳng hoặc mong đợi về
bản thân, người khác, hoặc thế giới
 Cảm giác rất gắn kết với người khác
 Có khả năng nhớ lại một khía cạnh đặc biệt của sự kiện gây sang chấn
 Trạng thái cảm xúc tiêu cực dai dẳng (ví dụ sợ hãi, khiếp sợ, giận dữ, tội
lỗi hoặc xấu hổ)
Tiêu chí E của tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM 5,
những thay đổi đáng kể trong cảnh giác và khả năng phản ứng liên quan đến sự
kiện gây sang chấn, bắt đầu hoặc tệ hơn sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra,
như được chứng minh bởi hai (hoặc hơn) những điều sau đây. Chọn ý phù hợp
 Những vấn đề trong tập trung
 Hành vi kích thích và cơn giận dữ
 Rối loạn giấc ngủ (ví dụ khó khăn vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ hoặc
ngủ không thoải mái)
 Giảm đáp ứng lại với môi trường
Tiêu chí F của tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM 5,
thời gian của tiêu chuẩn B, C, D, và E kéo dài hơn
 <1 tháng
 6 tháng
 12 tháng
 >1 tháng
Trong điều trị rối loạn stress sau sang chấn, sử dụng prazosin cho
 những ác mộng
 vấn đề trong tập trung
 đau khổ tâm lý kéo dài
 phản ứng phân ly

Trang 108
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 9 CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ TÂM THẦN TRẺ EM

Những rối loạn phát triển thần kinh theo phân loại DSM-5 bao gồm
 Khiếm khuyết trí tuệ
 Rối loạn vận động
 Rối loạn giao tiếp
 Rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ là (1) một rối loạn phát triển phức tạp, (2) là nguyên nhân
của những khó khăn về giao tiếp, xã hội và hành vi. Chọn câu đúng
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) đúng
Các rối loạn lo âu rất đáp ứng với điều trị khi được nhận ra, thường kết hợp
 phẫu thuật
 liệu pháp tâm lý
 thuốc
 sốc điện
Tác động của rối loạn phổ tự kỷ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
 Càng phức tạp khi trẻ lớn lên
 Như nhau ở mỗi trẻ
 Khác nhau ở mỗi trẻ
 Càng phức tạp khi trẻ càng nhỏ
Các đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ bao gồm
 Triệu chứng gây suy giảm đến chức năng xã hội của một cá nhân, ở
trường hoặc tại nơi làm việc, hoặc các lĩnh vực khác của cuộc sống.
 Vấn đề về xã hội bao gồm khó khăn giao tiếp và tương tác với trẻ khác.
 Hành vi lặp đi lặp lại cũng như các sở thích hoặc hoạt động hạn chế.
 Triệu chứng thường được ghi nhận trong 05 năm đầu đời.
Khi nói về dịch tễ của rối loạn phổ tự kỷ, chọn ý đúng
 Ở tất cả tầng lớp kinh tế xã hội
 Xảy ra ở tất cả các nhóm chủng tộc
 Nước phát triển có tỷ lệ cao hơn
 Người da màu gặp nhiều hơn người da trắng
Theo trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ là
 1/68
 1/42
 1/59

Trang 109
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 1/110
Tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở nam/nữ là
 4,5/1
 2,5/1
 1/4,5
 1/2,5
Tỷ lệ trẻ em có RLPTK được xác nhận là có khả năng trí tuệ trung bình và trên
trung bình là
 66%
 55%
 33%
 44%
Ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, sự xuất hiện đồng thời của một hoặc nhiều rối loạn
khác là
 83%
 73%
 33%
 53%
Các rối loạn thường đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ là, chọn câu SAI
 Rối loạn xử lý cảm giác
 Trương lực cơ thấp
 Suy giảm hệ thống miễn dịch
 Ảo giác
Nguyên nhân của tự kỷ liên quan đến đa nhân tố bao gồm (1) khuynh hướng di
truyền (2) và đóng góp của các nhân tố môi trường. Chọn câu đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) đúng
Nghiên cứu sinh đôi cùng trứng cho thấy nếu một đứa trẻ bị RLPTK, thì trẻ còn
lại có khả năng bị ảnh hưởng khoảng từ
 36-95%
 42-86%
 60-68%
Tỷ lệ trẻ cùng bị rối loạn phổ tự kỷ ở những cặp song sinh khác trứng là
 0-31%
 21-41%
 0-21%,

Trang 110
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 31-51%
Chọn câu đúng khi nói về nhân tố môi trường, các yếu tố trước khi sinh liên
quan đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ
 Sinh non
 Mẹ uống rượu
 Khoảng cách tuổi của ba và mẹ
 Cha mẹ lớn tuổi
Chọn câu SAI khi nói về nhân tố môi trường, các yếu tố trước khi sinh liên quan
đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ
 Mẹ bị tiền sản giật
 Sử dụng thuốc chống động kinh Valproate
 Mẹ sử dụng thuốc chống trầm cảm
 Nhiễm virus Rubella ở trẻ mẹ khi mang thai
Các triệu chứng liên quan đến kỹ năng xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ gồm
 Chỉ tương tác để đạt được mục tiêu mong muốn
 Chỉ tiếp xúc mắt với người quen
 Thích chơi một mình, không chia sẻ sự hứng thú với trẻ khác
 Không trả lời khi được gọi tên trước 12 tháng tuổi
Các triệu chứng liên quan đến kỹ năng xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ gồm
 Có khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của trẻ khác hoặc nói về cảm xúc
của chính mình
 Không hiểu ranh giới không gian cá nhân.
 Thích thú sự tiếp xúc vật lý.
 Có biểu hiện trên khuôn mặt tẻ nhạt/không biểu hiện cảm xúc hoặc biểu
hiện cảm xúc không thích hợp.
Tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ không nói được là
 40%
 50%
 30%
 20%
Tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ có vài từ vào lúc 12 đến 18 tháng tuổi và sau đó mất
chúng là
 60 - 75%
 25 - 30%
 45 - 55%
 10 - 15%

