You are on page 1of 93

Chương 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC


1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
1.1.1. Những tư tưởng TLH thời cổ đại
- Từ thời nguyên thủy, các di chỉ đã để lại bằng cứ chứng tỏ có quan niệm về cuộc
sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của thể xác. Hay trong kinh Ấn Độ đã có những
nhận xét về tính chất của hồn, đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
- Khổng Tử (551- 479 TCN) đã nói đến chữ “tâm” của con người là “nhân, trí,
dũng”. Về sau các học trò của ông đã nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí tín”.
- Xôcrat (469- 399 TCN) là nhà hiền triết Hy lạp với châm ngôn nổi tiếng “Hãy tự
biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học. Nó đánh dấu một
bước ngoặc trong suy nghĩ của con người - suy nghĩ về chính mình, khẳng định khả năng
tự ý thức của con người, con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự
ý thức về cái ta.
- Arixtốt (384- 322 TCN) là người đầu tiên “bàn về tâm hồn”. Ông là một trong
những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người sớm nhất. Ông cho rằng, tâm
hồn gắn liền với thể xác, tâm hồn có 3 loại:
+ Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn
gọi là “tâm hồn dinh dưỡng”).
+ Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận
động (còn gọi là “tâm hồn cảm giác).
+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là “tâm hồn suy nghĩ”).
- Trái ngược với Arixtốt, nhà triết học duy tâm cổ đại Platông (428- 348 TCN) cho
rằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Hoặc các
nhà duy tâm khác như: Talet (7- 5 TCN); Anaximen (TK 5 TCN); Hêraclit (6- 5 TCN)…
cho rằng, tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa,
không khí, đất. Còn Đêmôcrit (460- 370 TCN) cho rằng, tâm hồn do nguyên tử tạo thành,
trong đó “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm lý…
1.1.2. Những tư tưởng tâm lý học nửa đầu TK 19 trở về trước
- Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596- 1650) cho rằng vật chất và tâm hồn là 2 thực
thể song song tồn tại. Cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy, còn bản thể tinh
thần, tâm lý của con người thì không thể biết được. Song Đêcác cũng đã đặt ra cơ sở đầu
tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.
- Sang TK 18, tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức VônPhơ đã chia
nhân chủng học ra làm 2 khoa học: một là KH về cơ thể, hai là tâm lý học. Đồng thời với
việc Ông cho xuất bản 2 cuốn sách “Tâm lý học kinh nghiệm: và “Tâm lý học lý trí” thì
tâm lý học ra đời từ đó.

1
- Nhưng cũng trong giai đoạn từ TK 17- 19 này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
tâm và duy vật xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa tâm và vật rất quyết liệt.
1.1.3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất và KHKT vào đầu TK 19 trở đi đã tạo
điều kiện cho tâm lý học trở thành một KH độc lập. Trong đó phải kể đến thành tựu của
các ngành KH có liên quan như: Thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809- 1882), thuyết tâm
sinh lý học giác quan của Hemhôn (1821- 1894), thuyết tâm vật lý học của Phecsne
(1801- 1887) và VêBe (1795- 1878), tâm lý học phát sinh của Gantôn (1822- 1911),…
- Năm 1879 nhà tâm lý học Đức V.Vuntơ (1832- 1920) đã sáng lập ra phòng thí
nghiệm tâm lý học đầu tiên tại Laixich. Trước đó, V.Vuntơ quan niệm tâm lý học chỉ nghiên
cứu trạng thái ý thức chủ quan của con người bằng phương pháp nội quan. Việc bế tắc của
tâm lý học nội quan đã khiến V.Vuntơ thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học. Tâm lý học
lúc này tách khỏi triết học và nó trở thành một KH độc lập, chuyển từ phương pháp mô tả các
hiện tượng tâm lý sang nghiên cứu tâm lý bằng thực nghiệm. Cùng với thời gian đó, vào cuối
TK 19 đầu TK 20, để cứu vớt tâm lý học ra khỏi tình trạng bế tắc, nhiều trường phái tâm lý
học tìm các hướng nghiên cứu khác nhau như: tâm lý học hành vi, tâm lý học gestalt, phân
tâm học, tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức, tâm lý học hoạt động.
1.2. Các quan điểm cơ bản trong tâm lý học hiện đại
1.2.1. Tâm lý học hành vi
- Do nhà tâm lý học Mỹ J.Oatsơn (1878- 1958) sáng lập.
- Quan điểm:
+ Đối tượng nghiên cứu là hành vi, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên
ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích nào đó.
S (Stimulus) - R (Reaction)
Kích thích - Phản ứng
Hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được, vì vậy tâm lý học hành vi là tâm lý
học khách quan.
+ Kích thích - phản ứng là nguyên tắc để lý giải tất cả các sự kiện mà ta có thể
quan sát được.
+ Nguyên tắc điều khiển hành vi là “thử - sai”, sử dụng phương pháp nghiên cứu
hành vi trên động vật.
VD: PP của Tooc - đai (1874- 1949)- nhà tâm lý học động vật: thả chuột vào lồng,
trong đó có bàn đạp và thức ăn. Nếu đạp đúng bàn đạp thì thức ăn bật ra. Tooc - đai
nghiên cứu thời gian động vật tạo ra các cử chỉ để lấy thức ăn và thời gian chuyển hoá kỹ
xảo sau khi hoàn thành vào các hoàn cảnh mới.
Oatsơn xem xét hành vi của con người và vật trên một bình diện.

2
+ Mục đích của thuyết hành vi là dự đoán và điều khiển hành vi dựa trên nguyên
tắc S - R nhằm thích nghi với mội trường. Nếu biết 1 trong 2 yếu tố, có thể biết yếu tố thứ
2. VD, biết S1 có thể biết được R1, nếu có R2 thì có thể suy ra S2.
+ Về sau chủ nghĩa hành vi mới (Tônmen, Hulơ, Skinơ,…) đưa vào công thức S -
R những “biến cố trung gian” như: nhu cầu, lợi ích, hứng thú, kinh nghiệm sống…) hoặc
hành vi tạo tác “Operant” nhằm đáp lại kích thích có lợi cho cơ thể.
Hành vi tạo tác là phản xạ được tạo ra để tìm đến vật củng cố. VD, thí nghiệm của
Skiner: chuột bị giam đói trong 24 giờ được thả vào trong lồng, lúc đầu chuột có hành vi
tự do, sau đó do tình cờ đạp vào Pedal mà chuột nhận được thức ăn. Khi chuột đói chúng
sẽ tăng số lần đạp và quanh quẩn bên đĩa thức ăn. Nếu kết quả của việc đạp vào Pedal
không đem lại thức ăn, chúng sẽ đạp ít dần đi.
- Đánh giá:
+ Đóng góp: đưa tâm lý học thành 1 ngành KH khách quan; Có nhiều đóng góp
trong nghiên cứu tâm lý học động vật, trong nghiên cứu về sự học, trong liệu pháp hành
vi trị liệu tâm lý; Có những ứng dụng vào quảng cáo, công nghiệp, giáo dục.
+ Hạn chế: làm hẹp đối tượng nghiên cứu của tâm lý học khi chỉ nghiên cứu hành
vi của con người mà không quan tâm đến ý thức, đến cái gì xảy ra giữa S - R; Coi con
người như một cái máy chứa đầy các phản ứng khi có kích thích; Áp dụng các kết quả
nghiên cứu được trên động vật vào tâm lý người.
1.2.2. Tâm lý học Ghestal
- Ra đời ở Đức cuối TK 19 gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lý học như
Vecthaimơ, Côlơ, Côpca…
- Đối tượng nghiên cứu là tri giác và tư duy.
- Các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý của con người do cấu trúc tiền định
của bộ não quyết định. VD: Chúng ta nhìn thấy cây cối, nhà cửa, sông ngoài…vì chúng ta
có cơ quan tri giác bẩm sinh… kinh nghiệm không có vai trò gì.
- Đánh giá:
+ Đóng góp: Đã tìm ra một số quy luật của tri giác và tư duy, có những ứng dụng
trong tâm lý học, đặc biệt là quy luật về sự bừng hiểu (bừng sáng) ứng dụng trong tâm lý
học sáng tạo. Góp phần khẳng định xu thế xây dựng tâm lý học thành một khoa học thực
nghiệm, khách quan.
+ Hạn chế: Giải thích các quy luật bằng các quy luật vật lý và sinh lý, nhấn mạnh
vai trò của não, phủ nhận vai trò của kinh nghiệm, vốn sống, hoạt động…
1.2.3. Phân tâm học
- Thuyết phân tâm do S.Freud (1859- 1939) bác sỹ người Áo xây dựng nên.
- Đối tượng nghiên cứu là vô thức.

3
Có thể ví tâm hồn là núi băng, phần nhô lên mặt nước mà chúng ta nhìn thấy được
là ý thức (khoảng 10%), phần giáp ranh là tiềm thức, còn toàn bộ khối băng chìm trong
biển là vô thức (90%). Vì vậy cần phải nghiên cứu vô thức để hiểu tâm lý con người.
- Luận điểm cơ bản của Freud là tách con người thành 3 khối: cái ấy (cái vô thức),
cái tôi và cái siêu tôi.
+ Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản
năng tình dục giữ vai trò trung tâm quy định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con
người, nó tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi.
+ Cái tôi - con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc
hiện thực. Cái tôi có ý thức theo Freud là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài của cái nhân lõi
bên trong là “cái ấy”.
+ Cái siêu tôi - cái siêu phàm, “cái tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và
tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt và chèn ép.
Ba thành phần trên thống nhất với nhau, trong đó: cái ấy là thành phần tâm lý, cái
siêu tôi là thành phần xã hội.
- Đánh giá:
+ Đóng góp: Lý thuyết về nhân cách của ông được đánh giá là một lý thuyết nhân
cách đầy đủ và có nhiều ảnh hưởng nhất. Ảnh hưởng này không chỉ đối với tâm lý học mà
với nhiều ngành KHXH, ngành nghiên cứu về con người, đến nghệ thuật và đến với con
người nói chung. Nhắc nhở mọi người vai trò của vô thức, vai trò của tính dục trong cuộc
sống. Phương pháp chữa bệnh phân tích tâm lý bằng tự do liên tưởng, giải nghĩa giấc mơ,
lời nói đùa, nói líu, hành vi “lỡ” ngày nay vẫn được sử dụng…
+ Hạn chế: Lý thuyết về nhân cách bị phê phán nhiều nhất. VD, Ông đã sinh vật
hoá đời sống tâm lý của con người, quá đề cao vai trò của vô thức, của tình dục, lấy tình
dục để lý giải mọi vấn đề trong cuộc sống, là mất đi bản chất xã hội lịch sử, tính chủ thể
của con người… Ông đã xây dựng lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu những bệnh nhân là
không đại diện cho loài người nói chung. Ông tự mình ghi nhận và xử lý thông tin nên
không tránh khỏi những yếu tố chủ quan,…
1.2.4. Tâm lý học nhân văn
- Do C.Rôgiơ (1902- 1987) và Maslow sáng lập.
- Nghiên cứu về động cơ và nhân cách của một con người khỏe mạnh và luôn phấn
đấu để phát triển nhân cách. Điều khác so với phân tâm học (nhân cách con người là
những kẻ bệnh hoạn, đầy cảm xúc) và chủ nghĩa hành vi (nhân cách con người là những
người máy và không biết suy nghĩ).
- Maslow đã nêu lên 5 mức độ về nhu cầu cơ bản của con người xếp theo thứ tự từ
thấp đến cao.
+ Nhu cầu sinh lý cơ bản: ăn, uống, ngủ,...
+ Nhu cầu an toàn: cảm giác an toàn,...
+ Nhu cầu về quan hệ xã hội: có bạn, được yêu,...

4
+ Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ
+ Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt.
- Rôgiơ cho rằng tâm lý học cần phải giúp con người tìm được bản ngã đích thực
của mình, để sống một cách thỏa mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo.
- Đóng góp: Đề cao giá trị con người, phát huy bản ngã của con người. Lý thuyết
nhu cầu của Maslow được ứng dụng vào tâm lý học lao động và những vấn đề khác để
làm tăng động cơ của nhân viên...
- Hạn chế: Đề cao những điều kiện cảm nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân
mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu
tượng trong con người vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn.
1.2.5. Tâm lý học nhận thức
- Hai đại biểu nổi tiếng: G.Piagiê (1896- 1980, Thụy Sĩ) và Brunơ (Mỹ)
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động nhận thức
- Đặc điểm nổi bật của trường phái này là nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức
của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ.
- Đóng góp: Phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn đề tri giác,
trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ,... Xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Hạn chế: Coi sự nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí, để đưa đến
sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi, cân bằng với thế
giới. Chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.
1.2.6. Tâm lý học hoạt động
- Do các nhà tâm lý học Xô viết sáng lập như L.X.Vưgôtxki (1896- 1934),
X.L.Rubinstêin (1902- 1960), A.N.Lêônchiev (1903- 1979)...
- Dòng phái này lấy triết học Mác- Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.
- Xây dựng nền tâm lý học lịch sử người: Coi tâm lý học là sự phản ánh thế giới
khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã
hội, tâm lý người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối
quan hệ giao lưu của con người trong xã hội.
1.3. Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học
1.3.1. Tâm lý học là gì?
* Tâm lý là gì?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý:
- Theo cách hiểu thông thường: Tâm lý là nói về lòng người, về cách cư xử của
con người, ví dụ: “anh A rất tâm lý”; “chị B nói chuyện tâm tình, cởi mở”...
- Từ điển tiếng Việt (NXB VHTT, 2002) định nghĩa: “Tâm lý” là tổng thể những
nhận thức, tình cảm, ý chí biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người.

5
Tóm lại, tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn
liền và điều tiết mọi hành động, hoạt động của con người.
Những hiện tượng tinh thần này không chỉ là mặt tình cảm của con người mà còn
là những quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,...), mặt hành động ý
chí của con người.
* TLH là gì?
Trong tiếng Latinh: “Psyche” là “linh hồn”, “tinh thần” và “logos” là “học thuyết”,
“khoa học”, vì thế “TLH” (Psychologie) là khoa học về tâm hồn hay nói rõ hơn “TLH” là
khoa học về các hiện tượng tâm lý.
1.3.2. Đối tượng của tâm lý học
Là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách
quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
1.3.3. Nhiệm vụ của tâm lý học
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng.
- Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lý
- Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý
2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
2.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý người
Quan niệm về bản chất của hiện tượng tâm lý người tùy thuộc vào thế giới quan và
phương pháp luận của mỗi trường phái.
- Quan niệm duy tâm cho rằng, tâm lý của con người là do thượng đế, do trời sinh
ra và nhập vào thể xác con người. Nó không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như
điều kiện thực tại của đời sống.
- Quan niệm duy vật tầm thường cho rằng, tâm lý, tâm hồn cũng như mọi sự vật
hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra
mật vậy.
- Quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã
hội - lịch sử.
2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua
chủ thể
- Nguồn gốc, nội dung tâm lý người xuất phát từ hiện thực khách quan.
+ Hiện thực khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức ta. Nó bao gồm hiện
tượng vật chất và hiện tượng tinh thần.
+ Hiện tượng khách quan tác động vào não tạo ra tâm lý.
VD: Nhìn một bức tranh xong, nhắm mắt lại có thể hình dung màu sắc, cảnh vật vẽ
trong tranh.
6
“Trí nhớ là hình ảnh của hiện thực khách quan”
- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi vật chất đang vận động. Đó là sự tác động
qua lại giữa hệ thống này lên hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) trên cả
hai hệ thống. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ
phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.
VD: Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược
lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
- Tâm lý là một hình ảnh tinh thần do thế giới khách quan tác động vào một thứ vật
chất đặc biệt có tổ chức cao nhất là bộ não. C.Mác viết: "Tư tưởng, tâm lý chẳng qua là
vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có".
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo. VD, hình ảnh tâm lý về cuốn
sách trong đầu một người biết chữ khác xa về chất hình ảnh vật lý có tính “chết cứng” của
cuốn sách đó ở trong gương.
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể. Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lý về
thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, cái riêng của mình... vào trong hình ảnh
đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.
+ Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:
Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những
chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau. VD,
cùng xem một bức tranh nhưng có người cho là đẹp, có người cho là bình thường.
Cũng có khi cùng một hiện thực khác quan tác động đến một chủ thể duy nhất
nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ
thể, trạng thái tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm
lý khác nhau ở chủ thể ấy. VD, cùng một bản nhạc khi mình nghe ở thời điểm này, hoàn
cảnh này, trong trạng thái tinh thần vui vẻ,... thì cảm thấy hay, nhưng khi nghe vào lúc
khác với tinh thần buồn chán... thì không cảm thấy hay.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện
nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể
tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Sở dĩ tâm lý người này khác với tâm lý người kia là do mỗi con người có những
đặc điểm riêng về cơ thể, tinh thần và bộ não; mỗi người có hoàn cảnh sống và điều kiện
giáo dục, mức độ tích cực hoạt đông và giao tiếp không như nhau trong các mối quan hệ
xã hội khác nhau.
* Từ luận điểm trên, có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:
Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình
thành, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và
hoạt động. VD, muốn tìm hiểu tâm lý học sinh, phải nghiên cứu môi trường học sinh đó
sống và học tập: gia đình, bạn bè, láng giềng,...
Tâm lý con người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục, trong quan hệ
ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (cái riêng trong tâm lý mỗi người). Tùy vào
7
từng đặc điểm lứa tuổi của đối tượng mà đưa ra nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục
phù hợp. VD, học sinh giỏi thì ra bài tập nâng cao, học sinh kém cần quan tâm nhiều hơn
và ra bài tập vừa sức,...
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
2.1.2. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
- Tâm lý người có nguồn gốc xã hội. Trong thế giới, phần tự nhiên có ảnh hưởng
đến tâm lý, nhưng phần xã hội trong thế giới: các quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội, đạo
đức, pháp quyền, quan hệ con người - con người có ý nghĩa quyết định tâm lý con người.
Trên thực tế, những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của các trẻ này
không hơn hẳn tâm lý loài vật. Mác nói: con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Nếu không được sống trong xã hội loài người, tâm lý con người sẽ không được hình thành
và phát triển.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người với tư
cách là một chủ thể xã hội. Ngay cả phần tự nhiên ở con người (như đặc điểm cơ thể, giác
quan, thần kinh, bộ não) cũng được xã hội hóa ở mức cao nhất. Ph. Ăngghen viết: “sự
hình thành 5 giác quan người là công việc của toàn bộ xã hội lịch sử...”. Vì thế, tâm lý
mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã
hội, nền văn hóa (biến thành cái riêng của mỗi người) thông qua hoạt động, giao tiếp của con
người trong các mối quan hệ xã hội mà trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
- Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát
triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi con người bị chế
ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
* Từ những luận điểm trên, cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ
xã hội để hình thành, phát triển tâm lý, cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động đa
dạng ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, giúp cho con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội
để hình thành, phát triển tâm lý con người.
2.2. Chức năng của tâm lý
- Định hướng cho hoạt động thông qua hệ thống động cơ động lực của hoạt động,
hướng động lực vào mục đích xác định.
- Điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương
pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người có ý thức, đem
lại hiệu quả nhất định.
- Điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu xác định, phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh thực tế cho phép.
2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:

8
2.3.1. Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lý trong
nhân cách, có ba loại:
- Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý có mở đầu , diễn biến và kết
thúc tương đối rõ ràng, diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, bao gồm 3
nhóm quá trình nhỏ:
+ Các quá trình nhận thức: Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,...
+ Các quá trình cảm xúc: mừng vui, yêu thích, căm ghét, tiếc thương, thiện cảm,...
+ Các quá trình hành động ý chí: ý định, mong muốn, đặt ra cho mình những mục
đích, lựa chọn biện pháp, khắc phục mọi trở ngại khó khăn để đạt được mục đích.
Nếu nhận thức và tình cảm là mặt phản ánh tâm lý thì ý chí là mặt hành động, mặt
điều khiển hành vi của tâm lý.
- Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối dài, việc mở đầu, kết thúc không rõ ràng. Các trạng thái tâm lý như chú ý, tâm trạng.
Trạng thái tâm lý luôn đi kèm với các quá trình tâm lý, làm phông, làm nền cho
quá trình tâm lý diễn ra. VD, trạng thái chú ý của con người có thể đi kèm với nhận thức,
xúc cảm , hành động ... Tuy nhiên kết quả của các quá trình tâm lý phần lớn phụ thuộc
vào các thuộc tính tâm lý.
- Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình
thành, khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Bốn nhóm thuộc tính tâm lý
cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý bằng sơ đồ sau:
2.3.2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý có ý thức với các hiện tượng tâm lý
chưa được ý thức
Những hiện tượng tâm lý chưa ý thức là những hiện tượng tâm lý diễn ra mà ta
không ý thức được về nó, hoặc dưới ý thức.
2.3.3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành
- Các hiện tượng tâm lý sống động: thể hiện trong hành vi, hoạt động.
- Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng: được tích đọng trong sản phẩm của hoạt động.
2.3.4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với các hiện tượng tâm lý xã hội
như: phong tục, tập quán, định hình xã hội, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, "mốt"...
3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận khoa học tâm lý
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động
vào bộ não con người, thông qua "lăng kính chủ quan".

9
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - giao tiếp - nhân cách, tâm lý, ý thức Hoạt
động, giao tiếp là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân
cách. Ngược lại, tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động và giao tiếp.
- Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý trong mối quan hệ với các hiện tượng khác và mối
quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý với nhau.
Mọi hiện tượng tâm lý đều có tác động qua lại với nhau, mỗi hiện tượng tâm lý đều
có cơ sở sinh lý nhất định, cho nên không thể nghiên cứu hiện tượng tâm lý tách rời cơ sở
sinh lý thần kinh của nó, không thể nghiên cứu trí nhớ tách rời tư duy, chú ý và nhân cách
nói chung…
- Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
3.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát là tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua
những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng...
- Bản chất của quan sát: con người dùng các giác quan để nhận biết hiện tượng như
dùng tai để nghe, dùng mắt để nhìn, dùng mũi để ngửi, dùng tay để sờ (90% thông tin con
người nhận biết thông qua kênh thị giác).
Ngày nay người ta còn dùng những công cụ và kỹ thuật hiện đại để quan sát như
máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm... Còn ngày xưa ở các nước phương Đông thường
hay xem xét qua nhân tướng. VD, trông mặt mà bắt hình dong.
- Hình thức: Quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan
sát trực tiếp hay gián tiếp...
- Ưu điểm: thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự
nhiên của con người.
- Hạn chế: mất thời gian, tốn nhiều công sức...
- Muốn quan sát đạt kết quả cao, cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống
+ Ghi chép một cách khách quan và rút ra những nhận xét trung thực
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm
- Là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã
được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu.
- Thông thường có hai loại thực nghiệm cơ bản:
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế
một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, chủ động tạo ra những điều kiện làm nảy
sinh nội dung tâm lý cần nghiên cứu.
10
+ Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc
sống. Khác với quan sát, trong thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu có thể chủ động gây
ra những biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế một số nhân tố không cần
thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các nhân tố cần thiết của người thực nghiệm.
3.2.3. Phương pháp trắc nghiệm (Test)
- Là một phép thử để đo lường tâm lý, đã được chuẩn hoá trên một số lượng người
đủ là đại diện tiêu biểu.
-Test trọn bộ thường gồm 4 phần: văn bản test; hướng dẫn quy trình tiến hành;
hướng dẫn đánh giá; bản chuẩn hoá.
- Ưu điểm của test:
+ Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộ lộ qua hành động
giải bài tập test.
+ Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy bút, tranh vẽ.
+ Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo.
- Hạn chế:
+ Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.
+ Test chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi
đến kết quả.
3.2.4. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
- Là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ nhằm thu
thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.
- Có thể đàm thoại trực tiếp hay gián tiếp tuỳ sự liên quan của đối tượng với điều ta
cần biết, có thể hỏi thẳng hay hỏi vòng.
- Để đàm thoại có hiệu quả tốt cần:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu)
+ Tìm hiểu thông tin về một số đặc điểm của đối tượng
+ Có kế hoạch chủ động "lái hướng" câu chuyện
+ Cần linh hoạt, khéo léo, tế nhị khi "lái hướng" câu chuyện, vừa giữ được vẻ logic
tự nhiên, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu.
3.2.5. Phương pháp điều tra
- Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng đối tượng
được nghiên cứu, nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết
bằng hệ thống câu hỏi, hoặc trả lời miệng do người điều tra ghi lại.
- Câu hỏi dùng để điều tra, phỏng vấn có thể là câu hỏi đóng hay câu hỏi mở.
- Ưu điểm: trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của rất nhiều người.
- Hạn chế: ý kiến chủ quan.
11
* Yêu cầu để có tài liệu tương đối chính xác:
+ Phải điều tra nhiều lần
+ Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
+ Các câu hỏi phải đặt trong cấu trúc chặt chẽ, chính xác
+ Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên
3.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
- Là phương pháp dựa vào sản phẩm của hoạt động do con người làm ra để nghiên
cứu các chức năng tâm lý của họ.
3.2.7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
- Thông qua việc nghiên cứu tiểu sử cá nhân có thể nhận ra một số đặc điểm tâm lý
của họ.
Tóm lại, mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất
định. Muốn nghiên cứu một chức năng tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác
cần phải:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa
học toàn diện.
4. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG CÁC
KHOA HỌC
4.1. Tâm lý học và triết học
Tâm lý học khoa học hiện đại được dựa trên một cơ sở vững chắc và không thể
thiếu được là những quan niệm triết học khoa học, là quan điểm duy vật biện chứng về
tâm lý như một thuộc tính của não, thể hiện sự phản ánh hiện thực khách quan.
Triết học cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo cho tâm lý học
những nguyên tắc và phương hướng chung giải quyết những vấn đề cụ thể của mình.
Ngược lại Tâm lý học làm cho triết học trở nên phong phú hơn.
4.2. Tâm lý học và khoa học tự nhiên
Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên như: dựa vào sinh lý học, y
học, hoá học, vật lý, toán học để nghiên cứu.
4.3. Tâm lý học và sự tiến bộ của kỹ thuật
Tâm lý học hiện đại có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu những khả năng tâm lý
của con người có liên quan với những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Nó có nhiệm vụ
nghiên cứu: sự thích ứng của máy móc, kỹ thuật với những đặc điểm tâm lý của con
người; sự thích ứng của công việc với đặc điểm tâm lý con người; sự thích ứng của con
người với con người với máy móc, kỹ thuật và công việc; sự thích ứng của con người
trong điều kiện sản xuất.

