You are on page 1of 20

Philosophy Psychology

Why? How?
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học

1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học


1.2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học
1.3. Sự khác biệt của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học
Metaphysics

Philosophy of Nature

Politics

Aristotle Ethics
(384 – 322 BCE)
φιλοσοφία Psychology
Philosophia
Aesthetics

Logic
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
 Nhiều vấn đề trong tâm lý học hiện đại đã là chủ đề triết học từ rất lâu trước khi tâm lý học phát
triển thành một ngành khoa học như ngày nay. Những triết gia đầu tiên thời Hy Lạp cổ đại đã tìm
kiếm câu trả lời cho những câu hỏi về thế giới quanh ta, về cách ta suy nghĩ và hành xử. Kể từ đó,
chúng ta đã vật lộn với những suy niệm về ý thức và bản ngã, tinh thần và thể xác, hiểu biết và
nhận thức, về việc làm thế nào để tổ chức xã hội và sống một “cuộc đời tốt đẹp”.
 Nhiều ngành khoa học đã xuất phát từ triết học, dần phát triển từ thế kỷ XVI trở đi, cuối cùng bùng
nổ thành cuộc “cách mạng khoa học”, mở ra Thời đại Lý tính ở thế kỷ XVIII. Trong khi những tiến
bộ về kiến thức khoa học đã trả lời được nhiều câu hỏi về thế giới, chúng ta lại chưa đủ sức lý giải
quá trình hoạt động của tâm trí con người. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ đã đưa ra những mô
hình để ta có thể bắt đầu đặt những câu hỏi đúng đắn và kiểm chứng các lý thuyết bằng cách thu
thập những dữ liệu liên quan.
(Catherine Collin, The Psychology Book, Nguyễn Bảo Trung dịch,
Penguin Random House Company, 2012)
Khởi nguồn của các ý tưởng

 Từ buổi đầu, tâm lý học đã mang những ý nghĩa rất khác nhau theo quan điểm từng người. Tại
Mỹ, nền tảng của tâm lý học là triết học, nên phương pháp tiếp cận được dùng là dựa trên suy
luận và lý thuyết để xử lý các khái niệm như ý thức và cái tôi. Tại châu Âu, nghiên cứu tâm lý
học chủ yếu dựa trên khoa học, nên chúng nhấn mạnh việc khảo sát các tiến trình tâm trí như
cảm giác và trí nhớ dưới sự kiểm soát của các điều kiện trong phòng thí nghiệm.
 Tuy nhiên, dù những phương pháp nghiên cứu này mang tính khoa học hơn, nhưng các nhà
tâm lý học vẫn bị giới hạn bởi tính chất nội quan trong phương pháp của họ: những nhà tiên
phong như Hermann Ebbinghaus trở thành đối tượng nghiên cứu của chính mình, giới hạn
phạm vi các đề tài nghiên cứu trong những thứ mà họ có thể quan sát được ở bản thân.
(Catherine Collin, The Psychology Book, Nguyễn Bảo Trung dịch,
Penguin Random House Company, 2012)
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học

Những câu hỏi về tâm lý thường gặp:


• Tại sao chúng ta mơ?
• Cảm xúc tương tư một người là gì?
• Vì sao chúng ta có những hành động hung hăng?
• Tại sao tôi nghĩ, cảm nhận và hành động xử như thế?
• Vì sao một người bị trầm cảm?
• Điều gì khiến tôi trở nên khác thường so với những người khác?
• Bằng cách nào mà sự hung hăng, lòng vị tha, yêu thương, và sự thù hận, ghét bỏ,
điên loạn, lại có thể song hành với tính sáng tạo trong cùng một con người?
• v.v…
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học

• Psyche (Ψυχη) = “Spirit”, “Soul”


• Logia (Λογια) = “Study”, “Discourse”
• Tâm Lý Học (Psychology) là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi của
những cá nhân và những tiến trình tinh thần của họ.
• Hành vi: hành vi công khai (overt behaviours) và hành vi không công khai (covert
behaviours) – hành vi cá nhân bên trong, như suy nghĩ và ghi nhớ.
(Kelly & Saklofske, 1994)
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học
• Engels trong tác phẩm “Biện chứng của Tự nhiên” đã khẳng định thế giới vật chất luôn luôn vận
động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới.
• Các khoa học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên.
• Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học xã hội.
• Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang
dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian: sinh lý học; hóa sinh học, tâm lý học, v.v...

• Tâm lý học nghiên cứu dạng vận


động chuyển tiếp từ vận động
sinh vật sang vận động xã hội, từ
VĐ Sinh
VĐ Cơ VĐ Vật lý VĐ Hóa VĐ Xã hội thế giới khách quan vào mỗi con
học học học
người sinh ra hiện tượng tâm lý -
với tư cách một hiện tượng tinh
thần.
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học

• Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều
hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
• Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ
giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người.
• Tâm lý là sản phẩm phản ánh hiện thực khách quan bằng hoạt động của mỗi người.
• Khi hiện thực khách quan trực tiếp tác động vào giác quan và não, chúng sẽ để lại hình ảnh của hiện
thực quan trên não. Hình ảnh đó gọi là hình ảnh tâm lý.
• Như vậy, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não.
• Tuy nhiên, hình ảnh của phản ánh tâm lý khác về chất so với hình ảnh phản ánh của các hình thức
phản ánh khác (như phản ánh cơ học, vật lý, hóa học, sinh học).
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học

