You are on page 1of 62

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Bài 1

Đạ ươ
VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ
TÂM LÝ Y HỌC
Bộ môn Tâm lý Y học
Năm học: 2021 - 2022
(Email: bmtlyh@pnt.edu.vn)
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Trình bày được một số quan điểm chính của các
trường phái tâm lý học và tâm lý trong lĩnh vực y
học.
2. Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp
nghiên cứu của tâm lý học trong lĩnh vực y học và
sức khỏe.
3. Ứng dụng vai trò của tâm lý học trong lĩnh vực y học
đối với việc chăm sóc sức khỏe của con người.
2
DÀN BÀI
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học và Tâm lý trong
lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
1.2. Một số quan điểm của các trường phái tâm lý học
1.3. Các quan điểm tâm lý trong lĩnh vực y học
II. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu tâm lý học và tâm lý y học
2.1. Đối tượng
2.2. Nhiệm vụ
2.3. Phương pháp nghiên cứu
III. Ứng dụng thực tiễn của Tâm lý học & Tâm lý Y học
3.1. Tâm lý học đối với sự phát triển xã hội và con người
3.2. Tâm lý y học đối với sức khỏe
3.3. Ý nghĩa của tâm lý y học đối với hoạt động của nhân viên y tế
3
Các khái niệm về quan
điểm chủ đạo của các
trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực
y học (Tâm lý y học)
4
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
Định nghĩa tổng quát về Tâm lý học
Psyché: Tâm hồn
Psychology
Logos: Khoa học

 Khoa học về tâm hồn/ khoa học nghiên cứu tâm trí/ khoa học chuyên nghiên cứu về
hiện tượng tâm lý

 “Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và
điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vi của con người” - Phạm Minh Hạc

5
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Bắt nguồn từ triết học Đặt các câu hỏi về tâm hồn, linh hồn

Socrates là người đầu tiên sử dụng từ


“Psyche” như trung tâm của trí tuệ và
nhân cách, được hình thành bởi lý
luận, ý chí và ham muốn của con
người.

Socrates (470 – 399 TCN)

6
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Bắt nguồn từ triết học

Plato cho rằng tâm Aristotle là học trò của Plato.


trí con người ngay Từ những công trình của
từ đầu đã có tất cả những triết gia đi trước và
những kiến thức những nghiên cứu của họ về
cần thiết, và việc tâm trí, ông đã viết nên cuốn
sách đầu tiên trong lịch sử
học chỉ là vấn đề
Tâm lý học: Para Psyche, hay
mở khóa những Aristotle (384-322 TCN)
“Bàn về Tâm trí”.
Plato (428-348) kiến thức đó

7
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Tiếp cận Hiện tượng học (Phenomenology)
• Khoảng năm 700 trước CN, Pharaoh Psamtik I đã trở thành
người đầu tiên được biết đến thực hành một thí nghiệm về
tâm lý.
• Để tìm hiểu nguồn gốc của ngôn ngữ, ông đã đưa 2 đứa trẻ
mới sinh cho một người chăn cừu, người mà được được ra
lệnh không được nói chuyện với chúng, để chăm sóc và ghi
lại những từ đầu tiên mà bọn trẻ nói. Và từ đầu tiên được
bọn trẻ thốt ra có thể chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài Pharaoh Psamtik I (664 – 610 TCN)
người.

8
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Tiếp cận Hiện tượng học (Phenomenology)
Nhà khoa học Ibn al-
Ahmed ibn Sahl al- Haytham cũng đã thực
Balkhi (850 - 934) đã hiện nhiều thí nghiệm về
nhận ra và thảo luận nhận thức hình ảnh (thị
về những vấn đề sức giác) và nhiều giác quan
khỏe tâm lý như khác.
trầm cảm, và đề ra 2
phương thức chữa
Ngoài ra, giai đoạn cận đại một số lớn các
trị dựa trên nguyên
bác sĩ thần kinh, tâm thần đã phân tích các
nhân gây bệnh: bằng
vấn đề triệu chứng bệnh với các học
các phương pháp
Ahmed ibn Sahl al-Balkhi thuyết, lý thuyết riêng của mình
tâm lý hoặc thuốc
(850 - 934)
9
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Sự khám phá của ngành Khoa học thần kinh (Neuroscience)
• Hippocrates, người được xem là ông tổ của nghề y đã nói rằng: “Thầy thuốc cần có
3 thứ để chữa bệnh: con dao, ngọn cỏ và lời nói” đã hàm ý việc ứng dụng tâm lý
trong chữa bệnh.

• Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, lĩnh vực Khoa học thần kinh (Neuroscience) đã
tiếp cận nghiên cứu sự liên quan của các hoạt động tâm lý và các chức năng, qui
luật sinh học của các tế bào, vùng thân kinh của hệ thần kinh trung ương.