Trang 111
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Khi nói về khả năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ rối loạn phổ tự kỷ: (1)
Khoảng 30% trẻ em có RLPTK không nói gì cả, (2) Một số có thể nói, nhưng
phải chờ đến sau thời thơ ấu
 (1) đúng (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) sai (2) đúng
Chọn câu đúng khi nói về các vấn đề về giao tiếp liên quan đến trẻ RLPTK
 Trẻ chậm nói
 Đưa ra câu trả lời không liên quan
 Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ-nhại lời
 Đảo ngược đại từ (ví dụ, nói rằng “bạn” thay vì “tôi”)
Chọn câu đúng khi nói về các vấn đề về giao tiếp liên quan đến trẻ RLPTK
 Không chơi giả vờ (ví dụ, không giả vờ “cho ăn” một con búp bê)
 Nói chuyện lên xuống giộng, giống tự động hoặc với giọng ê a
 Không hiểu lời nói đùa, mỉa mai, hoặc trêu chọc trẻ
 Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (ví dụ, không vẫy tay chào)
Khi nói về sở thích và hành vi bất thường ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chọn câu SAI
 Có sở thích ám ảnh, phải tuân theo các quy trình nhất định.
 Thích chơi tưởng tượng, chơi một mình
 Thích các bộ phận của vật thể (ví dụ bánh xe).
 Rất có tổ chức, khó chịu bởi những thay đổi nhỏ.
Các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ gồm: Chọn
câu SAI
 Tránh tiếp xúc bằng mắt và muốn ở một mình
 Không phản ứng với tên của mình khi được gọi trước 20 tháng tuổi
 Không chơi trò “giả vờ” (giả vờ “nuôi” một con búp bê) trước 18 tháng
 Không chỉ vào vật thể để thể hiện sự quan tâm (chỉ vào một chiếc máy
bay bay qua) trước 14 tháng
Chọn câu SAI khi nói về các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc rối loạn
phổ tự kỷ
 Tránh tiếp xúc bằng mắt và muốn ở một mình
 Không chơi trò “giả vờ” (giả vờ “nuôi” một con búp bê) trước 18 tháng
 Không chỉ vào vật thể để thể hiện sự quan tâm (chỉ vào một chiếc máy
bay bay qua) trước 18 tháng
 Không phản ứng với tên của mình khi được gọi trước 12 tháng tuổi
Chọn câu SAI khi nói về các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc rối loạn
phổ tự kỷ

Trang 112
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Không phản ứng với tên của mình khi được gọi trước 12 tháng tuổi
 Không chỉ vào vật thể để thể hiện sự quan tâm (chỉ vào một chiếc máy
bay bay qua) trước 14 tháng
 Tránh tiếp xúc bằng mắt và muốn ở một mình
 Không chơi trò “giả vờ” (giả vờ “nuôi” một con búp bê) trước 24 tháng
Chọn câu SAI khi nói về các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc rối loạn
phổ tự kỷ
 Không chơi trò “giả vờ” (giả vờ “nuôi” một con búp bê) trước 18 tháng
 Tránh tiếp xúc bằng mắt với người lạ và muốn ở một mình
 Không phản ứng với tên của mình khi được gọi trước 12 tháng tuổi
 Không chỉ vào vật thể để thể hiện sự quan tâm (chỉ vào một chiếc máy
bay bay qua) trước 14 tháng
Chọn phát biểu đúng khi nói về các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc
rối loạn phổ tự kỷ
 Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc
của mình
 Trì hoãn khả năng biết đi và chơi trò chơi
 Lặp lại các từ hoặc cụm từ -nhại lời, đưa ra những câu trả lời không liên
quan khi được hỏi
 Khó chịu vì những thay đổi nhỏ, có sở thích ám ảnh/cứng nhắc
Các dấu hiệu báo động của trẻ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Chọn câu
đúng
 Thiếu hụt khả năng trao đổi qua lại về cảm xúc-xã hội
 Phản ứng bất thường đối với âm thanh, mùi, hương vị, thị giác hoặc cảm
giác
 Lặp lại các từ hoặc cụm từ-nhại lời, đưa ra những câu trả lời không liên
quan khi được hỏi
 Thường xuyên vỗ tay, lắc lư các bộ phận của cơ thể hoặc tự quay vòng
tròn
Theo tiêu chuẩn DSM-5 trong chẩn đoán RLPTK, chọn câu SAI khi nói về
những thiếu hụt dai dẳng trong khả năng giao tiếp xã hội và tương tác xã hội
 Khả năng giao tiếp bằng lời
 Khả năng trao đổi qua lại về cảm xúc-xã hội
 Những hành vi giao tiếp không lời
 Khả năng xây dựng, duy trì và hiểu được các mối quan hệ
Theo tiêu chuẩn DSM-5 trong chẩn đoán RLPTK, triệu chứng nào sau đây
thuộc về thiếu hụt khả năng trao đổi qua lại cảm xúc-xã hội
 Giảm sự chia sẻ hứng thú, tình cảm, hoặc cảm xúc
 thất bại trong việc khởi xướng hoặc phản ứng lại với sự tương tác xã hội