12
4.4. Tâm lý học và giáo dục học
Tâm lý có ý nghĩa đặc biệt đối với giáo dục, bởi vì tri thức về những quy luật phát
triển nhân cách, về những đặc diểm lứa tuổi và cá nhân của học sinh sẽ là cơ sở cho việc
xây dựng những phương pháp dạy học và giáo dục có hiệu quả nhất. Nhà giáo dục Nga
Usinxki nói: muốn giáo dục con người một cách toàn diện thì phải hiểu biết con người
một cách toàn diện.
4.5. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học
Trong các ngành khoa học nghiên cứu về con người thì tâm lý học chiếm một vị trí
đặc biệt. Tâm lý học có quan hệ mật thiết với nhiều khoa học. Viện sĩ triết học Kêđôrv
cho rằng: tâm lý học nằm ở vị trí trung tâm của hình tam giác và ba đỉnh là: KHTN,
KHXH và triết học
4.6. Cấu trúc của TLH hiện đại
Xét về mặt cấu trúc thì TLH hiện đại là một hệ thống phân nhánh, bao gồm nhiều
bộ môn có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn và được hình thành ở những
mức độ khác nhau. Cụ thể:
- TLH xã hội: dân tộc; tôn giáo; gia đình; giới tính; giao tiếp; nghề nghiệp;......
- TLH lứa tuổi: mầm non; nhi đống; thiếu niên; thanh niên; trung niên; già lão
- TLH sư phạm: dạy học; giáo dục; chẩn đoán; hướng nghiệp, dạy nghề; giáo
viên;.......
- TLH đặc biệt: trẻ mù; trẻ điếc; trẻ chậm khôn
- TLH lao động: giám định lao động; tổ chức lao động; TLH kỹ sư
- TLH kinh tế: TLH quân sự; TLH hàng không; TLH vũ trụ; TLH thương nghiệp;
TLH kinh doanh; TLH du lịch; TLH pháp lý;...
- TLH sáng tạo: văn học; nghệ thuật;...
- TLH quản lý
5. VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC
- Tâm lý học trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
- Tâm lý học giúp ta giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lý xảy ra
trong bản thân mình, ở người khác, trong cộng đồng, trong xã hội.
- Tâm lý học là cơ sở của việc tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách và xây dựng
tốt mối quan hệ giao lưu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội.
- Tâm lý học còn có ý nghĩa thực tiễn với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

13
Chương 2: CƠ SỞ SINH LÝ THẦN KINH CỦA TÂM LÝ

1. CẤU TRÚC CỦA NÃO BỘ


1.1. Cấu tạo của não
1.1.1. Các phần của não bộ
1.1.2. Chức năng chung phần dưới vỏ não
1.2. Cấu tạo của vỏ não
1.3. Vấn đề định khu các chức năng tâm lý trong não
2. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Hoạt động thần kinh cấp thấp
2.1.2. Hoạt động thần kinh cấp cao
2.1.3. Quá trình hưng phấn và ức chế
2.1.4. Phản xạ và cung phản xạ
2.2. Hoạt động phản xạ
2.2.1. Phản xạ không điều kiện
Là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2.2. Phản xạ có điều kiện
Là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể để đáp ứng với môi trường luôn
thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý.
- Thế kỷ 17, R.Đêcac là người đầu tiên nêu ra khái niệm "phản xạ" và dùng phản
xạ để giải thích hoạt động tâm lý. Nhưng Ông chỉ mới nói đến hoạt động vô thức gắn với
phản xạ.
- Năm 1863, I.M.Xêtrênôv đã viết: "Tất cả các hiện tượng tâm lý, kể cả có ý thức
lẫn vô thức, về nguồn gốc đều là phản xạ". Theo Ông phản xạ có 3 khâu:
+ Khâu đầu tiên là quá trình nhận kích thích từ bên ngoài, biến thành hưng phấn
theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
+ Khâu giữa là quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lý.
+ Khâu kết thúc dẫn truyền thần kinh từ trung ương theo đường ly tâm (dẫn ra) gây
nên phản ứng của cơ thể.
- Sau này Anôkhin bổ sung thêm một khâu nữa: khâu dẫn truyền tín hiệu ngược
chiều (cơ chế Feed back).
Muốn có một phản ứng chính xác, không phải chỉ có tín hiệu đi từ cơ quan thụ cảm
qua khâu trung tâm đến cơ quan tác động mà còn phải có tín hiệu ngược chiều đi từ cơ

14
quan tác động truyền về trung khu để báo về não kết quả hành động được thực hiện ra
sao. Nhờ khâu này đã làm cho đường đi của phản xạ thành một vòng khép kín.
- I.P.Pavlov kế tục sự nghiệp của I.M.Xêtrênôv đã sáng lập ra học thuyết của phản
xạ có điều kiện - cơ sở sinh lí của hoạt động tâm lý.
- Thí nghiệm của Pavlov về phản xạ có điều kiện: Người ta cho chó ăn, thức ăn tác
động vào mồm chó, gây ra tiết nước bọt (là phản xạ không điều kiện). Bây giờ trước khi
cho chó ăn bật một ngọn đèn. Sau nhiều lần làm như thế, về sau chỉ mới bật đèn lên là chó
đã tiết nước bọt. Ở đây việc tiết nước bọt là phản xạ có điều kiện mà Pavlov coi là hiện
tượng sinh lí vừa là hiện tượng tâm lý.
- Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
+ Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể.
+ Cơ sở giải phẩu sinh lí của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình
thường của vỏ não.
+ Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đường liên hệ
thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện của trung khu
trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện.
+ Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kì, đặc biệt ở người, tiếng nói là
một loại kích thích đặc biệt có thể lập bất cứ một phản xạ nào.
+ Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động
vào cơ thể.
Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có điều kiện. Hoạt
động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với môi trường luôn luôn thay đổi.
3. CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
3.1. Quy luật hoạt động theo hệ thống
Thông thường các kích thích không tác động một cách riêng lẻ đến cơ thể mà
chúng tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp nhau. Mặt khác cơ thể cũng
không phản ứng một cách riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp các kích thích đó. Đó
chính là quy luật hoạt động theo hệ thống của vỏ não, là cơ sở sinh lý thần kinh của xúc
cảm, tình cảm, thói quen…
3.2. Quy luật lan toả và tập trung
Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế nào đó, thì quá trình
hưng phấn, ức chế đó sẽ không dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan toả ra xung quanh, gặp điều
kiện bình thường, chúng tập trung vào một nơi nhất định. Nhờ đó mà hình thành một hệ
thống chức năng phản xạ có điều kiện. Ví dụ: nhờ có hưng phấn lan tỏa mà con người có
thể liên tưởng từ sự việc này đến sự việc khác.
3.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Có bốn dạng cảm ứng qua lại cơ bản:

15
- Cảm ứng qua lại đồng thời: xảy ra giữa nhiều trung khu, hưng phấn ở điểm này
gây nên ức chế ở phần kia hoặc ngược lại. VD, khi tập trung đọc sách thì không nghe thấy
tiếng ồn ào xung quanh.
- Cảm ứng qua lại tiếp diễn: ở một trung khu vừa có hưng phấn sau đó có thể
chuyển sang ức chế ở chính trong trung khu ấy. VD, khi ngồi học các trung khu vận động
ít nhiều giảm hoạt động.
- Cảm ứng dương tính: đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hoặc
ức chế là cho hưng phấn mạnh hơn. VD, giữ vững không cử động, nín thở để lắng nghe
cho rõ.
- Cảm ứng âm tính: hưng phấn gây nên ức chế, hoặc ức chế là giảm hưng phấn.
VD, sợ hãi làm cho ta líu lưỡi lại không nói được.
3.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ của kích thích
Con người ở trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh, bình thường của vỏ não nói chung thì
độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích. Mặt khác, trong trường hợp
vỏ não chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế thì sự phản ứng còn tuỳ thuộc vào
mức độ ức chế sâu hay nông của vỏ não.
4. HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ NHẤT VÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ HAI
- Hệ thống tín hiệu thứ nhất là tất cả các sự vật , hiện tượng trong hiện thực khách
quan kể cả các thuộc tính của chúng và hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây
ra. Hệ thống tín hiệu này là cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể
và các xúc cảm cơ thể ở cả động vật và người.
Hỏi: yếu tố gì đã biến con vượn thành con người?
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là toàn bộ những kí hiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ
viết, biểu tượng...) về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan được phản ánh vào
đầu óc con người - Tín hiệu của các tín hiệu. Hệ thống tín hiệu này là cơ sở sinh lí của tư
duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâm lý cao cấp của con người.
Hai hệ thống tín hiệu này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai và hệ thống tín hiệu thứ hai có tác động trở lại hệ
thống tín hiệu thứ nhất ở chỗ làm cho con người nhận thức rõ hơn bản chất của sự vật
hiện tượng.
5. CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH CƠ BẢN
5.1. Các kiểu hình thần kinh dựa vào đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh
5.2. Các kiểu hình thần kinh dựa vào đặc điểm hoạt động của hệ thống tín hiệu I &
II

16
Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ


1.1. Sự nảy sinh và phát triển tâm lý trong quá trình tiến hoá sinh vật hay trong quá
trình phát sinh chủng loài
1.1.1. Tâm lý là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất
- Sự sống ra đời cách đây khoảng 2500 triệu năm. Sự nảy sinh, phát triển tâm lý, ý
thức gắn liền với sự sống. Xét về mặt tiến hoá chủng loài thì tâm lý, ý thức nảy sinh và
phát triển qua 3 giai đoạn lớn:
- Từ vật chất chưa có sự sống (vô sinh) phát triển thành vật chất có sự sống (hữu sinh).
- Từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác và các hiện
tượng tâm lý khác, không có ý thức.
- Từ động vật cấp cao không có ý thức phát triển thành người, thành chủ thể có ý thức.
1.1.2. Quá trình phát triển tâm lý
1.1.2.1. Xét theo mức độ phản ánh (trải qua 3 thời kì)
- Thời kì cảm giác: là thời kì đầu tiên trong phản ánh tâm lý với đặc trưng: cơ thể
có khả năng đáp lại từng kích thích riêng lẻ, khả năng này được gọi là cảm giác. Loài
người cũng có thời kì cảm giác, nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với
cảm giác của loài vật.
- Thời kì tri giác: bắt đầu xuất hiện ở loài cá, cách đây khoảng 300- 350 triệu năm.
Hề thần kinh hình ống với tuỷ sống và vỏ não đã giúp cho động vật có khả năng đáp lại
một tổ hợp kích thích ngoại giới chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ. Khả năng này
gọi là tri giác.
- Thời kì tư duy, có 2 loại:
+ Tư duy bằng tay: Cách đây khoảng 100 triệu năm, nhờ vỏ não phát triển, loài
vượn người Oxtralopitic đã dùng hai "bàn tay" để sờ mó, lắp ráp giải quyết các tình huống
cụ thể trước mặt, nghĩa là nó đã có tư duy bằng tay (tư duy cụ thể).
+ Tư duy ngôn ngữ: Chỉ có xuất hiện ở người. Là sự phản ánh bằng ngôn ngữ
trong vỏ não về bản chất và các mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng
trong thế giới.
1.1.2.2. Xét về nguồn gốc nảy sinh của hành vi (trải qua 3 thời kì)
- Thời kì bản năng: Trong lịch sử tiến hoá, bản năng bắt đầu xuất hiện từ loài côn
trùng. Bản năng là hành vi bẩm sinh mang tính di truyền, có cơ chế thần kinh là phản xạ
không điều kiện. VD, đứa trẻ sinh ra đã biết bú, vịt con nở ra đã biết bơi.
- Thời kì kỹ xảo: Hình thành sau bản năng, kỹ xảo là một hình thức hành vi mới do
cá thể tự tạo bằng cách luyện tập hay lặp đi lặp lại nhiều lần tới mức thuần thục trên cơ sở
phản xạ có điều kiện. VD, ong có bản năng khi sinh ra là biết bay để kiếm nhụy hoa. Ta

17
có thể dạy cho ong bay theo một đường nhất định. Ong thực hiện được thành thục- đó là
một kỹ xảo.
- Thời kì hành vi trí tuệ: Hành vi trí tuệ là kết quả của luyện tập, do cá thể tự tạo
trong quá trình sống. Hành vi trí tuệ ở vượn người chủ yếu giải quyết các tình huống có
liên quan tới việc thoả mãn nhu cầu sinh vật của cơ thể. Hành vi trí tuệ của con người sinh
ra trong hành động nhằm nhận thức, thích ứng và cải tạo thế giới khách quan. Hành vi trí
tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức

Bảng tổng kết về sự phát triển tâm lý trong quá trình tiến hoá động vật

Thời gian xuất Cấp Tổ chức thần kinh Trình độ


hiện& sinh sống động vật phát triển tâm lý

Từ 2000 triệu Nguyên sinh Chưa có tế bào thần kinh Tính chịu kích thích
năm trước vật hoặc có mạng thần kinh
phân tán khắp cơ thể

Từ 600- 500 triệu Tiết túc Thần kinh hạch Tính nhạy cảm (Xuất hiện
năm trước cảm giác )

Từ 350- 300 triệu Lớp cá Hệ thần kinh trung ương, Tri giác phát triển khả năng
năm trước mần mống của vỏ não chú ý

Từ 200- 100 triệu Lớp bò sát Bộ não phát triển xuất Tri giác phát triển khả năng
năm trước hiện rõ vỏ não chú ý

Từ 50- 30 triệu Lớp có vú Bán cầu não lớn phát Trí nhớ
năm trước bậc thấp triển, vỏ não phát triển

Khoảng 10 triệu Họ khỉ người Vỏ não phát triển trùm lên Tư duy bằng tay, có hành
năm trước vượn phần khác của não vi tinh khôn
Oxtralôpitic

Khoảng 2-1 triệu Loài người Vùng não mới phát triển Tư duy ngôn ngữ, ý thức,
năm trước các nếp nhăn, khúc cuộn tự ý thức
não phát triển mạnh, xuất
hiện hệ thống tín hiệu thứ
2

18
1.2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể

Bảng tổng quan về sự phát triển tâm lý con người

Lứa tuổi Hoạt động Đặc trưng tâm lý Mức độ phát triển cần đạt được
Giai đoạn Thời kỳ
chủ đạo
Sơ sinh Từ 0-2 tháng Tuổi "ăn, Động tác bột phát Thực hiện các chức năng sinh lí
ngủ" phối người phối hợp các phản xạ và
hợp với động tác đơn giản bột phát.
phản xạ
Hài nhi Từ 2-12 Giao tiếp Cộng sinh cảm xúc, động Thực hiện quan hệ giao tiếp ban
tháng cảm xúc tác biểu cảm đầu với người lớn
trực tiếp
Ấu nhi Từ 1- 3 tuổi Hoạt động -Bắt chước hành động với -Hiểu biết chức năng các đồ vật
với đồ vật đồ vật xung quanh.
-Tìm tòi "khám phá" sự vật
-Biết cách sử dụng chúng theo kiểu
người.
Mẫu giáo Từ 3- 6 tuổi Chơi với -Ý thức bản ngã -Làm chủ các chức năng tâm lý
bạn (đặc -Rung cảm đạo đức, thẩm "người"
biệt là trò mỹ
chơi sắm
-Tư duy trực quan- hình -Chủ động trong môi trường gần
vai) gũi (gia đình, lớp mẫu giáo)
tượng
Tuổi học Nhi đồng (6- Học tập -Lĩnh hội nền tảng tri thức Làm chủ từng bước các quan hệ xã
sinh 11 tuổi) và phương pháp, công cụ hội của bản thân, phát triển nhân
nhận thức cách với tư cách là chủ thể xã hội .
-Hiếu động
-Ham tìm tòi, khám phá
Thiếu niên Học tập, -Dậy thì
(12-14,15 giao tiếp -Quan hệ tâm tình bè bạn
tuổi) nhóm
-"Cải tổ" nhân cách và định
hình bản ngã
-Muốn được đối xử như
người lớn
Tuổi đầu Học tập, -Hình thành thế giới quan
thanh niên hoạt động -Định hướng nghề nghiệp
(15-18 tuổi) xã hội
-Ham hoạt động xã hội
-Tình bạn thân, có thể xuất
hiện mối tình đầu
Tuổi Thanh niên, Học tập,
trưởng trung niên lao động
thành (18 Già lão Nghỉ ngơi Người đã trưởng thành

trở đi)

19
2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC
2.1. Khái niệm chung về ý thức
2.1.1. Ý thức là gì?
- Dưới góc độ triết học, ý thức được hiểu "Chẳng qua là vật chất được chuyển vào
não và cải tạo lại trong não" (C.Mác).
Nghĩa là ý thức phản ánh được tồn tại khách quan, chứ không phải là cái gì huyền
bí vốn có ở trong người phát ra, mà cũng không phải là cái siêu nhân nhập vào đầu ta.
- Dưới góc độ tâm lý học, hiểu theo 2 nghĩa:
+ Rộng: Ý thức được dùng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng,...
+ Hẹp: Ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người, cụ thể
được hiểu:
• Là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) đã tiếp thu được.
VD: Khi đọc xong một cuốn sách, ta nắm được nội dung của nó, định hình được
các nhân vật với các đặc điểm. Sau đó, ta suy nghĩ về các nhân vật, xem xét đánh giá nội
dung tác phẩm, đó chính là ý thức.
• Nếu quá trình nhận thức đem lại cho ta tri thức về thực tại khách quan, thì ý
thức là năng lực hiểu biết tri thức ấy. Có nghĩa: ý thức là tri thức của tri
thức, hiểu biết của hiểu biết. Cũng có thể nói ý thức là tồn tại được nhận
thức.
• Tất cả những hiện tượng tâm lý đều phản ánh thực tại khách quan. Thực tại
khách quan tác động vào não tạo ra các hình ảnh tâm lý. Các hình ảnh đó là đối
tượng trực tiếp của ý thức, vì vậy có thể nói ý thức là phản ánh của phản ánh.
VD: Đọc xong cuốn sách, ta nắm được nội dung cuốn sách đó là phản ánh lần một.
Sau đó, ta suy ngẫm, đánh giá về nội dung là phản ánh lần hai.
Có thể ví ý thức như là "cặp mắt thứ hai" soi vào các kết quả do "cặp mắt thứ nhất"
(cảm giác, tri giác, tư duy, cảm xúc...) mang lại.
Như vậy , ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh
bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với
thế giới khách quan.
2.1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới:
+ Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.
+ Dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó làm cho hành vi mang tính chủ định.
- Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới:
C.Mác và F.Ăngghen đã viết: "Ý thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào
đó đối với sự vật này hay sự vật khác".

20
- Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi con người
Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ rõ thái độ đối với thế giới, ý thức
còn điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người đạt tới mục đích đã đề ra.
- Khả năng tự ý thức
Con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con người có khả
năng tự ý thức, tự điều khiển điều chỉnh hành vi, tự hoàn thiện mình.
2.2.3. Cấu trúc của ý thức
- Mặt nhận thức của ý thức
+ Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức là
tầng bậc thấp của ý thức.
+ Quá trình nhận thức lý tính mạng lại cho con người hình ảnh khái quát bản chất
về thực tại khách quan và các mối liên hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng, tạo
ra nội dung cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ý thức. Bản thân của các thao tác tư duy: so
sánh, phân tích, tổng hợp,...cũng là thao tác của ý thức.
- Mặt thái độ của ý thức
Khi phản ánh thế giới khách quan ở cấp độ ý thức, con người luôn thể hiện thái độ
của mình (thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá, thái độ lựa chọn) đối với đối tượng.
- Mặt năng động của ý thức
Ý thức tạo cho con người có khả năng dự kiến trước hành động, điều khiển, điều chỉnh
hoạt động nhằm thích nghi và cải tạo thế giới khách quan, đồng thời cải tạo cả bản thân.
2.2. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.2.1. Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài người)
2.2.1.1. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức
- Điều khác biệt giữa con người và con vật (người kiến trúc sư với con ong, người
thợ dệt với con nhện) là trước khi lao động làm ra sản phẩm nào đó, con người phải hình
dung ra trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó, trên cơ sở huy động toàn
bộ vốn hiểu biết, năng lực trí tuệ của mình vào đó. Con người có ý thức về cái mình sẽ
làm ra.
- Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
- Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với
mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện đánh giá sản
phẩm đó.
Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động
của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.
2.2.1.2. Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức
- Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng,
hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm. Hoạt động ngôn ngữ giúp con người có ý thức

21
về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để
làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm
mình làm ra.
- Trong lao động nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi
thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. Nhờ có
ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác
trong lao động chung.
2.2.2. Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm
hoạt động của cá nhân. Trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực,... của
mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Sản phẩm hoạt động luôn luôn chứa đựng
một bộ mặt tâm lý, ý thức của người làm ra nó. Bằng hoạt động đa dạng và phong phú
trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình.
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội.
Trong giao tiếp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở nhận thức
người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự
nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ sự giao tiếp trong xã
hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình. C.Mác và F.Ăngghen
đã viết: "Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác
mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp" (C.Mác, F.Ăngghen toàn tập).
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội,
ý thức xã hội. Tri thức là hạt nhân của ý thức. Nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội là tri thức
của loài người đã tích luỹ được. Nó là nền tảng của ý thức cá nhân. Thông qua các hình
thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, cá nhân
tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân.
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự
phân tích hành vi của bản thân. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối
chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân,
từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội.
2.3. Các cấp độ của ý thức
2.3.1. Cấp độ chưa ý thức
- Hiện tượng tâm lý chưa ý thức (vô thức) là hiện tượng tâm lý mà ý thức không
thực hiện chức năng của mình. VD: Người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên,
người bị động kinh,... thường có những hành động vô thức.
Cần phải phân biệt "chưa ý thức" (vô thức) với "Vô ý thức". VD: A là người vô ý
thức vì đã học nội quy rồi mà vẫn vi phạm. Việc làm này của A chỉ chứng tỏ có thể anh ta
không có ý thức tập thể thôi nhưng trong việc làm đó có ý thức chỉ đạo.
- Vô thức có các đặc điểm:
+ Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ của mình.