10
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.1. Lịch sử phát triển
 Sự khám phá của ngành Khoa học thần kinh (Neuroscience)
Ví dụ:
• Ivan Petrovich Pavlov (1849-1936) đọat giải Nobel Y học năm 1904 với chủ đề “Sinh lý hệ tiệu
hóa và các phản xạ có điều kiện’;
• Camillo Golgi (1943-1926) đọat giải Nobel Y học năm 1906 với chủ đề các cấu trúc của hệ thần
kinh.
• Galton 1882 về độ nhạy cảm của giác quan, kỹ năng vận động và thời gian phản ứng;
J.Mc.Keen Cattell, nhà tâm lí học Mỹ cũng được nhắc đến như là một trong những người đặt
nền móng ban đầu cho trắc nghiệm tâm lí qua thử nghiệm phản xạ để đo lường trí tuệ
• Hội chứng Down; Các rối loạn về ngôn ngữ; các rối loạn về cảm xúc và tư duy có nguồn gốc từ
tổn thương các vùng não hoặc do sự bất thường rối loạn chuyển hóa các chất dẫn truyền thần
kinh trung gian...
11
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.2. Một số quan điểm của các trường phái tâm lý học

01 02 03 04 05

Phân tâm học Các học thuyết Học thuyết Nhân Học thuyết Cấu Các học thuyết
(Psychoanalysis) tâm lý học phát văn - Hiện sinh trúc tâm thức cá Hành vi
& triển xã hội nhân (Personal (Behavioural
Tâm lý học phân (Social construct theory) Theories)
tích (Analytic Development
Psychology) Psychology)

12
Phân tâm học (Psychoanalysis) &
01 Tâm lý học phân tích (Analytic Psychology)

• Phân tâm học có nguồn gốc từ những báo cáo


của Sigmund Freud
• Chủ yếu phân tích sâu về hoạt động vô thức,
giới tính với trải nghiệm thực tế của cá nhân
• Về cấu trúc tâm trí của con người: hai bộ ba
Ý thức – Tiềm thức – Vô thức
Id – Ego – Superego
S. Freud (1856-1939)
Cấu trúc tâm trí

13
Phân tâm học (Psychoanalysis) &
01 Tâm lý học phân tích (Analytic Psychology)

• Các cảm xúc, hành vi bình thường hoặc bất thường của con người đều ảnh hưởng bởi các xung
năng vô thức (chủ yếu là các xung năng tính dục) và những xung đột nội tâm, cơ chế phòng vệ
là cội nguồn gốc rễ của những cảm xúc, hành vi bất thường và ngay cả những chứng bệnh tâm
thể.
• Quan điểm của trường phái phân tâm này nhấn mạnh đến sự phát triển tâm tính dục giai đoạn
thơ ấu (0 – 5 tuổi) vì giai đoạn này hình thành nên nhân cách của cá nhân, trong đó yếu tố chăm
sóc nuôi dưỡng của cha mẹ đóng vai trò quyết định nhân cách.

Trường phái phân tâm học nghiên cứu, phân tích về nhận thức, cảm xúc, hành vi và
nhân cách bất thường ở cá nhân, rất gần gủi với quan điểm y học ở thời điểm bấy
giờ (chữa bệnh).

14
Phân tâm học (Psychoanalysis) &
01 Tâm lý học phân tích (Analytic Psychology)

• Tâm lý học phân tích (Analytic Psychology) của Carl Jung cho rằng vô
thức không chỉ khu trú bởi những xung năng tính dục chi phối, mà là
sự tổng hòa của các năng lượng của các cổ mẫu hay nguyên mẫu
(Archetype) mang đặc tính đối lập nhau.
• Các cổ mẫu: bóng tối (shadow); Anima (tính nam trong nữ), Animus
(tính nữ trong nam), mặt nạ (persona) và phức cảm (complex)
• Các quy luật vận hành của các cổ mẫu:
o Qui luật đối lập C. Jung
o Qui luật cân bằng (1875-1961)
o Qui luật tương đương
Tâm lý học phân tích mở rộng tầm nhìn và sứ mạng của khoa học tâm lý hơn phân tâm học ở
điểm là tâm lý học không chỉ nghiên cứu, thực hành ở người có tâm lý bất thường, tâm bệnh
mà còn mang ý nghĩa hướng đến sự phân tích tâm lý ở người lành mạnh (tâm lý học cộng
đồng)
15
02 Các học thuyết tâm lý học phát triển xã hội
(Social Development Psychology)
• Các trường phái tâm lý học xã hội (Social Psychology) nhấn mạnh mối liên hệ giữa cá nhân
và các yếu tố ảnh hưởng của xã hội.
• Không hoàn toàn phủ nhận cấu trúc tâm trí của Freud nhưng họ quan tâm đến các yếu tố
ảnh hưởng bên ngoài cá nhân như gia đình, xã hội, môi trường và yếu tố di truyền ảnh
hưởng đến cấu trúc tâm lý cá nhân (chủ yếu là ý thức) và cấu trúc sinh học.
• Tùy thuộc vào trải nghiệm mà cá nhân đó có sự thích ứng và hình thành nên nhân cách, thái
độ, nhận thức, cảm xúc và hành vi, lối sống
• Một số học thuyết tiêu biểu:
o Học thuyết tâm lý học cá nhân (Individual Psychology Theory) của A. Adler
o Học thuyết Tâm lý học phát triển của Jean Piaget
o Học thuyết Bản dạng (Identity Theory) của E. Erikson
o Học thuyết về Thứ bậc của Nhu cầu16(Needs - Hierarchy Theory) của Maslow
16
Học thuyết Tâm lý học cá nhân (Individual Psychology Theory) của A. Adler
Adler là một trong những học trò đầu tiên của S. Freud, đã phát triển một nhánh phân tâm học
thành Tâm lý học cá nhân.
Theo ông, nhân cách con người là một tổ hợp thống nhất gồm nhiều thành phần thuộc các tầng vô
thức và ý thức: Bản thân (Self); Sự quan tâm của xã hội (Social Interest) và Vai trò của gia đình
trong giai đoạn thơ ấu (Role of family)
Quan điểm chính của học thuyết:
• Mọi hành vi con người đều có mục đích  tạo động lực để cá nhân
hướng tới các nhiệm vụ của cuộc sống
• Ba nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống đó là: Nghề nghiệp, Tình yêu và Mối
quan hệ với người khác.
• Các yếu tố bẩm sinh của con người đó là tri giác và sự nỗ lực phấn đấu
bẩm sinh là hai nguồn năng lực tự nhiên cho các quá trình hoạt động tâm
lý, nhất là các giai đoạn phát triển khởi đầu của cá nhân.
• Trong giai đoạn trưởng thành, cá nhân có khả năng sáng tạo để vượt qua
A.Adler (1870-1937)
thách thức, khó khăn.

