You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa học
-----—²–-----

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
PGS.TS: Đặng Huỳnh Giao …..
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................13
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ƯNG THƯ PHỔI:..................14
1. Khái quát về UTP..............................................................14
1. Nguyên nhân mắc bệnh :..................................................14
2. Các biến chứng của bệnh UTP.........................................15
3. Phương pháp điều trị........................................................16
CHƯƠNG II. TÔNG QUAN VỀ FLAVONOID:.................16
1. Nguồn gốc của Flavonoid:.................................................16
2. Cấu trúc của Flavonoid:...................................................17
3. Tính chất của Flavonoid:..................................................18
Tác dụng của FeCl3 :.............................................................18
Tác dụng của NH3 :...............................................................18
Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng :........................18
Tác dụng của H2SO4:............................................................19
Tác dụng của acetat chì trung tính hoặc kiềm......................19
Phản ứng ghép đôi với muối diazoni :..................................19
4. Phân bố của Flavonoid :....................................................19
5. Tác dụng của Flavonoid :..................................................19
CHƯƠNG III. CÁC DƯỢC LIỆU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
PHỔI:........................................................................................20
1. Dược liệu Bán Chi Liên (Scutellaria barbata D. Don):..20
Về thực vật:...........................................................................20
Về hóa học:...........................................................................21
Về tác dụng sinh học:............................................................21
Tổng quan về các công trình nghiên cứu xạ đen trong nước
và trên thế giới:.....................................................................21
Phương pháp điều chế:.........................................................22
2. Dược liệu Cây Xạ Đen (Celastrus hindsii Benth et Hook):
.................................................................................................22
Về thực vật:...........................................................................22
Về hóa học:...........................................................................23
Về tác dụng sinh học :...........................................................23
Tổng quan về các công trình nghiên cứu xạ đen trong nước
và trên thế giới......................................................................24
Phương pháp điểu chế:.........................................................25
3. Dược liệu Hoa Nhài (Jasminum sambac (L.) Ait):..........25
Về thực vật:...........................................................................25
Về hóa học:...........................................................................26
Về tác dụng sinh học:............................................................26
Tổng quan các công trình nghiên cứu:.................................26
Phương pháp điều chế:.........................................................27
4. Dược liệu Cây Thông Đỏ (Taxus wallichiana Zucc):......27
Về thực vật:...........................................................................27
Về hóa học.............................................................................28
Về tác dụng sinh học:............................................................28
Tổng quan các công trình nghiên cứu:.................................29
Phương pháp điều chế:.........................................................29
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung Thư Phổi đang là một hiểm họa to lớn cho nền Y Học với con số
tử vong ngày càng tăng qua từng năm. Tại Việt Nam, UTP có tỷ lệ mắc và
chết hàng năm nhiều thứ hai, chỉ sau ung thư gan và dự đoán ngày càng tăng.
Việc tầm soát UTP chưa được triển khai rộng rãi, đa số các bệnh nhân UTP
khi đến khám đều ở giai đoạn tiến triển, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Trong nhiều năm gần đây, cây cỏ đã được con người sử dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống, từ nông nghiệp, công nghiệp để chữa bệnh. Và
xu hướng sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày
càng tăng, không chỉ ở các nước Á Đông trong đó có Việt Nam mà còn ở các
nước phương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược.
Flavonoid là một nhóm chất phổ biến trong thực vật và một nhóm chất
lớn trong dược liệu. Flavonoid có trong hầu hết các bộ phận của thực vật bậc
cao, đặc biệt là hoa. Flavonoid là một nhóm các chất có nhiều tác dụng sinh
học khác nhau, các Flavonoid có hoạt tính sinh học được gọi là Bioflavonoid.
Chúng có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung
thư, có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, quá trình lão
hóa và thoái hóa gan, các chất Flavonoid do bức xạ gây ra làm tổn thương
thành mạch máu. Có nhiều Flavonoid thuộc nhóm flavon, flavonol, flavanol
có tác dụng lợi tiểu, chống đột biến, kháng viuss, kháng viêm,…
Với đề tài nghiên cứu về đề tài: “Tìm hiểu về thành phần flavonoid
trong các dược liệu trong việc điều trị ung thư” nhóm muốn hướng đến các
mục tiêu :
 Xác định được mói nguy tiềm tàng ngày càng lớn của căn bệnh UTP
 Hoạt tính và công dụng của flavonoid từ các dược liệu trong việc điều
trị ung thư.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ƯNG THƯ PHỔI:
1. Khái quát về UTP
Ung Thư Phổi là một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến
ở nước ta bởi nguyên nhân gây tử vong rất cao ở hầu hết những
nạn nhân mắc bệnh.