22
+ Con người không thể đánh giá, kiểm soát được về hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử
của mình.
+ Vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định. Sự xuất hiện hành
vi vô thức thường bất ngờ, đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn.
+ Hình ảnh tâm lý trong vô thức có thể của cả quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng
chúng liên kết với nhau không theo quy luật hiện thực.
- Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau của tầng bậc chưa ý thức:
+ Vô thức ở tầng bậc bản năng vô thức (bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm
tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
+ Vô thức còn bao gồm cả các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức (tiềm thức).
VD, cảm thấy thích một cái gì đó nhưng không hiểu vì sao? Có lúc thích, có lúc không.
+ Có những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần
chuyển thành dưới ý thức - đó là tiềm thức. Tiềm thức là một dạng tiềm tàng, sâu lắng
của ý thức, nó thường trực chỉ đạo hành động, lời nói,suy nghĩ,... của con người tới mức
chủ thể không nhận thức rõ được nguyên nhân. Ví dụ, kỹ xảo đan len, đánh máy,...
2.3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức
- Cấp độ ý thức: Con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành
vi của mình, từ đó có thể kiểm soát và làm chủ hành vi - hành vi trở nên có ý thức. Ý thức
có các đặc điểm sau:
+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức đều được chủ thể nhận thức.
+ Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã được nhận thức.
+ Ý thức được thực hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi.
- Cấp độ tự ý thức: là mức độ phát triển cao nhất của ý thức. Tự ý thức là ý thức về
mình. Nó biểu hiện ở các mặt sau:
+ Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến
vị thế và các quan hệ xã hội.
+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá.
+ Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
+ Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
2.3.3. Cấp độ nhóm và ý thức tập thể
Trong hoạt động và giao tiếp xã hội, ý thức cá nhân sẽ phát triển dần đến ý thức xã
hội (ý thức nhóm, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng). VD, ý thức gia đình, về dòng họ, về
dân tộc,... Ở cấp độ này, con người xử sự không đơn thuần trền nhu cầu, hứng thú, thị
hiếu, quan điểm... của cá nhân mình mà xuất phát từ lợi ích , danh dự của nhóm, của tập
thể,... mà mình là thành viên.

23
2.4. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức
2.4.1. Khái niệm về chú ý
Trong cuộc sống, chúng ta gặp hiện tượng một người chăm chú nghe, nhìn, suy
nghĩ, làm việc,... đến nỗi không để ý gì đến các sự việc khác xảy ra xung quanh. Hiện
tượng "chăm chú" hay "tập trung tư tưởng" đó được gọi là chú ý.
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định
hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh- tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành
có hiệu quả.
- Thực chất chú ý là tách từ trong vô vàn những sự vật muôn màu, muôn vẻ, một
hay một số đối tượng mà chủ thể cần phản ánh.
Người ta ví: “Chú ý là cánh cửa sổ mà qua đó tất cả những cái của thế giới bên
ngoài đi vào tâm hồn con người” hoặc có thể ví: “Chú ý như chiếc đèn pha chiếu rọi vào
một vật nào đấy. Với độ sáng khác nhau, sẽ mang lại kết quả soi sáng nhiều hay ít cũng
khác nhau”.
Nhà giáo dục Nga Usinxki đã khuyên rằng: "Không nên nói khi người ta chưa
nghe. Không nên giảng khi người ta chưa chú ý".
- Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý "đi kèm" với các hoạt động tâm lý
khác, giúp cho hoạt động đó đạt kết quả.
VD: Chú ý đi kèm với hoạt động nhận thức: chăm chú nhìn, lắng tai nghe, tập
trung suy nghĩ... Đối tượng của chú ý là đối tượng của hoạt động mà nó đi kèm. Vì thế,
chú ý được coi là "cái nền" "cái phông", là điều kiện của hoạt động có ý thức.
- Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng có lựa chọn.
2.4.2. Phân loại chú ý
2.4.2.1. Chú ý không chủ định
- Là loại chú ý không có mục đích định trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân. VD: Đang ngồi nghe giảng trong lớp, bất chợt có tiếng máy bay chúng ta hướng
ra cửa sổ để nhìn.
- Nguyên nhân gây nên chú ý không chủ định:
+ Độ mới lạ của kích thích: kích thích càng mới lạ, mang tính bất ngờ càng dễ gây
ra chú ý không chủ định. VD: trong quảng cáo thưòng sử dụng nguyên nhân này.
+ Cường độ kích thích: cường độ kích thích càng mạnh thì càng dễ gây ra chú ý
không chủ định. VD: sử dụng ánh sáng mạnh, màu sắc rực rỡ, âm thanh vang dội…
+ Tính tương phản của kích thích: những kích thích có sự khác biệt rõ nét về hình
dạng, độ lớn, màu sắc, thời gian tác động đều gây ra chú ý không chủ định. VD: sử dụng
trong quảng cáo, trong tranh biếm hoạ,…
+ Độ hấp dẫn, ưa thích: chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu, cảm xúc, hứng thú của
chủ thể. VD: Em học sinh thích học toán, khi qua hàng sách chỉ chú ý đền sách toán. Vì
vậy, chú ý này còn gọi là chú ý xúc cảm.

24
- Loại chú ý này có ưu điểm là không gây căng thẳng thần kinh vì nó không đòi hỏi
một sự nỗ lực chú ý nào.Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là kém bền vững, vì thế trong
mọi hoạt động cần có chú ý có chủ định.
2.4.2.2. Chú ý có chủ định
- Là loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. VD:
Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài.
- Một số điều kiện cần thiết để duy trì chú ý có chủ định:
+ Về khách quan: Tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc. Loại bỏ
hoặc giảm bớt tối đa những kích thích không liên quan tới nhiệm vụ.
+ Về chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn và cố
gắng nỗ lực để vượt qua. Phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo hoạt động có kết quả.
- Nguyên nhân của chú ý có chủ định là do bản thân nhận thức được sự cần thiết
phải chú ý.
- Loại chú ý này có liên quan chặt chẽ với hoạt động của hệ thống của hệ thống tín
hiệu thứ 2, với ý chí, tình cảm, xu hướng cá nhân.
- Hai loại chú ý nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung chuyển hoá lẫn
nhau, giúp con người phản ánh đối tượng có kết quả.
VD: Khi đọc sách, lúc đầu học sinh chỉ chú ý về hình thức bên ngoài, về tranh ảnh
ở trong sách, nhưng đến khi đi vào những nội dung khó hiểu cần phải có sự suy nghĩ thì
học sinh phải nỗ lực, cố gắng mới đọc hết cuốn sách.
2.4.2.3. Chú ý sau chủ định
- Là loại chú ý vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động
mà chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
VD: Trong giờ học, mới đầu có thể chú ý có chủ định, nhưng sau đó do sự hấp dẫn
của nội dung, ta không cần sự cố gắng vẫn tập trung chú ý. Như vậy chú ý có chủ định đã
chuyển thành chú ý sau chủ định.
VD: Ta đặt ra yêu cầu là tối nay phải đọc được 50 trang sách, nhưng khi vào đọc
do nội dung trong cuốn sách quá hay đã lôi cuốn ta, khiến ta đọc vượt điều kiện ban đầu
lúc nào không biết.
2.4.3. Các thuộc tính của chú ý
2.4.3.1. Sức tập trung của chú ý
- Là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động.
- Tập trung chú ý là nói đến cường độ cao của chú ý, sự thu hút chủ thể vào hoạt
động đến lúc mà quên hoặc đãng trí với những cái khác xảy ra xung quanh.
- Muốn rèn luyện phẩm chất tập trung chú ý phải biết chống thói quen phân tán
chú ý. Phân tán chú ý là sự chú ý diễn ra cường độ yếu, mờ nhạt mà lại thường không ổn
định vào đối tượng cần chú ý. Phân tán chú ý là một thói xấu, cản trở sự tập trung của chú
ý. Phân tán chú ý diễn ra theo chu kỳ gọi là sự dao động của chú ý.
25
2.4.3.2. Sự bền vững của chú ý
Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động.
2.4.3.3. Sự phân phối chú ý
- Là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác
nhau một cách có chủ định.
VD: Người lái xe cùng một lúc phải chú ý tới các thao tác điều khiển xe cũng
như những thay đổi của đường đi, những chướng ngại vật,... Hoặc là học sinh khi nghe
giảng bài phải chú ý vào lời giảng của giáo viên, vào sách giáo khoa, vào vở ghi, vào
bảng đen,... Hoặc Bác Hồ một mình giao tiếp với 5 người của 5 nước mà họ lại dung
ngôn ngữ của họ.
- Điều kiện để có thể phân phối chú ý là phải có những hoạt động quen thuộc. Lúc
đó chú ý chỉ dành tối thiểu cho hoạt động quen thuộc và phần lớn dành cho hoạt động
mới. VD: Muốn nghe giảng bài tốt thì ghi chép phải rất thuần thục nếu không nghe thì
mất ghi, nhìn thì mất nghe,...
2.4.3.4. Sự di chuyển chú ý
- Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của
hoạt động.
- Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý, nó cũng không
phải là phân tán chú ý. Sự di chuyển chú ý là sức chú ý được thay thế có ý thức. VD: Một
buổi học 5 tiết thuộc 3 ngành khoa học khác nhau, học sinh phải di chuyển chú ý từ môn
này sang môn khác một cách chủ định theo yêu cầu của tiết học. Thầy giáo phải khéo léo
tổ chức di chuyển chú ý cho học sinh để tiết trước không ảnh hưởng đến tiết sau.
2.4.3.5. Khối lượng chú ý
- Là số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới. Khối lượng chú ý phụ thuộc vào
đặc điểm đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động.
Khoa học đã chứng minh số lượng đối tượng con người chú ý chiếm được là 7± 2
(đối tượng).
* Một số kết luận sư phạm:
- Phải giáo dục cho các em một sự hứng thú sâu, rộng và bền vững đối với môn học.
- Phải giúp các em tự rèn luyện cho mình khả năng tự tạo chú ý có chủ định trong
bất kỳ lúc nào và với bất cứ đối tượng nào.
- Phải giáo dục cho các em không bao giờ làm việc mà lại không chú ý vào công việc.
- Cần làm cho học sinh biết được những đặc điểm chú ý của bản thân, những mặt
tốt và xấu của nó để phát huy và khắc phục.

26
Chương 4: HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP

1. HOẠT ĐỘNG
1.1. Khái niệm hoạt động
L.X.Vưgôtxky là người đề ra lí thuyết hoạt động. Xuất phát từ chữ "kép" trong
luận điểm của CácMác: "hoạt động lao động của con người có tính chất kép", Vưgôtxky
đã khẳng định: Hoạt động lao động của con người có hai chiều:
- Chiều thuận (quá trình đối tượng hoá hay còn gọi là xuất tâm): Chủ thể chuyển
năng lực của mình (vốn tri thức kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thị hiếu, hứng thú, niềm
tin, quan điểm,...) thành sản phẩm của hoạt động, hay nói cách khác tâm lý của con người
(của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm.
-Chiều nghịch (quá trình chủ thể hoá hay còn gọi là nhập tâm): Khi hoạt động con
người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới
để tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế giới.
Ví dụ: Khi làm xong một bài toán, ta rút ra phương pháp chung để giải dạng toán
đó, lần sau làm lại với phương pháp tối ưu hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa hoạt động: "Hoạt động là mối quan hệ tác
động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về
phía thế giới, cả về phía con người".
1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cùng là "hoạt động có đối tượng". Đối tượng của hoạt động là
cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, đó là động cơ. VD: Đối tượng của hoạt động
học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; Đối tượng của hoạt động dạy là nhân cách của học sinh.
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể. Chủ thể của hoạt động có thể là một hoặc
nhiều người. VD: chủ thể của hoạt động học là học sinh; chủ thể của hoạt động dạy- học
là thầy và trò.
- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích là biểu tượng về sản phẩm
của hoạt động có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều
chỉnh hoạt động. Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân
chủ thể. Tính mục đích bị chế ước bởi nội dung xã hội.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con người gián
tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu (hình tượng, biểu tượng về sự
vật, tri thức, quy luật,...), gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương
tiện ngôn ngữ.
VD: Người thợ mộc muốn tạo nên sản phẩm thì phải sử dụng các công cụ kỹ thuật
như cưa, đục, bào,... và công cụ tâm lý (những hiểu biết về sản phẩm cần làm...).

27
1.3. Cấu trúc của hoạt động
a. Cấu trúc là gì?
Cấu trúc là mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên một vật thể.
b. Quan điểm của A.N. Lêonchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Người tiếp tục phát triển tư tưởng về cấu trúc hoạt động của Vưgôtxki là
A.N.Lêonchiev. Ông nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố và mối
quan hệ giữa 6 thành tố này.

Cấu trúc vĩ mô của hoạt động

Chủ thể (con người) Khách thể (đối tượng)


Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Phương tiện

Sản phẩm
- Về phía khách thể:
+ Động cơ là động lực thúc đẩy con người hoạt động (có chức năng kích thích chủ
thể hoạt động). Động cơ được thể hiện ở nhu cầu. Nó không tự sẵn có ngay từ đầu mà là
cái đang hình thành và phát triển. Về bản chất, sự hình thành và phát triển của động cơ là
sự chứng thực khách quan cho sự phát triển của bản thân chủ thể.
+ Động cơ được phát triển từ những đối tượng kém phát triển, còn trừu tượng theo
xu hướng ngày càng cụ thể hơn. Tiến trình đó được chốt lại trong những mục đích. Hệ
thống mục đích này là hình thức cụ thể hoá của động cơ. Do đó, quá trình thực hiện động
cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được những mục đích xác định trong
những hoàn cảnh (không gian, thời gian) cụ thể.
VD: Động cơ của hoạt động học là nhằm hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh. Để đạt được động cơ đó, học sinh phải chiếm lĩnh tri thức các môn học.
+ Quá trình đi đến mục đích bị quy định bởi các điều kiện, phương tiện để thực
hiện nó. VD, muốn đi đến một địa điểm nào đó có thể đi bộ, đi xe đạp, đi ô tô hay máy
bay. Những phương tiện này ở bên ngoài cá thể và quy định cách cư xử của chủ thể.
Như vậy về phía khách thể ta có mối quan hệ giữa 3 thành tố: Động cơ - Mục đích
- Phương tiện.

28
- Về phía chủ thể:
+ Để thực hiện động cơ, chủ thể phải sử dụng sức căng của cơ bắp và thần kinh,
phải vận dụng năng lực thực tiễn đã có. Quá trình đó gọi là hoạt động, hay nói cách khác
chủ thể chiếm lĩnh hoàn toàn đối tượng là quá trình hoạt động.
+ Động cơ được cụ thể hoá thành hệ thống mục đích, mỗi mục đích là một đối
tượng cần phải chiếm lĩnh. Quá trình chiếm lĩnh này gọi là hành động.
+ Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng những phương tiện xác định. Mỗi
phương tiện quyết định cách thức hành động (hay cách cư xử nói chung). Cách dùng
phương tiện để cư xử với đối tượng trong điều kiện cụ thể ấy chính là thao tác. VD, thao
tác cầm viết để viết chữ, hoặc thao tác tính toán bằng tay khác với bằng máy tính... đều
cho chúng ta thấy thao tác lệ thuộc vào phương tiện.
Như vậy về phía chủ thể ta có mối quan hệ giữa 3 thành tố: Hoạt động- Hành động
- Thao tác.
Ví dụ: Hoạt động viết bài văn; hành động với từng từ, câu, đoạn; thao tác với từng
chữ cái.
* Sự chuyển hoá giữa các thành phần trong cấu trúc
- Một hoạt động sau khi đã hoàn tất (thực hiện xong động cơ) thì biến thành hành
động. Hành động này sẽ được dùng để thực hiện những hoạt động khác hẳn với hoạt động
đã sinh ra nó.
- Ngược lại nhằm đạt được một mục đích nào đó, ta cần thực hiện một hành động.
Mục đích này có 2 chiều hướng phát triển: Một là trở thành động cơ lúc đó hành động
biến thành hoạt động, hai là mục đích biến thành phương tiện và khi đó hành động biến
thành thao tác.
VD: Mục đích là làm ra cái búa. Sau khi cái búa làm xong thì trở thành phương
tiện cho các hoạt động khác để thực hiện các mục đích như xây nhà, gò, rèn,...
VD: Khi học các con số, biết nhận mặt các con số, viết đúng các số là đạt được
mục đích tức là tiến hành hành động, đến lượt học làm các phép tính thì con số lúc này
chỉ là phương tiện, hành động viết con số trở thành thao tác.
* Một số điểm cần lưu ý
- Hoạt động là sự gặp gỡ giữa chủ thể và đối tượng, đối tượng quy định cách thức
tiếp cận với chủ thể (VD, người thợ xây có thể dùng con dao để chém gạch vỡ nhưng
không thể dùng con dao để phá vỡ bê tông), cho nên trong mỗi trường hợp chủ thể phải tự
xác định cho mình cách cư xử với đối tượng.
+ Nếu đối tượng là động cơ thì chủ thể phải tiến hành một hoạt động rộng lớn, lâu dài.
+ Nếu động cơ đã được cụ thể hoá thành những mục đích cụ thể hơn thì chủ thể
cần tiến hành các hành động xác định.
+ Hành động của chủ thể bị quy định một cách khách quan bởi phương tiện, nghĩa là
chủ thể phải hành động theo một phương thức nào đó tương ứng với phương tiện hiện có.

29
- Nội dung tâm lý của hoạt động không phải chỉ ở trong tâm lý cá thể, nằm bên
trong cá nhân đó mà ở ngay trên đối tượng. Đối tượng chính là nội dung của hoạt động
tâm lý, có nghĩa là trong tâm lý sẽ có những gì đã có trong đối tượng hoặc ngược lại,
những gì đã có trong tâm lý phải được đối tượng hoá ra bên ngoài. Đồng thời đối tượng
ấy cũng quy định cả "kỹ thuật" chiếm lĩnh nó (các thành phần bên phía chủ thể: hoạt
động- hành động- thao tác). Từ đó có thể hình dung đối tượng hoạt động như một đồng
xu, một mặt là động cơ và mặt kia là kỹ thuật. Hình thức vật chất hiện thực kỹ thuật, rút
cuộc là thao tác, chuỗi thao tác để chiếm lĩnh đối tượng.
- Cần hiểu cấu trúc hoạt động một cách cơ động. Một hoạt động trong trường hợp
này có thể là một hành động của một hoạt động khác. VD: Tiến hành hoạt động sư phạm
thì giờ lên lớp là một hành động. Lên lớp là một hoạt động dạy thì sẽ có nhiều hành động
nhỏ khác.
- Sự phân tích trên không phải là chia nhỏ hoạt động thành các yếu tố mà là vạch ra
các quan hệ bên trong đặc trưng của hoạt động - các quan hệ chức năng và sự chuyển hoá
giữa các chức năng của nó.
1.4. Các dạng hoạt động: Có nhiều cách phân loại hoạt động.
- Xét về phương diện cá thể, ta thấy ở con người có 4 loại hoạt động cơ bản: vui
chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội.
- Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần) được chia thành 2 loại:
+ Hoạt động thực tiễn: là hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất
là chủ yếu.
+ Hoạt động lí luận: là diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm... tạo ra sản
phẩm tinh thần.
- Xét về phương diện đối tượng hoạt động được chia thành 4 loại:
+ Hoạt động biến đổi: là những hoạt động hướng tới làm thay đổi hiện thực như
thế giới tự nhiên, xã hội, con người.
+ Hoạt động nhận thức: là loại hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan
nhưng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực...
+ Hoạt động định hướng giá trị: là một loại hoạt động tinh thần xác định ý nghĩa
của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng hoạt động. VD, hoạt động đánh
giá và lựa chọn giá trị.
+ Hoạt động giao lưu: là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ người - người.
1.5. Một số kết luận
- Việc tìm ra cấu trúc hoạt động có ý nghĩa về phương pháp luận đối với việc
nghiên cứu tâm lý.
- Trong dạy học để hình thành hoạt động học cho học sinh, giáo viên phải hình
thành động cơ, mục đích, hành động học cho các em. Phải rèn luyện thao tác thông qua
hành động.

30
- Ứng dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động bằng hoạt động và
thông qua hoạt động. "Không bao giờ đưa đến cho trẻ em những khái niệm có sẵn", do đó,
trong dạy học giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển, còn trò là người tiến hành hoạt động.
Nhân cách của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, do
đó, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động khác nhau, đặc biệt
chú trọng đến hoạt động chủ đạo (Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của
nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc
điểm tâm lý của nhân cách con người ở giai đoạn phát triển nhất định).
2. GIAO TIẾP
Giao tiếp là một phạm trù cơ bản, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học: Khoa học thông tin, xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học,...
2.1. Khái niệm giao tiếp
Có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về giao tiếp:
- Nhà tâm lý học Mỹ Osgog cho rằng: Giao tiếp thực chất là chuyển giao thông tin
và nhận thông tin.
- Nhà tâm lý học Cộng hoà Séc I.Anôsec lại cho rằng: Giao tiếp đó là liên lạc và
tác động qua lại.
- Theo Vưgôtxky: Giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc.
- Theo Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là sự trao đổi giữa người và người thông qua
nói, viết, cử chỉ và điệu bộ...
Từ các quan điểm trên ta có thể đi đến một định nghĩa chung nhất: Giao tiếp là mối
quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và
người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn
nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.
2.2. Các loại giao tiếp. Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
2.2.1. Theo khoảng cách, có 2 loại:
- Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt
- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, có khi qua ngoại cảm,...
2.2.2. Theo quy cách, có 2 loại:
- Giao tiếp chính thức: nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định,
thể chế,... VD, Tổng bí thư của nước này đón tiếp Tổng bí thư của nước khác; Giáo viên
với học sinh.
- Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau không câu nệ vào
thể thức, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. VD, bạn bè đến nhà chơi.
2.2.3. Theo phương tiện giao tiếp, có 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Đây là kiểu giao
tiếp sớm nhất của loài người. Khi ngôn ngữ chưa phát triển, mọi người thường trao đổi

31
với nhau thông qua đồ vật. VD, muốn nói điều gì thì chỉ vào vật đó; một ngày đi qua kí hiệu
bằng thắt một nút dây;... Ngày nay, kiểu giao tiếp này được biến đổi dưới hình thức tặng hoa,
tặng quà. Đối với người bị khuyết tật câm, điếc, hình thức giao tiếp này rất quan trọng.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, diện mạo,...
Những tín hiệu phi ngôn ngữ này hỗ trợ rất lớn cho ngôn ngữ, không phải tự nhiên có mà
phải qua tập luyện. Sử dụng nó một cách hiệu quả là một nghệ thuật. Khi tiến hành giao
tiếp phi ngôn ngữ cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi, văn hoá từng dân tộc,... VD, Đạo hồi
nghiêm cấm việc bắt tay phụ nữ, không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ vào vật nào
hoặc hướng nào phải dùng ngón tay cái.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng tín hiệu
chung là từ, ngữ, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội. Những
người có khả năng ngôn ngữ tốt thường giao tiếp rất có hiệu quả, bởi vì họ có thể chuyển
tải được nội dung giao tiếp đến đối tượng giao tiếp.
Khoảng cách giữa 2 người trong giao tiếp cũng nói lên mức độ thân mật hay xa lạ:
x>= 4m: giao tiếp xã giao
1,2m<x<4m: giao tiếp thân mật
0,45m<x<1,2m: giao tiếp thân tình
0m<x<0,45m: giao tiếp rất thân mật đậm đà
2.3. Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin: Thông qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức,
kinh nghiệm với nhau. Chủ thể giao tiếp vừa là nơi phát thông tin vừa là nơi nhận và xử
lý thông tin. Đây là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách. VD, qua giao tiếp
sư phạm giữa thầy và trò, trò tiếp thu những tri thức mới, còn thầy thì không ngừng được
củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ để bày tỏ cảm xúc mà còn tạo ra những
ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì thế, giao tiếp là một trong những con
đường hình thành tình cảm của con người.
- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau: Khi giao tiếp, mỗi chủ thể tự
bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ… của mình, từ đó các chủ thể có thể nhận thức được
về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Quan trọng hơn, trên cơ sở so sánh với người khác
cùng với ý kiến đánh giá của người khác, có thể tự đánh giá được bản thân mình.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Từ việc nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và
tự đánh giá được bản thân, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình, có
thể tác động đến hành động của chủ thể khác.
- Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối
hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó. VD, phối hợp với nhau trong
việc cùng làm ra một sản phẩm.
Tóm lại, qua giao tiếp, nhân cách con người được hình thành và phát triển.