Trang 113
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 thiếu vắng hoàn toàn của biểu hiện nét mặt và giao tiếp không lời
 Cách tiếp cận xã hội bất thường và thất bại trong việc hội thoại qua lại
bình thường
Theo tiêu chuẩn DSM-5 trong chẩn đoán RLPTK, triệu chứng nào sau đây
thuộc về thiếu hụt những hành vi giao tiếp không lời
 Thiếu hụt khả năng hiểu và sử dụng cử chỉ
 Khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những ngữ cảnh
 Khả năng phối hợp giao tiếp bằng lời và không lời
 Sự bất thường trong giao tiếp mắt và ngôn ngữ cơ thể
Theo tiêu chuẩn DSM-5 trong chẩn đoán RLPTK, triệu chứng nào sau đây
thuộc về thiếu hụt khả năng xây dựng, duy trì và hiểu được các mối quan hệ
 Không quan tâm đến các bạn đồng trang lứa
 Khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những ngữ cảnh
xã giao khác nhau
 Khó khăn trong việc chơi tưởng tượng hoặc kết bạn với người khác
 Gắn kết chặt chẽ hoặc quan tâm quá mức đối với một người
Trẻ có RLPTK thường có (1) lời nói rập khuôn hoặc lặp đi lặp lại, (2) ví dụ lặp
lại một cách máy móc lời nói của người khác, những cụm từ bất thường
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) đúng
 (1) đúng (2) sai
Trẻ RLPTK thường (1) khăng khăng yêu cầu những thứ giống nhau, thiếu sự
linh động (2) ví dụ căng thẳng tột độ với những thay đổi nhỏ, gặp khó khăn
trong quá trình chuyển đổi, lối suy nghĩ, cách chào hỏi
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) đúng
Trẻ RLPTK thường có (1) những sở thích rất giới hạn, gắn kết với cường độ
hoặc tập trung bất thường (2) ví dụ có sự gắn kết chặt chẽ hoặc quan tâm quá
mức đối với một đồ vật khác thường
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) đúng
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) sai

Trang 114
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trẻ RLPTK thường (1) có hứng thú bất thường với những khía cạnh cảm
giác/giác quan trong môi trường (2) ví dụ thấy rõ được sự hờ hững với cảm giác
đau hoặc với nhiệt độ
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
Khi chẩn đoán trẻ có RLPTK ta cần nêu rõ trẻ có hay không các vấn đề sau
 Tình trạng/bệnh lý y khoa hoặc di truyền được biết đến
 Tình trạng có hoặc chưa từng can thiệp cho trẻ
 Đi kèm với suy giảm trí tuệ
 Đi kèm với suy giảm ngôn ngữ
Khi nói về các thang điểm trong tầm soát rối loạn phổ tự kỷ: (1) việc sử dụng
thang điểm chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ là hết sức quan trọng (2) hiện nay có
nhiều thang điểm được sử dụng như MCHAT…
 (1) đúng (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) đúng
 (1) sai (2) sai
Khi nói về các thang điểm trong tầm soát rối loạn phổ tự kỷ: (1) việc sử dụng
thang điểm chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ là hết sức quan trọng (2) hiện nay có
nhiều thang điểm được sử dụng như thang điểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ em có
chỉnh sửa (Ages and Stages Questionnaire - ASQ)
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
Thang điểm tầm soát rối loạn phổ tự kỷ MCHAT có thể được sử dụng bởi
 Nhân viên y tế
 Phụ huynh
 Trẻ tự đánh
 Giáo viên
Tỷ lệ trẻ RLPTK có khiếm khuyết trí tuệ đi kèm là
 44%
 62%
 28%
 80%

Trang 115
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Khi nói về chẩn đoán phân biệt ở trẻ RLPTK, trẻ chỉ biểu hiện khó khăn về giao
tiếp không có các dấu hiệu về hành vi. Chẩn đoán nghiên về rối loạn nào nhất
 Rối loạn ngôn ngữ
 Tăng động giảm chú ý
 Khiếm khuyết trí tuệ
 Trầm cảm
Trẻ RLPTK thường bị chẩn đoán nhầm với tăng động giảm chú ý vì có
 Triệu chứng gia tăng vận động nhằm tìm kiếm cảm giác nội tại
 Không đáp ứng với các giao tiếp xã hội
 Hành vi lặp đi lặp lại liên tục
 Gia tăng các hành vi giao tiếp không lời
Trẻ RLPTK thường bị chẩn đoán nhầm với tăng động giảm chú ý vì có
 Tăng các hoạt động có chủ đích
 Gia tăng các hành vi giao tiếp không lời
 Giảm khả năng chú ý
 Mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đi kèm
Rối loạn nào dưới đây thường xuất hiện với RLPTK nhất
 Hưng cảm
 Tăng động giảm chú ý
 Trầm cảm
 Khiếm khuyết trí tuệ*
Ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần quan tâm đến rối loạn trầm cảm, lo âu nhất là ở lứa
tuổi nào
 Đi học
 Trưởng thành
 Mầm non
 Vị thành niên
Khi nói về điều trị trong rối loạn phổ tự kỷ, chọn phát biểu đúng
 Tỷ lệ điều trị hết rối loạn là rất thấp
 Không thể can thiệp cho trẻ lớn hơn 7 tuổi
 Trẻ được điều trị trước 2 tuổi có thể hết hoàn toàn
 Điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian
Khi nói về điều trị trong rối loạn phổ tự kỷ, chọn phát biểu đúng
 Phần lớn các phương pháp đều tốn kém, khó tiếp cận
 Tất cả liệu pháp điều trị đều cần chỉ định của bác sĩ
 Chưa có một phương pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng*
 Các phương pháp nhằm cải thiện chức năng cho trẻ*
Mục tiêu điều trị trong rối loạn phổ tự kỷ là

Trang 116
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Giảm những hành vi bất lợi


