You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN ĐỘC CHẤT HỌC


Đề tài:CÁC TÁC NHÂN HÓA HỌC GÂY UNG THƯ HOẶC CÓ KHẢ
NĂNG GÂY UNG THƯ TRONG CÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Hà Cẩm Anh
Thành viên nhóm:
1
2
3

Năm học 2018– 2019


I. Tổng quan
1. Ung thư là gì?

Ung thư là một nhóm bệnh, liên quan đến việc một nhóm tế bào phân
chia một cách vô tổ chức. Nhóm tế bào này có thể lấn sang các vùng lân cận hay
những nơi xa hơn( di căn). Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm
nhất hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trong cho bản thân, gia đình và xã hội.
2. Tình hình ung thư trên thế giới và Việt Nam

Theo thống kê năm 2010, trên thế giới hiện có 23 triệu người đang sống
với ung thư và 8,2 triệu người đã tử vong vì căn bệnh này( thống kê năm 2016).
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư là 124 ngàn người (năm 2010)
và ước tính rằng tới năm 2020, số người mắc bệnh ung thư có thể hơn 198 ngàn
người. Trong đó, ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất ở nước ta bên cạnh ung
thư vú, ung thư gan, ung thư ruột.
3. Ung thư nghề nghiệp

Ung thư nghề nghiệp là vấn đề đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe và tính mạng của công nhân. Theo thống kê, ở những nước công
nghiệp, cứ 5 người chết thì có 1 người chết do ung thư. Theo thống kê năm
1988, ở nước Mỹ có hơn 40 nghìn trường hợp phát hiện công nhân bị ung thư
và khoảng 20 nghìn trường hợp chết do căn bệnh này.Tuy nhiên, ở Việt Nam,
vẫn chưa có nghiên cứu về tình trạng ung thư nghề nghiệp và hi vọng trong
tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nhiều giải pháp đảm bảo sức khỏe
hiện tại và sau này của những người công nhân.
Theo Boyland, ung thư ở người do 90% hóa chất và 10% do vi rút,
phóng xạ,…Trong công nghiệp, nguyên nhân gây ung thư là do công nhân hằng
ngày tiếp xúc với: hóa chất, phóng xạ,tia tử ngoại… ngoại trừ những trường hợp
ung thư nghề nghiệp cấp tính khi tiếp xúc một lần nhưng với liều rất cao, đa số
ung thư do tiếp xúc hàng ngày với một liều lượng rất nhỏ, lên ảnh hưởng có thể
xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc hoặc khi ngừng tiếp xúc một thời gian
dài, như có những trường hợp tiếp xúc với amiăng sau 20 -30 năm mới xuất
hiện ung thư phổi và sau 30-40 năm mới xuất hiện ung thư màng phổi.
Ung thư nghề nghiệp đã được biết đến từ 1775 do một nhà giải phẫu nổi
tiếng người Anh (Percival Pott) mô tả: đó là bệnh ung thư biểu mô ở bìu, bệnh
do mồ hóng, xuất hiện ở những người làm nghề nạo ống khói. Đến năm 1875
Volkmann nhận xét là những công nhân tiếp xúc với hắc ín hay bị ung thư da.
Năm 1915 Yamagiwa và Schikawa đã gây được ung thư thực nghiệm đầu tiên
bằng các bôi hắc ín liên tục lên tai thỏ và đến năm 1933 người ta đã tách được
chất gây ung thư trong hắc ín là chất 3,4 benzopyren.
Chất gây ung thư có thể là sản phẩm, thứ phẩm hoặc tạp chất.Ví dụ: Trong
màng bọc thực phẩm, người ta phát hiện có Bisphenol A, chất này gây gây rối
loạn nội tiết và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt khi
con người tiếp xúc một khoảng thời gian dài; người ta từng phát hiện trong sơn
móng tay có chất Dibutyl phthalate (DBP), chất này gây ra rối loạn nội tiết và
đặc biệt ở nam giới có khả năng cao bị ung thư tinh hoàn.
Ung thư nghề nghiệp là một bệnh có thể phòng tránh được cho công
nhân bằng các biện pháp phòng hộ tại nơi sản xuất và các giải pháp kỹ thuật;
dây truyền sản xuất, bố trí máy móc, thiết kế sao cho công nhân tránh phải tiếp
xúc với hoá chất độc hoặc các yếu tố gây ung thư. Nếu có thể phải thay thế các
chất độc đối với công nhân bằng các chất không độc…
Về mặt y tế chúng ta nên tiên hành các đánh gía về nguy cơ ung thư ở
một số ngành, nghề tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây ung thư theo khuyến
cáo của tổ chức Y tế thế giới và tổ chức lao động quốc tế cũng như các tổ chức
an toàn khác. Tập chung phát hiện và phát hiện sớm những trường hợp ung thư
nghề nghiệp để có biện phòng phòng ngừa cho những công nhân khác trong
cùng môi trường làm việc.
4. Thời hạn gây ung thư

Chất gây ung thư Cơ quan bị ung Thời hạn xuất hiện ung
thư thư
Amian hay atbet Phổi 7 - 21 hoặc hơn
Aminobenzn Bàng quang 17 - 19
Asen (arsenic) Mũi, phổi, gan,… 11 - 12
Clovinyl (Vinyl Gan,… 10 - 20
lorua)
Cromat Phổi 12
Dầu khoáng Bìu 45
Hắc ín Da 23
Nhựa đường Da, Phổi 25

