You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Theo tổ chức y tế thế giới, tăng huyết áp là hiện tượng huyết áp bằng
hoặc cao hơn 140/90 mmHg (mức bình thường là 120/80mmHg).
Theo dịch tễ học, tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều
nguyên nhân nhưng có thể là một bệnh- bệnh tăng huyết áp, nếu không
tìm thấy nguyên nhân.
Có từ 15-20% người lớn ở các nước công nghiệp phát triển có tăng huyết
áp, ở Việt Nam con số này là 6-12%.

I. Các yếu tố liên quan tới sinh học ở người


1. Yếu tố di truyền:
Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Cụ
thể, các nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình, ông, bà, cha, mẹ có tiền
sử mắc bệnh tăng huyết áp thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nếu ba hoặc mẹ bị huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh sẽ lớn hơn so với
người khác. Nguy cơ này tăng cao hơn nếu cả ba và mẹ cùng mắc tăng
huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ thứ 3, đặc biệt nếu ông bà
bị tăng huyết áp trước 55 tuổi.

2. Sinh lý:
Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Cơ chế
gây bệnh: cung lượng tim hoặc sức cản ngoại vi tăng sẽ làm huyết áp
tăng.
95% trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát (không rõ nguyên nhân
gây bệnh). Tăng huyết áp thứ phát (đã xác định được nguyên nhân gây
bệnh) thường xuất phát trên nền các bệnh lý như:
+ Mắc các bệnh về thận: hội chứng thận hư, bệnh cầu thận, suy thận
mạn,...
+ Bệnh nội tiết: suy giáp, cường giáp, bệnh Cushing,...
+ Hội chứng ngưng thở khi ngủ...
Bên cạnh đó, các yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng
huyết áp bao gồm: thừa cân béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường,...

3. Trưởng thành và lão hóa:


Huyết áp tăng dần theo tuổi. Khi cơ thể lão hóa thì khả năng bị tăng
huyết áp cũng cao hơn. Nguyên nhân là do mạch máu trở nên xơ cứng lại
khi lão hóa làm cho huyết áp cũng tăng theo. Sự suy giảm về cấu trúc và
chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc người cao tuổi dễ
mắc bệnh tăng huyết áp.
+ Khoảng 22% người trưởng thành ở độ tuổi từ 18-39 bị huyết áp cao so
với hơn 55% người lớn ở độ tuổi 40–59. Ở tuổi 60 trở lên, hơn 74%
người trưởng thành bị cao huyết áp.
+ Khoảng hai phần ba số người > 65 tuổi bị tăng huyết áp, và những
người có huyết áp bình thường ở tuổi 55 có 90% nguy cơ tiến triển thành
tăng huyết áp trong suốt phần đời còn lại.

II. Yếu tố thuộc về môi trường sống

1. Yếu tố xã hội:

Các yếu tố xã hội như phong tục tập quán, văn hóa dẫn tới sự thiếu hiểu

biết của người dân về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thông

qua các hành vi chịu sự ảnh hưởng của các quan niệm ấy.

+ Số liệu cho thấy có khoảng 50% người bệnh không biết mình bị tăng

huyết áp. Con số này đặc biệt lớn ở vùng cao và vùng dân tộc thiểu số sự

hiểu biết của người dân về tăng huyết áp còn hạn chế, yếu kém về quản

lý, tuyên truyền.

+ Các áp lực về các vấn đề xã hội như gia đình, kinh tế, việc làm, nơi cư

trú còn có khả năng tác động đến tâm lý, tinh thần. Tác động này theo

hướng tiêu cực (stress, khủng hoảng,...) làm tình tăng trạng tăng huyết áp.

2. Yếu tố tinh thần:


Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm
tim đập nhanh, co mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.

3. Yếu tố môi trường vật chất:


+ Cơ sở vật chất, dịch vụ y tế nhiều nơi còn kém phát triển làm giảm
tầm soát, giảm điều trị làm tăng tình trạng bệnh tăng huyết áp, nghiêm
trọng hơn có thể tử vong.
+ Điều kiện đời sống kinh tế kém dẫn đến tiêu thụ những thức ăn độc
hại (ăn nhiều thực phẩm đóng hộp quá mặn,nhiều gia vị không rõ thành
phần xuất xứ), chế độ sinh hoạt không lành mạnh gây tăng nguy cơ bị
bệnh tăng huyết áp.