32
- Chính nhờ những đặc trưng trên mà giao tiếp chỉ xảy ra giữa con người với con
người. Nó giải quyết được các mối quan hệ sau:
+ Loài khỉ có hơn mười âm thanh để gọi nhau, thông báo có mồi hoặc có nguy
hiểm,... hay loài kiến, loài ong,... cũng có những tín hiệu dùng để thông báo cho nhau.
Đây không phải là giao tiếp, những âm thanh này mang tính bản năng khi sinh ra loài vật
đã có như vậy.
Người ta cũng đã tiến hành một thực nghiệm: Thu một số âm thanh của khỉ mẹ,
sau đó đặt máy vào rừng và mở ra. Khi nghe âm thanh, bầy khỉ con chạy đến xung quanh
máy, tắt đi chúng lại nháo nhác tìm. Như vậy chúng không phân biệt được đâu là tín hiệu
thật của mẹ, đâu là tín hiệu từ máy.
+ Các mối quan hệ người - máy, người - động vật, máy - máy đều không phải là
giao tiếp bởi vì chúng không xảy ra sự tiếp xúc tâm lý.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình
thức khác nhau:
• Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân. VD, A nói chuyện với B
• Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. VD, Giáo viên giảng bài cho lớp
Giao tiếp giữa nhóm với nhóm. VD. Lớp này giao lưu với lớp khác
* Một số kết luận sư phạm:
- Nhân cách con người được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp, vì vậy
chúng ta cần tổ chức nhiều hoạt động giao lưu cho học sinh.
- Để giao tiếp tốt cần phải rèn luyện trên cả 3 phương diện:
+ Rèn luyện ngôn ngữ (vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, quan
trọng nhất) trên 3 bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
+ Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp (định vị, định hướng, điều khiển).
+ Tăng cường tham gia vào các hoạt động giao lưu.
3. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
3.1. Quan hệ giao tiếp và hoạt động
A.N.Lêonchiev cho rằng con người tác động vào thế giới khách quan là hoạt động.
Sau này Viện Hàn lâm khoa học Nga bổ sung và chia thế giới khách quan thành hai phần:
một là thế giới vật chất có sẵn và vật chất được sáng tạo, hai là người khác. Khi con người
tác động đến phần thứ nhất là hoạt động, còn tác động đến phần thứ hai là giao tiếp.
TGKQ (TGVC có sẵn + TGVC sáng tạo)

Con người (chủ thể)
GT
TGKQ (Người khác)

33
3.2. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lý con người có nguồn gốc từ thế
giới bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người. Trong thế giới thì
quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội là cái quyết định tâm lý người.
Tâm lý của con người là kinh nghiệm của xã hội- lịch sử chuyển thành kinh
nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ
đạo. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ
giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.

34
Chương 5: CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC

1. CẢM GIÁC
1.1. Khái niệm về cảm giác
1.1.1. Định nghĩa cảm giác
Mỗi sự vật hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt các thuộc tính
bề ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm thanh... Những thuộc tính
đó được liên hệ với bộ não con người là nhờ cảm giác.
VD: Ta đặt vào lòng bàn tay xòe ra của bạn một vật bất kỳ với yêu cầu trước đó
người bạn phải nhắm mắt, bàn tay không được nắm lại hay sờ bóp thì chắc chắn người
bạn sẽ không biết đích xác đó là vật gì, mà chỉ có thể biết được vật đó nặng hay nhẹ, nóng
hay lạnh... Nghĩa là người bạn mới chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài
đang trực tiếp tác động vào lòng bàn tay, tức là mới có cảm giác về từng thuộc tính bề
ngoài. Vậy cảm giác là gì?
Cảm giác là quá trình tâm lý, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện
tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác
- Là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ
ràng, cụ thể.
- Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng (màu sắc, mùi
vị, âm thanh,...).
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng trực
tiếp tác động vào các giác quan của ta thì mới tạo được cảm giác.
1.1.3. Vai trò của cảm giác
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người và con vật trong hiện
thực khách quan.
- Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho các hình thức nhận thức
cao hơn (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,...). V.I.Lênin nói rằng: "Ngoài thông qua
cảm giác, chúng ta không thể nào nhận thức được bất cứ hình thức nào của vật chất, cũng
như bất cứ hình thức nào của vận động" và "tiền đề đầu tiên của lý luận về nhận thức chắc
chắn nói rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết".
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não,
nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối
với những người bị khuyết tật.
1.2. Cảm giác dưới ánh sáng của thuyết phản ánh của V.I. Lênin
1.2.1. Nội dung thuyết phản ánh của V.I. Lênin

35
Dựa trên nhiều tài liệu của các khoa học tự nhiên và triết học, được tích lũy cho
đến đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã nghiên cứu sâu thêm nhận thức luận duy vật và sáng tạo
ra lý luận phản ánh.
Lý luận phản ánh của Lênin là cơ sở phương pháp luận của tâm lý học khoa học,
nghiên cứu bản chất của cảm giác trên lập trường duy vật biện chứng.
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: cảm giác là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”,
cảm giác “là mối liên hệ trực tiếp thực sự của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự chuyển
hóa năng lượng của kích thích bên ngoài thành sự kiện của ý thức”
Cảm giác của chúng ta có thể phản ánh không đúng sự thật, song nó sẽ được thực
tiễn kiểm tra, được các giác quan khác kiểm soát và hiểu chỉnh. Hơn nữa, với những
phương tiện kỹ thuật hiện đại, con người có thể kiểm tra độ chính xác của các cảm giác
một cách dễ dàng. Do đó, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới
khách quan một cách đúng đắn.
1.2.2. Phê phán một số quan điểm sai lầm về cảm giác
Trái với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy tâm cho rằng: cảm giác hoặc
là tính thứ nhất, chỉ có cảm giác mới có thực, còn thế giới vật chất chỉ là sản phẩm của
cảm giác mà thôi (chủ nghĩa duy tâm chủ quan đại diện là Berkey, Hittle, Mach), hoặc là
những “dấu hiệu”, “tượng trưng” của các sự vật, cũng không phản ánh đúng sự vật, và
như vậy là con người “bất khả tri” đối với thế giới bê ngoài.
Đầu thế kỷ XIX, nhà sinh lý học Đức J.Mullor đã đưa ra thuyết “năng lượng đặc
trưng” của cảm giác, một lý thuyết duy tâm sinh lý. Thuyết này cho rằng cảm giác không
phản ánh hiện thực khách quan,mà là phản ánh những “năng lượng đặc trưng” của các cơ
quan phân tích. Bằng những sự kiện có thật J.Mullor cố “chứng minh” rằng: những kích
thích khác nhau tác động vào một giác quan đều có phản ứng khác nhau đối với những
kích thích như nhau. Thành thử, thuyết “năng lượng, đặc trưng” của J.Mullor được coi là
“cơ sở sinh lý của lý luận “bất khả tri” trong triết học duy tâm.
Sự thật, Mullor đã không đếm xỉa đến lịch sử tiến hóa của các giác quan, không
thấy được sự chuyên môn hóa của các giác quan đối với từng loại kích thích là một biểu
hiện của sự tiến hóa, làm cho khả năng phản ánh của sinh vật thêm tinh vi, chính xác.
Mullor đã đồng nhất kích thích thích hợp với kích thích không thích hợp. Mặt khác,
những hiện tượng điển hình, và hơn nữa, những hiện tượng đó không phải đúng với tất cả
mọi giác quan.
1.3. Phân loại cảm giác
1.3.1. Các cảm giác bên ngoài
- Cảm giác nhìn (thị giác): nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng phát ra từ các
sự vật. Cảm giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật.
- Cảm giác nghe (thính giác): do những sóng âm, tức là những giao động của
không khí gây nên. Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói:
cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động) và âm sắc (hình thức dao động).

36
- Cảm giác ngửi (khứu giác): do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên
màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên.
- Cảm giác nếm (vị giác): do tác động của các thuộc tính hoá học của các chất hoà
tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm họng tạo nên. Cảm
giác nếm như: ngọt, mặn, chua, cay, đắng,...
- Cảm giác da (mạc giác): do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da
tạo nên. Cảm giác da gồm 5 loại: đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau.
1.3.2. Các cảm giác bên trong
- Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó:
+ Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ
quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ và về vị trí của các phần của cơ thể.
+ Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác
sờ mó.
- Cảm giác thăng bằng: là phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cơ quan
của cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong liên quan chặt chẽ với dây thần kinh số 11 (dây
thần kinh phế vị).
- Cảm giác rung: do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên.
- Cảm giác cơ thể: phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao
gồm cả cảm giác đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong con người.
1.4. Các quy luật của cảm giác
1.4.1. Quy luật ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác
- Ngưỡng là đại lượng xác định một dạng năng lượng.
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Song
không phải mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu không
đủ gây cảm giác (VD, bụi bay vào da), kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác
(VD, máy bay có tần số cao, chúng ta không nghe thấy được).
- Cảm giác có 2 ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây
được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây
được cảm giác.
VD: Ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh sáng có bước
sóng là 390mµ, ngưỡng phía trên của cảm giác nhìn là 780mµ. Ngưỡng cảm giác nghe là
từ 16HZ- 2000HZ.
Lưu ý: Vùng cảm giác được là phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác nêu trên, trong đó
có vùng cảm giác tốt nhất. VD, vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác về ánh sáng là những
sóng ánh sáng có bước sóng 565mµ, âm thanh là 1000hec.

37
- Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai
kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là
một hằng số.
Các thí nghiệm cho thấy: âm thanh, cường độ tăng lên 1/10 so với cường độ tối
thiểu ban đầu thì mới có sự phân biệt trong cảm giác nghe. Với sóng ánh sáng thì tỉ lệ đó
là 1/100. Với trọng lượng là 1/30 ta mới phân biệt được trong cảm giác.
Tóm lại, ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác khác nhau ở mỗi loại
cảm giác và ở mỗi người. Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, trạng thái
sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý, tính chất nghề nghiệp và do sự rèn luyện của mỗi người.
- Độ nhạy cảm của cảm giác là khả năng cảm nhận được kích thích tác động vào
các giác quan đủ gây ra cảm giác.
VD: Hai người A và B cùng đứng một chỗ nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Sau đó
ta đưa đồng hồ ra xa dần, đến một vị trí nào đó người A không còn nghe thấy nữa nhưng
B vẫn còn nghe được. Vậy người B có độ nhạy cảm hơn người A.
- Độ nhạy cảm sai biệt là khả năng cảm giác cho thấy sự khác nhau giữa hai kích
thích cùng loại. VD, một vật nặng 1kg phải thêm vào ít nhất 35gam thì mới gây cảm giác.
- Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của
cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt.
VD: Hai người A và B đứng cách nhau một vật 100m, đối với A đi lại vật đó 10m
thì nghe được âm thanh của vật, còn B đi lại 15m mới nghe được. Về mặt số học thì 15
lớn hơn 10 nhưng về độ nhạy cảm thì 10 lớn hơn 15. (nhạy cảm của cảm giác)
VD: Hai người cùng cầm một vật có trọng lượng 1kg, đối với A chỉ cần thêm
30gam là đã biết được nặng hơn trước nhưng còn B phải thêm 40gam. Vậy A nhạy cảm
hơn B. (nhạy cảm sai biệt)
* Vận dụng:
Trong hoạt động thực tiễn của con người, ngưỡng cảm giác tuyệt đối và ngưỡng
cảm giác sai biệt có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt đối với hoạt động nghề nghiệp nhờ các
ngưỡng đó mà con người có thể tiếp thu được những kỹ thuật phức tạp, tinh vi. Thông
qua hoạt động nghề nghiệp, hoạt động thực tiễn mà tính nhạy cảm tuyệt đối và tính nhạy
cảm sai biệt của cảm giác con người tăng lên vô hạn. VD, người thợ nhuộm có thể phân
biệt được 30 sắc đỏ, 60 sắc đen về màu sắc; một người thợ máy chỉ nghe tiếng máy anh ta
biết ngay bị hỏng chỗ nào; một dàn nhạc giao hưởng với hàng trăm nhạc cụ khác nhau,
mà nhạc trưởng cũng phát hiện được chỗ sai của một nhạc cụ.
Trong công tác dạy học người thầy giáo cần phải hiểu rõ học sinh về mọi mặt: sức
khoẻ, đặc điểm tâm lý, đặc điểm về sự phát triển của các giác quan để sắp xếp chỗ ngồi
cho thích hợp. Giọng nói của giáo viên phải đủ to, rõ ràng, diễn cảm giúp học sinh tiếp
thu bài giảng dễ dàng, thoải mái. Tránh giọng nói quá to, gay gắt, hoặc quá nhỏ, the thé
làm cho học sinh ngồi học chóng mỏi mệt. Chữ viết trên bảng phải rõ ràng để học sinh
ngồi bất cứ chỗ nào ở trong lớp cũng có thể nhìn thấy rõ. Phòng học phải đủ ánh sáng,
thoáng mát, yên tĩnh. Tráng trang trí rườm rà làm phân tán chú ý của học sinh. Dạy học

38
phải đảm bảo đúng giờ giấc quy định, tránh tiết học kéo dài làm ức chế sự tiếp thu bài
giảng của học sinh trong quá trình dạy học. Dụng cụ trực quan phải bảo đảm yêu cầu
thẩm mỹ, khoa học,…
1.4.2. Quy luật thích ứng của cảm giác
- Thích ứng đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với
cường độ kích thích. VD: Khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng
mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu không nhìn thấy
được gì cả, sau một thời gian ta mới dần dần thấy được mọi thứ xung quanh (thích ứng);
khi mới vào bệnh viện ta thấy rất khó chịu vì “mùi bệnh viện” như thuốc, cồn,… nhưng
ngồi lâu thì thấy bình thường.
- Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống
nhau. Có loại cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, nhưng cũng
có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau.
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và
tính chất nghề nghiệp... VD, người công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ
tới 50- 60oc trong hàng tiếng đồng hồ.
* Trong dạy học và giáo dục cần giúp học sinh tích cực rèn luyện về mọi mặt. VD:
HS nào nhút nhát thì phải cho HS đó tập dần cách trình bày vấn đề trước đám đông để
thích ứng dần. Còn trong nghệ thuật không nên dung một loại màu hay một gam màu mà
cần thích ứng với các loại màu, gam màu khác nhau. Song điều đáng lưu ý là tránh làm
chai sạn các biện pháp giáo dục, làm cho học sinh khó tiếp thu.
1.4.3. Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác
- Sự tác động giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này
dưới ảnh hưởng của một cảm giác khác. Nó diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu
lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và
ngược lại. VD: "đói bụng mờ cả mắt","nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm".
- Hiện tượng tương phản trong cảm giác là sự thay đổi của một kích thích cùng loại
xảy ra trước đó hay đồng thời.
- Có 2 loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. VD: Sau một
kích thích lạnh thì một kích thích ấm ta cảm thấy có vẻ nòng hơn (tương phản nối tiếp).
Một người có làn da "bánh mật" mặt bộ đồ màu tối (đen hoặc xám...) ta thấy họ càng đen
hơn (tương phản đồng thời).
* Vận dụng: Trong dạy học người ta vận dụng sự tương phản của cảm giác để so
sánh hoặc làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh. Khi sử dụng đồ dùng dạy học cần
làm nổi bật rõ các đường nét, màu sắc của đối tượng, giúp học sinh nhanh chóng nhận
biết được đối tượng trong nhiều sự vật khác nhau. Trong sản xuất cần chế tạo những công
cụ lao động màu sắc thích hợp sẽ gây hứng thú cho người làm việc.
1.5. Tính nhạy cảm là thuộc tính tiềm tàng của cá nhân.
Năng lực cảm giác được phát triển ở con người với những mức độ khác nhau. Nó
phụ thuộc vào những phẩm chất tự nhiên (con người ta được sinh ra không phải với mọi

39
giác quan tuyệt đối giống nhau), cũng như vào cái hoạt động mà con người tham gia trong
đó. Bởi vậy năng lực cảm giác là một thuộc tính của cá nhân.
Việc tham gia lâu dài vào một hoạt động mà nó đòi hỏi sự nhạy cảm đặc biệt của
cảm giác, sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cảm giác đó lên. Chẳng hạn như ở trên đã nói,
người bình thường chỉ phân biệt được một vài sắc thái khác nhau của màu đen, nhưng
những người thợ dệt lâu năm có thể phân biệt được tới 60 sắc thái khác nhau của màu đó.
Ở những người hoa tiêu giàu kinh nghiệm thì độ tinh của mắt phát triển một cách đặc biệt:
họ có thể nhìn thấy các vật ở rất xa so với người bình thường. Các nhạc công lão luyện có
thể phân biệt được các âm theo cao độ.
Ở những người bị khuyết tật, thì sự thiếu hụt của cảm giác bị mất được bù trừ bằng
hoạt động của các giác quan còn lại. Chẳng hạn ở người mù thì thính giác, khứu giác và
xúc giác phát triển mạnh, Chính nhờ cảm giác sờ mó mà người mù có thể đọc được chữ
nổi (hoặc cả chữ thường nữa, nếu được luyện tập). Họ có thể xác định được ai đang đi vào
phòng qua tiếng bước chân và qua mùi (hơi người) của người đó. Ở người vừa mù vừa
điếc thì khứu giác giữ vai trò rất lớn, cảm giác rung được phát triển mạnh, nhờ vậy họ có
thể “nghe” âm nhạc được.
Những công trình giải phẫu trên tử thi đã cho thấy rằng cấu trúc của các bộ máy
nhận cảm của các cơ quan phân tích không phải là ổn định, mà nó cơ động, mềm dẻo,
luôn luôn được biến đổi để thích ứng với sự thực hiện tốt nhất chức năng của các bộ máy
nhận cảm ấy. Đồng thời, cùng với các bộ máy nhận cảm, thì cả cấu trúc bộ máy phân tích
nói chung cũng được cấu tạo lại do những điều kiện và đòi hỏi mới của hoạt động thực tế.
2. TRI GIÁC
2.1. Khái niệm về tri giác
2.1.1. Định nghĩa tri giác
Cũng từ ví dụ đã nêu ở mục định nghĩa cảm giác, nếu cho phép người bạn nắm tay lại
và sờ, bóp sự vật, thì bạn đó có thể nói được sự vật ấy là cái gì, tức đã phản ánh sự vật đang
tác động một cách trọn vẹn, nghĩa là bạn đó đã tri giác được đồ vật. Vậy tri giác là gì?
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài
của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
2.1.2. Đặc điểm của tri giác so với cảm giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở của cảm giác, nhưng tri giác
không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với
cảm giác.
- Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:
+ Cũng là một quá trình tâm lý
+ Cũng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng
+ Cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
- Nhưng tri giác còn có những điểm khác nhau cơ bản so với cảm giác:

40
+ Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, nghĩa là chúng có thể
nhận biết được sự vật là gì.
Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy
định. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại ở dạng trọn vẹn.
Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này, cho nên chỉ tri giác một
số thành phần riêng lẻ của sự vật, hiện tượng ta cũng có thể tổng hợp chúng thành một
hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng đó. Nhưng kinh nghiệm và hiểu biết của mỗi
người không giống nhau. Cùng một sự vật, song người này có thể có thể cảm nhận được
khía cạnh này, người kia có thể nhận biết khía cạnh khác. Kinh nghiệm và hiểu biết không
phải là bẩm sinh mà do quá trình hoạt động thực tiễn trong cuộc sống tạo nên. Vì vậy,
hoạt động thực tiễn chính là cơ sở của tri giác.
+ Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. VD: nhìn
một bức tranh trẻ hiểu được bức tranh đó vẽ công viên, trường học hay một cánh đồng vì
các hình vẽ nằm trong một cấu trúc nhất định, có mối quan hệ qua lại xác định, do đó
chúng tạo nên một bức tranh tổng thể. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó
diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là tính kết cấu của tri giác. VD: Người ta tổ chức một
cuộc thi vẽ với chủ đề là vẽ một con ngựa từ vườn hoa mới về. Các hoạ sĩ chuyên nghiệp
và không chuyên vẽ một con ngựa rất đẹp từ đầu đến lưng đầy hoa. Trong lúc đó có một
hoạ sĩ chỉ vẽ một chân sau, một đuôi ngựa và đằng sau là một đàn ong bay theo. Kết quả
cuộc thi người này được giải nhất.
+ Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người, là một
hoạt động tích cực trong đó có sự kết hợp các yếu tố của cảm giác và vận động.
2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác
2.2.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Do sự tác động của SVHT nhất định của thế giới xung quanh vào giác quan ta nghĩa
là: Hình ảnh trực quan mà tri giác mang lại bao giờ cũng thuộc về sự vật, hiện tượng nhất
định của thế giới bên ngoài. Thực chất của quy luật này muốn nói lên khả năng tự điều chỉnh
các giác quan sao cho hình ảnh trong đầu khớp với khách quan bên ngoài.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở định hướng cho
mọi hành vi và hoạt động của con người. Tính đối tượng được hình thành trong quá trình
phát triển của cá nhân và được gắn liền với hành động thực tiễn của họ.
Trong dạy học và giáo dục việc xác định đúng đối tượng là rất quan trọng, bởi vì từ
đó ta mới có thể xác định được nhiệm vụ của tư duy và hành động, làm cho hoạt động đạt
hiệu quả.
- Vận dụng: được vận dụng trong dạy học trực quan,...
2.2.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác chính là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để phản ánh đầy đủ và
chính xác hơn, VD: khi tri giác giáo viên trên lớp, thì giáo viên trở thành đối tượng tri giác
của chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh đều trở thành bối cảnh của sự tri giác.

41
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào tính chủ quan như: hứng thú, nhu cầu, động
cơ ... của cá nhân; vào tính khách quan như: đặc điểm của ngôn ngữ, hoàn cảnh tri giác.
- Tính tương phản càng cao thì sự lựa chọn càng nhanh. VD: Sơn 3 cái mẹt 3 màu
khác nhau: trắng, xanh và đen, sau đó rải hạt mè đen lên các mẹt và thả bồ câu vào, bồ câu sẽ
bay tới mẹt trắng nhiều nhất, một số tới mẹt xanh, còn mẹt đen thì không có con nào.
- Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối
cảnh có thể giao hoán cho nhau (cần chú ý trong việc sử dụng đồ dùng dạy học).
- Trong dạy học lời nói của giáo viên có tác dụng hướng dẫn sự lựa chọn tri giác
của học sinh. Trong giáo dục cần phải hình thành cho học sinh khả năng biết lựa chọn cái
đúng, cái tốt để học tập và rèn luyện.
- Ứng dụng:
+ Điểm cần nhấn mạnh thì phải làm nổi bật trên nền của nó. VD: phấn trắng viết
bảng đen; dùng bút màu nổi để gạch dưới những từ quan trọng.
+ Trái lại, khi cần ngụy trang một vật thì ta hoà lẫn một số bộ phận của nó vào bối
cảnh để phá vỡ tính trọn vẹn của nó. VD: bộ đội cài lá cây để ngụy trang; hoặc áo quần
của lính trinh sát có màu lốm đốm pha lẫn sáng tối.
2.2.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
- Những hình ảnh của tri giác luôn có một ý nghĩa nhất định. Vì thế, khi ta tri giác
một sự vật hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình gọi tên sự vật hiện
tượng đó và xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định.
- Ngay cả khi tri giác một sự vật hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng ghi
nhận ở trong đó một cái gì đó giống với đối tượng mà ta đã biết để xếp nó vào một loại sự
vật hiện tượng đã biết. VD: Tri giác cây hoa ta luôn xếp nó vào loại hoa đơn hay hoa kép.
- Ứng dụng: Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần
phải tính đến quy luật này. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng mới mẻ
khi tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết. Đồng thời ứng dụng quy luật này trong
hệ thống hoá tri thức.
2.2.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi
khi điều kiện tri giác thay đổi. VD: Trước mặt ta là một em bé,xa hơn, phía sau nó là một
chàng thanh niên. Trên võng mạc, mặc dù hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh chàng thanh
niên, nhưng ta vẫn cảm thấy chàng thanh niên lớn hơn đứa trẻ. Tương tự, dưới ánh đèn
màu xanh nhưng ta vẫn tri giác màu giấy vở là màu trắng.
- Tính ổn định của tri giác được hình thành trong quá trình hoạt động của cá nhân
với thế giới đồ vật và do kinh nghiệm mà cá nhân thu được bằng hoạt động thực tiễn.
- Tri giác không đúng dẫn đến tình trạng "nhìn gà hoá cuốc".
Tính ổn định của tri giác có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và hoạt động của
con người, nó giúp con người định hướng được thế giới xung quanh.