Bệnh ung thư phổi (u phổi ác tính – Malignant Lung
Tumor) – tiếng Anh là Lung Cancer, Lung Carcinoma là căn
bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người
mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam,
trong số các bệnh nhân nhập viện, có đến 62,5% không còn khả
năng phẫu thuật.
1. Nguyên nhân mắc bệnh :
Đại đa số bắt nguồn từ chính sự ô nhiễm của môi trường
đang sinh sống. Nhưng bên cạnh đó cũng kèm theo các nguyên
nhân sau:
 Khói thuốc lá :
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bất kỳ ai cũng có thể có nguy
cơ mắc bệnh, nhưng 90% các trường hợp ung thư phổi cấp
tính là do hút thuốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người hút thuốc lá có khả
năng mắc u hô hấp cao gấp 15 – 30 lần so với những ai không
hút. Ngay cả khi không hút thuốc, nguy cơ của cũng sẽ tăng lên
nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên (hút thuốc thụ động).
 Tiếp xúc với Radon:
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân thứ hai dẫn đến khối
u ở vùng phổi là người bệnh tiếp xúc với radon – một loại khí
phóng xạ tồn tại trong tự nhiên (4). Radon xâm nhập vào các tòa
nhà thông qua những vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người
vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với khí radon có nguy cơ bị ung
thư rất cao.
 Biến đổi trong gen di truyền :
Các đột biến gen di truyền cũng làm tăng nguy cơ u ác tính.
Nguy cơ này tăng lên nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc
lá hoặc tiếp xúc với các chất gây u ác tính khác.
 Trải qua quá trình xạ trị
Khả năng phát triển thành u ác tính ở hệ hô hấp là có thể xảy ra.
2. Các biến chứng của bệnh UTP
 Khó thở : Những bệnh nhân u phổi sẽ bị khó thở nếu tế bào
ác tính phát triển làm tắc nghẽn các đường hô hấp chính. Ung
thư phổi cũng khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi, làm cơ
quan này khó giãn nở hoàn toàn khi hít vào.
 Ho ra máu : Bệnh có thể gây chảy máu trong đường hô hấp,
khiến bệnh nhân gặp tình trạng ho ra máu
 Tràn dịch màn phổi : Hiện tượng này được lý giải là do
chất lỏng tích tụ quá mức trong khoang màng phổi, tràn ra cả
không gian bao quanh phổi. Hệ quả là đôi lúc bệnh nhân cảm
thấy khó thở
 Di căn : Khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể,
chẳng hạn như não và xương, khiến những bộ phận này bị tổn
thương nặng nề, gây ra những cơn đau đớn, buồn nôn cùng các
triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Một
khi khối u này đã lan ra ngoài phổi, bệnh thường không thể chữa
khỏi. Mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm các triệu
chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
3. Phương pháp điều trị
 Phẩu thuật khối u
Hóa trị
Xạ trị
Trị liệu bằng phương pháp miễn dịch
 Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng dược liệu để điều trị
UTP cũng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nền Y Học
và tiêu biểu cho phương pháp đó là hợp chất Flavonoid.
CHƯƠNG II. TÔNG QUAN VỀ FLAVONOID:
1. Nguồn gốc của Flavonoid:
o Nghiên cứu ban đầu về “flavonoid” bắt đầu vào năm
1936, khi nhà khoa học người Hungary Albert Szent-Gyorgyi
(1893- 1986) phát hiện ra sức mạnh tổng hợp giữa vitamin C
nguyên chất và các yếu tố chưa xác định từ vỏ quả chanh, mà
lần đầu tiên ông gọi là “citrin”, và sau đó “vitamin P”. Ngày
càng nhiều nghiên cứu đã chứng minh và khẳng định lợi ích của
flavonoid – hợp chất nhiều công dụng đối với sức khỏe của
chúng ta.