 Cải thiện chức năng
 Hoà nhập cộng đồng
 Giải quyết dứt điểm rối loạn
Điều trị can thiệp sớm có thể cải thiện đáng kể sự phát triển của trẻ RLPTK.
Can thiệp này có thể bắt đầu ở trẻ
 Trước 16 tháng
 16 Tháng
 36 Tháng
 24 Tháng
Can thiệp sớm giúp trẻ RLPTK phát triển các vấn đề về
 Nhận thức (tư duy, học hỏi, giải quyết vấn đề)
 Hoà nhập (định hướng, tìm kiếm việc làm)
 Xã hội / cảm xúc (vui chơi, cảm thấy an toàn và vui vẻ)
 Tự giúp đỡ (ăn, mặc quần áo)
Khi nói về điều trị thuốc cho RLPTK, chọn phát biểu SAI
 Điều trị được những triệu chứng cốt lõi
 Giúp ích đối với những triệu chứng liên quan như cáu gắt, kích động.
 Không có thuốc điều trị khỏi RLPTK
 Không nên sử dụng bừa bãi vì có thể gây hại
Khi nói về rối loạn tăng động giảm chú ý, ADHD là viết tắt của từ
 Action-deficit hypoactivity disease
 Attention-deficit hyperactivity disorder
 Attention-deficit hypoactivity disorder
 Action-deficit hyperactivity disease
Theo DSM-5, ADHD được chia làm mấy dạng
 4
 3
 2
 5
Cho phát biểu sau: (1) Sau tuổi trẻ em, các triệu chứng TĐGCY có thể vẫn tồn
tại đến tuổi trưởng thành (2) hoặc chúng có thể được cải thiện hoặc biến mất
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) đúng
 (1) đúng (2) đúng
 (1) sai (2) sai
Tỷ lệ TĐGCY thường thấy ở người lớn ước tính từ
 2-3%
 2-7%
Trang 117
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 1-2%
 7-12%
Dạng giảm tập trung của TĐGCY được thấy ở
 2 giới như nhau khi đến tuổi trưởng thành
 Nam nhiều hơn nữ
 2 giới như nhau
 Nữ nhiều hơn nam
Để chẩn đoán ADHD, trẻ cần xuất hiện triệu chứng ở
 2 môi trường khác biệt như ở nhà, trường học
 3 môi trường khác biệt như ở nhà, phòng khám, trường học
 2 môi trường khác biệt như ở nhà, phòng khám
 3 môi trường khác biệt như ở nhà, phòng khám, khu vực vui chơi
Trong tiêu chuẩn DSM-5, Khi nói về triệu chứng giảm chú ý, trẻ phải
 Không phù hợp với trình độ phát triển
 Không thích nghi
 Có ít nhất 3 triệu chứng giảm chú ý
 Kéo dài trong thời gian tối thiểu là 1 tháng
Trong tiêu chuẩn DSM-5, Khi nói về triệu chứng giảm chú ý, người > 17 tuổi
cần ít nhất bao nhiêu triệu chứng
 6
 3
 5
 4
Khi nói về triệu chứng giảm chú ý của TĐGCY, triệu chứng “thường có vấn đề
khi phải chú tâm đến những công việc đòi hỏi có lặp đi lặp lại, dễ sinh nhàm
chán”, trẻ sẽ biểu hiện
 Lơ đãng trong lúc trò chuyện
 Có những khoảnh khắc yên lặng không rõ lý do trong lúc đọc bài
 Không tỏ vẻ lắng nghe khi người khác trực tiếp nói chuyện với mình
 Không thể duy trì sự chú ý khi nghe bài giảng của giáo viên
Trẻ TĐGCY hay gặp trở ngại khi phải tổ chức công việc và các hoạt động khác,
biểu hiện qua việc
 Không biết gìn giữ vật dụng hay những vật sở hữu theo ngăn nắp
 Trẻ thường gặp khó khăn khi quản lý hay hoàn thành công việc phải tiến
hành theo trình tự
 Không biết tận dụng thời gian, không thể làm xong công việc theo thời
hạn ấn định
 Công việc tiến hành thường bừa bãi, hỗn độn

Trang 118
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Triệu chứng “thường đánh mất những vật dụng cần thiết để hoàn thành công
việc hoặc hoạt động nào đó” hay gặp ở trẻ có rối loạn nào
 Rối loạn phổ tự kỷ
 Khiếm khuyết trí tuệ
 Tăng động giảm chú ý
 Trầm cảm
Trong tiêu chuẩn DSM-5, Khi nói về nhóm triệu chứng tăng động – bốc đồng,
trẻ còn có ít nhất bao nhiêu triệu chứng
 7
 6
 4
 5
Trong tiêu chuẩn DSM-5, Khi nói về nhóm triệu chứng tăng động – bốc đồng,
TĐGCY có những biểu hiện
 Thường leo trèo, chạy nhảy lung tung trong những tình huống không
thích hợp
 Ở trẻ em là sự bộc lộ tâm trạng bất an
 Hay rời bỏ ghế ngồi hoặc vị trí được chỉ định
 Ngồi không yên, thích cựa quậy, đánh nhịp, vặn vẹo chân tay
Để chẩn đoán trẻ có TĐGCY dạng nổi trội về giảm chú ý, trẻ phải có
 Một vài tiêu chuẩn về giảm chú ý
 Ít nhất 6 tiêu chuẩn về tăng động – bốc đồng
 Một vài 6 tiêu chuẩn về tăng động – bốc đồng
 Ít nhất 6 tiêu chuẩn về giảm chú ý
Để chẩn đoán trẻ có TĐGCY dạng kết hợp, trẻ phải có
 Ít nhất 6 tiêu chuẩn về giảm chú ý
 Ít nhất 6 tiêu chuẩn về tăng động – bốc đồng
 Một vài tiêu chuẩn về giảm chú ý
 Một vài 6 tiêu chuẩn về tăng động – bốc đồng
Thường chẩn đoán phân biệt TĐGCY với rối loạn lo âu vì trong lúc thăm khám
trẻ có các biểu hiện như
 Lo lắng, thu rút
 Gia tăng hành vi, Làm hết việc này đến việc khác
 Tăng động, nói nhanh, giảm chú ý
 Kém tập trung, ngồi không yên
Khi nói về điều trị TĐGCY, liệu pháp nào có hiệu quả nhất
 Quản lý môi trường
 Dùng thuốc