42
- Ứng dụng: Trong dạy học cần phải truyền thụ cho học sinh những tri thức cơ bản,
chính xác và có hệ thống. Đây là cơ sở để học sinh tiếp thu những tri thức, kỹ năng và kỹ
xảo mới.
2.2.5. Quy luật tổng giác
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm
nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Nghĩa là ngoài những tính chất đặc điểm
của vật kích thích tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác như: nhu
cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ,... VD: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"-
Nguyễn Du; "Yêu nhau yêu cả đường đi lối về", "ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng".
- Ứng dụng: Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết
của học sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của các em khi tri giác, đồng thời cung cấp
tri thức, kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu,... cho học sinh để làm cho sự tri giác
hiện thực của các em tinh tế hơn, súc tích hơn.
2.2.6. Ảo giác
- Là tri giác không đúng, bị sai lệch với những điều kiện thực tế xác định. VD: Các
vòng tròn như nhau nhưng nằm giữa các vòng tròn to hơn thì tri giác dường như bé hơn.
- Ứng dụng: Người ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang
phục,...
2.3. Phân loại tri giác
2.3.1. Theo cơ quan phân tích giữ vai trò chính quá trình tri giác thì có các loại: Tri
giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó,...
2.3.2. Theo đối tượng được phản ánh trong tri giác có 4 loại:
- Tri giác không gian: là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình
dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau...). Trong tri giác không gian đôi khi ta gặp hiện
tượng ảo ảnh thị giác. Đó là những sai lầm khi ta tri giác. Nó do nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng chủ yếu là do sự phiến diện của tri giác. Có thể sử dụng hiện tượng ảo ảnh thị
giác trong lĩnh vực hội họa, kiến trúc, trong phục vụ và hoá trang.
- Tri giác thời gian: là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của
các hiện tượng trong hiện thực.
Có thể gặp sai lầm trong tri giác thời gian. Khi vui mừng phấn khởi thì thời gian
trôi đi dường như rất nhanh "Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Trái lại khi nhàn rỗi, chờ
đợi hoặc buồn bã thì thời gian tựa hồ như chậm lại "Ba thu dọn lại một ngày dài ghê".
- Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong
không gian. Ở đây cảm giác nhìn và vận động giữ vai trò rất cơ bản. Cơ quan thính giác
cũng góp phần vào việc tri giác vận động.
Tri giác vận động cũng có thể gặp sai lầm, VD: Hai máy bay bay cùng chiều với
vận tốc như nhau nhưng ta luôn cảm thấy máy bay ở phía dưới bay nhanh hơn.

43
- Tri giác con người: là quá trình nhận thức lẫn nhau giữa con người trong những
điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng của tri giác cũng là
con người.
Sự tri giác con người có ý nghĩa thực tiễn to lớn vì nó thể hiện chức năng điều
chỉnh của hình ảnh tâm lý trong quá trình lao động và giao lưu, đặc biệt trong dạy học và
giáo dục.
2.4. Quan sát và năng lực quan sát
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có
mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa với con vật.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm
quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhìn
thấy hoặc có vẻ là thứ yếu.
Muốn quan sát tốt cần phải chú ý các điều kiện sau:
+ Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát.
+ Chuẩn bị chu đáo (cả về tri thức lẫn phương tiện) trước khi quan sát.
+ Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống
+ Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
+ Đối với trẻ nhỏ nên tạo cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát.
+ Cần ghi lại những kết quả quan sát, xử lý những kết quả đó và rút ra những nhận
xét cần thiết.

44
Chương 6: TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG

1. TƯ DUY
1.1. Khái niệm tư duy
1.1.1. Định nghĩa tư duy
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết.
• Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính.
• Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác .
• Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
• Tư duy có quá trình phản ánh mang tính gián tiếp và khái quát.
1.1.2. Bản chất xã hội của tư duy
Bản chất xã hội của tư duy được thể hiện ở những mặt sau đây:
- Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được.
- Tư duy sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra.
- Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội.
- Tư duy mang tính tập thể, vì tư duy phải sử dụng các tài liệu thu được trong các
lĩnh vực tri thức liên quan.
- Tư duy là sản phẩm của sự phát triển xã hội- lịch sử.
1.2. Các đặc điểm của tư duy
1.2.1. Tính "có vấn đề" của tư duy
+ Biểu hiện: kích thích gây ra tư duy là hoàn cảnh có vấn đề.
Vấn đề là gì? Vấn đề là một công việc cần giải quyết.
Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề, tức hoàn cảnh có chứa đựng một mục đích mới,
một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt
động cũ, mặc dầu vẫn còn cần thiết, nhưng không còn đủ sức để giải quyết vấn đề mới đó
Þ phải tư duy.
Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành
nhiệm vụ của cá nhân, nghĩa là phải xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì còn
chưa biết, phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó.
+ Chú ý: Những dữ kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì
tư duy không xuất hiện. Ví dụ câu hỏi: "thiên cầu là gì" sẽ không làm cho học sinh lớp

45
một suy nghĩ. Hoàn cảnh có vấn đề có thể xảy ra với người này mà không xảy ra với
người khác.
+ Ý nghĩa:
• Kích thích tính tích cực nhận thức của người học, thúc đẩy sự phát triển của bản thân.
• Làm cơ sở cho việc đề ra phương pháp dạy học mới hiện nay, dạy học nêu vấn đề.
+ Bài học sư phạm:
• Phải đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tư duy
(Lưu ý: cần phải xem xét khả năng hiện có của đối tượng để đặt ra tình huống phù hợp).
• Phải phân loại trình độ học sinh để đưa ra những bài tập phù hợp.
• Trong dạy học "nguỵ trang" một dữ kiện.
• Hệ thống câu hỏi phải gợi mở...
• Một bài toán có nhiều đáp án tự chọn... đều nhằm tạo hoàn cảnh có vấn đề để
kích thích học sinh suy nghĩ.
1.2.2. Tính gián tiếp của tư duy
+ Biểu hiện:
• Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư
duy (quy tắc, công thức, quy luật, khái niệm,...).
• Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ con người sử dụng những công cụ,
phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc,...) để nhận thức đối tượng.
+ Ý nghĩa: Nhờ tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn,
con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả
quá khứ và tương lai.
+ Ứng dụng:
• Không nên cung cấp đầy đủ, rõ ràng các dữ kiện khi ra bài tập cho học sinh để
phát huy khả năng suy luận của các em.
• Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mực, nếu lạm dụng sẽ làm mất dần khả năng
phản ánh gián tiếp của tư duy tập thể của học sinh bằng cách trao đổi, thảo luận nhóm...
1.2.3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
+ Biểu hiện:
• Tính trừu tượng của tư duy là dùng trí óc để trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng
những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất,
chung cho nhiều sự vật, hiện tượng.
• Tính khái quát của tư duy là tập hợp những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng có
những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
Þ Tính trừu tượng là cơ sở để có tính khái quát của tư duy. Đây là đặc điểm đặc
trưng nhất của tư duy, là cơ sở phân biệt giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

46
+ Ý nghĩa: Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người có khả
năng phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính chất
quy luật của sự vật hiện tượng; nhận thức chúng, dự đoán chiều hướng phát triển và cải
tạo chúng.
+ Vận dụng:
• Cần rèn luyện cho học sinh khả năng nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu
chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật.
• Cần phải hệ thống hoá tri thức cho học sinh.
1.2.4. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
+ Biểu hiện:
• Tư duy nhất thiết phải lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Bởi vì tính "có vấn đề",
tính gián tiếp, tính trừu tượng, và khái quát gắn chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể biểu
hiện dưới 3 dạng: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ thầm. Nếu không có ngôn ngữ
thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời sản phẩm của tư duy
cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
• Ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy tạo ra ý nghĩa
cho ngôn ngữ thông qua các thao tác tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn
ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy Þ ngôn
ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất với tư duy.
+ Ý nghĩa: Nhờ có ngôn ngữ mà tư duy con người có tính trừu tượng và khái quát,
tính gián tiếp, tính có vấn đề,...
+ Ứng dụng: Trong dạy học việc phát triển tư duy cho học sinh không tách rời với
việc trau dồi ngôn ngữ. Đặc biệt việc giúp cho học sinh nắm vững ngôn ngữ khoa học của
môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh. Ngôn
ngữ càng phong phú, chính xác, giàu hình tượng thì tư duy lôgic, ngắn gọn và dễ hiểu, tập
cho học sinh diễn đạt những ý nghĩ của mình.
1.2.5. Tư duy có mối quan hệ với nhận thức cảm tính
+ Biểu hiện: "Không có tư duy nào trần tục cả, tư duy không xuất phát từ con số
không" (Lênin).
• Tất cả mọi hoạt động của con người không có hoạt động nào không xuất phát từ
thực tế. Thực tế là cái tồn tại hiển nhiên khách quan ngoài ta được quá trình nhận thức
cảm tính chuyển vào trong đầu.
• Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà
nảy sinh "tình huống có vấn đề".
• Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện
thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù
mạng tính quy luật trong quá trình tư duy.

47
X.L.Rubinstein đã viết: "Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu
tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa cho tư duy".
Ngược lại tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng
của nhận thức cảm tính. Chính vì lẽ đó, Ph.Ăngghen đã viết: "Nhập vào với con mắt của
chúng ta chẳng những có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa".
+ Ứng dụng:
Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực
quan sát và trí nhớ cho học sinh. Bởi lẽ thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể
diễn ra được.
Tăng cường dạy học trực quan nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cảm
tính. Song không phải bất cứ lúc nào, nó cũng có tác dụng tích cực đối với việc nắm vững
tri thức của học sinh. Nếu sử dụng thiếu làm cho học sinh không thấy hết tính chất đa
dạng, biến thiên của sự vật. Làm cho tri thức phiến diện, dẫn đến khái quát không đầy đủ
và phản ánh không đúng bản chất của sự vật. Nếu sử dụng tràn lan thì hạ thấp tính tích
cực, kìm hảm sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh. Việc sử dụng trực quan cần
phải đúng lúc, đúng chỗ, mới phát huy được hiệu quả của nó. Điều này phụ thuộc vào tài
năng sư phạm của người thầy giáo trong quá trình dạy học.
1.3. Tư duy như một quá trình
1.3.1. Các giai đoạn của quá trình tư duy
1.3.1.1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
Tình huống là một điều kiện quan trọng của tư duy, song bản thân nó không làm
nảy sinh tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống, lúc đó,
tình huống trở nên "có vấn đề" (tức là, con người xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu
đạt được nó.
Tình huống có vấn đề chứa đựng các mâu thuẩn khác nhau (giữa cái đã biết và cái
chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có,...). Đó là mặt khách quan của tình huống có vấn
đề. Tuy nhiên, tính huống có vấn đề lại mang tính chủ quan rõ rệt. Cùng một hoàn cảnh
như nhau, trước người này có thể nảy sinh vấn đề còn ở người khác lại không được nảy
sinh, điều này phụ thuộc vào kiến thức và nhu cầu của cá nhân. Con người càng có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn ra một cách đầy đủ mâu thuẩn để
xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Đây là giai đoạn đầu tiên, rất quan trọng của
quá trình tư duy.
1.3.1.2. Huy động các tri thức, kinh nghiệm
Khi đã xác định được nhiệm vụ rồi, chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh
nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết đó, nghĩa là xuất hiện các liên tưởng.
Chú ý rằng, muốn xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng đúng
hướng thì cần phải xác định chính xác nhiệm vụ cần giải quyết.

48
1.3.1.3. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
Các tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng xuất hiện thoạt đầu mang tính chất rộng rãi,
bao trùm, chưa khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra.
VD: Sau khi đọc đề bài thi, xác định được nhiệm vụ cần giải quyết, thoạt đầu học
sinh liên tưởng đến những phần, những chương hoặc những bài có liên quan đến đề bài.
Sau đó các em gạn lọc dần, khu biệt những tri thức trong từng bài, từng chương đã học có
liên quan trực tiếp đến vấn đề phải giải quyết.
Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết, tức là cách giải quyết có thể có
đối với nhiệm vụ tư duy. Đến đây cần phải xem xét sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ
khác nhau để tìm ra được con đường giải quyết nhiệm vụ đúng đắn và tiết kiệm nhất.
1.3.1.4. Kiểm tra giả thuyết
Sự đa dạng của các giả thuyết không phải là mục đích tự thân nên phải kiểm tra
xem giả thuyết nào tương ứng với điều kiện và vấn đề đặt ra. Kết quả của sự kiểm tra sẽ
dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu. Trong trường hợp
giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại được bắt đầu từ đầu. Cũng trong
quá trình kiểm tra này có thể lại phát hiện ra những nhiệm vụ mới còn chưa được giải
quyết.
1.3.1.5. Giải quyết nhiệm vụ
Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi
đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra. Trong quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường
có nhiều khó khăn, do 3 nguyên nhân thường gặp:
- Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ)
- Chủ thể đưa vào bài toán một dữ kiện thừa.
- Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.

49
Nhà tâm lý học K.K.Platônôp đã tóm tắt các giai đoạn của một quá trình tư duy
bằng sơ đồ dưới đây:

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hoá Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới


1.4. Các thao tác tư duy (các quy luật bên trong của tư duy)
1.4.1. Phân tích, tổng hợp
- Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân tích đối tượng nhận thức thành những
"bộ phận", những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để nhận thức đối
tượng sâu sắc hơn.
- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những "bộ phận", những thuộc tính,
những thành phần đã tách ra nhờ phân tích thành một chỉnh thể.
Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo
thành sự thống nhất không tách rời được: phân tích là cơ sở của tổng hợp, tổng hợp diễn
ra trên cơ sở của phân tích.
1.4.2. So sánh
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, sự bằng hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức.
Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp và rất quan trọng ở giai
đoạn đầu con người nhận thức thế giới xung quanh.

50
1.4.3. Trừu tượng hoá và khái quát hoá
- Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữa
lại những yếu tố cần thiết để tư duy.
VD: Khi phân loại học sinh theo học lực thì giáo viên chủ nhiệm phải gạt bỏ những
đặc điểm về thể lực, tính nết, chỗ ở, thành phần xuất thân,... mà chỉ giữ lại học lực của em
đó mà thôi.
- Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau
thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất
định. Thuộc tính chung bao gồm 2 loại: những thuộc tính giống nhau và những thuộc tính
chung bản chất.
VD: Ta dùng công thức tính diện tích tam giác cho bất cứ loại tam giác nào.
- Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý
mấy điểm sau đây:
+ Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo
một định hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.
+ Trong thực tế, các thao tác tư duy đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy
móc nêu trên.
+ Tuỳ theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy
nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.
1.5. Các loại tư duy
1.5.1. Dựa theo lịch sử hình thành và phát triển tư duy (3 loại)
- Tư duy trực quan hành động
- Tư duy trực quan - hình ảnh
- Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ- lôgíc)
1.5.2. Dựa theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (3 loại)
- Tư duy thực hành
- Tư duy hình ảnh cụ thể
- Tư duy lí luận
1.5.3. Dựa theo mức độ sáng tạo của tư duy (2 loại)
- Tư duy angôrit:
- Tư duy ơritxtic
1.6. Sự lĩnh hội khái niệm
1.6.1. Một số khái niệm khoa học
1.6.2. Sự lĩnh hội là gì?

51
1.6.3. Phẩm chất trí tuệ của tư duy
2. TƯỞNG TƯỢNG
2.1. Khái niệm chung về tưởng tượng
2.1.1. Định nghĩa tưởng tượng
Không phải bất kỳ tình huống nào cũng giải quyết được bằng tư duy, mà có lúc
phải sử dụng một quá trình nhận thức cao cấp khác - đó là tưởng tượng.
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có.
2.2.2. Bản chất của tưởng tượng
- Về nội dung phản ánh, thì tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội.
- Về phương thức phản ánh, thì tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có
và được thực hiện chủ yếu dưới hình thức các hình ảnh cụ thể.
- Về phương diện kết quả phản ánh, là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên
cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
2.2.3. Đặc điểm của tưởng tượng
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước các tình huống có vấn đề, nhưng chỉ khi tính bất
định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra
quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng là ở chỗ, tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có
vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép "nhảy cóc" qua một vài
giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng.
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ.
- Tưởng tượng liện hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính mang lại.
2.2.4. Vai trò của tưởng tượng
- Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Ý nghĩa quan
trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và
cuối cùng của lao động. "Tưởng tượng có hướng dẫn luôn luôn là cơ sở của mọi phát
minh khoa học vĩ đại. Tất cả những nhà bác học vĩ đại theo nghĩa riêng của nó đã là
những họa sĩ vĩ đại. Con người không biết tưởng tượng có thể thu thập sự kiện, nhưng
không thể làm nên những phát minh vĩ đại" (K.A.Timiria zép).
- Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con
người mong đợi và vươn tới, kích thích con người hành động để đạt đến những kết quả
lớn lao.
- Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh cũng như đến
việc phát triển nhân cách nói chung của họ.

52
2.2. Phân loại tưởng tượng
2.2.1. Tưởng tượng tích cực
Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính
tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với
cá nhân người tưởng tượng và được dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác. Ví dụ, tưởng
tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, lịch sử...
+ Tưởng tượng sáng tạo là loại tưởng tượng xây dựng nên hình ảnh mới một cách độc
lập, những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân lẫn xã hội. Tưởng tượng sáng tạo là một mặt
không thể thiếu được của mọi sự sáng tạo: sáng tạo kỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật,...
2.2.2. Tưởng tượng tiêu cực
- Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống.
- Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách có chủ định, nhưng không gắn liền
với ý chí thể hiện những hình ảnh tưởng tượng trong đời sống - đó là sự mơ mộng.
- Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách không chủ định. Điều này chủ yếu
xảy ra khi con người ở trong tình trạng không hoạt động, trong giấc ngủ (chiêm bao),
trong trạng thái xúc động, trong trạng thái bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
2.2.3. Ước mơ
- Là một loại tưởng tượng sáng tạo, nhưng không trực tiếp hướng vào hoạt động
trong hiện tại.
- Ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực.
- Ước mơ có hại là ước mơ không dựa trên cơ sở những khả năng thực tế, chỉ là
những mộng tưởng.
2.2.4. Lý tưởng
- Là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể của tương lai mong muốn. Nó là động
cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn lên giành lấy tương lai.
2.3. Các con đường sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
2.3.1. Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật: ví dụ,
hình tượng người khổng lồ hay tí hon; phật trăm mắt, trăm tay...
2.3.2. Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật (cường điệu): ví dụ,
các hình ảnh trong tranh biếm họa đã được sáng tạo theo cách này (chẳng hạn để chế diễu
người tham ăn, người ta vẽ cái mồm to gần hết cả khuôn mặt).
2.3.3. Chắp ghép (kết dính): là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau thành một hình ảnh mới, ví dụ: hình ảnh con rồng, hình ảnh đầu người
mình cá, hình ảnh con nhân sư,...
Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế
biến, chúng chỉ được chắp ghép với nhau một cách đơn giản.

53
2.3.4. Liên hợp: là một sự tổng hợp sáng tạo, chứ không phải là sự tổng hợp đơn giản các
yếu tố đã biết. Phương pháp này có vẻ giống phương pháp chắp ghép. Nhưng sự thật nó
không phải là sự kết hợp máy móc, giản đơn các yếu tố khởi đầu. Khi tham gia vào một
hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan
mới. Phương pháp này được sử dụng trong văn học, nghệ thuật và trong sáng chế kỹ
thuật. Ví dụ, xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp ôtô với tàu điện; tàu cánh ngầm
là kết quả của sự liên hợp máy bay với tàu thủy.
2.3.5. Điển hình hóa: là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính
và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách. Phương pháp này được dùng nhiều trong
sáng tác văn học, nghệ thuật, điêu khắc... Ví dụ: nhân vật chị Dậu trong tác phẩm tắt đèn.
2.3.6. Loại suy (tương tự, mô phỏng): là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô
phỏng , bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. Ví dụ từ chỗ cầm
nắm hoặc khi kẹp hai ngón tay người ta đã sáng tạo ra cái kéo; cái kéo mẻ đi trở thành cái
cưa; cái kéo mất một phía thành con dao;...

54
Chương 7 : TRÍ NHỚ

1. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ


Kết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm tình cảm của con người về một
đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó... đều được ghi lại trong bộ não với
mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và
sự xuất hiện lại những dấu hiệu ấy được gọi là trí nhớ.
1.1. Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân
dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc
cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
- Quá trình tâm lý này không phải tự nhiên mà có, không diễn ra một cách tự động
mà nó chỉ xảy ra trong hoạt động của cá nhân tốt hay xấu. Trí nhớ của mỗi người không
phụ thuộc vào bản thân trí nhớ mà phụ thuộc vào nội dung, tính chất và phương pháp hoạt
động của người ấy.
- Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải
qua, tức nó hành động máy móc.
- Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh được sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác
động vào giác quan, thì trí nhớ phản ánh các sự vật hiện tượng đã tác động vào ta trước
đây mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại.
- Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng
nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan ta.
Biểu tượng khác với hình ảnh của tri giác ở chỗ: nó phản ánh sự vật, hiện tượng
một cách khái quát hơn. Tuy nhiên tính khái quát và trừu tượng của biểu tượng trí nhớ ít
hơn biểu tượng của tưởng tượng.
1.2. Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con
người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể
có một hoạt động nào, không thể tự ý thức, do đó cũng không thể hình thành nhân cách
được. “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh” (
I.M. Xêsênôv).
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường.
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó giữ lại các kết quả của quá
trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.
Đối với đời sống tình cảm con người: không có trí nhớ thì không thể có tình cảm
kể cả những tình cảm thiêng liêng nhất.

55
Đối với hành động: không có trí nhớ thì không thể định hướng được hành động,
không nắm được thứ tự các bước hành động.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I. Lê nin đã nói: “Người ta chỉ có
thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả
những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.
1.3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Nghiên cứu hoạt động thần kinh cao cấp, Páp lốp đã chỉ ra rằng: Cơ chế sinh lý của
trí nhớ là hành động của phản xạ có điều kiện ở vỏ não. Ở đây lý luận về sự hình thành
những đường liên hệ tạm thời của phản xạ có điều kiện, được xem như lý luận về cơ chế
hình thành những kinh nghiệm cá nhân.
“Đường liên hệ thần kinh tạm thời là một hiện tượng sinh lý phổ cập trong thế giới
động vật và trong cả bản thân chúng ta, đồng thời nó cũng là hiện tượng tâm lý - cái mà
các nhà Tâm lý học gọi là liên tưởng” ( I. P. Paplốp).
Quá trình hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa một nội dung mới và
một nội dung đã được củng cố từ trước, là cơ sở của sự ghi nhớ. Sự củng cố đường liên hệ
thần kinh tạm thời là cơ sở của sự giữ gìn thông tin trong trí nhớ. Sự khôi phục làm sống
lại đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ sở của sự tái hiện thông tin.
2. CÁC LOẠI TRÍ NHỚ
Hình thức nhớ rất phong phú nên người ta chia trí nhớ ra nhiều loại khác nhau.
2.1. Căn cứ vào đối tượng, vào tính tích cực tâm lý, người ta phân biệt các loại trí
nhớ sau:
2.1.1. Trí nhớ vận động
- Là trí nhớ về những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất tổ hợp. Tuỳ thuộc
vào lĩnh vực con người thường xuyên hoạt động mà loại trí nhớ vận động này hay trí nhớ
vận động kia phát triển mạnh mẽ.
Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bền vững của những kỹ xảo lao động chân tay
được xem là tiêu chí đánh giá trí nhớ vận động tốt. Sự “khéo chân khoé tay”, những “bàn
tay vàng”... là dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt.
- Trí nhớ vận động có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ xảo trong lao
động chân tay. Nếu không có trí nhớ vận động chúng ta phải luôn luôn học lại những thao
tác chân tay của mỗi hành động.
2.1.2. Trí nhớ xúc cảm
- Là trí nhớ về những cảm xúc, tình cảm diễn ra trong hoạt động trước đây.
- Vai trò của trí nhớ xúc cảm là con người có thể cảm nhận được giá trị thẩm mỹ,
đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.
Ví dụ: Sự tái mặt đi, hay đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỷ niệm cũ là do ảnh hưởng
của trí nhớ này.