o Theo Danh mục flavonoid (Khuyến nghị IUPAC,
2017), thuật ngữ “flavonoid” được áp dụng cho các hợp chất có
cấu trúc dựa trên các dẫn xuất của propylbenzen được thay thế
bằng phenyl có khung C15, các hợp chất có khung C16 là
phenyl – dẫn xuất. propylbenzen được thể (rotenoids),
flavonolignans dựa trên dẫn xuất của phenyl được thay thể
propylbenzen ngưng tụ bằng tiền chất C3-C6 lignan (Router và
cộng sự, 2018). Trong một ý nghĩa hạn chế, thuật ngữ
“flavonoid” chỉ được sử dụng cho những hợp chất có khung
carbon C6-C3-C thể hiện cấu trúc của chromane hoặc của
chromene như flavans, flavon, flavonols và anthocyanidins.
Chalcones, dihydrochalcones và aurones là flavonoid theo
nghĩa rộng, nhưng không theo nghĩa hạn chế. Flavonoid, bao
gồm chalcones, flavon, flavonols, anthocyanins và
proanthocyanidins, được phân bố rộng rãi trong giới thực vật.
2. Cấu trúc của Flavonoid:
o Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-diphenylpropan, nghĩa
là 2 vòng oxygen A và B nối nhau qua một dây có 3 carbon, nên
thường được gọi là C6-C3-C6. Cách đánh số tùy theo dây C3
đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì đánh số bắt đầu từ dị vòng
với dị nguyên tố oxygen mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A,
còn vòng B đánh số phụ. Nếu dây C3 hở, đánh số chính trên
vòng B và đánh số phụ trên vòng A.
o Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm -OH
ở vị trí 5 và 7 trên nhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B. Các
flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự do hoặc dạng glycosid. Các
đường thường gặp nhất là đường D-glucose, kế đó là D-
galactose, L-rhamnose, L-arabinose, D-xylose, D-apiose và acid
uronic.
3. Tính chất của Flavonoid:
Thường thường các flavonoid glycosid và flavonoid sulfat
là những chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung
môi hữu cơ, tan được trong nước, tốt nhất là cồn nước. Các
aglycon thì tan được trong dung môi hữu cơ, không tan trong
nước. Các dẫn chất flavonoid có nhóm 7-hydroxy thường dễ tan
trong dung dịch kiềm loãng.
Tác dụng của FeCl3 :
Tuỳ theo nhóm flavonoid và tuỳ theo số lượng vị trí nhóm -
OH trong phân tử mà cho màu lục, xanh, nâu.
Tác dụng của NH3 :
Tuỳ theo nồng độ floavonoid và tuỳ theo nhóm flavonoid.
Flavon và flavonol cho màu vàng sáng, anthocyanin cho màu
xanh dương, chalcon và auron có thể cho màu đỏ da cam.
Flavan3-ol, flavanon, isoflavon màu không thay đổi. Còn
flavanon dễ bị isomer hoá thành chalcon nên nếu để một lúc lại
cho màu vàng đậm đến đỏ.

Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng :


Đun flavonoid với dung dịch NaOH 30% thì sẽ mở vòng C
rồi dẫn đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol.
Tuỳ theo nhóm thế và vị trí thế vào vòng A và B mà có các dẫn
chất acid thơm và phenol khác nhau. Có thể xác định các dẫn
chất này bằng phương pháp sắc ký, đối chiếu với chất mẫu, kết
quả thu được có thể góp phần biện luận cấu trúc.
Tác dụng của H2SO4:
o Hoà một lượng cao chiết flavonoid vào H2SO4 đặc, quan
sát màu:
o Vàng tươi: flavon, flavonon.
o Vàng cam: flavanon.
o Đỏ hoặc tím: chalcon, auron.
Tác dụng của acetat chì trung tính hoặc kiềm
Phản ứng thực hiện trên giấy thấm. Nhiều dẫn chất
flavonoid tạo thành muối hay phức có màu khi nhỏ thêm dung
dịch chì acetat trung tính hoặc kiềm. Màu phụ thuộc vào các dẫn
chất flavonoid. Để tiến hành trong ống nghiệm acetat chì kiềm
cho tủa màu với hầu hết các flavonoid phenol còn chì acetat
trung tính tạo tủa với những dẫn chất có nhóm o-dihydroxy
phenol.