Trang 119
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Quản lý trẻ
 Liệu pháp hành vi
Khi nói về điều trị TĐGCY dược phẩm nào có hiệu quả nhất
 Clonidine
 Nortriptyline
 Methylphenidate
 Venlafaxine
Trong điều trị TĐGCY, Methylphenidate là thuốc nhắm đến triệu chứng
 Xung động
 Tăng hoạt động
 Giảm tập trung
 Thiếu chú ý
Trong điều trị TĐGCY, Methylphenidate có các biệt dược như concerta có tính
chất
 Thuốc có tác dụng 1-2 giờ sau sử dụng
 Tác dụng kéo dài 24 giờ
 Được bào chế dưới dạng phóng thích chậm
 Liều dùng 18-54mg/ngày
Trong điều trị TĐGCY, Các thuốc nhóm SNRI như Venlafaxine có thể có hiệu
quả đặc biệt với các triệu chứng
 Hưng phấn
 Tăng động
 Giảm chú ý
 Bốc đồng
Đối với người lớn bị TĐGCY, liệu pháp lao động để (1) thiết lập cách giảm bớt
sự sao lãng và (2) tăng cường kỹ năng tổ chức
 (1) đúng (2) sai
 (1) sai (2) đúng
 (1) sai (2) sai
 (1) đúng (2) đúng
Đặc điểm của khiếm khuyết trí tuệ
 Chủ yếu trong sáu năm đầu khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc
 Bệnh cảnh lâm sàng là sự trì trệ về phát triển tâm thần
 Có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải
 Là một nhóm trạng thái bệnh lý, khác nhau về bệnh nguyên và bệnh sinh
Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ trẻ khiếm khuyết trí tuệ khoảng
 0,1%
 3%
 1%
Trang 120
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 0,3%
Các trường hợp khiếm khuyết trí tuệ không rõ nguyên nhân chiếm khoảng
 5%
 45%
 65%
 25%
Trẻ khiếm khuyết trí tuệ mức độ vừa có chỉ số IQ từ
 40 – 59
 35 – 69
 25 – 39
 35 – 49
Khiếm khuyết trí tuệ mức độ nhẹ có các đặc điểm sau
 Trẻ có thể học các kiến thức đơn giản (đến lớp 3) nhưng kém hơn các trẻ
khác
 Chiếm đa số, khoảng 80-85% trường hợp
 Trẻ có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã và thường rất khó phân
biệt với trẻ bình thường
 Trẻ tự chăm sóc bản thân và tự lập được nhưng thường cần sự trợ giúp
của cộng đồng và xã hội
Khiếm khuyết trí tuệ mức độ trung bình có các đặc điểm sau
 Tuổi đi học trẻ bộc lộ những khó khăn, song vẫn có thể theo học đơn giản
(thường không quá lớp 3)
 Về điều trị, cố gắng phát hiện và điều trị các nguyên nhân thực tổn
 Tuổi trưởng thành có thể tự lập được một phần nhưng luôn luôn cần sự
trợ giúp của xã hội
 Điều trị chủ yếu là biện pháp giáo dục huấn luyện nhằm phát triển các kỹ
năng và bù trừ các thiếu sót
Khiếm khuyết trí tuệ mức độ trầm trọng có các đặc điểm sau
 Không thể tự lập mà chỉ có thể tự phục vụ một phần về sinh hoạt bản thân
 Có thể có ít tiến bộ trong giáo dục trí tuệ và kỹ năng
 Lớn lên cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giám hộ chặt chẽ
 Bệnh nhân thường qua đời sớm
Tiêu chuẩn chẩn đoán khiếm khuyết trí tuệ theo DSM-5 dựa vào các yếu tố sau
 Thiếu hụt trong các chức năng trí tuệ
 Khởi phát trong thời kỳ phát triển
 Chỉ số IQ
 Thiếu hụt trong chức năng thích ứng
Khi nói về điều trị khiếm khuyết trí tuệ, chọn ý đúng
 Tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi chức năng và tái thích ứng xã hội
 Khả năng phục hồi còn rất hạn chế
Trang 121
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Việc điều trị chủ yếu tại trung tâm can thiệp và gia đình
 Chỉ phát huy được những tiềm năng còn sót lại
Nội dung giáo dục cho trẻ khiếm khuyết trí tuệ bao gồm
 Phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan và phải được lặp lại nhiều
lần
 Cho trẻ theo học văn hoá hết mức có thể để có kiến thức và hoà nhập
 Đào tạo kỹ năng thích nghi, kỹ năng xã hội
 Hướng nghiệp cho trẻ
Khi nói về điều trị khiếm khuyết trí tuệ, hoá dược trị liệu đóng vai trò
 Cần thiết, không thể thiếu trong điều trị
 Quan trọng, điều trị được nhiều triệu chứng
 Thứ yếu và chỉ là điều trị triệu chứng
 Quyết định, cải thiện các triệu chứng cốt lõi
Đối với trẻ khiếm khuyết trí tuệ có trạng thái kích động, rối loạn hành vi tác
phong, có thể điều trị dài hạn bằng các thuốc sau
 Giải lo âu: Diazepam (Valium, Seduxen)
 Chống loạn thần: Haloperidol, Risperidone, Olanzapine
 Chống trầm cảm: sertraline, citalopram, paroxetine
 Ổn định khí sắc: Depakin, Encorate, Carbamazepin
Hoá dược trị liệu cho trẻ khiếm khuyết trí tuệ là điều trị triệu chứng cho các vấn
đề gì
 Rối loạn ngôn ngữ và hành vi
 Bệnh cơ thể kết hợp: bệnh lý tim mạch, hô hấp, …
 Rối loạn tâm thần khác kèm theo: ADHD, Trầm cảm…
 Bệnh cơ thể kết hợp

Trang 122
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Bài 10 CẤP CỨU TÂM THẦN

