You are on page 1of 24

BỘ MÔN DỊCH TỄ

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC SỨC KHỎE

BÀI TẬP NCKH

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH
VĨNH LONG NĂM 2019

Lớp RHM43
Nhóm 1:
Thành viên trong nhóm: MSSV Nhóm
1. Huỳnh Lê Nghĩa Hiệp 1753020012 05
2. Lê Vũ Phương Khanh 1753020020 05
3. Đỗ Phạm Phương Nhi 1753020034 05
4. Từ Thị Mai Tuyền 1753020045 05
5. Trần Bá Thành 1753020049 05
6. Trần Thị Minh Thùy 1753020056 05
7. Mai Thị Thiên Trang 1753020058 05
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo thống kê tổ chức y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên
toàn cầu năm 2008, có 36 triệu ca tử vong là bệnh không lây. Tỉ trọng lớn nhất tử
vong ở các bệnh không lây là do các bệnh về tim mạch ( 48%) . Trong đó tăng huyết
áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu.
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) năm 2000 trên thế giới đã có khoảng 972 triệu người bị tăng
huyết áp (chiếm 26,4% dân số), và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân
trực tiếp là tăng huyết áp. Dự báo đến năm 2025 có khoảng 1,56 tỷ người bị tăng
huyết áp. Tăng huyết áp được báo cáo là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong ở các
nước phát triển và thứ bảy của các nước đang phát triển.
Tăng huyết áp diễn ra âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu thường rất
mơ hồ và người bệnh thường không nhận ra. Chính vì vậy, tăng huyết áp đang trở
thành mối đe dọa lớn cho tất cả mọi người, để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng trầm
trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Có thể kể đến như: nhồi máu cơ
tim, đột quỵ, bệnh mạch máu não, suy tim, suy thân mạn,... Mà hậu quả của nó ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh, ảnh hưởng đến tinh thần
và trở thành gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình, xã hội.
Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất ( năm 2008) của Viện tim mạch Việt
Nam tiến hành ở người >25 tuổi tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỉ lệ tăng
huyết áp đã tăng đến 25,1% , nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng
huyết áp.
Dự báo số người tăng huyết áp ở nước ta sẽ còn tiếp tục tăng bởi các yếu tố nguy cơ
đang ngày càng tăng: thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh, ít vận động,…
Tỷ lệ này có khoảng dao động rất lớn phụ thuộc vào đặc tính của mẫu nghiên cứu,
đặc biệt là về chủng tộc, nhóm tuổi và giới tính và một số yếu tố khác như vùng địa
lí, lối sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện sống và các hành vi liên quan.
Ninh Kiều là quận trung tâm thành phố Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long. Quận
Ninh Kiều là quận lớn, có kinh tế xã hội phát triển bậc nhất thành phố, tập trung
nhiều trung tâm thương mại, khu đô thị, khu dân cư, bao gồm 388.600 người. Việc
nghiên cứu về tình trạng mắc tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự
hình thành và mức độ phát triển của bệnh ở từng khu vực dân cư khác nhau là rất
quan trọng, nhằm đề ra các biện pháp truyền thông và giáo dục sức khỏe để chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp đã được thực hiện ở Việt
Nam nhưng ít thấy ở khu vực Ninh Kiều. Với mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố
liên quan đến bệnh huyết áp, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải
thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có
hiệu quả hơn. Do đó chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các
yếu tố liên quan tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2019”.
* Câu hỏi nghiên cứu:
 Tỷ lệ người bị tăng huyết áp tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là bao
nhiêu?
 Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ và nêu tương quan của chúng với tăng huyết
áp?

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


 Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một yếu tố nguy cơ tại
tỉnh Vĩnh Long.
 Mục tiêu đặc hiệu:
- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Long.
- Xác định tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ và sự tương quan của chúng với tăng
huyết áp ở tỉnh Vĩnh Long.

III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:


1. Tổng quan về bệnh THA
1.1. Khái niệm, phân loại của THA
1.1.1. Khái niệm về huyết áp và THA
* Huyết áp (HA):
Huyết áp là áp lực máu trong động mạch. Khi tim co bóp tống máu áp lực
trong động mạch là lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu. Thời kỳ tim giãn ra, áp lực đó ở
mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương [1].
*Tăng huyết áp (THA):
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội THA quốc tế (WHO-ISH) định nghĩa,
THA là khi có huyết áp tâm thu lớn ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90
mmHg. Hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ
chuẩn đoán là THA.
1.1.2. Phân loại THA
Có nhiều cách phân loại nhưng cho đến nay, cách phân loại của WHO/ISH
(2003) được sử dụng rộng rãi do tính thực tiễn và ứng dụng của nó.
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) [2],[3]
Tại Việt Nam, theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học quốc gia năm 2008 và
trong hướng dẫn quản lý và điều trị THA của Bộ Y tế năm 2010 đã đề nghị sử dụng
phân độ HA theo WHO/ISH 2003 (bảng 1.1) cho những chẩn đoán, điều trị và nghiên
cứu liên quan đến THA [4], [5].
 Phân loại THA theo nguyên nhân:
* THA nguyên phát:
THA nguyên phát, hay còn gọi là THA vô căn, là loại THA phổ biến nhất,
chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân THA, cơ chế bệnh sinh của THA nguyên phát chưa
rõ ràng
* THA thứ phát:
Khoảng 5% bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng [6], [7], [8], [9]:
- THA do Bệnh thận và dị dạng mạch máu thận.
- Cường aldosterone và hội chứng Cushing: Bệnh nhân bài tiết quá mức aldosterone,
tổn thương thường thấy là u tuyến thượng thận.