Phản ứng ghép đôi với muối diazoni :
Các dẫn chất flavonoid có nhóm -OH ở vị trí 7 có thể phản
ứng với muối diazoni để tạo thành chất màu azonic vàng cam
đến đỏ.
4. Phân bố của Flavonoid :
Flavonoid phân bố rộng rãi trong giới thực vật. Flavonoid
được tìm thấy trong rau, trái cây, quả hạch, hạt, thân cây, hoa,
trà, rượu... Đây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn
uống hàng ngày của chúng ta.
5. Tác dụng của Flavonoid :
o Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các
bệnh mãn tính khác. Một số flavonoid nhất định cung cấp khả
năng bảo vệ chống oxy hóa trực tiếp cho tế bào, một số khác tạo
ra các enzym bảo vệ tế bào chống lại quá trình oxy hóa và các
xúc tác khác (chất chống oxy hóa gián tiếp) và những chất khác
dường như được bảo vệ theo cả hai cơ chế .
o Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh chống lại các
gốc tự do và được mô tả là chất nhặt rác gốc tự do. Hoạt động
này được cho là do khả năng cho hydro của chúng. Các nhóm
phenol của flavonoid đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên tử
"H" sẵn có để các gốc tiếp theo được tạo ra có thể được phân
định vị trí trên cấu trúc flavonoid.
CHƯƠNG III. CÁC DƯỢC LIỆU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
PHỔI:
1. Dược liệu Bán Chi Liên (Scutellaria barbata D. Don):
Về thực vật:
Đặc điểm thực vật:
 Tên khoa học là Scutellaria barbate D. Don hay có tên
khác là Bán Chi Liên hay Hoàng Cầm Râu thuộc họ Bạc Hà.
 Là loài thực cỏ sống nhiều năm. Thân dạng bò, có 4
góc, chiều cao thấp (từ 15 – 20 cm), thường được phủ lông ngắn.
Phiến lá có hình trứng hẹp hoặc hình mũi mác dài, thường mọc
đối xứng, lá dưới thân có hình cuống mảnh, lá trên gần như
không cuống, chiều dài khoảng 1 – 2cm. Hoa có 2 môi, màu
xanh tím, môi dưới tròn, môi trên có 3 thùy. Cây ra hoa vào mùa
xuân.
Phân bố:
Bán chi liên mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta.
Loài thực vật này ưa sống ở những nơi ẩm thấp như hai bên bờ
ruộng, bờ hồ, vùng đất gần rãnh nước,…
Thời điểm thu hái:
Mùa hoa mùa xuân hè.
Bộ phận dùng:
Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng toàn cây hay khô đều được.
Về hóa học:
Bán chi liên chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm:
hợp chất phenol, alcaloid, scutellarein, isocarthamidin,
scutellarin, carthamidin, sterol và tannin các hợp chất này có khả
năng chống oxy hóa. Đặc biệt hợp chất flavonoid scutellarin có
khả năng ức chế hoạt động của protein kinase C trong não chuột
bạch, ức chế nhẹ với tế bào ung thư máu bạch cầu hạt cấp
tính.Trong thí nghiệm sàng lọc dùng máy hô hấp tế bào nhận
thấy tế bào ung thư máu bị ức chế đến 75% (theo Trung Dược
Đại Từ Điển). Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng lợi tiểu,
hỗ trợ hoạt động của thần kinh trung ương và tác động tích cực
đến mật.
Về tác dụng sinh học:
 Theo Đông y bán chi liên có tác dụng tiêu viêm, thanh
nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống khối u tân sinh.
 Dùng ngoài trị viêm vú, đòn ngã tổn thương, rắn độc
cắn, mụn nhọt sưng đau, viêm mủ da,…
 Theo nghiên cứu hiện đại bán chi liên chứa hợp chất
scutellarein có tác dụng ức chế hoạt động của protein kinase C
trong não chuột bạch.
 Thực nghiệm sàng lọc cho thấy, dược liệu có tác dụng
ức chế nhẹ đối với tế bào máu ung thư.