17
Học thuyết Tâm lý học phát triển của Jean Piaget

• Trẻ các khả năng thích ứng (Adaption) với các kích thích của môi
trường.
• Sự thích ứng (Adaption) với hai thành phần cơ bản là sự đồng hóa
(Assimilation) và sự điều chỉnh (Accommodation)
• Sự thích ứng/thích nghi dựa trên nền tản tự nhiên của sự phát
triển về mặt cơ thể (thể lý) qua các giai đoạn phát triển theo lứa
tuổi.

J. Piaget là người có lập trường sinh học về bản chất con người và sự phát J. Piajet
triển người. (1896-1980)
Con người là một thực thể sinh học sống động, là một hệ thống hữu cơ trọn
vẹn, có tổ chức, tự hoạt động, tự điều chỉnh, để duy trì sự cân bằng của bản
thân với môi trường, một cơ thể luôn luôn biến động.

18
Học thuyết Bản dạng (Identity Theory) của E. Erikson
• Nhân cách con người có thể được thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển của cuộc đời (từ 0t – 80t) mà các yếu tố về xã hội (văn hóa – lịch
sử, chính trị, kinh tế - xã hội) có vai trò quyết định đến sự hình thành và
phát triển nhân cách.
• Có 8 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội, mỗi giai đoạn có những đặc
điểm thích ứng đặc thù.
• Mỗi giai đoạn được đắp nền từ giai đoạn trước và chính từng giai đoạn
này sẽ dọn đường cho các giai đoạn tiếp theo sau nó trong quá trình
phát triển.
• Giải quyết thành công sự mâu thuẫn đối lập của đặc điểm thích ứng
E. Erikson trong mỗi giai đoạn sẽ hình thành sức mạnh cơ bản, ngược lại, sự
(1902-1994)
không vượt qua khủng hoảng ở mỗi giai đoạn sẽ tiềm ẩn xuất hiện lõi
bệnh lý
19
Học thuyết Bản dạng (Identity Theory) của E. Erikson

20
Học thuyết về Thứ bậc của Nhu • Con người có một động lực
thúc đẩy tự nhiên để trở
cầu (Needs - Hierarchy Theory) nên sáng tạo và đạt được
của Maslow tiềm năng cao nhất của
Nhu cầu hiện thực mình
hóa bản thân: muốn • Nhu cầu của con người
sáng tạo, được thể được sắp theo 5 bậc từ thấp
hiện khả năng, thể
hiện bản thân
đến cao
• Không quá 10% nhân loại
Nhu cầu được tôn trọng
đạt được nhu cầu ở bậc cao
và tự tôn trọng nhất: hiện thực hóa bản
thân
Nhu cầu tình cảm và nơi thuộc
Abraham Maslow về: muốn được trong một nhóm
cộng đồng nào đó, muốn có gia
(1908-1970) đình yên ấm, ban bè thân hữu

Nhu cầu an toàn: cần có cảm giác yên


tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia
đình, sức khỏe, tài sản được,...

Nhu cầu thể lý: thở, thức ăn, nước uống, tình
dục, nghỉ ngơi, bài tiết...

21
03 Tiếp cận Nhân văn - Hiện sinh

Các quan điểm chính của cách tiếp cận này:


“Personality as Choice”
• Nhấn mạnh cái nhìn tích cực, lạc quan về bản chất con
người:
o Con người vốn tốt lành
o Có tiềm năng phát triển
• Tập trung vào trách nhiệm của mỗi cá nhân:
o Cá nhân tự do sáng tạo cuộc sống của mình
o Tìm kiếm ý nghĩa của sống và thực tại về cái chết
• Thống hợp những ý tưởng trên và tập trung vào việc
làm sao để nhân cách phát triển tốt nhất.
22
• “Here and now” 22
03 Tiếp cận Nhân văn - Hiện sinh

• Quan điểm đại diện cho trường phái nhân văn là học thuyết Nhân vị
trọng tâm (The Centred of Person Theory) của Carl Rogers.
• Nội dung trọng tâm của học thuyết này là con người bẩm sinh có khả
năng tạo thành, duy trì (điều chỉnh) và sáng tạo tất cả những vấn đề gắn
kết, liên quan đến cuộc sống của họ.
• Các giải pháp căn bản để đạt đến một xã hội hiện thực phát triển là sự
thấu cảm (Empathy), Sự quan tâm tích cực vô điều kiện (Unconditional
Regard) và tính chân thực (Loyalty) ở mỗi con người.