- U tủy thượng thận: Chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân THA thứ phát.
- Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp co động mạch chủ, hẹp nơi xuất phát động mạch thận, hở
van động mạch chủ.
- Do thuốc: Các hormone ngừa thai, cam thỏa, ACTH, corticoid, các IMAO…
- Nhiễm độc thai nghén: Một số trường hợp có thai do bệnh lý ở rau thai, từ tháng thứ
7-8 có thực thể có tai biến THA đồng thời có phù, nước tiểu có protein.
1.1.3. Biến chứng của THA
THA nếu không được điều trị đúng và đầy đú sẽ có rất nhiều biến chứng nặng
nề, thậm chí có thể tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao
động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội như:
1.1.3.1. Tổn thương ở tim
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử vong
cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu
cơ tim, phù phổi cấp...[10]. THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài,
thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy
tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toàn bộ.
1.1.3.2. Tổn thương ở não
Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có thể tử
vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua
với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú
lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [10].
1.1.3.3. Tổn thương ở mạch máu
THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng động mạch chủ [11]…
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của THA
Khoảng dưới 5% các trường hợp THA có tìm thấy nguyên nhân và được gọi là
THA triệu chứng (THA thứ phát). THA thứ phát cần được chú ý tìm nguyên nhân cụ
thể để có hướng điều trị hợp lý. Tuyệt đại bộ phận (khoảng 95%) các bệnh nhân bị
THA là không rõ nguyên nhân (còn gọi là THA nguyên phát). Tuy nhiên các nhà
khoa học đã nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến
bệnh THA. Theo Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ [12] gồm các yếu tố nguy cơ sau:
* Nhóm yếu tố sẵn có (là yếu tố không thể thay đổi):
- Tuổi: Tuổi có mối liên quan chặt chẽ với THA. Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA
càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở
nên cứng hơn. Theo Tổ chức y tế thế giới, ở lứa tuổi 35 cứ 20 người có 1 người THA,
ở tuổi 45 cứ 7 người có một người THA và 1/3 số người ở độ tuổi 65 bị THA [13].
Nghiên cứu của Jo I ở Hàn quốc cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ hiện mắc THA có
liên quan chặt chẽ với tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ THA cũng càng cao [14].
- Giới tính: Trước 45 tuổi thì nam giới có nguy cơ THA cao hơn nữ, nhưng từ
65 tuổi trở đi sẽ ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam (có thể do đã mãn kinh). Và còn 1
điều nữa là, nam giới dưới 55 tuổi không kiểm soát huyết áp được như nữ giới nhưng
từ 65 tuổi trở lên thì nữ giới lại không kiểm soát được huyết áp bằng nam giới.
- Chủng tộc: THA có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên có những nghiên
cứu cho thấy những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ THA và tử vong do các biến
chứng của THA cao hơn những người Mỹ da trắng [15].
- Yếu tố di truyền: Nghiên cứu của Yeon Hwan Park, Misoon Song (2011)
thấy rằng, tỷ lệ chênh lệch THA là 2,38 lần khi có bố hoặc mẹ THA và tăng lên 6,49
lần khi có cả bố và mẹ THA. Nguy cơ này độc lập với yếu tố nguy cơ khác và yếu tố
di truyền đóng vai trò quan trọng [16].
Những nhóm yếu tố trên mặc dù không loại bỏ được nhưng nếu có hiểu biết
đầy đủ về bệnh THA người dân có thể tăng cường thực hành các thói quen, lối sống
có lợi để dự phòng THA và các biến chứng của THA.
* Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
- Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối thì tần
suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn
chế độ giảm muối là có thể kiểm soát được bệnh.
- Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc
biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA. Hút
một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, huyết áp tâm
trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút. Hút thuốc nhiều có thể có cơn
