You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ MÔN TÂM THẦN

SA SÚT TRÍ TUỆ

BSNT. Nguyễn Trọng Hiến


CÁC THUẬT NGỮ
Nhận thức (cognition)
Triết học – xã hội: là toàn bộ sự hiểu biết
của con người về tự nhiên, xã hội, bản
thân … để từ đó có thái độ hành vi, ứng
xử phù hợp
Tâm thần học:
Thuyết nhận thức của A. Beck trong trầm cảm
Neurocognition: nhiều chức năng cao cấp của
vỏ não (trí nhớ, định hướng, năng lực điều
hành, tri giác, tư duy, hoạt động…)
CÁC THUẬT NGỮ
• Suy giảm nhận thức (neurocognitive
impairment)
• ICD 10 (1992): Sa sút trí tuệ (mất trí -
dementia): là một hội chứng đặc trưng bởi
suy giảm nhận thức mà không có rối loạn
ý thức
• DSM-5 (2015): Rối loạn nhận thức điển
hình (Major neurocognitive Disorder)
DỊCH TỄ
• SSTT là rối loạn khá phổ biến (sau trầm
cảm) và nặng nề nhất trong các rối loạn
tâm thần ở người già.
• Tỷ lệ 2-5% người trên 65 tuổi và ≥ 30% ở
người ≥ 80 tuổi (tỷ lệ SSTT cứ sau 5 năm
lại tăng lên gấp đôi)
• Là vấn đề của SKTT cộng đồng: Hiện chỉ
có 10-15% bệnh nhân SSTT được khám
và điều trị ở bệnh viện.
NGUYÊN NHÂN
• Do bệnh Alzheimer: 50-60%.
• Bệnh lý thần kinh: bệnh mạch máu não
(10-20%), CTSN, thoái hóa TK (Parkinson,
Pick, Huntington…), nhiễm trùng (HIV,
giang mai…)
• Bệnh lý nội khoa: nhiễm đôc rượu, thiếu
vitamin B12, kẽm, RLCH (suy giáp), bệnh
hệ thống (xơ cứng rải rác, SLE…)
Khám bệnh nhân suy giảm
nhận thức
• Đánh giá trí nhớ: Cốt lõi.
• Các hoạt động nhận thức khác (Δ ≠: MCI và
Dementia)
• So sánh với bản thân bệnh nhân trước đó (tuổi,
học vấn)
• Chủ yếu bằng khám lâm sàng Tâm thần (phân
loại, đặc điểm triệu chứng).
• Các chắc nghiệm tâm lý: Vai trò hỗ trợ lâm sàng.
• Chẩn đoán hình ảnh: Hỗ trợ lâm sàng, nhất là
chẩn đoán nguyên nhân.
• Thông tin từ bệnh nhân và người thân sống cùng
bệnh nhân.
Đánh giá về trí nhớ
(biểu hiện cốt lõi của SGNT)
• Cơ sở giải phẫu:
- Hồi hải mã thuỳ thái dương
- Hệ thống dưới đồi – não trung gian
- Vỏ não thuỳ trước trán
• Cơ sở dẫn truyền thần kinh: Acetylcholin.
• Mỗi một bệnh sẽ có các đặc điểm suy
giảm trí nhớ khác nhau
Đánh giá về trí nhớ
• Theo quá trình hoạt động trí nhớ: Ghi nhận - lưu trữ - tái
hiện.
• Theo thời gian: trí nhớ tức thì, hiện hành ,quá khứ gần,
quá khứ xa…
• Các sự kiện lịch sử cộng đồng: Các mốc lịch sử quan
trọng.
• Các mốc phát triển cá thể: kỷ niệm cá nhân, người thân…
• Sự phối hợp trí nhớ, hành động: Trí nhớ - Làm việc
• Phạm vi trí nhớ: Một phần, toàn bộ, lời nói, hình ảnh, âm
thanh, tên người, đồ vật.
• Tiến triển : từ từ, đột ngột, theo quy luật Ribott…
• Bản chất: Kiến thức, thông hiểu, kỹ năng…
Các biểu hiện sớm của suy
giảm trí nhớ
• Hay bị lẫn, mất đồ đạc trong nhà.
• Tăng nhu cầu kiểm tra mọi thứ.
• Nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu hỏi
• Dễ quên các sự việc mới xảy ra
• Khuynh hướng dễ lạc ở nơi mới đến.
• Làm đi làm lại một việc nhiều lần, không nhớ là vừa mới
được ăn gì
• Quên những địa điểm hay khuôn mặt quen thuộc, không
nhận ra người quen cũ, quên tên các đồ vật thông dụng.
• Dùng các công cụ trợ giúp (giấy nhớ)
Vong ngôn (aphasia)
• Mất khả năng sử dụng ngôn ngữ trong khi
bộ máy phát âm bình thường.
• Gồm các hình thái:
- Vong ngôn tiếp nhận (Không hiểu ngôn
ngữ).
- Vong ngôn biểu hiện (Không nói, đọc,
viết…)
- Mất biểu cảm ngôn ngữ.
Các biểu hiện Vong ngôn
(theo các trục từ vựng, ngữ pháp…)