E
E’ Lao động cải tạo h i ện t h ự c Năng lực
Vật chất hóa Ý thức Tự thiết kế
A A’ D’ của tư duy
B’ C’
B
C
D
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.1. Khái niệm Tâm lý và Tâm lý học
 Phản ánh tâm lý mang:
• Tính tích cực: là kết quả của lần phản ánh trước ảnh hưởng trực tiếp tới lần phản ánh sau. Nhờ đó con người
tích lũy được kinh nghiệm trong cuộc sống, do đó mới có sự tồn tại và phát triển. Ví dụ: tục ngữ có câu “Mỗi lần ngã
là mỗi lần bớt dại / ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
• Tính năng động, sáng tạo: Cùng một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những con người khác nhau và
ngay trong cùng một con người thì sự phản ánh khác nhau. Ví dụ: cùng là tình yêu: Đàn ông yêu bằng mắt - Phụ nữ
yêu bằng tai.
=> Sự phản ánh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo do nhiều yếu tố chi phối: Giới tính, hoàn cảnh, thời đại, nền
văn hóa, giai cấp, lứa tuổi, giáo dục, đặc điểm giải phẫu sinh lý, trạng thái tâm sinh lý, nghề nghiệp,… khác nhau thì
sự phản ánh khác nhau.
• Tính chủ thể: mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói khác đi hình ảnh
tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể
trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu
cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học

• Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do
thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
• Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
• Đối tượng phân tích tâm lý thường là một cá nhân con người, và có thể là con vật (tinh tinh,
chuột, rái cá, quạ…)
• Tâm lý học đòi hỏi những kết luận mang tính tâm lý phải dựa trên những chứng cứ thu thập
được theo những nguyên tắc của phương pháp khoa học.
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.3. Sự khác biệt của Tâm lý học

- Thuộc khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhưng Tâm lý học lại khác với:

✓ Xã hội học: nghiên cứu hành vi con người trong những nhóm/ tổ chức.

✓ Nhân chủng học: nghiên cứu phạm vi rộng lớn của hành vi trong các nền văn hóa
khác nhau.

- Tâm lý học có cùng sự quan tâm với ngành khoa học như sinh học, khoa học nhận thức.

- Tâm lý học đôi khi được xem như một ngành khoa học sức khỏe: tìm cách nâng cao sức
khỏe tinh thần con người.
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học
❖ Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, các
quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về
mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Cụ thể là:
• Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng.
• Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lý.
• Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.

➢ Describe (Mô tả) điều gì đã/đang xảy ra


➢ Explain (Giải thích) chuyện gì đã/đang xảy ra
➢ Forecast (Dự đoán) điều gì sẽ xảy ra
➢ Control (Kiểm soát) điều sẽ xảy ra
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học

➢ Describe (Mô tả) điều gì đã/đang xảy ra:


- Nhằm làm cho việc quan sát hành vi trở nên chính xác.
- Dựa trên các cấp độ phân tích:
• Ở cấp độ rộng: điều tra hành vi trong những bối cảnh xã hội và văn hóa
• Ở cấp độ hẹp: tập trung vào các đơn vị hành vi nhỏ, cụ thể
- Tiếp cận một cách khách quan nhất có thể.
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học

➢ Control (Kiểm soát) điều sẽ xảy ra


- Đây là mục tiêu quan trọng nhất.
- Mục đích là làm cho hành vi xảy ra hoặc không xảy ra
=> khởi động, duy trì, ngăn cản nó và gây ảnh hưởng đối với hình dạng, sức ảnh hưởng
hay tỷ lệ xảy ra của nó.

“Khả năng kiểm soát hành vi là quan trọng cho phép nhà nghiên cứu đưa ra những dự đoán
chính xác về hành vi tương lai.”
(Gerrig & Zimbardo, 2020)
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học

➢ Explain (Giải thích) chuyện gì đã/đang xảy ra


- Hầu hết các hành vi bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp đa nhân tố:
• Bên trong: cấu trúc gene, động lực, chỉ số thông minh, lòng tự trọng,…
• Bên ngoài: những tác động/ảnh hưởng từ các sự kiện bên ngoài con người
- Giải thích theo nguyên nhân cơ bản.

“Một nhà tâm lý học được đào tốt có thể giải thích những hành vi quan sát được bằng cách sử
dụng sự hiểu biết sâu sắc của mình, cùng với thực tế mà các nhà nghiên cứu trước đó đã phát
hiện ra về cùng một hiện tượng/vấn đề.”
(Gerrig & Zimbardo, 2020)
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học
1.4. Mục tiêu của Tâm lý học

➢ Forecast (Dự đoán) điều gì sẽ xảy ra


- Dựa trên sự hiểu biết về cách thức mà những sự kiện này liên quan tới sự kiện khác
- Định rõ điều kiện mà theo đó những hành vi sẽ thay đổi.
VD: Người lạ xuất hiện => phản ứng = dấu hiệu lo lắng.
Một dòng sản phẩm mới xuất hiện => phản ứng = động cơ tò mò

“Một sự giải thích chính xác về nguyên nhân nằm bên dưới một số kiểu hành vi cho phép nhà
nghiên cứu đưa ra những dự đoán chính xác về hành vi tương lai.”
(Gerrig & Zimbardo, 2020)

You might also like