THA kịch phát [10]. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà máy thuốc lá, nơi chịu
đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao hơn rõ rệt [13].
- Uống nhiều rượu, bia: Hàng ngày, mỗi người có thể uống khoảng 300 ml bia
hoặc 30 ml rượu mạnh hay 50 ml rượu vang. Nhưng nếu uống rượu bia trên
100ml/ngày liên tục trong 3 năm sẽ là nguy cơ gây THA. Một số nghiên cứu cho thấy
THA ở 20 - 30% số người lạm dụng rượu bia [17]. Giảm tiêu thụ rượu xuống tới dưới
3 lần uống trong ngày (30ml rượu) làm giảm huyết áp ở bệnh nhân có điều trị [15].
- Ít hoạt động thể lực (lối sống tĩnh tại): Theo kết quả nghiên cứu của một số
tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Theo khuyến cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động đều đặn 30 phút/ngày với cường độ trung bình,
ít nhất 5 ngày/tuần, tức 150 phút/tuần hoặc với cường độ cao ít nhất 75 phút/tuần.
- Stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian
hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA [18].
Trên đây là nhóm yếu tố nguy cơ có khả năng thay đổi được. Vì vậy điều chỉnh
lối sống để điều trị bệnh THA là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là
phương pháp không tốn kém và khả thi, giúp giảm được tỷ lệ người mắc bệnh THA
và các biến cố tim mạch do THA.
*Các bệnh lý liên quan chặt chẽ tới THA:
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA,
người béo phì hay người tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết. Chỉ số BMI
lớn hơn 30 hoặc lớn hơn 25 với người Châu Á là có nguy cơ).
- Đái tháo đường: Với bệnh đái tháo đường, cơ thể hoặc là không tạo đủ
insulin hoặc không thể sử dụng insulin của cơ thể. Điều này làm cho đường tích tụ
trong máu. Ở người bị đái tháo đường, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với
người không bị đái tháo đường. Khoảng 60% những người có bệnh đái tháo đường
kèm theo biểu hiện THA [19].
- Rối loạn lipid máu: Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo
ở trong máu. Được gọi là rối loạn lipid máu khi có rối loạn một hoặc nhiều thành
phần sau: tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, tăng LDL- C, giảm HDL-C,
giảm apoprotein AI, tăng apoprotein B [20]. Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên
nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động
mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa
sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA.
Tóm lại, dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do
các yếu tố nguy cơ (có thể thay đổi được) và các bệnh lý liên quan tới THA không
được kiểm soát. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ
này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [17].
2. Tình hình THA trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình THA trên thế giới
* Tỷ lệ THA chung:
THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới và tốc độ gia tăng ngày
một nhanh. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) THA là một trong sáu
yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [21].
Năm 2000, thế giới có khoảng 972 triệu người mắc THA (chiếm 26,4% dân
số), riêng các nước đang phát triển chiếm khoảng 639 triệu người. Dự báo đến năm
2025,sẽ có khoảng 1,56 tỷ người mắc THA (tương đương 29,2% dân số) [22], [10].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh THA ở
người trưởng thành: Tại Châu Âu, số liệu điều tra năm 1990, THA ở các quốc gia
(Anh, Phần Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển) đều cao hơn ở Mỹ và Canada.
Kết quả nghiên cứu năm 1995, tỷ lệ THA ở Canada là 22%; năm 1996 tỷ lệ THA ở
Tây Ban Nha là 30%; năm 1998 tỷ lệ THA ở Mêhicô là 19,4% và ở Cu Ba lên tới 44
% [23], Nghiên cứu đánh giá về phát hiện và kiểm soát THA ở Bang Minesota của
Hoa Kì (1999) trên những người trên 45 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc THA là 53% [24].
Năm 2003, THA ở Hoa Kì và Canada là 28% thì sáu quốc gia trên đã là 44% [25].
Trong một báo cáo khác năm 2007, tỷ lệ mắc THA ở Hoa Kì là 32,7% [26].
Ở Châu Á, tỷ lệ THA năm 1998 ở Singapore là 26,6%; năm 2001 tỷ lệ THA ở
Trung Quốc là 27% và Thái Lan là 20,5% [27].
Như vậy, tỷ lệ mắc THA khác nhau giữa các khu vực. Những quốc gia có thu