Tổng quan về các công trình nghiên cứu xạ đen trong nước
và trên thế giới:
“Nghiên cứu các thành phần hoạt tính và cơ chế phân tử của
Scutellaria barbata D. Don chống lại bệnh viên phổi do phóng
xạ”, Ping-Yi Sun, Ai-Shuai Wang, Zhen-Fei Zhang, Yan-Li
Zhang, Xin Zheng, Medicine.2021 Nov 24;100(47).
“Nghiên cứu Scutellaria baicalensis và các hợp chất flavone tự
nhiên của chúng được coi là thuốc tiềm năng để điều trị ung thư
phổi”, Naser A Alsharairi, International Journal of
Environmental Research and Public Health 18 (10),5243, 2021.
“Nghiên cứu về tác dụng và cơ chế chống ung thư của
Scutellaria barbata D. Don trên tế bào ung thư phổi CL1-5,
Chin-Chuan Chen, Chun-Pin Kao, Mei-Miao Chiu, Shu-Huei
Wang, Oncotarget 8 (65), 109340, 2017.
Phương pháp điều chế:
Phương pháp chiết xuất có sự hỗ trợ của vi song kết hợp với sắc
ký ngược dòng.
2. Dược liệu Cây Xạ Đen (Celastrus hindsii Benth et
Hook):
Về thực vật:
Đặc điểm thực vật:
Celastrus hindsii Benth et Hook còn được gọi là Cây Xạ
Đen, Xạ Đen Châu Âu, Cây Dây Gối Ấn Độ… thuộc họ
Celastraceae.
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân
cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám
nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh.
Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-
12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống
lá 5-7mm.
Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-
4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.
Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra
thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng.
Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8-12
Phân bố:
Ở Việt Nam, cây Xạ đen Châu âu (Celastrus hindsii) rất hiếm
gặp trong tự nhiên. Phân bố rải rác ở Hà Nam, Ninh Bình,
Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, Thừa Thiên Huế, Tây
Nguyên…
Cây mọc ở vùng thấp với độ cao 1000-1500m. Phân bố ở các
nước Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar.
Thời điểm thu hái:
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 8-12.
Bộ phận dùng:
Thân, cành, lá.
Về hóa học:
Cây xạ đen có một thành phần hóa học rất đa dạng và phong
phú, bao gồm các hợp chất chống oxy hóa, các loại axit hữu cơ,
các loại flavonoid, anthocyanin, tannin, carotenoid và vitamin C,
các chất này có khả năng chống viêm, giảm nguy cơ tiểu đường,
bảo vệ mắt, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Về tác dụng sinh học :
Tác dụng chống khối u: Các hoạt chất Flavonoids,
Triterpenoids, Polyphenols có tác dụng chống hình thành khối u,
ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế sự di căn ung
thư.
Tác dụng chống oxy hóa: Các hoạt chất của xạ đen đều có tác
dụng chống gốc tự do và làm giảm tác hại của gốc tự do với các
tế bào.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm
Tổng quan về các công trình nghiên cứu xạ đen trong nước
và trên thế giới
Tác dụng chống ung thư của cây xạ đen đã được minh chứng
qua đề tài “ Nghiên cứu dược liệu sản xuất trà Tam Thất – Xạ
đen” của Học viên quân y vào năm 2013. Sau 12 năm nghiên
cứu và đã thành công của họ góp phần thúc đẩy các nhà nghiên
cứu trẻ về việc tìm hiểu phát triển các thành phần chống oxy hóa
có trong xạ đen.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác như sau:
“Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất Flavonoid có
sự hỗ trợ của siêu âm từ lá cây xạ đen bằng cách sử dụng
phương pháp bề mặt đáp ứng và đánh giá hiệu quả của chúng,
Đinh Chương Phạm, Hoàng Chinh Nguyễn, Thanh Hang Lê
Nguyễn, Hoàng Linh Hồ, Thiên Kim Trinh, Jirawat Riyaphan,
Ching Feng Weng(2020), BioMed reasearch international 2020.