Carl Rogers
(1902-1987)
23
03 Tiếp cận Nhân văn - Hiện sinh

24
Tiếp cận Nhân văn - Hiện sinh
03
• Quan điểm đại diện cho Học thuyết Hiện sinh là của Rollo
May và Victor Frankl (cổ điển) về sự hiện diện là phần giao
của bản thân (Egeinwelt), mối quan hệ với người khác
Rollo May
(1909-1994)
(Mitwelt) và Môi trường tự nhiên (Umwelt)
• Những chiều kích cơ bản trong hoạt động tâm lý con người
của Học thuyết Hiện sinh bao gồm:
(1) Sự thức tỉnh (Awareness) : Ý thức về tự do và trách
nhiệm; ý thức về sự hiện diện/không hiện diện; ý thức
về sự cô độc và ý nghĩa cuộc sống.
(2) Sự hiện thực hóa trong mối liên hệ với người khác và xã
hội, môi trường tự nhiên.

Victor Frankl
(1905-1997) 25
04 Cấu trúc tâm thức cá nhân (Personal construct theory)
của George Kelly
• Quan điểm học thuyết nhấn mạnh hoạt động nhận thức
và sự trải nghiệm thực tế đóng vai trò quyết định các mặt
hoạt động của tâm lý khác trong cuộc sống (cảm xúc và
hành vi)
• Đơn vị cấu thành của nhận thức là Ý niệm và Hệ thống ý
niệm, mà sự trải nghiệm thời thơ ấu có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành này.
• Ý niệm và hệ thống ý niệm hình thành nên niềm tin cốt
lõi. Nếu cá nhân có niềm tin cốt lõi phi lý (không phù hợp George Kelly
với thực tế) thì sẽ có hệ tâm lý không lành mạnh. (1905-1967)

26
05 Các học thuyết Hành vi (Behavioral Theories)

• Các thuyết gia đại diện cho trường phái này


là: Watson; Skinner; Bandura
• Dựa trên Chủ nghĩa Hành vi (Behaviorism),
các tác giả cho rằng: “Tâm lý học là khoa học
về hành vi. Tâm lý học không phải là khoa
học về nội tâm hoặc như là một cái gì đó
khác với hành vi” John Broadus Watson
(1878-1958)
• Học thuyết hành vi lấy hành vi làm phạm trù Burrhus Frederic
cơ bản, có vai trò quyết định nhân cách và Skinner
(1904-1990)
các hoạt động tâm lý của con người mà
không cần quan tâm đến sự ảnh hưởng đến
từ cảm xúc, nhận thức.

27 Albert Bandura (1925-2021)


05 Các học thuyết Hành vi (Behavioral Theories)

Thí nghiệm về cậu bé little Albert gây


nhiều tranh cãi và được xem như là
một thí nghiệm vô nhân đạo.
Tự tìm hiểu thêm tại:
(1)
https://www.verywellmind.com/the-
little-albert-experiment-2794994
(2)
https://www.youtube.com/watch?v=
9hBfnXACsOI

28
TÓM TẮT CÁC QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC

Quan điểm lý luận chủ đạo của các trường phái tâm lý học cổ điển dựa trên các hoạt
động tâm sinh học của cá nhân:
hoạt động của não bộ

trải nghiệm nhu cầu cơ bản của cơ thể

 Nhưng trọng tâm vẫn là phần “nội lực tâm trí” của cá nhân

29
29
TÓM TẮT CÁC QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC

Các học thuyết tâm lý hiện đại là sự diễn giải các hoạt động về nhận thức, cảm xúc,
hành vi ở cá thể con người dựa trên sự tương tác của:

quy luật sự tương tác tư tưởng,


trường của quy luật triết học xã
(Field law) hiện tượng hội học
(phenomenal
law)

 Chuyển hướng trọng tâm sang các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài vào
cấu trúc tâm trí của cá nhân.
30
30
TÓM TẮT CÁC QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC

 Mặc dù tiếp cận với các góc nhìn khác nhau với những kết luận học thuyết khác
nhau, nhưng chúng ta có thể nhận ra hầu hết các học thuyết đều không có quan
điểm đối lập, mâu thuẫn lẫn nhau mà có thể là sự kế thừa hoặc có sự khác biệt do
các cách tiếp cận khác nhau
 Các quan điểm của các trường phái tâm lý học tìm tòi khám phá cấu trúc nhân cách
theo lập trường lý luận và các tiếp cận đặc thù riêng, chưa có lập luận hoặc nghiên
cứu nào ở hiện nay bác bỏ lập trường, quan điểm của các học thuyết trước đó
 Một số học thuyết với mục đích nhận diện và can thiệp về tâm bệnh (tâm lý y học);
một số học thuyết chú trọng đến mục đích xây dựng kiểu mẫu tâm lý lành mạnh
trong cuộc sống (tâm lý học xã hội, tâm lý học cộng đồng) và chưa có học thuyết
nào thật sự đi sâu vào lĩnh vực tâm linh