nhập cao thì tỷ lệ THA thấp hơn so với những quốc gia có thu nhập thấp và trung
bình, có thể là do dễ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn [28].
* THA theo tuổi:
Theo WHO, ở lứa tuổi 35 cứ 20 người thì có 1 người THA, ở tuổi 45 cứ 7
người thì có 1 người THA và 1/3 số người ở tuổi 65 bị THA [29], có nghĩa là ở độ
tuổi 65 thì THA chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nghiên cứu của Jo I ở Hàn Quốc (2001) cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ hiện mắc của
THA có liên quan chặt chẽ tới tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ THA cũng càng cao [14].
Tại Mỹ, theo thống kê năm 2006 của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì có đến
73,5 triệu người trên 20 tuổi (chiếm 1/3 số người trưởng thành) bị THA và có khoảng
65% người từ 60 tuổi trở lên mắc THA, mà 2/3 trong số đó là THA tâm thu đơn độc.
Có thể do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên
cứng hơn. Một nghiên cứu khác ở Brasil, với nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ
THA là 23,6% [10].
Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý THA đang trẻ hóa với rất nhiều
đối tượng đang còn trong độ tuổi lao động. Theo ước tính của WHO, THA là nguyên
nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi [29].
* THA theo giới:
Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn rõ rệt so
với nữ giới.
Điều tra năm 2000 - 2001 trên 15.540 người tuổi từ 35 đến 74 ở Trung Quốc
cho thấy tỷ lệ THA độ tuổi từ 35 đến 44 ở nam là 17,4% và ở nữ là 10,7% [27].
Nghiên cứu của Egan BM, Zhao Y và CS (2010) trên 25.196 người trưởng
thành từ 18 - 74 tuổi tại 33 khu vực thành thị của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng tỷ lệ
nam giới mắc THA là 32,9% cao hơn ở nữ giới (24,7%) [18]. Tại Bồ Đào Nha,
nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc THA trên một cộng đồng người Bồ Đào Nha năm 2010
cho thấy tỷ lệ hiện mắc THA ở nam giới là 46,7% và ở nữ giới là 42,3% [30].
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tình hình THA trên thế giới ở mức
cao. Tỷ lệ mắc THA khác nhau giữa các vùng địa lý, giữa các quốc gia, các độ tuổi,
giữa giới nam và giới nữ.
2.2. Tình hình THA ở Việt Nam
* Tỷ lệ THA chung:
Tại Việt Nam, bệnh THA có xu hướng tăng lên rõ rệt. Sau hơn 30 năm, từ năm
1960 đến 1999, tỷ lệ THA từ 2 - 3% lên đến 16,05% (tăng gấp 6 - 8 lần) [31].
Theo thống kê của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía
Bắc Việt Nam chỉ là 1% [9] và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc
của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã lên đến 11,7% [32], tăng lên hơn 11
lần. Và 10 năm sau, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh
phía Bắc Việt Nam (2001 - 2002) trên 5012 người trưởng thành ≥ 25 tuổi thì tần suất
THA đã tăng đến 16,3%... trong đó THA độ I, độ II, độ III lần lượt là 10,2%, 4,2% và
1,9%. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn vùng nông thôn là 12,3% [13].
Cũng theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002) với đối tượng
từ 15 đến 75 tuổi ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tỷ lệ THA là 14,9% [33],
nghiên cứu ở người dân tộc thiểu số sống ở thị xã Kon Tum và khu vực xung quanh
thị xã của Đào Duy An (2003) là 12,54% [34] và nghiên cứu của Lại Đức Trường
(2011) ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành từ 25 - 64 tuổi là
17,8% [35].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Khải (2003) nghiên cứu ở các tỉnh
phía Bắc và địa bàn thành phố Hà Nội [16], nghiên cứu của Đào Duy An ở Kon Tum
(2003) [34], Cao Thị Yến Thanh ở Đắc Lắc (2006) [36] và Lại Đức Trường (2011) ở
Thái Nguyên [35] cho thấy kết quả THA chủ yếu tập trung ở mức độ I.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Phương Hà (2015), tiến hành điều tra ở người trưởng
thành thừa cân từ 25 - 64 tuổi năm 2005 cho thấy tỷ lệ THA là 25,2% và THA ở vùng
thành thị (26,9%) chiếm tỷ lệ cao hơn vùng nông thôn (25,0%) [37].
Có sự chênh lệch giữa các nghiên cứu là do các nghiên cứu ở các vùng địa lý,
kinh tế, xã hội khác nhau và vào thời điểm khác nhau. Môi trường sống, thời tiết, khí