“Nghiên cứu đánh giá độc tính cấp tính và độc tính bán
mãn tính của chiết xuất từ Celastrushinsii hindsii Benth, Thanh
Loan Pham, Van Huy Nguyen, Thi Tam Tien Ha, Thi Le Thu
Hoang, Chi Nghia Phan, Thi Quyen Nguyen (2020), Evaluation
of Acute Toxicity and Semi-chronic Toxicity of Extract from
Celastrus hindsii Benth, Pak. J. Biol. Sci., 23 (8), pp. 1096-1102.
“Nghiên cứu tổng quan về hoạt tính sinh học của flavonoid
(2019)”, Prithviraj Karak, Int. J. Pharm. Khoa học. Nghị quyết
10 (4), 1567-1574, (2019).
Phương pháp điểu chế:
Phương pháp trích ly cao chiết xuất của lá Xạ Đen.
Phương pháp bề mặt đáp ứng.
3. Dược liệu Hoa Nhài (Jasminum sambac (L.) Ait):

Về thực vật:
 Đặc điểm thực vật:
Jasminum Sambac (L.) Ait còn có tên gọi khác là Hoa Nhài,
Mạt lị thuộc họ Oleaceae.
Cây mọc rải rác hoặc bụi, cao 1-3 m, mọc phân nhánh. Lá
mọc đối hoặc thành chùm ba lá, toàn bộ hình elip hoặc hình elip
rộng đến hình cầu, tù hoặc nhọn, kích thước thay đổi, lớn tới
9cm và rộng 6cm. Phía trên mặt lá sáng bóng, phía dưới có gân
nổi rõ. Cuống lá ngắn, mọc đối. Hoa có mùi thơm, trong cụm
hoa có vài hoa, cuống lên đến 6mm, lá bắc thẳng dài tới 6mm.
Đài hoa 5-9, cánh dài 1cm, hình chữ V. Tràng hoa màu trắng,
đơn giản hoặc kép, ống dài 1cm, thùy từ 5-9 thuôn dài, nhọn
hoặc tù, hoặc có vân dưới . Hoa nhài chỉ nở trong một ngày, kéo
dài đến 20 giờ. Hoa thường nở vào ban đêm, thường vào khoảng
6 đến 8 giờ tối.
 Phân bố:
Được phân bố ở châu Á- nhiệt đới và châu Á- ôn đới. Nó là
một trong những loài được trồng nhiều nhất ở các nước châu Á.
 Thời điểm thu hái:
Có thể thu hoạch rễ quanh năm, tuy nhiên mùa thu đông là
mùa rễ có nhiều dưỡng chất nhất nên người dùng thường thu hái
rễ vào mùa này trong năm. Hoa nhài thu hoạch vào mùa hè khi
hoa vừa mới nở.
 Bộ phận dùng:
Hoa, lá và rễ.
Về hóa học:
Phân tích hóa thực vật sơ bộ của Jasminum sambac có sự
hiện diện của carbohydrate, protein, axid amin, coumarin,
glicozit, tannin, các hợp chất phenolic, flavonoid, phenol,
saponin, steroid, chất béo, tinh dầu, dầu cố định, terpines, nhựa
và axit salicylic.
Về tác dụng sinh học:
Điều hòa đường huyết: Hoa nhài có tác dụng điều hòa quá
trình sản sinh insulin nhằm ổn định nồng độ đường huyết và
ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa: Các polyphenol trong hoa nhài – đặc biệt là
epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống oxy hóa,
ngăn ngừa ung thư, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch.
Chống viêm: ECGC trong hoa lài còn có tác dụng hạ lipid
máu và chống viêm.
Ngăn ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer: Các chất chống
oxy hóa trong hoa lài có khả năng trung hòa các gốc tự do – một
trong những yếu tố có liên quan đến các bệnh lý về thần kinh.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Các polyphenol nói chung và ECGC
trong hoa nhài nói riêng có tác dụng ức chế tế bào ung thư, giảm
kích thước khối u và ngăn ngừa tình trạng di căn.
Tổng quan các công trình nghiên cứu:
Askun, T. (2015). The Significance of Flavonoids as a
Potential AntiTuberculosis Compounds. Research & Reviews:
Journal of Pharmacology and Toxicological Studies, 19.
D W Lamson, M. S. (2000). Antioxidants and cancer, part III:
quercetin. Alternative Medicine Review, 196-208.