Các bước trong cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng


 Chẩn đoán xác định
 Đánh giá
 Xử trí (quản lý) các triệu chứng cấp tính
 Tiếp cận bệnh nhân
Thứ tự các bước trong cấp cứu tâm thần
 (1) phân loại, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng, (3) quản lý các
triệu chứng cấp tính, và (4) chẩn đoán phân biệt hợp lý.
 (1) phân loại, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng, (3) chẩn đoán
phân biệt hợp lý, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính.
 (1) phân loại, (2) chẩn đoán phân biệt hợp lý, (3) đánh giá khẩn trương và
thích đáng, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính.
 (1) chẩn đoán phân biệt hợp lý, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng,
(3) phân loại, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính.
Nói về cấp cứu trong tâm thần, chọn câu phát biểu phù hợp
 Cấp cứu tâm thần không quan trọng như các cấp cứu nội ngoại khoa
khác.
 Tình trạng cấp cứu được xác định bởi khả năng chịu đựng của bệnh nhân
hay môi trường xung quanh đối với các triệu chứng cấp cứu.
 Cấp cứu đòi hỏi sự đánh giá ngay lập tức và quản lý tốt các triệu chứng
cấp thiết.
 Xử trí cấp cứu tâm thần đòi hỏi đủ các thăm khám và cận lâm sàng.
Trong phần "phân loại" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng
 bệnh sử đầy đủ và đánh giá thực thể dựa trên thăm khám cẩn thận là phần
chính yếu của chức năng phân loại
 không được bỏ sót những nhu cầu của một bệnh nhân ăn mặc gọn gàng
đến mà không có rối loạn rõ rệt
 phải đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân cho đến khi họ được bác sĩ tâm
thần hay chuyên gia sức khỏe tâm thần khác đánh giá
 là phân biệt giữa những tình huống gây nên tình trạng cấp cứu thật sự với
những tình huống có thể chờ đợi an toàn
Trong phần "đánh giá" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng
 cố gắng đánh giá đầy đủ về nội khoa và tâm thần
 đánh giá này sẽ giúp chúng ta đưa ra hướng chỉ định về xử trí thuốc men.
 người đánh giá nên hình thành một cảm nhận bao quát về bệnh nhân
 bao gồm bệnh sử hiện tại và yếu tố gây sang chấn tâm lý xã hội, những
bệnh lý y khoa hiện tại và trong quá khứ, thuốc men bệnh nhân đang sử
dụng và sự tuân thủ điều trị, tiền sử lạm dụng chất,...
Trang 123
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong "chẩn đoán phân biệt" cấp cứu tâm thần cho các rối loạn, chọn ý đúng
 rối loạn giấc ngủ và ăn uống
 vấn đề nội khoa hay độc chất
 chậm phát triển và tăng động
 tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối
Thứ tự ưu tiên trong "chẩn đoán phân biệt" cấp cứu tâm thần cho các rối loạn
 (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tâm thần phân liệt hay cơn hưng
cảm, (3) tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc
rối và (4) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách
 (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tâm thần phân liệt hay cơn hưng
cảm, (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách và (4) tính
toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối
 (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tính toán trước để đạt được lợi ích
hay tránh những hậu quả rắc rối , (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối
loạn nhân cách và (4) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm
 (1) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm, (2) bệnh lý nội khoa hay độc
chất, (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách và (4) tính toán
trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối
Trong phần "xử trí ban đầu" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng
 Cách ly an toàn
 Quản lý bệnh nhân
 Sử dụng hoá dược
 Giáo dục
Trong phần "xử trí ban đầu" của cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI
 Can thiệp khủng hoảng
 Cách ly
 Phục hồi chức năng
 Hoá dược
Trong phần "sử dụng hoá dược" của xử trí ban đầu cấp cứu tâm thần, chọn ý
SAI
 thuốc trihexyphenidyl và thuốc SSRI để kiểm soát những triệu chứng
kích thích tâm thần vận động
 nên can thiệp điều trị thuốc khởi đầu cho bệnh nhân vì rất an toàn
 haloperidol có hiệu quả trong trạng thái rối loạn loạn thần cấp tính
 chlorpromazine thích hợp trong điều trị lo âu nặng hay kích động liên
quan đến cai rượu
Trong phần "can thiệp cơn khủng hoảng" và "giáo dục" của xử trí ban đầu cấp
cứu tâm thần, chọn ý SAI