hậu, công việc, thu nhập đều ảnh hưng đến sức khỏe và bệnh tật [38].
Năm 2008, kết quả điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia trên 8 tỉnh ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên là
25,1% (trong số đó, tỷ lệ người được điều trị THA vẫn thấp, chỉ chiếm 34,2% và tỷ lệ
kiểm soát tốt chỉ đạt 11,0%) [38].
Số liệu từ bảng 1.2 cho thấy số mắc THA có sự chênh lệch giữa các vùng địa
lý, ở các vùng địa lý khác nhau thì số mắc THA khác nhau. Tại mỗi vùng, gần như số
mắc THA tăng dần qua các năm. Đặc biệt, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng
có bệnh THA nằm trong số 10 bệnh mắc cao nhất của vùng trong suốt 14 năm (2000
- 2013). Vùng Bắc Trung Bộ có số mắc THA thấp nhất qua các năm [39].
Từ kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ THA còn ở mức cao do vậy
vấn đề phát hiện, quản lý và điều trị THA cần phải được quan tâm hơn nữa. THA nếu
được can thiệp kịp thời thì có thể làm giảm tỷ lệ và hạn chế những biến chứng của
THA.
* THA theo tuổi:
Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng (2008) tại Thái Nguyên ở đối tượng 25 đến
64 tuổi cũng cho kết quả tương tự: độ tuổi từ 25 - 44 tuổi có tỷ lệ THA từ 3,8% -
13,0%; ở độ tuổi từ 45 - 64 tỷ lệ THA từ 27,3% - 31,0%. Những người ở độ tuổi 45 -
54 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 9,66 lần và đặc biệt tuổi từ 55 - 64 tỷ lệ mắc bệnh
THA cao gấp 11,54 lần so với lứa tuổi 24 - 35 đặc biệt từ độ tuổi 55 trở lên gần một
nửa số nam giới [40].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Phương Hà (2015) cho thấy tỷ lệ THA ở người thừa
cân béo phì tăng dần theo độ tuổi trong đó độ tuổi từ 25 - 34 có tỷ lệ THA thấp nhất
chiếm 13,8%, cao nhất ở độ tuổi 55 - 64 chiếm 46,4% [37]. Như vậy kết quả của các
nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ THA
càng tăng.
* THA theo giới:
Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc THA ở nam giới
trưởng thành có xu hướng cao hơn nữ giới.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả Đào Duy An (2003) [34], Cao Thị Yến
Thanh (2006) [36], Chu Hồng Thắng (2008) [40], Nguyễn Lân Việt (2008) [41], Lại
Đức Trường (2011), Đỗ Thị Phương Hà (2015), điều tra quốc gia năm 2015 đều cho
kết quả nam giới có tỷ lệ THA cao hơn nữ giới [42].
Như vậy, tỷ lệ mắc THA ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ mắc
THA có sự khác nhau giữa các vùng địa lý, các độ tuổi khác nhau và giới tính khác
nhau, THA tăng dần theo độ tuổi và giới nam có xu hướng THA nhiều hơn giới nữ.
2.3. Tình hình THA tại tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ tăng huyết áp chung là 33,7%; THA độ I là 56,1%, độ II là 31,4% và độ
III là 12,5%. Có 68,0% đã được phát hiện THA trước đó, có 95,6% đã tiến hành điều
trị; còn lại 32,0% được phát hiện trong thời gian nghiên cứu. Tuổi cao, béo phì, béo
bụng được tìm thấy có liên quan đến THA [43].
Đây là một tỉ lệ cao và cần đáng lưu tâm tại 1 thành phố có quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng phát triển. Việc phát hiện ra  bệnh sớm vô cùng
quan trọng, Theo dõi huyết áp thường xuyên, nâng cao sự hiểu biết và cảnh giác về
bệnh THA phần nào có thể giúp người bệnh chủ động phát hiện ra THA và điều trị
sớm hơn, để dự phòng THA và các biến chứng nặng nề của THA.
2.4. Đặc Điểm nơi khảo sát tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu
và ở trung tâm khu vực ĐBSCL.
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha.
Gồm có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít,
Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109
xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2013 là 1.040.500 người (nam 513.400, nữ
527.600; thành thị 173.720, nông thôn 866.780, chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số 684 người/km2. Người Kinh
chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7%.
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng, đây là dạng địa hình đồng bằng ngập
lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao
dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.
Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm
nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang
Thít và hệ thống kênh rạch.