31
31
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.3. Các quan điểm tâm lý trong lĩnh vực y học
Từ các quan điểm dựa trên triết học hướng đến hiện tượng học và sinh học
• Việc khảo sát, nghiên cứu các hoạt động tâm lý cá thể con người giai đoạn hiện nay đã
chuyển sang thứ bậc cao hơn với sự đóng góp của ngành khoa học thần kinh
• Sự gắn kết giữa tâm lý học và y học thể hiện tính đủ đầy của chất lượng cuộc sống qua sự
tương quan giữa sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần
• Tâm lý lành mạnh luôn luôn đi đôi với cơ thể khỏe mạnh và giúp cho cơ thể bệnh lý sẽ có
sự phục hồi nhanh hơn, hoặc ngược lại, bệnh lý cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần của cá nhân đó. Khái niệm này đã được thực chứng qua nhiều nghiên cứu khoa
học
• Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý của người bệnh ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng huy động sinh lực của bản thân người bệnh trong phòng và chữa bệnh cũng
như trong khắc phục hậu quả của bệnh tật.
32
I. Các khái niệm về quan điểm chủ đạo của các trường phái Tâm lý học
và Tâm lý trong lĩnh vực y học (Tâm lý y học)
1.3. Các quan điểm tâm lý trong lĩnh vực y học
Các hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh (Khoa học thần kinh)
• Henry Hallett Dale, một bác sĩ người Ý
và Otto Loewi, người Đức - Áo đã cùng
đoạt giải Nobel Y học về sự khám phá sự
dẫn truyền thần kinh bởi các chất hóa
học.
• Sau này các nhà thần kinh học đã khám
phá các hoạt động dẫn truyền thần kinh
với cấu trúc phân tử. Otto Loewi (1873–1961)
• Nghiên cứu đột phá này giúp cải thiện Henry Hallett Dale
việc đánh giá và trị liệu liên quan đến (1875–1968)
những rối loạn về khí sắc, các rối loạn
cưỡng chế, ám ảnh trong trị liệu tâm lý.
33
Khái niệm về Tâm lý Y học
(Medical Psychology)

Tâm lý Y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người


bệnh, tâm lý nhân viên y tế, mối quan hệ thầy
thuốc – bệnh nhân, nghiên cứu yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến căn nguyên xuất hiện và diễn biến các
rối loạn tâm lý, tâm thần, góp phần không ngừng
nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho con
người.

34
Tâm lý Y học
(Medical Psychology)

BỆNH Y SINH
35
BỆNH Y SINH
Iatros: Thầy thuốc
Iatrogenia (Bệnh y sinh)
Genesis: gây ra

• “Bệnh Y sinh được hiểu là những rối loạn diễn tiến


nhanh, xấu đi hoặc gây ra bởi thái độ, hoạt động
khám bệnh, ý kiến và điều trị của bác sĩ” (APA).
• Bệnh Y sinh là hậu quả không mong muốn gây ra bởi
bác sĩ, nhà phẫu thuật, phương pháp điều trị hoặc
chẩn đoán (Merriam Webster).

Định nghĩa: Bệnh y sinh liên quan đến những biểu hiện, triệu chứng
bị gây ra bởi phương thức điều trị của bác sĩ hoặc bệnh lý của bệnh
nhân. Bệnh lý của bệnh nhân (management of patient) bao gồm cơ
địa của bệnh nhân và sự chăm sóc vật lý (vệ sinh phòng trú, môi
trường…).
36
BỆNH Y SINH

Dựa vào các quan điểm khác nhau về bệnh Y sinh,


có thể thấy rằng:
+ Bệnh nhân là đối tượng chịu hậu quả trực tiếp.
+ Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh Y sinh:
 Doctor – induced : thái độ, sự đánh giá,
cách tương tác, sự điều trị từ bác sĩ.
 Hospital – induced : các vấn đề liên
quan đến hệ thống y tế.

37
BỆNH Y SINH
 Nguyên nhân từ các yếu tố từ Doctor – induced:

• Thiếu chuyên môn: Chẩn đoán sai hoặc sơ suất


kỹ thuật trong chuyên môn.
• Cứng nhắc trong việc áp dụng phác đồ điều trị
mà không tìm hiểu về đặc điểm, tiền sử bệnh
nhân.
• Thiếu kiến thức về tâm lý bệnh nhân nói chung
và tâm lý bệnh nói riêng
• Cách tương tác của NVYT với bệnh nhân (thái
độ, lời nói khiến bệnh nhận sợ hãi, lo lắng.
• Tác dụng phụ của điều trị hoặc di chứng do điều
trị.

38
BỆNH Y SINH
 Nguyên nhân từ các yếu tố từ Hospital – induced:

• Các quy trình, kỹ thuật, thông tin, phương pháp hoặc


thiết bị bị lỗi hoặc chưa hợp lý.
• Chất lượng dịch vụ Y tế.
• Sơ suất hành chánh: Tên người bệnh sai; gõ nhầm,
sai đơn thuốc, sự nhầm lẫn hồ sơ hội chẩn; di chuyển
bệnh nhân.
• Quy trình nhập viện, điều trị và ra viện còn rườm rà,
thiếu khoa học và tiện nghi cho người bệnh.
• Khu vực cách ly không tốt gây lây nhiễm chéo hoặc
sự bố trí các khu vực không phù hợp.
• Vấn đề Viện phí/ an sinh/ bảo hiểm.

39
BỆNH Y SINH
 Các yếu tố tác động gián tiếp (yếu tố duy trì)
• Sự nghèo đói y sinh: Tình trạng bần cùng được mô tả đối với các hộ gia
đình phải gánh chịu chi phí y tế khủng khiếp hoặc khó khăn về tài chính
(Meessen và cộng sự, 1992 ).
• Yếu tố xã hội và văn hóa: văn hóa đặc thù của chủng tộc, xã hội (tôn giáo,
chính trị) liên đới đến sự phá hủy sự vận hành truyền thống của tâm lý
người bệnh, cũng như ý nghĩa của cái chết, đau khổ và bệnh tật.
• Triết lý về việc đào tạo y khoa: hầu hết các chương trình đào tạo bác sĩ,
nhân viên y tế ở các nước đang phát triển chú trọng vào việc đào tạo năng
lực chuyên môn mà thường hay bỏ quên về việc nâng cao nhận thức về
đạo đức, tâm lý học và triết học. Do vậy họ thường hay tập trung vào bệnh
tật hơn là chất lượng sức khỏe.