Trang 124
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Dựa trên nền tảng mô hình sinh học – cá nhân – xã hội có thể giúp giảm
bớt sự khủng hoảng
 Bệnh nhân với mới khởi phát cơn đau ngực, khó thở có thể tránh được
việc phải quay lại phòng cấp cứu
 Bệnh nhân có thể tránh được cảm giác bị xa lánh, ghét bỏ, xấu hổ và
tuyệt vọng bởi sự hiểu rõ hơn về vấn đề của mình
 Nhiều kỹ thuật được ghi nhận là có hiệu quả như thở oxi qua mask, nhận
dạng ra nhiều khả năng để chọn lựa,...
Trường hợp nào sau đây mang tính chất cấp cứu tâm thần
 Kích động.
 Tự sát.
 Hội chứng ác tính thần kinh do thuốc chống loạn thần.
 Rối loạn vận động muộn do thuốc chống loạn thần.
Trong "đánh giá" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng
 Đánh giá nội khoa cẩn thận song song với đánh giá tâm thần
 Tiếp cận đánh giá định hướng tâm thần có thể hiệu quả hơn so với đánh
giá nội khoa truyền thống
 Xem xét các hệ cơ quan, thăm khám cơ thể toàn diện, và những xét
nghiệm kiểm tra phù hợp
 Cấp cứu tâm thần phổ biến bao gồm sảng, sa sút tâm thần, nghiện chất và
lo âu.
Trong "sảng" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI:
 Nguyên nhân của sảng là tác dụng phụ thuốc kháng adrenergic
 Sảng là một cấp cứu chủ yếu chuyên khoa tâm thần
 Bệnh nhân với thay đổi đột ngột trạng thái tâm thần hoặc hành vi cần
chẩn đoán phân biệt với sảng
 Ngay khi có nghi ngờ của sảng, đánh giá tâm thần toàn diện nên bắt đầu
ngay để xác định bệnh nguyên
Nói về nguyên nhân thường gây ra "sảng" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần,
chọn ý đúng
 Ngộ độc thuốc
 Bệnh nội khoa
 Nhiễm trùng
 Bệnh tâm thần
Bệnh nhân bị sa sút tâm thần thường được đưa đến phòng cấp cứu với trạng thái
rối loạn ý thức
 ĐÚNG
 SAI
Nói về thứ tự ưu tiên để chẩn đoán lý do của bệnh nhân sa sút tâm thần hiện
diện tại phòng cấp cứu
Trang 125
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 (1) loạn thần, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) sảng và đau, (4) buồn phiền
 (1) sảng và đau, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) loạn thần, (4) buồn phiền
 (1) sảng và đau, (2) buồn phiền, (3) loạn thần, (4) táo bón, bí tiểu, té ngã
 (1) buồn phiền, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) loạn thần, (4) sảng và đau
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về "trầm cảm" của bệnh lão khoa cấp cứu
tâm thần
 Lập kế hoạch điều trị phải kĩ lưỡng
 Triệu chứng mất hứng thú ít quan trọng
 Triệu chứng khí sắc trầm chiếm ưu thế
 Nguy cơ tự sát cao
Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, khi thấy có hiện tượng "loạn thần", thì
cần thiết phải xem xét vấn đề ưu tiên là
 Sa sút tâm thần
 Tâm thần phân liệt
 Ngộ độc thuốc
 Sảng
Trong "điều trị" bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 nên cách ly bệnh nhân vào phòng tối khi có hiện tượng sảng
 môi trường nhiều kích thích khó dung nạp cho bệnh nhân loạn thần
 khả năng có các bệnh lý nội khoa đi kèm cao
 điều trị trong sự hợp tác giữa các chuyên khoa
Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, "điều trị" bệnh nhân sa sút với kích
thích tâm thần vận động, chọn phát biểu đúng
 nhập viện có thể làm cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức
 nên quan tâm gần gũi, chuyển sự chú ý của bệnh nhân đến các chủ đề
khác
 bệnh nhân có thể bình tĩnh lại sau khi tách khỏi môi trường gây thất
vọng
 bệnh nhân sa sút tâm thần tuổi già nên được ở bệnh viện sẽ tốt hơn môi
trường nhà
Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, nếu cần thiết sử dụng thuốc để kiểm soát
kích động thì liều thấp thuốc chống loạn thần (ví dụ, haloperidol 1 mg) thường
được ưa chuộng hơn các benzodiazepine.
 ĐÚNG
 SAI
Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, thuốc chống loạn thần hoạt lực thấp
(như thioridazine hoặc chlorpromazine) nên tránh sử dụng do gây ra tác dụng
phụ cholinergic

Trang 126
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
Trong "đánh giá" lạm dụng rượu cấp cứu tâm thần, các biểu hiện này thường
xuyên nhất là tình trạng
 quên do rượu
 cai
 nhiễm độc
 chấn thương
Trong "đánh giá" nhiễm độc và cai rượu cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 trạng thái nhiễm độc và cai có sự kết hợp giữa thay đổi tâm lý và thay đổi
cơ thể
 trong nhiễm độc, phải xác định lại khả năng còn có những chất khác dùng
chung rượu hay không
 cai rượu có thể gây co giật và sảng
 bệnh cảnh nhiễm độc thường không phụ thuộc vào nồng độ rượu trong
máu
Hội chứng cai rượu (sảng do cai rượu) biểu hiện với trạng thái tăng hoạt
dopaminergic
 ĐÚNG
 SAI
Trong "điều trị" nhiễm độc và cai rượu cấp cứu tâm thần, "phỏng vấn tăng động
lực" là cung cấp cho bệnh nhân
 hướng nghề nghiệp
 các lợi ích để hướng bệnh nhân tham gia điều trị
 kiến thức về “cai bỏ”
 phục hồi chức năng
Trong "điều trị" bệnh nhân lạm dụng rượu cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu
đúng
 nên thăm khám cơ thể cẩn thận
 xem xét vấn đề về tâm thần khác liên quan (trầm cảm, loạn thần)
 nếu có nguy cơ tự sát, thì xem xét cho bệnh nhân nhập viện điều trị một
thời gian
 nếu có hành vi giết người, thì xem xét cho bệnh nhân nhập viện điều trị
một thời gian
Trong cấp cứu tâm thần, khống chế bằng hoá dược (như lorazepam hoặc
haloperidol), cách ly, hoặc cố định bệnh nhân có thể cần thiết để quản lý những