IV. SƠ ĐỒ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU:

YẾU TỐ THAY ĐỔI


YẾU TỐ KHÔNG CÁC BỆNH LÝ
- Ăn mặn.
THAY ĐỔI: - Hút thuốc lá, thuốc - Tiền tăng áp
- Giới - Thừa cân, béo phì
lào.
- Tuổi - Đái tháo đường
- Uống nhiều bia, rượu
- Dân tộc - Rối loạn lipid
- Ít hoạt động thể lực
- Di truyền máu
- Stress
- Tôn giáo

TĂNG
HUYẾT ÁP
V. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU:

Khái niệm biến số/ Giá


Biến số Phương pháp thu thập
trị
Thông tin chung
1. Tuổi Tính theo năm sinh dương Phỏng vấn
lịch
Chia thành nhiều nhóm
tuổi
2. Giới tính Nam Quan sát
Nữ
3. Trình độ học vấn Mù chữ Phỏng vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
> Cấp 3
4. Thời gian phát bệnh <5 năm Phỏng vấn
5 – 10 năm
>10 năm
Tình trạng sức khỏe
Huyết áp Có 2 giá trị: có, không. Đo huyết áp
- Có là HA tâm thu >=140, Phỏng vấn
HA tâm trương >=90 hoặc
đang dùng thuốc hạ áp
Các yếu tố liên quan
1. Di truyền - Có: trong nhà đã có Phỏng vấn
người mắc
- Không: trong nhà chưa
có người mắc
2. Hút thuốc lá - Có: hiện nay đang hút Phỏng vấn
- Đã từng hút, hiện đã bỏ
- Chưa từng hút
3. Uống rượu/ bia Tần suất uống Phỏng vấn
- Chưa từng uống
- Uống 1 ngày/Lần
- Uống 1 tuần/ Lần
- Thỉnh thoảng
Lượng uống
- 1 lon bia
- 1 ly rượu
- Nhiều hơn
4. Ăn mặn Có 2 giá trị: có/ không Phỏng vấn
- Có >5g/ ngày
- Không =<5g/ ngày
(Theo tổ chức y tế thế giới
– WHO )
5. Ăn ít rau củ Có hay không có thói quen Phỏng vấn
ăn rau củ
- Có >400g/ ngày
- Ăn ít
- Không ăn
6. Hoạt động thể lực Có Phỏng vấn
Không
Số lần/ ngày
1 lần
2 lần
3 lần
Thời gian/ lần
30 phút
1 giờ
2 giờ
7. Thừa cân, béo phì Dựa vào BMI của người Đo chiều cao, cân nặng
dân trong thời điểm
nghiên cứu
Có 2 giá trị: có/ không
- Có: BMI >=25
- Không: BMI <25
(Phân loại người Châu Á-
Thái Bình Dương)
8. Căng thẳng - Có Phỏng vấn
+ Thể chất: mệt mỏi, đau
đầu, mất ngủ, đau nhức
cơ, tim đập nhanh, …
+ Tinh thần: giảm tập
trung và trí nhớ, thiếu
quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn
và mất hài hước,…
- Không: Bình thường

VI. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:


Mô tả cắt ngang mô tả có phân tích

VII. MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU:


 Tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn loại trừ
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: người dân từ 18-60 tuổi có hộ khẩu thường trú ở địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
- Tiêu chuẩn loại trừ: người vắng mặt ở địa phương thời gian dài, người nhập viện,
người bệnh nặng, người bị các rối loạn tâm thần.
 Cỡ mẫu, công thức tính cỡ mẫu
Công thức chung cho việc xác định tỷ lệ người dân bị cao huyết áp ở độ tuổi
18-60 ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long là
2 p(1− p)
n=Z 1−α /2 2
d

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
- p: Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân ở nghiên cứu trước.
- d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể,
được coi là sai số tuyệt đối.
- α: Mức ý nghĩa thống kê.
Chọn p = 0.337( theo nghiên cứu của Văn Công Minh và Huỳnh Văn Bá
2013)
d = 0.05
α = 0.05  Z1-α/2 = 1.96
0.337 (1−0.337)
Vậy ta có: n=1.962 ≈ 344 (mẫu)
0.052
Với D=2 => n.D= 344 x 2= 688( người)
 Mô tả chi tiết phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu phân tầng
- Bốc thăm chọn ngẫu nhiên 2 huyện ở Vĩnh Long, mỗi huyện cho nghiên
cứu tối thiểu 344 người.
- Bốc thăm chọn lấy 2 xã, mỗi xã nghiên cứu tối thiều 172 người
- Bốc thăm chọn lấy 2 ấp trong mỗi xã, mỗi ấp lấy tối thiểu 86 người
- Khi tiến hành đi điều tra, dựa vào danh sách bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra
hộ gia đình đầu tiên, sau đó cứ cách 2 hộ lại chọn ra 1 hộ gia đình,tiến hành
đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.

VIII. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN:


BỘ CÂU HỎI VỀ TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP
Xin anh/chị/cô/chú vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin về tình trạng tăng
huyết áp và các yếu tố liên quan của anh/chị/cô/chú qua những câu hỏi dưới đây. Các
thông tin cung cấp sẽ được chúng tôi giữ kín và chỉ dành cho mục đích nghiên cứu
khoa học.
- Họ và tên: …………………………………………Tuổi………
- Địa chỉ: Số nhà ……Khóm/Ấp …… Xã/Phường/Thị trấn ……………
Quận/Huyện/Thị xã……………….Tỉnh/Thành phố: Vĩnh Long
A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
A1. Giới tính:
1. Nam 2. Nữ
A2. Anh/chị/cô/chú thuộc dân tộc nào?
1. Kinh 2. Hoa 3. Khmer 4. Khác
A3. Tôn giáo của anh/chị/cô/chú là gì?
1. Phật giáo 2.Thiên chúa giáo 3. Không 4. Khác
A4. Trình độ học vấn của anh/chị/cô/chú là gì?
1. Mù chữ 2. Cấp I 3. Cấp II
4. Cấp III 5. Trên cấp III
A5. Nghề nghiệp của anh/chị/cô/chú là gì?
1. Nông dân 2. Buôn bán 3. Nội trợ 4. Hưu trí 5. Khác
A6. Anh/chị/cô/chú hiện tại đang sống cùng ai?
1. Gia đình 2. Một mình 3. Khác
A7. Anh/chị/cô/chú có mắc bệnh Tăng huyết áp không?
1.Có 2. Không
Nếu A7 có thì trả lời thêm
A7.1 Hiện tại anh/chị/cô/chú có đang sử dụng thuốc hạ áp không
1.Có 2. Không
A8.Cô chú có mắc các bệnh khác không?
1.Có 2.Không
Kể tên nếu có:………………………………………………………………..
B. THÔNG SỐ HUYẾT ÁP

B1. Chỉ số huyết áp (Tại lúc đó) : (mmHg)


B2. Tình trạng tăng huyết áp: 1. Có 2.Không

C. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP

C1. Trong gia đinh của cô/dì/chú/bác có ai mắc bệnh tăng huyết áp không?
1. Có 2. Không

C2. Anh/chị/cô/chú có hút thuốc lá/thuốc lào không?