Giai đoạn sớm:


. Khó tìm từ, nói quanh co, mô tả sự vật…
• Không gọi được tên các đồ vật, tên người quen
thuộc
• Nói về tác dụng đồ vật thay cho tên đồ vật
• Dùng các từ chung chung, mơ hồ
• Nói lặp từ.
• Phát âm vẫn rõ ràng , chính xác, đúng cú pháp,
giao tiếp đơn giản vẫn tốt. các câu hỏi phức tạp
thì cần có sự hỗ trợ của người thân (dấu hiệu
quay đầu)
B. Vong tri (agnosia)
• Mất khả năng nhận biết trong khi các giác quan
bình thường.
• Giai đoạn sớm: dễ bị lạc do rối loạn nhận biết
địa hình, môi trường mới lạ
• Giai đoạn tiếp sau:
-Mất nhận biết đồ vật thông dụng,
khuôn mặt người quen cũ
-Lạc ngay cả trong môi trường quen thuộc
B. Vong tri (giai đoạn cuối)
• Không nhận ra con cháu, không nhận ra chính
mình trong gương.
• Lạc ngay trong nhà, không tìm ra giường mình
sau khi đi vệ sinh
• Hội chứng Capgras: Thấy như có người lạ trong
nhà mình. Cho rằng người thân đã bị người giả
dang, thay thế; đối xử với người trong TV như
người thật.
• Vong tri phải trái, vong tính, vong tri các ngón
tay, vong thính…
C. Vong hành (apraxia)
• Không thực hiện được các hoạt động có mục đích trong
khi không có tổn thương ở hệ thống vận động hay cảm
giác.
• Ở giai đoạn sớm:
- Trang phục quần áo nhàu bẩn, không thích hợp bối
cảnh xung quanh.
- Hay né tránh những công việc phức tạp, ngại học các
thao tác mới.
- Lúng túng trong trang trí, sắp đặt đồ đạc trong nhà.
- Khó khăn trong quản lý chi tiêu, mua sắm trong gia
đình.
C. Vong hành: Giai đoạn tiếp
theo
• Lúng túng, sử dụng sai các thiết bị thường dùng
trong nhà
• Thực hiện sai các quy trình công việc thông
thường (nấu cơm…).
• Không thể đi mua sắm được.
• khó khăn khi lái xe.
• Phải nhắc nhở,hướng dẫn trong chăm sóc cá
nhân
Giai đoạn cuối: khó khăn trong chăm sóc cá nhân
(mặc quần áo, chải tóc, ăn uống, đi vệ sinh…)
Suy giảm khả năng điều hành
các hoạt động (executive function)