E Middleton Jr, C. K. (2000). The effects of plant flavonoids
on mammalian cells: implications for inflammation, heart
disease and cancer. The American Society for Pharmacology
and Experimental Therapeutics, 673- 750.
Geeta Kumari, A. S. (2015). Cysteine-Rich Peptide Family
with Unusual Disulfide Connectivity from Jasminum sambac.
Journal of Natural Products, 2791-2799.
Phương pháp điều chế:
Phương pháp chiết xuất và phân lọc hợp chất
Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất JS1
Phương pháp đo phổ xác định cấu trúc chất phân loại JS1
4. Dược liệu Cây Thông Đỏ (Taxus wallichiana Zucc):
Về thực vật:
 Đặc điểm thực vật:
Taxus Wallichiana Zucc hay có tên khác là cây Thông Đỏ
thuộc họ Taxaceae.
Là cây có kích thước có thể đạt tới 20m, thân cây có vỏ màu
hồng xám, phân nhiều cành mảnh, khi non màu lục. Lá mọc so
le, thường xếp hai dãy, gốc thuôn, đầu nhọn. Mặt trên lá lõm
như lòng thuyền, mặt dưới có hai dãy lỗ khí. Hoa học thành
cụm, đơn tính, khác gốc, nón đực và nón cái mọc ở kẽ lá. Quả
Thông Đỏ hình quả trứng, vỏ cứng, có hạt bao bọc bởi áo màu
đỏ để hở đầu.
 Phân bố:
Được biết đến phổ biến là thủy tùng Himalaya, nó phân bố từ
Pakistan đến tây nam Trung Quốc, Nepal và Bhutan, chủ yếu ở
độ cao 100–3500 m so với mực nước biển. Ở dãy Himalaya
thuộc Ấn Độ kéo dài xuống phía nam đến ở Việt Nam.
 Thời điểm thu hái:
Cây thường xanh này ra hoa vào tháng 3-tháng 4 và hạt chín
từ tháng 9 đến tháng 11.
 Bộ phận dùng:
Trái, rễ, lá, thân.
Về hóa học
Các nghiên cứu có hệ thống được thực hiện trên các thành
phần hóa học thu được từ các bộ phận khác nhau của T.
Wallichiana cho biết thành phần hóa học của cây bao gồm các
Taxoid (3,11-cyclohexan, 11(15-1) abeo-cyclohexan…) ,
Flavonoid (amentoflavon, sevoiaflavon, setersulflavon… ) ,
lignan ( hydroxymatairesinol, secoisolariciresinol… )…
Về tác dụng sinh học:
Ngoài Taxol, hoạt chất Pine Bark Extract trong vỏ và lá cây
thông đỏ có chứa 85% proanthocyanidin, 40 hợp chất hoạt tính
sinh học. Đây là nhóm lớn của flavonoid có tác dụng chống oxy
hóa mạnh gấp 20 lần vitamin C và hơn 50 lần so với vitamin E.
Do đó có tác dụng ức chế sự hoạt hóa của NFkB (là yếu tố phiên
mã thường bị hoạt hóa quá mức trong tế bào ung thư). Bên cạnh
đó, hoạt chất này còn có khả năng kháng khuẩn, kháng các loại
vi rút, chống tế bào ung thư, chống lão hóa.
Tổng quan các công trình nghiên cứu:
Thành phần tinh dầu của Taxus wallichiana Zucc . từ vùng
Bắc Himalaya của Ấn Độ của Flavor Frag J , 21 ( 2006 ) ,
trang 772 – 775
Adhikari P, Joshi K, Singh M, Pandey A (2020) Ảnh hưởng
của độ cao đến các chất chuyển hóa thứ cấp, chất chống oxy hóa
và hoạt động kháng khuẩn của thủy tùng Himalaya (Taxus
wallichiana). Hệ sinh học thực vật 156(1):187–195
Aslam, M., SA Handoo, MA Bazaz, O. Sharma, ZA Reshi,
J. Khuraijam và T. Siddiqi (2017) Đặc tính y học dân tộc, thành
phần thực vật và cách sử dụng sinh học của Taxus wallichiana
Zucc
Phương pháp điều chế:
Sắc ký bản mỏng TLC và Sắc ký lỏng pha đảo hiệu năng cao
(RP – HPLC).
Xác nghiệm frap.

You might also like