2. Có,hiện tại đang hút
3. Đã từng, hiện tại không có hút
4. Chưa từng hút

C3. Anh/chị/cô/chú có sử dụng rựơu/bia không?


1. Không
2. Sử dụng hằng ngày
3. Sử dụng hằng tuần
4. Có dịp mới sử dụng

Nếu câu trả lời khác “không” thì trả lời thêm
C3.1 Lượng rượu/bia anh/chị/cô/chú uống 1 lần là bao nhiêu
1. 1 lon bia
2. 1 ly rượu
3. Nhiều hơn

C4. Anh/chị/cô/chú có thường xuyên bị căng thẳng hay không?


1. Có
2. Không

C5. Anh/chị/cô/chú có ăn nhiều muối, thực thẩm mặn không?


2. Có (ước lượng trên 5gr muối)
1. Không (ước lượng dưới 5gr muối)

C6. Số đo nhân trắc học và tình trạng dinh dưỡng


1. Cân nặng: ……….kg
2. Chiều cao: ………cm
3. BMI:……………..
4: Tình trạng…………………
(BMI < 18: người gầy.
BMI = 18,5 - 25: người bình thường.
BMI = 25 - 30: người béo phì độ I.
BMI = 30 - 40: người béo phì độ II.
BMI > 40: người béo phì độ III.)
C7. Anh/chị/cô/chú có ăn rau,củ không?
1. Không
2. Có, nhưng sử dụng ít
3. Có, sử dụng nhiều
C8. Trong vòng 30 ngày qua, anh/chị/cô/chú có tập luyện thể dục không?
1. Có 2. Không
Nếu C8 trả lời là có thì trả lời tiếp những câu hỏi sau, nếu trả lời là không thì
bỏ qua phần này.
C8.1. Mỗi ngày, anh/chị/cô/chú tập thể dục bao nhiêu lần?
1. 1 lần 2. 2 lần 3. 3 lần 4. >3 lần
C8.2. Mỗi lần tập thể dục trong bao lâu?
1. <30 phút 2. Từ 30 phút đến 1 giờ 3. >1 giờ
C8.3. Ngoài tập thể dục, anh/chị/cô/chú còn chơi môn thể thao nào khác hay
không?
1. Có 2. Không
Ngày điều tra:.........................Họ tên cán bộ điều tra:……………………………

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. WHO-ISH Hypertension Guidelines Committee (1999), "Guideline for
Management of Hypertension", J Hypertens. 17(2): pp.151 - 185.

2. WHO/ISH (2003), Statement on management of Hypertension. J.


Hypertension, 21(11), pp.1983 - 1992.

3. US Department of Heart and Humen Services (2003), National Heart, Lung


and Blood Institue. National High Blood Pressure Education Program,
Available at: Accessed March 5.

4. Huỳnh Văn Minh và CS (2008), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam
về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn. Khuyến cáo về
các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản Y
học, tr.1 - 52.

5. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành
kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010, Hà Nội.
6. Đào Hữu Chung, Ngô Ngọc Minh Thư (1996), Vấn đề tăng huyết áp ở trẻ em
tại bệnh viện nhi đồng I, Tóm tắt các báo cáo khoa học tại đại hội tim mạch
quốc gia lần thứ VI thành phố Hồ Chí Minh, tr.44.

7. Đặng Văn Chung (1987), Bệnh tăng huyết áp, Tập lưu hành nội bộ.

8. Phó Đức Nhuận (1990), "Cao huyết áp do thai nghén", Tạp chí y học thực
hành Bộ Y tế, 4: tr.10 - 14.

9. Le Huy Lieu, "Panorama of Diabetes Meelitus in Viet Nam in the recent year".
Journal the Asia Federation of Endocrine Societies. 2(17): pp.34 - 43.

10. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, tr.17 - 47.

11. Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch, Nhà
xuất bản Y học.

12. National Institutes of Health (2012), Who is at risk for high blood pressure?
2012 [cited Access 2014 January 2]; Available from: www.nhlbi.nih/gov/.

13. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và
CS (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tinh phía Bắc
Việt Nam 2001 - 2002", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33: tr.9 - 34.