56
2.1.3. Trí nhớ hình ảnh
- Là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào giác quan
của chúng ta trước đây.
- Trí nhớ hình ảnh được chia thành trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn,...
Ví dụ: Nhớ đến một phong cảnh đẹp (trí nhớ nhìn); nhớ đến một giai điệu hay (trí
nhớ nghe); nhớ một mùi vị của thức ăn (trí nhớ vị giác).
- Vai trò của mỗi loại trí nhớ hình ảnh cũng rất khác nhau đối với mỗi người. Ví
dụ: Người làm nghề nấu ăn, trí nhớ mùi vị trở nên rất quan trọng; người nghệ sĩ trí nhớ
nghe, nhìn lại quan trọng hơn. Đặc biệt là người mù thì trí nhớ xúc giác, vị giác, khứu
giác rất quan trọng.
2.1.4. Trí nhớ từ ngữ- lôgic
- Là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi ý nghĩ, tư
tưởng của con người, cơ sở sinh lý là hệ thống tín hiệu thứ hai.
- Trí nhớ loại này phát triển trên cơ sở của các loại trí nhớ trên và ảnh hưởng trở lại
các loại trí nhớ đó.
- Vai trò: đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh.
2.2. Căn cứ vào mục đích, người ta chia trí nhớ ra 2 loại
2.2.1. Trí nhớ không chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một cái gì đó được
thực hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước.
- Vai trò: nhờ nó mà ta thu được nhiều kinh nghiệm sống có giá trị mà ít tốn năng
lượng thần kinh.
2.2.2. Trí nhớ có chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong đó có sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đối tượng theo mục
đích đặt ra từ trước.
- Vai trò: nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi người.
2.3. Căn cứ theo thời gian, người ta chia trí nhớ ra 3 loại
2.3.1. Trí nhớ ngắn hạn
- Là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ (tạo vết), giữ gìn (củng cố vết) và tái hiện diễn ra
ngắn ngủi, chốc lát. Ví dụ: “Tôi đang còn nhìn thấy nó trước mắt tôi”; “nó còn đang vang
lên trong tai tôi”.
- Vai trò: có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kinh nghiệm. Nó được con người sử
dụng để thực hiện những hành động, những thao tác cấp bách, nhất thời.
2.3.2. Trí nhớ dài hạn
- Là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thông tin được kéo dài sau nhiều
lần lặp lại.

57
- Vai trò: Nó rất quan trọng trong việc tích luỹ tri thức. Để trí nhớ này có chất
lượng tốt, cá nhân cần luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần với những biện pháp, cách
thức khác nhau.
2.3.3. Trí nhớ thao tác
Về mặt thời gian, là trí nhớ sau giai đoạn trí nhớ ngắn hạn và trước trí nhớ dài hạn.
Về mặt bản chất trí nhớ thao tác là trí nhớ làm việc, tức là được huy động từ trí nhớ dài
hạn để cá nhân thực hiện những thao tác hay hành động khẩn thiết, đặc biệt là các hành
động phức tạp.
3. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ
Trí nhớ diễn ra theo nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
3.1. Quá trình ghi nhớ
Đây là quá trình diễn ra đầu tiên của trí nhớ. Quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng)
của đối tượng trên não, đồng thời hình thành mối liên hệ giữa tri thức của tài liệu mới với
tri thức cũ đã có, cũng như sự liên hệ giữa các bộ phận trong tài liệu mới với nhau để nhớ.
Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm.
Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung tính chất của tài liệu
nhớ mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá
nhân. Để ghi nhớ tốt, người ta đã phối hợp nhiều loại ghi nhớ khác nhau để nhớ đó là: ghi
nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
3.1.1. Ghi nhớ không chủ định
Đó là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý
chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự
nhiên. Loại ghi nhớ này đặc biệt có hiệu quả khi nó gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ, khi
con người có hứng thú. Độ bền vững và lâu dài phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng
như màu sắc, âm thanh, tính di động. Do vậy, trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở
học sinh động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ
dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học tập trở nên nhẹ nhàng, hấp
dẫn.
3.1.2. Ghi nhớ có chủ định
Đó là một loại ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước, nó đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất
định và cần có những thủ thuật và phương pháp nhất định.
Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi
nhớ. Việc sử dụng phương pháp hợp lý là một điều kiện rất quan trọng để đạt hiệu quả
cao. Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng 2 phương pháp: ghi nhớ máy móc và ghi
nhớ ý nghĩa.
- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
giản đơn, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần thông
hiểu nội dung tài liệu. Học vẹt là một loại biểu hiện của ghi nhớ này. Học sinh nhớ máy
móc trong các trường hợp sau đây:

58
+ Do không hiểu hoặc lười hiểu ý nghĩa tài liệu.
+ Do các phần của tài liệu rời rạc không liên hệ lôgic với nhau.
+ Do giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ, từng câu trong sách
giáo khoa.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ một cách hình thức, tốn nhiều thời
gian, khi quên khó có thể hồi tưởng được. Tuy nhiên ghi nhớ loại này trở nên hữu ích
trong trường hợp ghi nhớ những tài liệu như địa chỉ, số nhà, số điện thoại...
- Ghi nhớ ý nghĩa (ghi nhớ lôgic): là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung
của tài liệu, trên sự nhận thức được mối quan hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó,
loại ghi nhớ này nó gắn liền với quá trình tư duy, tưởng tượng.
Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong học tập của học sinh. Nó đảm bảo
cho việc lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững và nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn.
Nó ít tốn thời gian so với việc ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh
nhiều hơn.
Học thuộc lòng là sự kết hợp giữa ghi nhớ ý nghĩa và ghi nhớ máy móc trên cơ sở
thông hiểu được tài liệu ghi nhớ, nó hoàn toàn khác với học vẹt.
Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tạo ra mối liên hệ bên ngoài để nhớ.
Ví dụ: đặt các từ cần nhớ thành câu có vần điệu để dễ nhớ: “Đi học, khóc hoài, đòi kẹo,
không đưa” nghĩa là Sinx= đối chia huyền, Cosx= kề chia huyền, tgx= đối chia kề, cotgx=
kề chia đối.
“ Không được bắt trẻ học thuộc lòng bất cứ điều gì ngoài những điều đã thật hiểu”
(Kômenxki).
3.1.3. Các biện pháp ghi nhớ lôgic
- Lập dàn bài cho tài liệu, nghĩa là phát hiện những đơn vị lôgic cấu tạo nên tài liệu
đó. Có thể làm những việc sau: phân chia tài liệu thành từng đoạn; đặt cho mỗi đoạn một
tên tương ứng với nội dung của nó (điểm tựa); nối những điểm tựa lại bằng một tên gọi
thích hợp.
- Phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, so sánh, phân loại và hệ thống hoá tài liệu.
- Biện pháp tái hiện tài liệu dưới hình thức nói thầm theo các bước:
+ Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần.
+ Tiếp đó là tái hiện từng phần, đặc biệt những phần khó.
+ Lại tái hiện toàn bộ tài liệu.
- Khi thực hiện những việc trên cần đặc biệt chú ý vào những thao tác sau:
+ Định hướng vào toàn bộ tài liệu.
+ Phân tích tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó.
+Xác định các mối liên hệ trong mỗi nhóm.
+ Xác định mối liên hệ giữa các nhóm.
59
3. 2. Quá trình giữ gìn
- Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá
trình ghi nhớ. Có 2 hình thức giữa gìn: tích cực và tiêu cực.
+ Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn được dựa trên sự tri giác đi, tri giác lại nhiều lần
đối với tài liệu một cách giản đơn.
+ Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu
đã được ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó. Kinh nghiệm “đi truy, về trao” của
học sinh chính là một cách ôn tập tích cực.
3.3. Quá trình tái hiện
- Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn.
- Các mức độ tái hiện:
+ Nhận lại: là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng
đó, hoặc tri giác lại cái gần giống với đối tượng trước đây đã được tri giác.
+ Nhớ lại: là hình thức nhớ lại không diễn ra sự tri giác lại đối tượng. Nhớ lại
không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tính
lôgic chặt chẽ và có chủ định.
Nhớ lại không chủ định là sự nhớ lại một cách tự nhiên một điều gì đó, khi gặp
một hoàn cảnh cụ thể, không cần phải xác định nhiệm vụ cần nhớ lại.
Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi phải có một sự cố gắng
nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại.
+ Hồi tưởng: là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ.
3.4. Sự quên
- Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định.
- Sự quên cũng có nhiều mức độ:
+ Quên hoàn toàn (không nhớ lại, cũng không nhận lại được).
+ Quên cục bộ (không nhớ lại nhưng nhận lại được).
Phát hiện của PenField cho thấy rằng: Không có sự quên hoàn toàn tuyệt đối, dù ta
có không bao giờ nhận lại và nhớ lại một điều gì đó đã gặp trước đây, thì nó vẫn còn để
lại dấu vết nhất định trên vỏ não chúng ta.
Ngoài trường hợp quên “vĩnh viễn” còn có trường hợp quên tạm thời. Nghĩa là một
thời gian dài không thể nhớ lại được, nhưng trong một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại
được. Đó là hiện tượng “sực nhớ”.
- Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định:
+ Người ta thường quên những cái gì không liên quan hoặc ít liên quan đến đời
sống, không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân.

60
+ Những cái gì không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của
cá nhân.
+ Người ta hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích thích mạnh.
+ Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái chi tiết, vụn vặt trước, quên
cái cụ thể chính yếu sau.
Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn,
về sau tốc độ giảm dần (quy luật E- bin- gao).
+ Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích, là một cơ chế tất yếu
trong hoạt động đúng đắn của trí nhớ.
Hiểu được các quy luật quên (nguyên nhân quên) giúp ta biết cách giữ gìn tốt tri
thức trong trí nhớ. Trong học tập, để nhớ tốt tri thức là phải thường xuyên ôn luyện và
thực hành. Thực tế cho thấy, nội dung tài liệu có ý nghĩa và liên quan với nhu cầu, hứng
thú và mục đích hoạt động của cá nhân thì được trí nhớ giữ gìn tốt và còn tạo ra cho nó
một chất lượng mới.
4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT
4.1. Làm thế nào để ghi nhớ tốt?
- Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, ý
thức được tầm quan trọng của tài liệu cần ghi nhớ.
- Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất, phù hợp với
tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ.
- Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, phải sử dụng các thao tác trí tuệ
để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm của bản thân.
4.2. Làm thế nào để giữ gìn tốt?
- Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu.
- Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi nhớ tài liệu (học bài nào xào bài ấy).
- Phải ôn tập xen kẽ, không nên ôn tập liên tục một môn học.
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập trong một thời gian dài.
- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.
4.3. Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?
- Quên không phải là mất tất cả, phải lạc quan tin tưởng rằng, nếu cố gắng ta sẽ hồi
tưởng lại được.
- Phải kiên trì hồi tưởng. Hồi tưởng sai thì thay đổi cách thức, biện pháp để hồi
tưởng lại.
- Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp nội dung tài liệu
mà ta cần nhớ lại.
- Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết
quả hồi tưởng.
- Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.

61
Chương 8: NGÔN NGỮ

1. NGÔN NGỮ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ


1.1. Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao tiếp.
Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (Tiếng nói là một hệ thống các kí
hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy).
1.2. Chức năng của ngôn ngữ
1.2.1. Chức năng chỉ nghĩa
Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho
chúng. Con người có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ngay cả khi chúng không có
trước mặt. Ngôn ngữ chỉ có ở con người, con vật không có ngôn ngữ, "ngôn ngữ" của con
vật không có nội dung đối tượng.
1.2.2. Chức năng khái quát hóa
Những từ, ngữ không chỉ một sự vật riêng lẻ, mà nó chỉ một loạt các sự vật, hiện
tượng có chung những thuộc tính bản chất. Chức năng này biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ
giữa ngôn ngữ với tư duy. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tư tưởng, ý nghĩ, nó phù hợp
nhất đối với sự tư duy trừu tượng- lôgic.
1.2.3. Chức năng thông báo
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó
thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người. Ví dụ, đang chuẩn bị đi làm, nghe đài báo
có mưa giông, ta liền mang áo mưa theo.
2. CÁC LOẠI NGÔN NGỮ
2.1. Ngôn ngữ bên ngoài
Là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, nó được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng.
2.1.1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm
thanh và được thu nhận bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói gồm hai loại:
đối thoại và độc thoại.
- Ngôn ngữ nói đối thoại: là loại ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người với
nhau, trong đó lúc này thì người này nói và người kia nghe, lúc khác thì người kia nói và
người này nghe. Trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên. Có
thể đối thoại trực tiếp (giáo viên hỏi học sinh trả lời) hoặc gián tiếp (qua điện thoại).
- Ngôn ngữ nói độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói và người
khác nghe. Ví dụ, giảng bài, đọc diễn văn,...
2.1.2. Ngôn ngữ viết: là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các kí
hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngôn ngữ viết có những
khó khăn nhất định như: người viết không thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như giọng

62
nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... và không biết được phản ứng của người đọc; người đọc thì
không thể bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp. Ngôn ngữ viết cũng có 2 loại: đối
thoại và độc thoại, nhưng viết đối thoại một cách gián tiếp như viết thư, còn viết độc thoại
là như viết sách, báo chẳng hạn.
2.2. Ngôn ngữ bên trong
Là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, nó giúp cho con người suy nghĩ
được, tự điều chỉnh, tự giáo dục được. Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện của
giao tiếp. Ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây:
- Không phát ra âm thanh. Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm, nhưng ngôn
ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự.
- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng: thường cả một câu hoàn chỉnh được rút
ngắn, đôi khi chỉ còn một từ mà thôi (chủ ngữ hoặc vị ngữ).
- Tồn tại dưới dạng những cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó quy định.
Ngôn ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong, nó có trước ngôn ngữ
bên trong, ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hóa của ngôn ngữ bên ngoài. Theo quan
niệm hiện đại thì ngôn ngữ bên trong có hai mức độ: ngôn ngữ nói bên trong và ngôn ngữ
bên trong thực sự. Ở mức độ đầu thì ngôn ngữ bên trong vẫn giữ nguyên cấu trúc của
ngôn ngữ bên ngoài, chỉ không phát ra thành tiếng mà thôi. Ở mức độ thứ 2 thì ngôn ngữ
bên trong mới có đầy đủ các đặc điểm nêu trên.
3. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của con người. Nhờ có sự
thạm gia của ngôn ngữ vào việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lý mà tâm lý của
con người khác hẳn về chất so với tâm lý của loài vật, đó là một công cụ góp phần làm
cho tâm lý con người mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát.
3.1. Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính
3.1.1. Đối với cảm giác: Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những nhạy cảm của cảm giác, làm
cho cảm giác của con người trở nên rõ ràng, đậm nét hơn. Ví dụ, về mùa đông nghe người
khác xuýt xoa "Trời lạnh quá!" ta cũng thấy lạnh hơn.
3.1.2. Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, hiệu quả, đầy
đủ, chính xác. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể tiến hành sự tri giác có chủ định (có mục
đích, có kế hoạch, có phương pháp), sự quan sát lâu dài đối với các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nhờ ngôn ngữ mà sự biểu đạt nhiệm vụ của tri giác dưới dạng ngôn ngữ
thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách được đối tượng khỏi bối cảnh (quy luật
về tính lựa chọn của tri giác) và xây dựng được hình ảnh trọn vẹn về đối tượng (quy luật
về tính trọn vẹn của tri giác).
3.2. Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính
3.2.1. Đối với tư duy: Ngôn ngữ gắn liền với tư duy của con người, tư duy dùng ngôn ngữ
làm phương tiện, vì thế tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của con vật-
nó mang tính gián tiếp, trừu tượng và khái quát.

63
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, đặc biệt là khi giải quyết các
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.
3.2.2. Đối với tưởng tượng: Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng trong quá trình hình
thành, biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới. Ngôn ngữ giúp con người chính xác hóa các
hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn
chúng lại với nhau, cố định lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ.
3.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ
Ngôn ngữ cũng tham gia tích cực vào hoạt động của trí nhớ, làm cho việc ghi nhớ,
giữ gìn và nhớ lại của con người trở nên có chủ định, có ý nghĩa (chứ không máy móc).
Ngôn ngữ còn là phương tiện để con người tiếp thu, lĩnh hội nền văn hóa xã hội,
nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.

64
Chương 9: XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM

1. KHÁI NIỆM TÌNH CẢM


Trong sự tác động qua lại của con người với thế giới khách quan, con người không
chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó nữa. Những hiện tượng tâm lý
biểu thị thái độ của con người với những cái mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như
thế gọi là cảm xúc và tình cảm.
1.1 Tình cảm là gì?
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
1.1.1. Phân biệt tình cảm và nhận thức
- Giống nhau:
+ Đều là sự phản ánh hiện thực khách quan .
+ Đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử.
- Khác nhau:

Nhận thức Tình cảm

+ Nội dung phản ánh: phản ánh những + Phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
thuộc tính và các mối quan hệ của bản tượng với nhu cầu, động cơ của con người.
thân thế giới.

+ Phạn vi phản ánh: phản ánh rộng, + Phản ánh hẹp, có tính lựa chọn (những
mọi sự vật, hiện tượng tác động vào sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thoả mãn
giác quan của chúng ta đều được ta hay không thoả mãn nhu cầu hoặc động cơ
nhận thức. của con người).

+ Phương thức phản ánh: bằng hình + Bằng những rung cảm.
ảnh, biểu tượng, khái niệm.

+ Quá trình hình thành: hình thành + Hình thành lâu dài và phức tạp.
nhanh chóng

+ Là quá trình tâm lý + Là thuộc tính tâm lý

+ Mức độ thể hiện tính chủ thể ít + Tính chủ thể đậm nét hơn.

65
- Mối quan hệ:
+ Nhận thức định hướng cho tình cảm, nhận thức đúng thì tình cảm đúng và ngược
lại. Định hướng
Nhận thức Tình cảm
Chi phối
+ Tình cảm làm cho nhận thức sâu sắc hơn, đôi khi lấn át cả nhận thức “ yêu quá
hoá si”.
“Để hiểu rõ một việc gì thì con người dùng lí lẽ, lí trí, nhưng khi hành động thì
phải có tình cảm đúng, ngược lại tình cảm có dồi dào lí trí mới vững” (Lê Duẫn).
1.1.2. Phân biệt xúc cảm và tình cảm
Tình cảm được hình thành và thể hiện qua xúc cảm theo những quy luật đặc trưng
của nó. Tuy nhiên xúc cảm và tình cảm có những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau:
+ Do hiện thực khách quan tác động vào cá nhân mà có.
+ Biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực.
+ Mang tính chất xã hội - lịch sử.
+ Trong nội dung và hình thức biểu hiện đều mang màu sắc chủ quan.
+ Những nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân.
- Khác nhau:

Xúc cảm Tình cảm

+ Có ở người và động vật + Chỉ có ở người

+ Là một quá trình tâm lý + Là một thuộc tính tâm lý

+ Xuất hiện trước + Xuất hiện sau

+ Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc + Có tính xác định và ổn định
vào tình huống,...

+ Thực hiện chức năng sinh học + Thực hiện chức năng xã hội (giúp con
(giúp cơ thể định hướng và thích nghi người định hướng và thích nghi với xã
với môi trường bên ngoài với tư cách là hội với tư cách một nhân cách).
một cá thể).

+ Gắn liền với phản xạ không điều kiện, + Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với
bản năng. định hình động lực thuộc hệ thống tín
hiệu thứ 2.

66
- Xúc cảm - tình cảm quan hệ mật thiết với nhau. Xúc cảm là cơ sở của tình cảm.
Những xúc cảm cùng loại được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá hình thành
nên tình cảm. Ngược lại tình cảm được hình thành sẽ ảnh hưởng trở lại xúc cảm, chi phối
xúc cảm và được biểu thị ra bằng xúc cảm.
Động hình hoá (định hình động lực) là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc
một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước.
Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
Tổng hợp hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời
nhờ phân tích thành một chủ thể.
1.1.3. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm
- Tính nhận thức: Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con
người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung
động và phản ứng cảm xúc là 3 yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó nhận thức được
xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
- Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức
năng xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội, chứ không phải là những phản
ứng sinh lý đơn thuần.
- Tính ổn định: Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là
những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân.
Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân
cách con người.
- Tính chân thực: Tính chân thực của tình cảm được thể hiện ở chỗ, tình cảm phản
ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che dấu (ngụy trang)
bằng những “động tác giả” (vờ như không buồn, nhưng thực ra buồn đến nẫu ruột).
- Tính đối cực (tính 2 mặt): Tính đối cực của tình cảm gắn liền với sự thoả mãn
nhu cầu của con người. Trong một số hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thoả
mãn, một số nhu cầu còn lại bị kìm hãm hoặc không được thoả mãn - tương ứng với điều
đó, tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực: yêu - ghét; vui - buồn;
tích cực - tiêu cực;...
1.1.4. Vai trò của tình cảm
Ông cha ta thường nói: tiếng cười làm tăng tuổi thọ. Tình cảm có vai trò vô cùng to
lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động,
giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự
thành công của mọi công việc phụ thuộc không nhỏ vào thái độ của con người đối với
công việc đó.
- Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi
chân lý. Ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm, chi phối tình cảm. Có thể nói, nhận thức
và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người. Vậy nên

67
những học sinh yêu thích học tập, luôn có kỳ vọng, khát khao thoả mãn những nỗi niềm nhận
thức lớn lao thì họ luôn năng nổ tìm kiếm và thành đạt trong học tập.
- Đối với hành động, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hành động, đồng thời
tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hành động. Tình cảm tạo ra sức
mạnh bên trong (ý chí, quyết tâm, nghị lực tự chủ...) để vượt qua khó khăn đạt mục tiêu
dự tính. Với sức mạnh trái tim, không một khó khăn nào có thể ngăn cản nổi, “yêu nhau
tam tứ núi cũng trèo; ngũ lục sông cũng lội; tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua”. Ngày nay
thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh với sức mạnh tình yêu lý tưởng họ đã đạp bằng mọi khó
khăn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Hoạt
động sáng tạo, tình cảm càng trở nên quan trọng hơn. Tình cảm càng làm cho hoạt động
trí tuệ trở nên minh mẫn, phong phú, đa dạng, hình ảnh trở nên đẹp đẽ, diệu huyền.
Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Trong hoạt động giáo dục tình cảm rất trọng yếu. Tình cảm là nội dung, điều kiện, là
phương tiện giáo dục. Muốn giáo dục nhân cách học sinh, trước hết nhân cách thầy giáo
phải ngời sáng. Không thể giáo dục lòng nhân ái cho học sinh bằng những câu, chữ có sẵn
mà phải bằng chính tâm hồn người thầy giáo.
1.2. Các mức độ tình cảm
Tình cảm của con người đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Xét từ
thấp đến cao, đời sống tình cảm của con người có những mức độ sau:
1.2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Đây là mức độ thấp nhất của tình cảm. Nó là một sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá
tình cảm giác nào đó. Ví dụ, cảm giác về màu xanh da trời gây cho ta một cảm xúc khoan
khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu. Cảm giác về màu đỏ gây cho ta một cảm xúc rạo rực, nhức
nhối...
Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ thể, nhất thời, không mạnh mẽ, gắn
liền với một cảm giác nhất định, và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.
1.2.2. Xúc cảm
Đó là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nhưng mạnh mẽ và rõ rệt hơn so với
màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất khái quát hơn và được chủ thể ý thức ít
nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Con người có 10 xúc cảm nền
tảng: hứng thú hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ,
khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi.
1.2.3. Xúc động và tâm trạng
Tuỳ theo cường độ, thời gian tồn tại và tính ý thức mà người ta chia xúc cảm thành
2 loại:
* Xúc động:
- Là xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra
xúc động, con người thường không làm chủ được bản thân mình (cả giận mất khôn).

68
- Xúc động diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn, theo từng “cơn”, ví dụ, ta
thường nói “cơn giận, cơn ghen” là vậy.
- Nguyên nhân gây ra xúc động mạnh là do những kích thích quá mạnh làm cho
các trung khu ở vỏ não bị hưng phấn hay ức chế vượt ngưỡng, lan toả rất nhanh, mất khả
năng phân tích tổng hợp, dẫn đến những thay đổi đột ngột về sinh lý của cơ thể.
* Tâm trạng:
- Là một dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong thời
gian lâu dài, vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của con người.
- Tâm trạng có 2 loại:
+ Tâm trạng tích cực: tạo cho con người tâm trạng hào hứng, phấn khởi, lạc quan,
tin tưởng,...
+ Tâm trạng tiêu cực: làm cho con người bi quan, chán chường, ảnh hưởng đến sức
khoẻ, đến năng suất lao động, hiệu quả công tác.
Các nhà tâm lý học Nhật Bản đã xác nhận rằng: một người thợ cả có tâm trạng
bình thường, mỗi cá nhân làm việc trung bình được 100% khối lượng công việc theo định
mức. Nếu người công nhân mang tâm trạng căng thẳng nào đó thì chỉ làm được 90% định
mức và số sản phẩm làm ra bị phế phẩm tăng lên 5 lần. Tâm trạng của người đó lan
truyền sang từ 8- 10 người công nhân khác xung quanh khiến số phế phẩm của cả kíp thợ
tăng lên, năng suất lao động giảm đi.
1.2.4. Tình cảm
Đó là thuộc tính tâm lý ổn định bền vững của nhân cách, nói lên thái độ của cá
nhân. So với các mức độ nêu trên, tình cảm có tính khái quát hơn, ổn định hơn và được
chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn. Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất
mạnh, thời gian tồn tại lâu dài và được ý thức rõ ràng - Đó là sự say mê. Có những say mê
tích cực (say mê học tập, nghiên cứu), có những say mê tiêu cực (còn gọi là đam mê: đam
mê cờ bạc, rượu chè,...).
1.3. Các loại tình cảm
Căn cứ vào đối tượng thoả mãn nhu cầu, người ta chia tình cảm thành 2 nhóm.
1.3.1. Tình cảm cấp thấp
Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu
cầu cơ thể (nhu cầu sinh học).
1.3.2. Tình cảm cấp cao
Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu tinh thần.
- Tình cảm đạo đức là loại tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả
mãn nhu cầu đạo đức của con người. Nó biểu hiện thái độ của con người đối với các yêu
cầu đạo đức, hành vi đạo đức (như tình mẫu tử, tình bầu bạn, tình huynh đệ, tình cảm
nhóm xã hội...).