Trang 127
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

hành vi bạo lực liên quan đến nhiễm độc chất (ví dụ "ngáo đá"-ngộ độc cấp
methamphetamin)
 SAI
 ĐÚNG
Trong bảng "chứng cứ về việc lạm dụng chất khác" cấp cứu tâm thần, chọn phát
biểu đúng (cơ thể)
 Cocaine gây co đồng tử trong ngộ độc, giãn đồng tử trong cai
 Chất gây ảo giác (hallucinogen) gây giãn đồng tử, tăng nhịp tim, run
 Phencyclidine gây giật nhãn cầu, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
 Chất hít (inhalant) gây giảm hô hấp, cơn rùng mình
Trong bảng "chứng cứ về việc lạm dụng chất khác" cấp cứu tâm thần, chọn phát
biểu đúng (tâm thần)
 Chất hít gây hấn, thẫn thờ
 Phencyclidine gây khí sắc không ổn định, quên
 Cannabis (cần sa) gây lo âu, thu rút xã hội
 Các amphetamine gây khoái cảm, tăng cảnh giác
Chỉ định thuốc điều trị hội chứng cai opiat (ngưng chất từ cây anh túc - thuốc
phiện, morphin, heroin) trong bối cảnh cấp cứu thường ít khi thực hiện vì cai
opiat không đe doạ tính mạng
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 ĐÚNG
 SAI
Trong "đánh giá" loạn thần cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 loạn thần mới khởi phát thường không cần thiết phải nhập viện
 sự tuân thủ với khuyến cáo điều trị trước cần được đánh giá
 đánh giá cũng nên xem xét bệnh lý cơ thể
 tần suất cao tình trạng lạm dụng chất
Trong "điều trị" loạn thần cấp cứu tâm thần, kích thích tâm thần vận động nặng
hoặc hành vi đe doạ có thể đòi hỏi sự khống chế về thể chất hoặc can thiệp hoá
dược (ví dụ, sertralin hoặc amitriptylin qua đường uống hoặc tiêm bắp tuỳ thuộc
tình huống lâm sàng và sự hợp tác của bệnh nhân).
 SAI
 ĐÚNG
Trong "điều trị" trầm cảm cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 Điều trị nội trú thường cho những bệnh nhân với ăn uống kém hoặc mất
hứng thú rõ
 Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng ý tưởng tự sát trong giai
đoạn đầu, đặc biệt ở đối tượng trưởng thành
Trang 128
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

 Trước khi cho bệnh nhân trầm cảm xuất viện cần xem xét cẩn thận yếu tố
an toàn
 Liều thấp thuốc giải lo âu hoặc thuốc an thần điều trị lo âu và mất ngủ có
thể được sử dụng để giảm những triệu chứng
Đặc điểm cốt lõi của hưng cảm là khí sắc gia tăng hoặc dễ bị kích thích và tăng
đáng kể những hoạt động không mục đích
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
Trong "đánh giá" hưng cảm cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 Nên đánh giá và chẩn đoán phân biệt với rối loạn nhân cách nhóm A
 Bệnh nhân hưng cảm thường chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ
 Nên xem xét việc sử dụng các chất kích thích như cocain, amphetamin,
phencyclidin
 Bệnh nhân có hưng cảm là bị rối loạn lưỡng cực (theo DSM-5)
Trong "điều trị" hưng cảm cấp cứu tâm thần, bệnh nhân với biểu hiện loạn thần
cấp tính nên được điều trị hoá dược (như olanzapin) kết hợp hoặc không cố định
thể chất cần được thực hiện
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
Valproat (biệt dược Depakine, Encorate,...) là thuốc ổn định khí sắc (cũng thuộc
thuốc chống động kinh) dùng trong điều trị hưng cảm
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 SAI
Trong "căng trương lực" cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 Tầm soát nội khoa toàn diện phải được thực hiện để đảm bảo những vấn
đề y khoa nghiêm trọng không hiện diện
 Loạn trương lực cơ cấp đáng được xem xét như một nguyên nhân của
căng trương lực
 Căng trương lực là một hội chứng lâm sàng ít gặp có thể xảy ra với tình
trạng kích động hoặc sững sờ
 Trihexyphenidyl có thể đem lại sự cải thiện nhanh chóng
Trạng thái lo âu cấp tính hiện diện trong phòng cấp cứu gồm
 Rối loạn lo âu lan toả
 Ám ảnh - cưỡng bách
 Cơn hoảng loạn
 Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)

Trang 129
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trạng thái hoảng loạn và lo âu cấp tính đáp ứng tốt và nhanh chóng với
benzodiazepin như lorazepam
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 SAI
Bệnh nhân rối loạn hoảng loạn, trong cơn hoảng loạn, có thể có những ý tưởng
tự sát và tỷ lệ mưu toan tự sát cao hơn trầm cảm
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
Trong "đánh giá" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng
 Đánh giá bệnh nhân rối loạn nhân cách có thể gặp khó khăn vì triệu
chứng loạn thần, suy giảm nhận thức
 Các rối loạn lạm dụng chất đi kèm thường hiện diện và làm nặng hơn sự
xung động, làm đánh giá tự sát khó khăn hơn
 Bệnh nhân rối loạn nhân cách nhóm C có thể hiện diện trong phòng cấp
cứu
 Những bệnh nhân này với những mưu toan tự sát khó dự đoán vì chúng
có thể xuất hiện trong cách phản ứng lại các sự việc
Trong "điều trị" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, cách thức tiếp cận “bây
giờ và tương lai”, tập trung giải quyết các khó khăn hiện tại và hướng tới tương
lai, quan trọng hơn cho tình huống lâm sàng này
 ĐÚNG
 SAI
Trong "điều trị" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, điều trị nội trú có thể nặng
hơn các triệu chứng và hầu hết các tình huống nên tránh thực hiện
 SAI
 ĐÚNG
Trong "đánh giá" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần,
chọn phát biểu đúng
 là phức hợp triệu chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong
 tăng nồng độ men creatin phosphokinase (CPK) và tăng bạch cầu thường
được tìm thấy
 nên đánh giá bệnh nhân với những rối loạn khác, đặc biệt là các nhiễm
trùng
 xảy ra sau liều đầu hoặc thứ 2 sau sử dụng thuốc chống loạn thần

Trang 130
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường

Trong "đánh giá" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần, ba
nhóm triệu triệu chứng xảy ra nhanh chóng do phản ứng lại thuốc chống loạn
thần (an thần kinh)
 triệu chứng thực vật như tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, huyết áp dao
động, và thở nhanh
 đồng tử co nhỏ, phản xạ kém
 những triệu chứng thần kinh cơ như cứng cơ “ống chì”
 thay đổi mức ý thức
Trong "điều trị" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần,
dantrolen hoặc bromocriptin được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với
điều trị nâng đỡ
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI

Trang 131

You might also like