40
BỆNH Y SINH
Hệ quả về mặt cơ thể và tâm lý trên bệnh nhân mắc phải bệnh y sinh

Rối loạn
Stress kéo dài; trầm cảm;
Cơ thể Sự kiệt quệ Tâm lý tuyệt
tinh thần vọng

Suy nhược
Rối loạn
cơ thể; giảm Rối loạn tâm
lo âu, rối
Bệnh tiến miễn dịch. thể: Hysterie Mất lòng
loạn ám
triển nặng tin nơi
ảnh sợ
Rối loạn bác sĩ và
Xuất hiện nghi bệnh hệ thống
các bệnh y tế
mới

41
41
42
42
2.1. Đối tượng

Đối tượng của Tâm lý học Đối tượng của Tâm lý Y học
Nghiên cứu các hoạt động tâm lý ở con Tâm lý y học là môn học nghiên cứu các
người (các quá trình, các trạng thái, các trạng thái tâm lý liên quan đến sức khỏe
thuộc tính, các qui luật sinh học, xã hội, tự con người. Đối tượng nghiên cứu của
nhiên…) nhằm xây dựng nguyên tắc, cơ sở tâm lý y học không chỉ là người bệnh,
lý luận để giải thích các hiện tượng tâm lý người lành mạnh mà còn đối với thầy
và đưa ra các biện pháp, kỹ thuật phòng thuốc, nhân viên y tế trong hoạt động
ngừa hoặc trị liệu để nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nhằm bảo vệ, nâng cao
cuộc sống của cá nhân và toàn xã hội loài chất lượng sức khỏe tâm lý của con
người. người.
43
43
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Tâm lý học Nhiệm vụ của Tâm lý Y học
• Làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan • Nhận diện và can thiệp các vấn đề sức khỏe (sự liên
ảnh hưởng đến sự hình thành và vận hành quan sức khỏe cơ thể và tinh thần) ở người lành
hoạt động tâm lý của cá nhân và các lĩnh vực mạnh.
văn hóa, kinh tế, chính trị… của xã hội trong • Nhận diện và tham vấn, trị liệu các vấn đề tâm lý
xu hướng hiện thực hóa (tâm lý xã hội). ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân Rối loạn nhân
• Nghiên cứu các hiện tượng, xu hướng về các cách bệnh (Personality Disorder) ; tâm bệnh học
hoạt động tâm lý con người trong đời sống (Psychosis, Neurotic) và bất thường về tâm lý
bao gồm nhiều lĩnh vực (ngoại trừ y học). (abnormal of psychology).
• Huấn luyện các đối tượng nhân viên y tế có kiến
thức và thực hành kỹ năng tâm lý trong hoạt động
nghề nghiệp (Tâm lý người bệnh, mối quan hệ thầy
thuốc và bệnh nhân, kỹ năng chăm sóc tâm lý của
44 thầy thuốc và nhân viên y tế).

44
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Tâm lý học Nhiệm vụ của Tâm lý Y học
• Giáo dục - Đào tạo phát triển chất lượng • Nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng có mối quan
cao trong việc nghiên cứu, ứng dụng lý hệ giữa sức khỏe cơ thể và các hoạt động tâm lý
thuyết tâm lý học cho các thế hệ kế thừa. để có những giải pháp phòng ngừa, can thiệp
• Liên kết, hội nhập trao đổi chuyên môn thích hợp. Ví dụ: như các bất thường tâm lý khi
lĩnh vực tâm lý với các hiệp hội, chuyên gia xảy ra dịch bệnh.
tâm lý trong khu vực và toàn cầu. • Giáo dục - Đào tạo phát triển chất lượng cao
trong việc nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết tâm
lý y học cho các thế hệ kế thừa.
• Liên kết, hội nhập trao đổi chuyên môn lĩnh vực
tâm lý với các hiệp hội, chuyên gia tâm lý trong
khu vực và toàn cầu.
45
45
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Tâm lý Y học GIỐNG với các phương pháp nghiên cứu của
Tâm lý học, tuy nhiên có sự khác biệt là: quá trình thu thập số liệu và phân tích số liệu dựa
trên:
• Các dữ liệu về sinh học
• Các công cụ và kỹ thuật thích ứng với sự thực nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng
• Lý giải, chứng minh bởi các quy luật sinh học, khoa học khác
Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học và Tâm lý Y học gồm:
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp thực nghiệm
• Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)
• Phương pháp điều tra
• Phương pháp trắc nghiệm (test)
• Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt
46 động
46
1. Phương pháp quan sát
Là phương pháp tri giác có chủ định những biểu hiện
đa dạng của các hiện tượng tâm lý qua những biểu
hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng… trong các
điều kiện tự nhiên khác nhau. Từ đó có những kết
luận về hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu
sau:
• Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.
• Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Ưu điểm Hạn chế
• Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ
Đơn giản về kỹ Không thể can thiệp
thống.
thuật, thu vào diễn biến tự
• Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan
được tài liệu nhiên của hiện
trung thực.
phong phú, tượng cần nghiên
thực tiễn sinh cứu, tốn nhiều thời
động gian nghiên cứu.
47
2. Phương pháp thực nghiệm
Nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng một cách chủ động trong điều kiện đã được
khống chế để gây ra ở đối tượng các tình huống, những yếu tố cần thiết để tìm hiểu
được những phản ứng, những diễn biến tâm lý những biểu hiện cần nghiên cứu
Có hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm tự
nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
• Thực nghiệm tự nhiên: được tiến hành trong
điều kiện bình thường của cuộc sống, các quá
trình trị liệu xảy ra giống như khi đang sinh
hoạt, lao động, học tập …
• Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: thực
nghiệm được tiến hành điều kiện khống chế
một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên
ngoài, người làm thí nghiệm tự tạo ra những
điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một Ivan Pavlov và thực nghiệm để tìm ra
nội dung tâm lý cần nghiên cứu quy luật “phản xạ có điều kiện”
48
3. Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)
• Là phương pháp nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi
cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ
nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên
cứu.
• Có thể trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp tùy sự
liên quan của đối tượng với điều ta cần biết.

Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu nghiên cứu

Tìm hiểu trước một số đặc điểm của đối tượng trước khi tiếp xúc
Lưu ý
Chủ định điều khiển câu chuyện, không để bị dẫn dắt

Trò chuyện tự nhiên, cởi mở,…


49
4. Phương pháp điều tra
Là phương pháp người nghiên cứu dùng một loạt những câu hỏi đặt ra cho một số
lượng lớn người được nghiên cứu, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đề
nhà nghiên cứu cần quan tâm.

Câu hỏi đóng (Yes/No question)


Hai dạng
câu hỏi
chính:
Câu hỏi mở (WH-question)
Who, What, When, Where, How, Why

 Cần soạn kỹ bản hướng dẫn trả lời; Hệ thống câu hỏi phản ánh được nội dung vấn đề cần
tìm hiểu
Câu hỏi gợi mởi: Theo bạn, việc sử dụng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở có những
ưu, khuyết điểm gì?
50
5. Phương pháp trắc nghiệm (test)
Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý, đã được chuẩn hóa trên một số lượng người
đủ là đại diện tiêu biểu, được dùng như là công cụ chuẩn đoán tâm lý con người trong thời điểm
nhất định.
Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần:
• Văn bản test. two humans
• Hướng dẫn qui trình tiến hành.
four-legged
• Hướng dẫn đánh giá.
animal (34%,
• Bản chuẩn hóa test về nhận thức. gray parts)
Trong tâm lý học đã có một hệ thống test
animal: dog,
về nhận thức, năng lực, test nhân cách,…
elephant,
Ví dụ: bear (50%,
gray)
• Test IQ : test WISC cho trẻ em; test
WAIS cho người > 16 tuổi… Test phóng chiếu vết mực loang của bài test
• Test nhân cách: test MBTI, test NEO-PI; Rorschach
test trắc nghiệm phóng chiếu…  Bạn thấy gì?

51
6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
Là phương pháp người nghiên cứu phân
tích sản phẩm hoạt động và điều kiện làm
ra sản phẩm để tìm hiểu đặc điểm tâm lý
của người làm ra sản phẩm và quá trình làm
ra sản phẩm đó

Cần xem xét nhiều sản phẩm


hoặc lặp lại nhiều sản phẩm
cùng loại
Chú ý
Cố gắng biết được điều kiện
hoạt động làm ra sản phẩm
Tranh vẽ của một cô gái có Rối loạn trầm cảm

52
NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Tóm lại các phương pháp nghiên cứu tâm lý người khá phong phú. Mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
• Muốn nghiên cứu tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác cần phải:
o Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu.
o Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết
quả khách quan, toàn diện.
o Phương pháp nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng.

53
ỨNG DỤNG THỰC
TIỄN CỦA TÂM LÝ
HỌC & TÂM LÝ Y
HỌC

54
3.1. Tâm lý học đối với sự phát triển xã hội và con người
• Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các tư tưởng, thái độ, hành vi
của con người trên cơ sở tâm trí bình thường (hoặc bệnh lý).
• Mục tiêu ứng dụng của tâm lý học là hướng đến CHÂN, THIỆN, MỸ của hầu hết lĩnh vực trong
cuộc sống như: Nghệ thuật, văn hóa, môi trường, kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, tôn
giáo, y tế….
 Đảm bảo tính nhân văn và sự cân
bằng của môi trường theo nguyên
tắc, qui luật của tự nhiên
 Nền văn hóa phải thể hiện được
tính nhân văn: tính chân thật, tính
mỹ thuật, tình tương đồng (thiện)
giữa các quốc gia, chủng tộc, dân
tộc…

55
3.2. Tâm lý y học đối với sức khỏe
• Việc trị liệu các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tâm thần (có sự rối loạn của
một hay nhiều hoạt động tâm lý) hoặc sự phòng ngừa, giáo dục các bất thường liên
quan giữa tâm lý và sức khỏe thể lý con người càng được quan tâm sâu sắc.
• Hệ thống y tế (cơ sở vật chất và các qui trình hoạt động) hiện nay cũng ứng dụng
một số nguyên tắc của tâm lý học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nâng
cao sức khỏe.