69
- Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, liên
quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí
tuệ được biểu thị ở sự ham thích hiểu biết, óc hoài nghi khoa học, sự nhạy cảm với cái mới...
- Tình cảm thẩm mỹ là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về
cái đẹp. Nó biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực xung quanh, nó
ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp, thị hiếu cái đẹp của cá nhân.
- Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động
nào đó, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó.
- Tình cảm mang tính chất thế giới quan là mức độ cao nhất của tình cảm con
người. Ở mức độ này, tính chất trở nên rất bền vững và ổn định, có tính khái quát cao, có
tính giá trị và tính ý thức cao, trở thành một nguyên tắc trong thái độ và hành vi của cá
nhân (ví dụ, tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái...).
1.4. Các quy luật của tình cảm
1.4.1. Quy luật “thích ứng”
- Một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc
nào đó có hiện tượng thích ứng, mạng tính chất “chai sạn” của tình cảm. Dân gian vẫn
thường nói “gần thường xa thương” là vậy.
- Vận dụng:
+ Rèn luyện cho học sinh thích ứng với điều kiện và hoạt động mới.
+ Trong dạy học, giáo dục để tránh hiện tượng “chai sạn”, giáo viên cần:
. Thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học, giáo dục.
. Sử dụng phượng tiện trực quan.
. Nội dung bài giảng phải được chế biến hấp dẫn và mới lạ.
. Ngôn ngữ phong phú, có ngữ điệu, “giáo viên như một diễn viên” (Makarencô)
Ví dụ: Trong dạy học, không nên phê bình mãi một khuyết điểm, nó sẽ làm cho
học sinh thêm gan lì.
1.4.2. Quy luật “cảm ứng” (hay tương phản)
Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi
của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc
nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” trong tình cảm. Ví dụ, Trong văn học người ta
xây dựng nhân vật phản diện càng độc ác, tàn bạo bao nhiêu thì độc giả càng có cảm tình
với nhân vật chính diện. Hoặc khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo
viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá đó nằm trong một loạt bài khá ta
đã gặp trước đó.
1.4.3. Quy luật “pha trộn”
- Trong cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau xảy
ra cùng một lúc, nhưng không loại trừ nhau, mà “pha trộn” vào nhau. Ví dụ: “giận mà

70
thương”, “thương mà giận”; sự “ghen tuông” trong tình yêu; “thương cho roi cho vọt”...
cũng đều do quy luật này tạo nên.
- Vận dụng: Từ việc thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn trong tình cảm
con người dễ thông cảm, chia sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của nhau.
1.4.4. Quy luật “di chuyển”
- Tình cảm của con người có thể “di chuyển” từ đối tượng này sang đối tượng
khác: “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”; hay “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau
ghét cả tông chi họ hàng” (ca dao).
- Vận dụng:
+ Cần kiểm soát thái độ, cảm xúc của mình, tránh tình trạng “vơ đũa cả nắm”, đặc
biệt với nghề giáo viên cần phải “vệ sinh” tâm lý trước khi đến lớp.
+ Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, lấy tình cảm cá nhân
để giải quyết việc tập thể.
1.4.5. Quy luật “lây lan”
- Tình cảm của con người có thể truyền (lây) từ người này sang người khác. Hiện
tượng “vui lây”, “buồn lây”, “đồng cảm”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là những biểu
hiện của quy luật “lây lan” tình cảm.
Lơbon: “Lây lan là một nạn truyền nhiễm, nó phát triển theo nguyên tắc cộng hưởng,
nó tỉ lệ thuận với số đông người, càng đông người bao nhiêu càng lây lan bấy nhiêu”.
- Vận dụng:
+ Giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể.
+ Trong tập thể cần xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng tập thể
học sinh tương thân tương ái “niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nữa”, có biện pháp ngăn
chặn những dư luận, tin đồn thất thiệt gây hoảng loạn.
Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này đến chủ thể khác không phải là
con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
1.4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp
hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, một
phạm vi đối tượng). Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm (dương tính)
thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng
hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá mà thành.
- Vận dụng:
+ Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
+ Người thực việc thực là kích thích dễ gây rung động nhất.

71
Chương 10: Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ


1.1.Ý chí là gì?
Quá trình làm ra của cải vật chất và tinh thần để đảm bảo sự tồn tại, phát triển, con
người luôn luôn gặp phải khó khăn nhất định. Trước tình hình đó, con người phải tự khắc
phục, vượt qua khó khăn để đạt được mục đích dự tính. Khả năng tâm lý cho phép con
người vượt qua những khó khăn để thực hiện hành động theo mục đích dự tính là ý chí.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Ta thường nói người này có ý chí, người kia thiếu ý chí ...
Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong
thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ,
lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục
đích đề ra.
Ý chí là hình thức tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con
người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo
đức. Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ mạnh yếu, mà điều chủ yếu
là ở nội dung đạo đức của ý chí.
Như vậy ý chí nói lên mặt sức mạnh tinh thần quy định sự thành bại của một hành
động nhất định. Ví dụ, Chị Ngô Thị Tuyển trong kháng chiến chống Mỹ đã từng vác hòm
đạn 98 kg, nặng gấp đôi trọng lượng của bản thân Chị.
1.2. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
Trong quá tình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của
con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách
là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ.
Dưới đây là một số phẩm chất ý chí cơ bản của nhân cách.
- Tính mục đích (là hình ảnh tâm lý - kết quả cuối cùng cần đạt được)
+ Tính mục đích của ý chí là những kỹ năng của con người luôn luôn biết đề ra,
điều khiển, điều chỉnh mọi hành động theo những mục đích gần xa nhất định và biết tổ
chức thực hiện các hành vi của mình theo mục đích mục tiêu ấy.
+ Tính mục đích của ý chí nói lên tính đúng đắn, chính xác, tính lịch sử xã hội của
hành động con người.
+ Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính
giai cấp của nhân cách mang ý chí.
Vì vậy khi xem xét hành động cá nhân phải xem mục đích hành động cho ai, vì ai,
vì cái gì?
72
- Tính độc lập
Đó là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện
hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác
động bên ngoài.
Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh, chống
lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai.
- Tính quyết đoán
Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán,
cân nhắc kỹ càng, chắc chắn. Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng
cảm. Người quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng
lúc, không dao động và hoài nghi.
- Tính kiên cường
Nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp
thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác định.
- Tính dũng cảm
Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy
hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân.
- Tính tự kiềm chế, tự chủ
Đó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những
hoạt động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể.
Tóm lại, các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên luôn gắn bó hữu cơ với nhau,
hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người. Các phẩm chất ấy được thể hiện trong
các hành động ý chí.
2. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2.1. Hành động ý chí là gì?
- Hành động là một bộ phận cấu thành của hoạt động, được thúc đẩy bởi động cơ
của hoạt động và bao giờ cũng có mục đích nhất định.
- Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục
khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
- Hành động ý chí có 3 loại (đơn giản; cấp bách; phức tạp)
* Hành động ý chí có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại, vì vậy ý chí là sự phản
ánh hiện thực khách quan.
+ Nguồn gốc kích thích hành động ý chí không phải là cường độ vật lý của kích
thích mà là cơ chế động cơ hoá hành động, trong chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích
để từ đó quyết định có hành động hay không.

73
+ Hành động ý chí có mục đích được ý thức một cách rõ ràng và chứa đựng nội
dung đạo đức.
+ Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành
để đạt được mục đích.
+ Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có
sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
2.2. Cấu trúc của hành động ý chí
Một hành động ý chí điển hình thường có 3 giai đoạn (thành phần) sau đây:
- Giai đoạn chuẩn bị: Là giai đoạn chủ thể thực hiện các thao tác trí tuệ để suy
nghĩ, cân nhắc các mối liên hệ, quan hệ, các khả năng có thể xảy ra. Gồm các khâu:
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ: trong giai đoạn này con người ý thức
một cách rõ ràng mục đích hành động của mình, đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục
đích, động cơ nổi bật.
+ Lập kế hoạch hành động để đạt được mục đích với những phương tiện và biện
pháp cụ thể.
+ Quyết định hành động
Đấu tranh động cơ là một quá trình vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ
những ý hướng chung chung đến những ý định cụ thể, rõ ràng. Đấu tranh động cơ bao giờ
cũng được kết thúc bằng một quyết định- mục đích cụ thể cần đạt được của hành động.
Học tập là một hành động ý chí điển hình. Xác định rõ mục đích học tập đúng đắn
có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Vậy nên, thầy cô
giáo phải biết giúp học sinh khẳng định rõ ràng, đúng đắn lời đáp cho câu hỏi: học cho ai?
học để làm gì? Có như thế học sinh mới có thể gạt bỏ được những mục tiêu mang tính vật
chất, vụ lợi trước mắt, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, mở mang trí tuệ, phát
triển nhân cách, góp phần làm bảo tồn và làm phát triển sự nghiệp cha ông.
- Giai đoạn thực hiện hành động: Đây là sự chuyển biến từ ý thức, nguyện vọng
thành hiện thực. Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới 2 hình thức:
+ Hình thức hành động bên ngoài.
+ Hành động ý chí bên trong.
Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi
phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định. Có hai loại trở
ngại, khó khăn: khó khăn bên trong (chủ quan) và các khó khăn bên ngoài (khách quan).
Sự nỗ lực ý chí được biểu hiện dưới 2 dạng cơ bản sau:
+ Gia tăng hoặc kìm hãm hành động bên ngoài. Gia tăng cường độ hành động khi
mục đích, phương tiện, biện pháp được lựa chọn là đúng đắn song khi thực hiện còn vấp
nhiều trở ngại cần khắc phục để vượt qua. Trường hợp này, tính dũng cảm, bền bỉ, thông
minh sáng tạo của ý chí được bộc lộ rõ ràng.

74
+ Kìm hãm hành động bên ngoài tức là tiến hành hành động ý chí bên trong, là sự
kiểm tra, kiểm soát hành vi của bản thân cho phù hợp với kích thích tác động. Trường hợp
này, năng lực ý chí biểu hiện ở sự quyết tâm cao độ của bản thân để kiềm chế mình nhằm
đạt mục tiêu dự tính. Các hoạt động trí tuệ, hành động ý chí bên trong có tác dụng thiết
thực nâng cao hiệu quả. Vì lẽ đó, để tiếp thu lĩnh hội tri thức tốt, trong học tập, học sinh
phải thực sự là chủ thể của hoạt động học- trực tiếp tổ chức và thực hiện hành động với
quyết tâm cao nhất.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Đây là bước cuối cùng của hành
động ý chí được thực hiện nhằm đánh giá lại kết quả hành động đã đạt được. Đánh giá kết
quả hành động biểu hiện trong sự hài lòng, thoả mãn hoặc chưa thoả mãn, chưa hài lòng.
Điều đáng chú ý là đánh giá kết quả hành động chịu ảnh hưởng lớn của quan điểm
chính trị xã hội, quan điểm đạo đức... của nhân cách. Vậy muốn làm tốt khâu này, thầy
giáo cần có tầm nhìn đúng đắn, khoa học, hết lòng thương yêu và tôn trọng nhân cách học
sinh.
Tóm lại một hành động ý chí luôn tồn tại 3 khâu cơ bản. Các khâu này không đơn
giản diễn ra theo tiến trình vừa trình bày ở trên mà chúng quan hệ biện chứng với nhau, lồng
chéo vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy hành động ý chí luôn phát triển đi lên.
2.3. Hành động tự động hoá: kỹ xảo và thói quen
Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Tuy nhiên hoạt động của
con người không chỉ bao gồm toàn những hành động ý chí. Bên cạnh nó, con người còn
có một loại hành động phối hợp, hỗ trợ cho hành động ý chí. Đó là hành động tự động
hoá.
2.3.1. Hành động tự động hoá là gì?
Hành động tự động hoá vốn là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do lặp đi lặp
lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự động hoá, không cần có sự kiểm soát
trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
Ví dụ: Khi mới tập đánh máy thì việc đánh máy là một hành động có ý thức, thị
giác của ta vừa tập trung vào bàn phím, vừa tập trung vào màn hình. Khi đã thành thạo rồi
ta không cần phải nhìn vào bàn phím, màn hình nữa mà mọi thao tác vẫn diễn ra một cách
chính xác, nghĩa là hành động đã trở nên tự động hoá.
2.3.2. Phân loại hành động tự động hoá
Có hai loại hành động tự động hoá: kỹ xảo và thói quen.
2.3.1.1. Khái niệm về kỹ xảo và thói quen
+ Kỹ xảo vốn là những hành động có ý thức, có ý chí đã được tự động hoá hoàn
toàn nhờ luyện tập.
+ Thói quen cũng vốn là những hành động có ý thức, có ý chí đã được tự động hoá
hoàn toàn hoặc một phần do luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần và đã ổn định, ăn sâu vào
nếp sống con người như một nhu cầu.
2.3.1.2. Hành động kỹ xảo có những đặc điểm sau:

75
+ Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra bằng thị giác.
+ Động tác mang tính chất khái quát, nhuần nhuyễn, không có động tác thừa, kết
quả cao, ít tốn kém năng lượng thần kinh và bắp thịt.
2.3.1.3. Phân biệt kỹ xảo và thói quen

Kỹ xảo Thói quen

+ Mang tính chất kỹ thuật + Mang tính chất nhu cầu, nếp sống

+ Ít gắn với tình huống + Luôn gắn với tình huống cụ thể

+ Có thể bị mai một nếu không thường + Bền vững, ăn sâu vào nếp sống
xuyên luyện tập, củng cố.

+ Con đường hình thành chủ yếu của kỹ + Hình thành bằng nhiều con đường
xảo là luyện tập có mục đích và có hệ khác nhau, kể cả con đường tự phát, bắt
thống. chước.

+ Được đánh giá về mặt kỹ thuật thao + Được đánh giá về mặt đạo đức: có
tác: có kỹ xảo mới tiến bộ; có kỹ xảo cũ thói quen tốt, thói quen xấu; có thói
lỗi thời. quen có lợi, có thói quen có hại.

Trên thực tế cuộc sống, kỹ xảo, thói quen là những hành động tự động hoá hoàn
toàn độc lập nhau song cũng có thể là một hành động nhưng được xem xét dưới hai góc
độ khác nhau đó.
Ví dụ: Viết đẹp là kỹ xảo của viết. Viết đẹp thường xuyên trong mọi lúc mọi khi là
thói quen về hành động đó.
2.3.3. Quy luật hình thành kỹ xảo
Quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo diễn ra theo các quy luật sau:
2.3.3.1. Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo: Trong quá trình luyện tập, kỹ
xảo có sự tiến bộ không đồng đều.
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần. Ví dụ, khi
mới luyện tập nhảy cao,nhảy một cách tự do thì tiến bộ rất nhanh nhưng khi đi vào tập
đúng kỹ thuật nhảy ngữa người thì tiến bộ rất chậm.
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định
nó lại tăng nhanh. Ví dụ, kỹ xảo đọc viết tiếng nước ngoài lúc đầu chậm sau nhanh dần.
+ Có nhiều trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời dừng lại sau đó
tăng dần. V í d ụ, kỹ xảo tính toán khi dùng máy tính lúc đầu kỹ xảo tính bị tụt xuống.
Nắm được quy luật này, khi hình thành kỹ xảo cần phải kiên trì, không nóng vội,
không chủ quan để luyện tập có kết quả.

76
2.3.3.2. Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập
Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối
với nó mà thôi. Kết quả đó gọi là “đỉnh” của phương pháp luyện tập đó. Muốn đạt được
kết quả cao hơn ta phải thay đổi phương pháp luyện tập (để có “đỉnh” cao hơn).
Quy luật này cho ta thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp
dạy, học tập và công tác.
2.3.3.3. Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới
Trong quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo đã có (cũ) ảnh hưởng rõ rệt
đến việc hình thành kỹ xảo mới. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hướng sau:
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới, làm cho kỹ xảo
mới hình thành nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn. Đó là hiện tượng di chuyển (hay
còn gọi là cộng) kỹ xảo. Ví dụ, đã biết đánh máy chữ (máy cơ) thì việc soạn thảo văn bản
bằng máy vi tính dễ dàng hơn. Khi học một ngoại ngữ thành thạo sẽ tạo thuận lợi cho việc
học ngoại ngữ thứ hai.
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới, đó là
hiện tượng “giao thoa” kỹ xảo. Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi, khi chuyển sang
chơi cầu lông những động tác séc bít, cắt xoáy bóng bàn lúc đầu cũng được sử dụng để
séc bít, đỡ cầu. Điều đó làm cho việc chơi cầu lông khó khăn hơn. Học tiếng nước ngoài
mà nói viết theo ngữ pháp tiếng Việt.
Do đó, khi luyện tập hình thành kỹ xảo mới cho học sinh ta cần tìm hiểu và tính
đến các kỹ xảo đã có ở học sinh.
2.3.3.4. Quy luật dập tắt kỹ xảo
Một kỹ xảo được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường
xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể bị mất hẵn (bị dập tắt). Ví dụ, một người chơi
bóng bàn giỏi, nhưng không luyện tập, củng cố thường xuyên, thì những kỹ năng, kỹ xảo
trong việc thực hiện các thao tác chơi bóng sẽ bị mai một đi.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy có sự dập tắt kỹ xảo tạm thời, khi con người có những
xúc động mạnh mẽ, khi bị mệt mỏi.
Quy luật này cho ta thấy rõ việc “văn ôn võ luyện” có tầm quan trọng đến nhường nào.
* Những điều cần chú ý khi hình thành kỹ xảo
+ Phải thông hiểu mục đích, ý nghĩa của kỹ xảo, nắm được các quy chế thường
xuyên luyện tập, có hứng thú, tự tin và quyết tâm trong học tập.
+ Tập trung ý chí cao độ khi luyện tập.
+ Luyện tập có kế hoạch, đều đặn, thường xuyên.
+ Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.
+ Thay đổi điều kiện, phương pháp luyện tập một cách linh hoạt.

77
2.3.4. Con đường hình thành thói quen
Thói quen được hình thành từ nhiều con đường khác nhau (tự giác, tự phát).
- Sự lặp đi lặp lại một cách đơn giản các cử động, hành động không chủ định. Ví
dụ, động tác hoa tay khi nói chuyện, lặp đi lặp lại từ nhiều lần mà người nói không biết
như “thì”, “coi như”,...
- Con đường “bắt chước”. Ví dụ, thiếu niên bắt chước người lớn hút thuốc dần dần
thành thói quen.
- Con đường giáo dục và tự giáo dục thói quen là quan trọng nhất. Để giáo dục thói
quen cho học sinh cần:
+ Tạo niềm tin cần thiết về các thói quen cần có.
+ Tạo môi trường thúc đẩy sự hình thành, phát triển các thói quen đó.
+ Học sinh phải tự giác kiểm soát quá trình thực hiện.
+ Đấu tranh chống các thói quen có hại.
+ Thường xuyên củng cố các thói quen tốt đang được hình thành.
Makarenkô đã từng nói: “Giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì
giống như xây dựng toà lâu đài trên bãi cát”.
* Kỹ năng vẫn còn là hành động ý chí, đòi hỏi phải “động não”, suy xét, tính toán,
phải có nỗ lực của ý chí thì mới hoàn thành được. Chỉ khi nào kỹ năng đã được củng cố
vững chắc, trở nên tự động hoá, hoặc bán tự động hoá, thì mới biến thành kỹ xảo. Kỹ xảo
là kỹ năng đã được củng cố và tự động hoá.

78
Chương 11: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

1. NHÂN CÁCH
1.1. Khái niệm chung về nhân cách
1.1.1. Nhân cách là gì?
1.1.1.1. Khái niệm con người, cá nhân, cá tính, nhân cách
- Con người: là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, “là một thực thể sinh
vật- xã hội và văn hoá”. C. Mác đã viết: “Con người chỉ khác con vật ở hiện tượng duy
nhất là trong con người có ý thức thay thế bằng bản năng”.
- Cá nhân: dùng để chỉ một con vật cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã
hội. Bất cứ một người nào, dù đứa trẻ sơ sinh hay người trưởng thành, người khoẻ mạnh
hay người bệnh tật, không phụ thuộc vào các phẩm chất và đặc điểm của họ đều là cá
nhân. Thuật ngữ “cá nhân” chỉ bất cứ một con người nào tồn tại trong mọi cộng đồng.
- Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai trong tâm lý hoặc sinh lý
của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân).
- Nhân cách: khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân
với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người- người,
của hoạt động có ý thức và giao tiếp.
*Rubinstein: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, con người
là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một
cách có ý thức”.
1.1.1.2. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949
G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách.
- Quan điểm sinh vật hoá nhân cách: nhân cách được coi là bản năng vô thức
(S.Freud), là đặc điểm hình thể (Kretchmer), là ở góc mặt (C.Lômbrôzô),…
- Quan điểm xã hội hoá nhân cách lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng
xóm) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân đó.
- Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã
hội, có bản chất xã hội - lịch sử như:
+ “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và
đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A.G.Côvaliôv).
+ “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất
tâm lý, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội” (E.V.Sôrôkhôva).
Từ những điều nêu trên, có thể nêu lên định nghĩa về nhân cách như sau: Nhân
cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc
và giá trị xã hội của con người.