III. Những yếu tố Hành Vi

1. Nguy cơ từ nghề nghiệp:


Tỉ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng lên đến 27% ở những người từ tuổi
25 trở lên trong đó dân văn phòng dễ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn
những đối tượng khác.
+ Thời gian làm việc là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu khi nghiên cứu
đưa ra con số thống kê những người làm việc 40h/tuần thì nguy cơ mắc
bệnh sẽ cao hơn 14% so với những người chỉ làm việc từ 11 -19h/tuần và
tỉ lệ này ở những người làm việc từ 40 - 50h/tuần là 17%.

+ Công việc bận rộn, áp lực, căng thẳng, lo âu quá mức, tính chất công
việc thường xuyên ngồi 1 chỗ ít vận động, ít hoạt động làm giảm quá quá
trình chuyển hóa và tiêu thụ, dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Người ít
vận động dễ bị tăng huyết áp hơn người vận động là 30%.
2. Kiểu tiêu thụ:
+ Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Theo khuyến
cáo của WHO, người bình thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5g
muối/người/ngày.
+ Đường và tăng huyết áp: Sử dụng nhiều đường có liên quan đến thừa
cân và béo phì.. Những tình trạng này có thể gây tăng huyết áp.
+ Sử dụng dồ uống chứa cồn, thuốc lá, caffeine làm tăng huyết áp và gia
tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyét áp. Đối với những
người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì uống rượu, bia quá
mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp như vậy làm
cho bệnh càng nặng hơn.
3. Nguy cơ từ giải trí:
+ Thói quen hút thuốc lá: các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tăng huyết
áp cho thấy những người có tiền sử hút thuốc lá có tỷ lệ tăng huyết áp
hoặc tiền tăng huyết áp cao hơn nhóm không hút thuốc lá.
+ Thói quen uống rượu: Uống nhiều rượu hay gây tăng huyết áp, càng
uống nhiều huyết áp càng cao. Khoảng 10% trường hợp tăng huyết áp
liên quan đến uống rượu. Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng
huyết áp.

IV. Những yếu tố dịch vụ y tế


1. Dự phòng
+ Hạn chế truy cập dịch vụ y tế: Khi việc truy cập vào dịch vụ y tế chất
lượng bị hạn chế, người bệnh có thể không nhận được sự chăm sóc cần
thiết để kiểm soát tình trạng huyết áp của họ.
+ Thiếu thông tin và giáo dục sức khỏe: Thiếu thông tin về cách quản
lý tăng huyết áp và thiếu kiến thức về các yếu tố rủi ro có thể khiến
người bệnh không nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát
huyết áp.
+ Thiếu hỗ trợ và tư vấn: Thiếu hỗ trợ tâm lý và tư vấn có thể ảnh
hưởng đến khả năng của người bệnh trong việc thực hiện các thay đổi
lối sống cần thiết để quản lý tăng huyết áp.
+ Chính sách y tế công cộng không hiệu quả: Chính sách y tế công
cộng không hiệu quả hoặc thiếu các chương trình sàng lọc và phòng
ngừa có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng.
4. Điều trị
+ Chất lượng dịch vụ y tế kém: Dịch vụ y tế kém chất lượng, bao gồm
việc chẩn đoán không chính xác hoặc điều trị không hiệu quả, có thể dẫn
đến quản lý không tốt cho tình trạng tăng huyết áp.
+ Chi phí cao: Chi phí cao cho dịch vụ y tế và thuốc có thể làm giảm
khả năng tiếp cận điều trị đối với nhiều người, đặc biệt là trong cộng
đồng có thu nhập thấp.
+ Công nghệ và thiết bị lạc hậu: Sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu
có thể hạn chế khả năng theo dõi và quản lý hiệu quả tình trạng huyết
áp.
5. Phục hồi
+ Thiếu kiến thức về tăng huyết áp và cách điều trị có thể dẫn đến việc
không nhận biết được tình trạng bệnh hoặc không tuân thủ đúng cách các
biện pháp điều trị.
+ Khó khăn trong quản lý thuốc: việc quản lý thuốc chống tăng huyết áp
có thể phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ đúng liều. Thiếu kiên nhẫn hoặc
hiểu biết về thuốc có thể dẫn đến việc không dùng thuốc đúng cách hoặc
bỏ sót liều, làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp.
+ Sự thất vọng và stress: Nếu không thấy rõ sự cải thiện hoặc nếu phải
đối mặt với các biến chứng của tăng huyết áp, người bệnh có thể trải qua
sự thất vọng và stress, ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của họ, gây ra
tình trạng tăng huyết áp.

You might also like