• Gồm các hoạt động: Tư duy trừu tượng, khả


năng tổng hợp, lập kế hoạch, ra quyết định, tổ
chức thực hiện …trong các tình huống cuộc
sống, nghề nghiệp.
• Bệnh nhân ngày càng khó khăn trong giải quyết
các nhiệm vụ, công việc, các đòi hỏi của cuộc
sống và nghề nghiệp thường ngày.
• Khuynh hướng né tránh, khó thích ứng, cách ly
xã hội
• Yêu cầu bệnh nhân giải quyết những tình huống
nhất định.
Các triệu chứng không thuộc
nhận thức
• Các triệu chứng loạn thần
• Rối loạn cảm xúc
• Thay đổi nhân cách
• Các triệu chứng thần kinh: co giật, HC
Parkinson
• Rối loạn chu kỳ thức ngủ
• Mê sảng
CHẨN ĐOÁN SSTT
• Suy giảm trí nhớ
• Ít nhất một trong các biểu hiện: vong ngôn,
vong tri, vong hành, giảm năng lực trí tuệ
(trừu tượng, tính toán, lập kế hoạch, sáng
tạo…)
• Các triệu chứng không thuộc nhận thức
• Không có rối loạn ý thức
• Hậu quả trong hoạt động nghề nghiệp, xã
hội, các chức năng quan trọng khác
ĐIỀU TRỊ

• Liệu pháp tâm lý – xã hội (psychosocial


therapies)
Giáo dục, hỗ trợ BN
Liệu pháp tâm lý cho người nhà
• Liệu pháp hóa dược
Trị liệu tác động trên
Acetylcholin
• Thuốc ức chế men Acetylcholinesterase (Ach E)
• Bao gồm:
- Họ Aminoacide: Tacrine, Velnacrine
- Họ carbamate: physostigmine, Rivastigmin
- Họ Piperidine: Donepezil (Ariceft…)
- Galantamine (Reminyl)
- Metrifonate
Các thuốc tác động gián tiếp tăng
cường hoạt tính cholinergic

• Các yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF)


• Chất điều biến glutamate (memantine)
Điều trị duy trì sự ổn định
a. Các chất chống oxy hoá và ức chế monoamine oxydase
• Các thuốc ức chế MAO-B: Selegiline, lazabemide
• Vitamin E (ngăn chặn sản xuất hydrogen peroxid→↓Aß và tau )
• Piracetam: Dẫn chất vòng của GABA, có thể vượt quá hàng
rào máu não và tập trung ở vỏ não. Trung hoà các gốc tự do,
bảo vệ lớp phospholipid trong màng tế bào thần kinh.
b. Các yếu tố dinh dưỡng thần kinh.
• Hồi phục các noron dẫn truyền hệ cholinergic khỏi bị nhiễm
độc do ß – amyloid.
• Các thuốc đã được sử dụng: Cerebrolysin, tanakan, duxil
Điều trị các rối loạn tâm thần nếu
có (trầm cảm, loạn cảm, hành vi…)
• Tránh các thuốc tác dụng kháng cholinergic :
phenothiazine, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc
chống parkinson….
• Các thuốc carbamazepine, valproate…có tác
dụng trên cả cảm xúc và các triệu chứng loạn
thần, hành vi.
• Liều lượng thấp so với người trẻ.
• Dùng trong thời gian ngắn, ngừng khi hết triệu
chứng.
Tiến triển và tiên lượng
• Khởi phát thường 50-60 tuổi, tiến triển dần
đến tử vong
• Tuổi sống thêm trung bình với bệnh
Alzheimer là 8 năm (1-20 năm)
• Tiến triển tùy thuộc vào nguyên nhân
• Điều trị giúp làm chậm tiến trình bệnh
hoặc có thể khôi phục với các căn nguyên
có thể điều trị được (suy giáp, u não)

You might also like