79
Quan niệm truyền thống của con người về nhân cách: Nhân cách không phải là
toàn bộ tính chất hay thuộc tính tâm lý của một cá nhân mà là “phẩm giá con người”.
Như vậy nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người,
mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên
bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính
tâm lý tạo thành nhân cách thường biển hiện trên 3 cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp
độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
1.1.2.1. Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài
của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa các cấp độ: bên trong cá
nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân. Đó chính là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt
động, giao tiếp của nhân cách.
1.1.2.2. Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi
cá nhân; những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân, quy định giá
trị xã hội làm người của mỗi cá nhân. Vì thế các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất nhân
cách tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi.
Vận dụng: Chính vì thế trong dạy học giáo viên có thể dự kiến được hành vi của
học sinh trong từng tình huống nhất định để điều khiển, điều chỉnh hành động của học
sinh theo hướng tích cực. Giáo viên có thể xác định một cách có căn cứ và chính xác phải
tiến hành việc giáo dục nhằm hình thành nhân cách của học sinh theo hướng nào, những
mặt những nét nào cần được củng cố, phát triển và mặt nét nào không cần thay đổi.
1.1.2.3. Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách là sản phẩm của xã hội, là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Vì thế
nhân cách mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt
động muôn màu muôn vẻ và đa dạng nhằm cải tạo thế giới và bản thân mình.
Vận dụng:
+ Giáo viên cần phải tổ chức, đưa học sinh vào nhiều hoạt động học tập, xã hội
mang tính tập thể để các em phát huy tính tích cực hoạt động của mình, nhận thức thế
giới, nhận thức bản thân mình theo sự đánh giá của người khác và so sánh với người khác.
Đó là con đường cơ bản để nhân cách hình thành và phát triển.
+ Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu, vậy giáo viên phải lựa chọn và giáo dục
cho học sinh những nhu cầu thiết thực, phù hợp với yêu cầu, điều kiện xã hội nhằm tạo
động cơ cho học sinh hành động.
1.1.2.4. Tính giao tiếp của nhân cách
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và
trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Chính vì vậy, C.Mác - Ăngghen

80
nhận định: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các
cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”.
Vận dụng: Một nguyên tắc giáo dục cơ bản là “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể.
Cho nên người giáo viên là người tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát sự tác động của môi
trường đối với từng học sinh. Hay nói cách khác, công tác quan trọng nhất của người giáo
viên là việc tổ chức và lãnh đạo các tập thể hoc sinh.
1.1.3. Bản chất của nhân cách
- Nhân cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ. Nhân cách thể
hiện sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc
thù trong đời sống tinh thần của mỗi con người.
- Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là cấu tạo
tâm lý mới.
- Nhân cách có khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh từ phía xã hội. Khả
năng này khác nhau tuỳ theo lứa tuổi, trình độ phát triển của nhân cách.
- Nhân cách có cấu trúc xác định. Các phần tử tạo nên nhân cách liên hệ với nhau
rất hữu cơ làm cho nhân cách có tính trọn vẹn.
1.2. Các kiểu nhân cách:
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại kiểu nhân cách
1.2.1. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị
- Spranger (nhà tâm lí học Đức) cho rằng có 6 kiẻu nhân cách cơ bản:
+ Người lí thuyết
+ Người chính trị
+ Người kinh tế
+ Người thẩm mỹ
+ Người vị tha
- Karen Horney (nhà tâm lý học Mỹ) đại diện của phái phân tâm học, chia làm 3
kiểu nhân cách:
+ Kiểu người nhường nhịn (bị áp đảo)
+ Kiểu người công kích (mạnh mẽ)
+ Kiểu người hờ hững (lạnh lùng)
1.2.2. Phân loại nhân cách qua giao tiếp (4 kiểu)
- Người thích sống bằng nội tâm
- Người thích giao tiếp hình thức
- Người nhạy cảm
- Người ba hoa

81
1.2.3. Phân loại nhân cách qua bộc lộ bản thân trong hoạt động và giao lưu
- Nhân cách hướng ngoại (thích giao tiếp, thích bắt chuyện, thích làm quen)
- Nhân cách hướng nội (ngại tiếp xúc, suy tư, khép mình)
1.2.4. Về kiểu nhân cách sinh viên
- Kiểu W: đó là những SV học tập nhằm mục đích chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai, họ ít quan tâm đến các hoạt động chung và các lĩnh vực tri thức khác.
- Kiểu X: đó là những SV chỉ lao vào học những môn học mà họ cho là nó cung
cấp những tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống nói chung, họ không quan tâm đến việc
tham gia công việc xã hội.
- Kiểu Y: cố gắng đạt kết quả cao trong học tập, nhưng cũng tích cực tham gia các
hoạt động chung.
- Kiểu F: thường quan tâm đến các hoạt động xã hội ở trường hơn là bản thân các
môn khoa học và nghề nghiệp.
1.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách
1.3.1. Cấu trúc nhân cách là gì?
Là sự sắp xếp các tính chất, thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể tương
đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
1.3.2. Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách
- A.G.Côvaliov cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm: các quá trình tâm lý, các
trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý.
- Có quan điểm coi nhân cách gồm 3 lĩnh vực cơ bản: nhận thức, tình cảm và ý chí.
- K.K.Platonov nêu ra 4 tiểu cấu trúc nhân cách:
+ Sinh học (khí chất, giới tính, lứa tuổi, đặc điểm bệnh lý)
+ Đặc điểm của quá trình tâm lý (trí tuệ, trí nhớ, ý chí, đặc điểm của cảm xúc, cảm
giác,…)
+ Vốn kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, năng lực,…)
+ Xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin,…)

82
- Quan điểm truyền thống của VN về cấu trúc nhân cách

Phẩm chất (Đức) Năng lực (Tài)

+ Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị): + Năng lực xã hội hoá: khả năng thích
thế giới quan, lý tưởng, niềm tin,… ứng, hoà nhập, tính nềm dẻo, cơ động,…

+ Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): + Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể hiện
cái nết, đức tính, các thói, tật,... tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng, cái bản
lĩnh của cá nhân.

+ Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự + Năng lực hành động: khả năng hành
chủ, tính kỷ luật, tính quả quyết, tính phê động có mục đích, chủ động tích cực, có
phán. hiệu quả.

+ Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, + Năng lực GT: khả năng thiết lập & duy
tính khí,... trì mối quan hệ với người khác.

- Quan điểm khá phổ biến xưa nay coi nhân cách gồm 4 thuộc tính tâm lý phức
hợp: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH
2.1. Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cách
2.1.1. Xu hướng nhân cách
- Hoạt động của cá nhân bao giờ cũng hướng vào một mục tiêu nhất định, “vấn đề
xu hướng trước hết là câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt
động con người”.
- Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân và quy định
sự lựa chọn các thái độ của nó.
Các biểu hiện của xu hướng
a. Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại
và phát triển.
- Các đặc điểm cơ bản của nhu cầu:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: đã là nhu cầu về một cái gì đó, về một đồ
vật có tính vật chất hay về một kết quả hoạt động thì đều có đối tượng.
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó qui định.
+ Nhu cầu có tính chu kỳ.
+ Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật là mang bản
chất xã hội.
- Có 2 loại nhu cầu:
+ Nhu cầu vật chất: gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như ăn, ở, mặt,…

83
+ Nhu cầu tinh thần: nhận thức, thẩm mỹ, lao động, giao lưu,…
- Khi nào thì nhu cầu trở thành động lực? khi cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ
và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nhu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của mình (thiếu nó
thì cá nhân không thể tồn tại và phát triển được).
Vận dụng: Giáo dục nhân cách được quy tụ về việc giáo dục nhu cầu đúng đắn.
Giúp học sinh có được những nhu cầu đúng đắn trong học tập, rèn luyện, từ đó ý thức
được tầm quan trọng của nhu cầu để biến nó thành động lực học tập.
b. Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình
hoạt động.
- Đặc trưng của hứng thú: tính có ý thức (hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng đối với
cuộc sống của mình); lực hấp dẫn (cảm tình, thiện cảm, đam mê,…)
- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động, ở sự thích thú.
- Hứng thú làm nảy sinh khác vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động
nhận thức, tăng sức làm việc. Vì vậy, khi được làm việc phù hợp với hứng thú của mình,
dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải mái và thu được hiệu
quả cao.
- Vai trò của hứng thú:
+ Hứng thú là điều kiện quan trọng nhất để có thái độ sáng tạo đối với hoạt động.
Thái độ sáng tạo đối với lao động là luôn tìm cách hoàn thành hoạt động ấy một cách tốt
nhất. Lúc này hứng thú đã mở rộng tầm mắt của con người.
+ Đối với hoạt động học tập hứng thú giữ vai trò đặc biệt to lớn. Có hứng thú với
môn học là có tính chất quyết định để học tốt môn học ấy.
Nội dung học thú vị, đáp ứng được xu hướng nhận thức sẽ thúc đẩy việc học lĩnh
hội tri thức sâu sắc.
Muốn làm cho học sinh lý thú đối với việc học phải dựa vào 2 cơ sở tâm lý sau đây:
• Dựa vào những hứng thú đã có sẵn ở học sinh.
• Hình thành được những hứng thú mới.
+ Sự say mê với công việc làm cho sức tập trung chú ý cao, dù khó khăn phức tạp
cũng cảm thấy thoải mái và thu kết quả cao.
c. Lý tưởng: là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn
chỉnh, có sức lôi cuốn con người vương tới nó.
- Lý tưởng khác với ước mơ ở chỗ, trong lý tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu
sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vương tới lý tưởng, đồng thời
chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình. Ước mơ cũng có thể
là cơ sở cho sự hình thành lý tưởng cao đẹp sau này.

84
- Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn. Hình ảnh lý tưởng bao giờ
cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” có trong hiện thực, đồng thời lý tưởng bao giờ
cũng là cái gì đó có thể đạt được trong tương lai, nó đi trước cuộc sống và phản ánh xu
thế phát triển của con người nên nó có tính lãng mạn.
- Lý tưởng mang tính lịch sử và giai cấp. Lý tưởng của người nông dân trong xã
hội phong kiến khác với lý tưởng của người nông dân sống dưới chế độ XHCN; lý tưởng
của các nhà tư sản khác với lý tưởng của nhà cộng sản.
- Lý tưởng có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là
động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.
*Lý tưởng nghề nghiệp và giáo dục lý tưởng cho học sinh
• Yêu thiết tha nghề nghiệp của mình, không ngừng tìm tòi sáng tạo nhằm
làm cho trình độ nghề nghiệp của mình ngày càng đạt đến đỉnh cao mới.
• Giáo dục lý tưởng cho học sinh phải tiến hành một hệ thống biện pháp, đặc
biệt phải tổ chức tốt hoạt động học tập.
d. Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác
định phương châm hành động của con người. Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy
vật biện chứng, mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
e. Niềm tin: là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri
thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý vững bền trong mỗi
cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm
đã chấp nhận.
2.1.2. Hệ thống động cơ của nhân cách
A.N.Lêônchiev cho rằng: “Sự hình thành nhân cách con người biểu hiện về mặt
tâm lý trong sự phát triển về mặt động cơ của nhân cách”.
- Các nhà tâm lý học tư sản giải thích nguồn gốc của động cơ chủ yếu trên bình
diện sinh vật, coi bản năng là nguồn năng lượng, động lực chủ yếu thúc đẩy con người
hoạt động.
- Các nhà tâm lý học Xô Viết lại quan niệm: Những đối tượng đáp ứng nhu cầu
này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan một khi chúng bộc lộ ra, được chủ
thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Khi ấy nó trở thành động cơ
của hoạt động. Chẳng hạn, X.L.Rubinstein quan niệm: “Động cơ là sự quy định về mặt
chủ quan hành vi của con người bởi thế giới. Sự quy định này được thực hiện gián tiếp
bằng quá trình phản ánh động cơ đó”.
- Có nhiều cách phân loại động cơ:
+ Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ.
+ Động cơ quá trình (ví dụ, trẻ chơi nhằm thoả mãn nhu cầu chơi) và động cơ kết
quả (hướng vào việc làm ra sản phẩm).
+ Động cơ gần và động cơ xa.

85
+ Động cơ cá nhân, động cơ xã hội và động cơ công việc…
- Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, lý
tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách,
chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.
2.2. Tính cách
Nét tính cách: là nét phẩm chất tâm lý có tính ổn định, thường xuyên biểu hiện
trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, biểu thị nhân cách của một người.
2.2.1. Tính cách là gì? Là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ
thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói
năng tương ứng.
Các từ thường dùng hàng ngày như “tính tình”, “tính nết”, “tư cách”,… là để chỉ
tính cách. Nét tính cách tốt được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần”… Nét tính cách
xấu được gọi là “thói”, “tật”…
2.2.2. Cấu trúc của tính cách
“Nếu bạn hình dung các nét tính cách riêng lẻ một cách hoàn toàn tách rời, thì tất
nhiên bạn không xác định được tính cách của một người, mà phải nắm lấy hệ thống các
nét tính cách và hãy nghiên cứu xem trong hệ thống ấy những nét nào nổi lên, những nét
nào bị chìm xuống…" (Paplov).
Cấu trúc của tính cách bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách
nói năng tương ứng.
- Hệ thống thái độ cá nhân gồm 4 mặt sau:
+ Thái độ đối với tập thể và xã hội thể hiện qua: lòng yêu nước, yêu CNXH; thái
độ chính trị; tinh thần đổi mới; tinh thần hợp tác cộng đồng,…
+ Thái độ đối với lao động: lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ
luật, tiết kiệm, đem lại năng xuất cao…
+ Thái độ đối với mọi người: lòng yêu thương con người, quý trọng con người, có
tinh thần đoàn kết tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành, thẳng thắn, công bằng,…
+ Thái độ đối với bản thân: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình,…
- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng: Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài
của hệ thống thái độ nói trên. Trong đó thái độ là mặt nội dung, mặt chủ đạo, còn hành vi,
cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng thống nhất hữu cơ với
nhau.
Cả hai hệ thống trên đều có quan hệ chặt chẽ với xu hướng, tình cảm ,ý chí , khí
chất, kỹ xảo, thói quen và vốn tri thức của cá nhân.
2.3. Khí chất
2.3.1. Khí chất là gì? Là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc
độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của
cá nhân.

86
2.3.2. Các kiểu khí chất
I.P.Pavlov đã chứng minh rằng sự kết hợp 3 thuộc tính (cường độ, tính cân bằng và
tính linh hoạt) của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế tạo ra 4 kiểu
thần kinh cơ bản là cơ sở cho 4 kiểu khí chất

4 kiểu thần kinh cơ bản 4 kiểu khí chất tương ứng

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt - Hăng hái

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt - Bình thản

- Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng, hưng phấn - Nóng nảy
mạnh hơn ức chế

- Kiểu yếu - Ưu tư

Đặc điểm chủ yếu của mỗi loại khí chất


- “Hăng hái”: Người thuộc kiểu người này thường hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, sống
động, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu, dễ hình thành và dễ thay đổi, nhận thức nhanh
nhưng cũng hay quên, tâm hồn hướng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với môi trường mới.
- “Bình thản”: Người thuộc kiểu này thường là người chậm chạp, điềm tĩnh, chắc
chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc,
tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc,…
- “Nóng nảy”: Người thuộc kiểu này thường hành động nhanh, mạnh, hào hứng,
nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh lệnh, quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng
thắn, chân tình,…
- “Ưu tư”: Người có kiểu này thường hành động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn
hoài nghi, thiếu tự tin, hay ưu sầu, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất sâu sắc,…
Tóm lại: Mỗi loại khí chất trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế, ở con người có
những loại khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của 4 loại khí chất trên. Khí chất
của cá nhân có cơ sở sinh lý thần kinh nhưng khí chất mang bản chất xã hội lại chịu chi
phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
2.3.3. Mối quan hệ giữa khí chất và tính cách
- Khí chất quy định hình thức thể hiện của tính cách, mặt cơ động của tính cách. Ví
dụ: Sự thể hiện của tính tự phê bình (nét tính cách) sẽ khác nhau ở người có khí chất bình
thản và người có khí chất nóng nảy. Người có khí chất bình thản sẽ phân tích những thiếu
sót của mình một cách bình tĩnh, có suy nghĩ, có căn cứ, còn người có khí chất nóng nảy
sẽ vội vã, thường biểu lộ tình cảm của mình một cách mạnh mẽ.
- Khí chất có ảnh hưởng sự dễ dàng hay khó khăn và phát triển các nét tính cách.
Ví dụ, người có khí chất hoạt bát thì dễ giáo dục tính cởi mở, quảng giao, óc sáng kiến,…
nhưng lại khó giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại, kỹ năng tiến hành công việc đến cùng…

87
- Tính cách đang được hình thành và đã được hình thành lại ảnh hưởng đến khí
chất và điều chỉnh sự thể hiện của nó.
2.4. Năng lực
2.4.1. Năng lực là gì? Là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
2.4.2. Các mức độ của năng lực
- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng
hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo
một hoạt động nào đó.
- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh
nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
2.4.3. Phân loại năng lực
- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau, ví dụ những
thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ,…).
- Năng lực riêng biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính
chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực chuyên biệt với kết quả cao. VD:
năng lực toán học, năng lực hội hoạ,…
2.4.4. Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực với tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Năng lực và tư chất
Tư chất ngoài những yếu tố bẩm sinh, di truyền, còn chứa những yếu tố tự tạo
trong cuộc sống cá thể. Đặc điểm di truyền có được bảo tồn hay không điều đó hoàn toàn
do hoàn cảnh sống quyết định.
Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưng tư chất không
quy định sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở của tư chất, có thể hình thành những
năng lực rất khác nhau trong hoạt động. Ví dụ, cùng thuộc kiểu thần kinh yếu, người này
hình thành năng lực kỹ thuật, người kia lại hình thành năng lực văn học,…
- Năng lực và thiên hướng
+ Khuynh hướng của cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng.
+ Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy
thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối
với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành.
- Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có
năng lực trong lĩnh vực này. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực,
nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực. Không thể có những năng lực toàn nếu không có
tri thức toàn… Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sự khác nhau cơ bản. VD:
88
Khi thi kiểm tra môn toán, học sinh đọc đề xong nó phát hiện đường lối giải, các bước đi,
tìm mối liên hệ của tri thức… cái đó là năng lực. Nhưng khi vào tính toán rất khó khăn
vất vả, thậm chí sai thì chính cái này là tri thức toán học, là kỹ năng tính toán. Như vậy,
giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sự thống nhất biện chứng, nhưng không
đồng nhất. Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là đã có tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo nhất định của lĩnh vực này. Ngược lại, khi đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó. VD, tri
thức toán và năng lực sư phạm toán.
Năng lực của mỗi người được hình thành dựa trên cơ sở của tư chất. Nhưng điều
chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con
người dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục.
3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
3.1. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách
- V.Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo
đức của xã hội mà nó là thành viên”.
- Nhà tâm lý học A.N.Lêônchiev thì cho rằng: Nhân cách cụ thể là nhân cách của
con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ
các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước
tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó.
3.1.1. Giáo dục và nhân cách
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch,
ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý
thức, nhân cách.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều
đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách (vì
giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định).
- Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu nền
văn hoá xã hội - lịch sử để tạo nên nhân cách của mình.
- Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, vươn tới
những cái mà thế hệ trẻ sẽ có.
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự
hình thành nhân cách (yếu tố thể chất, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội), đồng thời bù
đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra.
- Giáo dục uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác
động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn
của xã hội (giáo dục lại).

89
3.1.1.1. Giáo dục đối với bẩm sinh di truyền:
+ Phát hiện bồi dưỡng những yếu tố tư chất (trường năng khiếu, trường chuyên,
lớp chọn).
+ Bù đắp, hạn chế những yếu tố bẩm sinh di truyền bất lợi cho con người (trường
đặc biệt cho trẻ em khuyết tật)
3.1.1.2.. Giáo dục đối với môi trường:
+ Xây dựng môi trường lành mạnh tạo điều kiện cho con người phát triển (xây
dựng tập thể học sinh đoàn kết, vững mạnh làm điều kiện và phương tiện cho cá nhân
phát triển).
+ Cải tạo môi trường không thuận lợi (trường giáo dưỡng…).
3.1.1.3. Giáo dục đối với hoạt động cá nhân:
+ Định hướng cho hoạt động cá nhân.
+ Tổ chức điều khiển, điều chỉnh hoạt động cá nhân.
+ Tham gia vào quá trình đánh giá kết quả rèn luyện của cá nhân.
3.1.2. Hoạt động và nhân cách
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp
sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Thông qua hai quá trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà nhân
cách được bộc lộ và hình thành.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ
đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người cần phải tham gia vào
các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của hoạt động chủ đạo.
* Mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những năng lực nhất định, những
phẩm chất tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành,
phát triển những phẩm chất tâm lý và năng lực để tạo điều kiện cho nhân cách phát triển.
* Từ mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách, chúng ta nhận thấy rằng: Muốn
hình thành nhân cách của học sinh vào những hoạt động nhất định, giáo viên cần chú ý
thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh,
sao cho lôi cuốn thực sự các em tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó, nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để các em tự chiếm lĩnh tri thức.
3.1.3. Giao tiếp và nhân cách
- C.Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát
triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp và gián tiếp với họ”.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của các cá nhân và xã hội loài người.
- Chính trong giao tiếp đã diễn ra sự hình thành nhân cách con người. Con người
học được cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội, những tiêu
chuẩn đạo đức trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn, những tri
thức đó vào thực tiễn.
90
- Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, mà còn
nhận thức chính bản thân mình. Đây là cơ sở để hình thành nhân cách.
3.1.4. Tập thể và nhân cách
- Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những
mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.
- Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội, mà
môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố, là các nhóm, cộng
đồng và tập thể mà nó là thành viên.
- Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Tác
động của tập thể đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể,
truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể.
* Nhân cách học sinh chỉ có thể được hình thành trong và bằng tập thể học sinh,
đoàn thanh niên, đội thiếu niên. Tập thể học sinh tác động vào từng nhân cách là thành
viên qua sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá hành vi của họ bằng dư luận tập thể. Dư luận tập
thể có tác dụng động viên mạnh mẽ, kịp thời các hành vi tốt, ngăn chặn các hành vi chưa
tốt. Chính vì vậy, cần phải xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, vững mạnh có truyền
thống và dư luận lành mạnh là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh.
3.2. Sự hoàn thiện nhân cách
- Dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách trương
đối ổn định và đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Thế nhưng, trong cuộc sống nhân
cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự
giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng những
yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Mặt khác, trong một thời điểm nào đó,
có thể bị phân ly hoặc bị suy thoái, cá nhân vẫn có khả năng tự điều chỉnh, tự rèn luyện
nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội. Để tự hoàn thiện nhân cách, mỗi cá nhân phải
tự nhận thức được bản thân, có viễn cảnh về cuộc sống tương lai, phải có các phẩm chất ý
chí (kiên trì, dũng cảm,…) và cần được sự giúp đỡ của tập thể, được dư luận tập thể ủng
hộ.
3.3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3.3.1. Chuẩn mực của hành vi
3.3.1.1. Các góc độ xem xét chuẩn mực hành vi
Có ít nhất 3 góc độ để xem xét chuẩn mực này:
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: đại đa số các thành viên trong cộng đồng có
hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được xem
xét như là chuẩn mực. Nhưng hành vi nào khác như vậy thì được coi là lệch chuẩn.
- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra: Loại
chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng
thành viên (pháp luật, đạo đức, truyền thống…). Những hành vi nào khác với hướng dẫn,
quy định thì được coi là hành vi lệch chuẩn.
91
- Chuẩn mực chức năng: Một hành vi được xem là hợp chuẩn, là hành vi phù hợp
với mục đích đặt ra ở mỗi cá nhân khi hành động. Còn hành vi không phù hợp với mục
đích đặt ra của cá nhân là hành vi lệch chuẩn.
Như vậy, sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân
phán xét mà phải xem xét hành vi đó có được môi trường chấp nhận hay không. VD: Một
người có tính quá cẩn thận, anh ta cho rằng như thế là hợp chuẩn, là đảm bảo an toàn về
tài sản và tính mạng cho mình. Nhưng đại đa số các thành viên trong cộng đồng cho rằng
hành vi của anh ta là không bình thường so với họ. Nghĩa là anh ta có hành vi sai lệch so
với chuẩn của cộng đồng.
3.3.1.2. Các mức độ sai lệch hành vi (2 mức độ)
- Sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở một số hành vi, cá nhân có những hành vi không
bình thường nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá
nhân và gia đình họ.
- Sai lệch ở mức độ cao và ở hầu hết các hành vi của cá nhân, từ hành vi trong
sinh hoạt đến lao động sản xuất, vui chơi giải trí,… Sai lệch ở mức độ này thường là các
rối loạn hành vi bệnh lý, cần có sự chẩn đoán và chữa trị của y tế.
3.3.2. Phân loại các sai lệch hành vi và cách khắc phục
Căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận các chuẩn mực đạo đức có thể chia
làm 2 loại sai lệch hành vi:
- Sai lệch thụ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức đầy đủ
hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội. VD: Người quá cẩn thận đến nhà ai họ
mời uống nước cũng không dám uống vì sợ mắc bệnh truyền nhiễm. Hoặc một đứa trẻ có
thể xưng hô trống không với người lớn. Nó không biết rằng như thế là sai vì nó không
hiểu cần phải làm như thế nào.
* Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy đủ
về chuẩn mực, cần cung cấp thêm kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ. Đối với những
người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, cần thuyết phục từ từ để
họ hiểu đúng chuẩn mực, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Đối với một số
người bước đầu có biểu hiện của bệnh lý, cần có thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận
thấy sự khác thường trong hành vi của mình, từ đó họ có hướng khắc phục.
- Sai lệch chủ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so với
người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội. VD: Có người thấy nhà hàng xóm bị
trộm cắp nhưng không có ý định ngăn chặn hay báo cho công an. Họ sợ bị liên lụy, do đó
đã có hành động không phù hợp với tuyền thống đạo đức của người Việt Nam là “hàng
xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau”.
* Cách khắc phục: Cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng với các thành
viên để mọi người hiểu rõ trách nhiệm và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức. Hơn nữa, các
chuẩn mực cũng phải được cũng cố để thực hiện tốt chức năng điều tiết hành vi của các cá
nhân trong cộng đồng.

92
- Sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách có nhiều biểu hiện và có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Do cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ về các chuẩn mực, dẫn đến vi
phạm.
+ Có thể do quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung, nên cá nhân
không chấp nhận những chuẩn mực chung đó.
+ Có thể cá nhân biết là mình sai lệch nhưng vẫn cố tình vi phạm chuẩn mực
chung.
+ Có thể do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội, các chuẩn mực cũ không còn
phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, hoặc chuẩn mực không ổn định, không rõ rệt.
Trường hợp này cá nhân hành động theo số đông những người thường làm.
* Giáo dục là biện pháp tốt nhất trong việc ngăn ngừa những sai lệch chuẩn mực.
Nội dung của chuẩn mực bao gồm:
+ Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng những hiểu biết về các chuẩn mực
đạo đức, pháp luật, chính trị, thẩm mỹ của cộng đồng và của xã hội.
+ Hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án những hành vi sai
lệch.
+ Hướng dẫn thế nào là hành vi đúng cho các thành viên trong cuộc sống.
+ Các cá nhân phải nhận thức được các sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa,
tự rèn luyện, tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.

93

You might also like