14. Jo I, Ahn Y, Lee J, Shin KR, Lee HK, Shin C (2001), "Prevalence, awareness,
treatment, control and risk factors of hypertension in Korea: the Ansan study",
Journal of Hypertension. 19(9): tr.1523 - 32.

15. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1997), "Kết quả bước đầu nghiên cứu
rối loạn chuyển hoá Lipid ở 3 nhóm bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp
và đái tháo đường có tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, 3: tr.5 - 53.

16. Yeon Hwan Park, Misoon Song, Be-long Cho, Jae-young Lim, Wook Song,
Seon-ho Kim (2011), “The effects of an intergrated health education and
exercise program in community-dwelling older aldults with hypertension: A
randomized controlled trial”, Patient Education and Counseling, 82, pp.133 -
137.

17. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr.6.

18. Egan BM, Zhao Y, Axon RN (2010), US trends in prevalence, awareness,


treatment, and control of hypertension, 1988 -2008. JAMA; 303: pp.2043 -
2050.

19. Mattes, RD, Donnelly, D (1991), "Relative contributions of dietary sodium


sources", Journal of the American College of Nutrition, 10(4): pp. 383 - 393.

20. Phạm Tử Dương, Nguyễn Văn Quýnh (1998), Tình hình quản lý và điều trị
bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994 - 1998.

21. WHO (2013), World health day 2013: Control your blood pressure. WHO
2013 [cited Access 2014, January 2]; Available from: http:/ /www.who.int/

22. Whelton PK (2004), "Epidemiology and the Prevention of Hypertension". J


Hypertens: pp.636 - 42.

23. Irene Meissner, Jack P. Whisnant, Sheldon G. Sheps, Gary L. Schwarts


(1999), Detection and Control of high blood presure in the community. AHA.

24. Trefor Morgan (2001), "Management blood pressure for 24 hour", Heart
Disease. 4: pp.956.

25. Wolf -Maier K., Cooper R.S., Banegas J.R., et al. (2003), "Hypertension
prevalence and blood pressure levels in 6 European countries, Canada and the
United States", JAMA. 289: pp.2363 - 2369.
26. Simon S. Tang, Sean D. Candrrilli, (2007), "Prevanlence, Treatment and
Control of Hypertension and/or Dyslipidemia Among Hispanic Adult in US
communities", The Journal of ACC. 49(9).

27. Dongfeng Gu, Kristi Reynolds, Xigui Wu, Jig Chen (2002), "Prevanlence,
Awareness, Treatment and Control of Hypertension in China", Journal of
Hypertension, 40: pp.920 - 927.

28. Longo-Mbenza B, Nkoy Belila J, Vangu Ngoma D, Mbungu S (2007),


"Nationwide survey of prevalence and risk factors of prehypertension and
hypertension in Iranian adults", Division of Cardiology, Kinshasa University
Clinics, Congo. Niger J Med, Jan-Mar;16(1): pp.42 - 9.

29. Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch, Nhà
xuất bản Y học.

30. Pereira M, Azevedo A, Barros H (2010), "Determinants of awareness,


treatment and control of hypertension in a Portuguese population". Review
Portugal Cardiol. 29(12): pp.1779 - 92.

31. Phạm Gia Khải (2000), Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội. Kỷ
yếu toàn văn đại hội tim mạch quốc gia lần thứ VIII.

32. Trần Đỗ Trinh và CS (1992), "Báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học
bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam",Tạp chí Y học Việt Nam. 2: tr.12 - 14.

33. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), "Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
ở tuổi 15 - 75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Y học
dự phòng, 2: tr.24 - 28.

34. Đào Duy An (2003), "Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tăng huyết áp ở
người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 35:
tr.47 - 50.
35. Lại Đức Trường (2011), “Nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên,hiệu
quả của nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, 2011”, Luận án tiến sỹ y
học, chuyên ngành Y tế Công cộng, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.

36. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), "Thực trạng
và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh
Đắc Lắc năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm”, 2: tr.92 - 98.

37. Ha T.P.Do, Johanna M. Geleijnse, Mai B. Le, Frans. Kok, and Edith
J.M.Feskens (2015), “National Prevalence and Associated Risk Factors of
Hypertension and Prehypertension Among Vietnamese Adults”, American
Journal of Hypertension 28(1), pp. 89 - 96.

38. Nguyễn Lân Việt (2008), Báo cáo điều tra Dịch tễ tăng huyết áp tại 8 tỉnh,
thành phố của Việt Nam. Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 12.

39. Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế từ năm 2000 - 2013.

40. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối
loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại
Học Y - Dược Thái Nguyên”.

41. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn và CS (2008), Áp dụng một
số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng
đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1 - 31.

42. Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (2016), Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh
không lây nhiễm Việt Nam 2015, tr.1, tr. 43.

43. Văn Công Minh và Huỳnh Văn Bá (2013), Tình hình và các yếu tố liên quan
tới tăng huyết áp tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2013.

You might also like