• Ví dụ: Thiết kế bệnh viện phải đảm


bảo cảnh quan, môi trường xanh sạch,
thoáng; thủ tục hành chánh đơn giãn,
khoa học, giảm bớt sự rườm rà, phiền
hà… nâng cao sức khỏe tinh thần

56
56
3.3. Ý nghĩa của tâm lý y học đối với hoạt động của nhân viên y tế
• Thái độ của nhân viên y tế trong giao tiếp, khám chữa bệnh, khi xuất viện; các thao
tác kỹ thuật chăm sóc, can thiệp; việc kê đơn phát thuốc…hoặc các thủ tục hành
chánh đều có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh
 Các nhân viên y tế đã gặp những cơn choáng xúc cảm, thậm chí có thể dẫn đến tử
vong…
NVYT luôn phải đối mặt với stress và sự kiệt sức
(Burning out)

CẦN Thái độ, cảm xúc, hành vi của nhân viên y tế ảnh
LƯU hưởng tâm lý người bệnh/người thân và sự tiến
Ý triển của bệnh tật

Những kỹ năng cơ bản về chăm sóc tâm lý ở nhân


viên y tế
57
57
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Ngành khoa học về tâm lý hướng đến các đối tượng nào?
2. Tại sao cần phải hiểu biết về tâm lý học và tâm lý y học?
3. Tóm tắt lịch sử phát triển tâm lý học; nhận định như thế nào về lịch sử
phát triển của tâm lý học.
4. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học là gì?

58
CÁC THUẬT NGỮ TÂM LÝ LIÊN QUAN
1. Hiện tượng học (Phenomological): Hiện tượng học (từ tiếng Hy Lạp φαινόμενον,
phainómenon “xuất hiện” và λόγος, lógos ““ nghiên cứu “) là triết học nghiên cứu về cấu trúc
của kinh nghiệm và ý thức bởi Edmund Husserl vào những năm đầu của thế kỷ 20.
2. Nhìn bằng 2 mắt (Binocular vision): Thị giác hai mắt là loại thị giác trong đó động vật có hai
mắt có khả năng nhìn về cùng một hướng để cảm nhận một hình ảnh ba chiều của môi trường
xung quanh. Có 6 lợi ích khi nhìn bằng hai mắt.
3. Cảm giác thấp kém (Inferiority felling): thuật ngữ này đặc thù thuộc học thuyết cá nhân của A.
Adler với ý nghĩa trẻ (nhỏ hơn 6t) luôn có cảm nhận yếu kém về mặt cơ thể khi muốn thỏa
mãn nhu cầu bản thân hoặc qua lăng kính của môi trường xung quanh (con người, sự vật, hiện
tượng).
4. Bản thể sáng tạo (Creative Self): Ở trẻ vị thành niên và trưởng thành có xu hướng hình thành
và phát triển năng lực sáng tạo trong trải nghiệm thực tế. Qui luật khung cửa thấp là nội dung
chủ yếu của khái niệm này. Nội dung qui luật khung cửa thấp ý nghĩa là con người có khả năng
dự báo hoặc không lập lại những nguy hiểm, những sai lầm của mình.
59
CÁC THUẬT NGỮ TÂM LÝ LIÊN QUAN

5. Sự quan tâm của xã hội (Social Interest): Con người luôn tồn tại một mối liên hệ với người
khác và với sự tồn tại khách quan của xã hội. Nếu không có sự hứng thú, quan tâm đến xã hội
thì hoạt động tâm lý của cá nhân đó sẽ dẫn đến kết quả là không lành mạnh.
6. Cảm thức cộng đồng (Community felling): Cá nhân không thể chỉ có “xu hướng cảm xúc” quay
về bản thân hoặc người thân, mà luôn có xu hướng mở rộng ra với người khác (nhân loại). Nếu
cá nhân mất đi xu hướng cảm thức (felling) đối với người khác thì cá nhân đó dễ gây tổn
thương người khác hoặc có tâm lý không lành mạnh.
7. Sự đồng hóa (Assimilation): Theo J. Piaget ở trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi có xu hướng mình
được giống (cha, mẹ, siêu nhâ, huyền thoại...hoặc trở thành ai đó) và có sự quan sát, bắt
chước. Đồng hóa là một tiến trình để cá nhân trở nên là…thích ứng với môi trường xung quanh
để có được sự hài lòng và hình ảnh bản thân lý tưởng.

60
CÁC THUẬT NGỮ TÂM LÝ LIÊN QUAN

8. Sự vô nghĩa (Meaningless): Quan điểm học thuyết hiện sinh là con người hiện diện thì phải
tìm ý nghĩa của cuộc sống, bời vì khi sinh ra, tặng vật tự nhiên là sự vô nghĩa (không thể tự
quyết định sự hiện diện của mình trên cõi đời này). Tôi là ai, sinh ra để làm gì? Những câu hỏi
ấy bản chất chứa đựng sự vô nghĩa ở cá nhân khi có ý thức.
9. Ý niệm (conduct): Theo Kelly, ý niệm là một sản phẩm tất yếu và khởi thủy (nguyên thủy) của
hoạt động tâm lý. Ý niệm là đơn vị cấu thành nên hoạt động tư duy. Hoạt động tư duy quyết
định mọi hành vi, cảm xúc và lối sống của con người. Quan điểm này rất giống với giáo lý nhà
Phật “Một niệm khởi-vạn vật sinh” ý muốn nói cái tâm con người mà động (niệm) thì sẽ phóng
tán ra nhiều sự việc và sẽ tạo nên nhiều phiền não.
10. The field law: qui luật trường trong phạm trù tâm lý học mang ý nghĩa cá nhân luôn bị thu hút,
kết dính và bị tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường.
11. Thuyết chiết trung: Lý thuyết mang tính tổng hòa các ưu điểm của nhiều học thuyết, lý thuyết
khác nhau.

61
Thanks for
listening

You might also like