Bảng 1: Thời gian gây ung thư của một số chất trong công nghiệp

II. Các chất gây ung thư hoặc có khả năng gây ung thư

1. Các chất vô cơ
Có nhiều nguyên tố hoặc hợp chất vô cơ là tác nhân gây ung thư trong công
nghiệp. Chẳng hạn như các đồng vị phóng xạ;các nguyên tố asen, cadimi, berily
và các hợp chất như amiăng, hợp chất của crom(VI), nickel,sắt oxit dạng keo,
thori oxit dạng keo,... Dưới đây là một số chất vô cơ gây ung thư điển hình trong
công nghiệp:

a. Các nguyên tố hoặc hợp chất phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo
Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát
ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có
tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ.Các tia phóng xạ có thể là tia a, tia b,
tia g , tia X,...
Trong thực tế, nguồn phóng xạ được chia thành 2 loại:
Nguồn phóng xạ tự nhiên: là các chất đồng vị phóng xạ có mặt trên trái
đất, trong nước và trong bầu khí quyển. Một số chất phóng xạ trong tự
nhiên được biết đến bao gồm các nguyên tố họ thorium (Th232), uranium
(U238) và actinium (U235)

Nguồn phóng xạ nhân tạo: do người chế tạo ra bằng cách chiếu các chất
trong lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tất cả các đồng vị phóng xạ đều là chất gây ung
thư, cho dù chúng phóng ra tia phóng xạ nào Tia phóng xạ ảnh hưởng đến hầu
hết các cơ quan trên cơ thể, có thể gây ung thư da, ung thư tuyến giáp, ung thư
phổi, ung thư máu,... nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Mức độ gây ra ung thư của phóng xạ phụ thuộc vào dạng bức xạ, dạng phơi
nhiễm, và độ xâm nhập. Ví dụ, tia alpha có độ xâm nập thấp và không gây hại
khi ở bên ngoài cơ thể người, nhưng sẽ là tác nhân gây ung thư nếu như hít vào
hoặc nuốt phải.
Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại
phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa
chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra,
dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.

Sơ đồ tóm tắt tác động của bức xạ lên tế bào



động của bức xạ lên tế bào
Các ngành nghề có khả năng nhiễm phóng xạ:

- Ngành thăm dò địa chất, ngành khai thác dầu khí, ngành khai thác khoáng sản
có chứa chất phóng xạ, ngành thuỷ văn....
- Trong công nghiệp: Nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng nguyên tử hạt nhân,
nhà máy tách đồng vị phóng xạ, nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ tinh, nhà máy
bia, nhà máy giấy, dùng chất phóng xạ đo độ dầy và tỷ trọng..., máy đo khuyết
tật xác định cấu trúc vật đặc như gỗ, sắt, bê tông, nhà máy nhiệt điện.
- Ngành hàng không, cửa khẩu cũng ứng dụng chất phóng xạ vào việc kiểm tra
hàng hoá.
- Ngành nông nghiệp: sử dụng chất phóng xạ để bảo quản giống, kích thích sinh
trưởng cây trồng, diệt vi khuẩn nấm mốc, bảo quản thực phẩm.
- Ngành y tế: Dùng chất phóng xạ trong việc chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, thăm
dò chức năng, sản xuất thuốc chữa bệnh...
- Các Viện nghiên cứu: Viện Vật lí, Viện năng lượng nguyên tử hạt nhân, Viện
địa chất khoáng sản...
-Ngành quốc phòng: Chế tạo vũ khí hạt nhân.

b. Asen và hợp chất


Trong tự nhiên, asen tồn tại ở 2 dạng : asen hữu cơ và asen vô cơ

Asen hữu cơ: phần lớn nằm trong thực vật và mô thịt động vật. Đây là
dạng asen vô hại đối với con người.
Asen vô cơ: có thể nằm trong đất đá hoặc dưới dạng hòa tan vào nước.
Đây chính là dạng asen có độc tính cao, chủ yếu xuất phát từ quá trình
sản xuất công nghiệp.
Theo kết quả thực nghiệm, ta thấy asen hoá trị III độc hơn asen hoá trị V. Asen ở
dạng dung dịch độc hơn (vì dễ hấp thụ) so với asen không hoà tan.
Asen vô cơ và các hợp chất của nó có thể gây ung thư phổi, thận, bàng quang,
gan,...
và gây tổn hại đến hệ thống thần kinh.

Nhiễm độc asen xảy ra do hít thở, ăn uống hay hấp thụ qua da một lượng lớn
bụi, hơi khói, sương mù trong quá trình xử lý quặng asen, sản xuất các hợp chất
asen, sử dụng các hợp chất asen trong công nghệ da, thuỷ tinh màu, luyện kim,
điện tử...

c. Berily và hợp chất


Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) Hoa Kỳ xác định berili là chất có khả năng
gây ung thư ở người. EPA cũng ước tính sự phơi nhiễm trong thời gian sống
0,04 μg/m³ berili có thể tăng khả năng bị ung thư trong 1 trên 1.000 thử nghiệm.
Các dẫn xuất của berily có thể được tìm thấy trong bụi của chất chế tạo bóng đèn
huỳnh quang, trong công nghiệp hạt nhân và vũ trụ, .tinh luyện berili kim loại và
sản xuất các hợp kim chứa berili, sản xuất các thiết bị điện,...
Phơi nhiễm bụi Berili lâu dài có thể dẫn đến ung thư phổi.

d. Cadimi và hợp chất


Cadimi (Cd) là kim loại hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính. Cadimi
được khai thác từ các quặng kẽm, chì, đồng... dùng chủ yếu trong mạ điện, sản
xuất thuốc nhuộm, chất dẻo, sản xuất các hợp kim có nhiệt độ thấp, pin nicken-
cadimi.
Cadimi và các dung dịch, các hợp chất của nó là những chất cực độc, thậm chí
chỉ với nồng độ thấp, chúng sẽ tích lũy và gây hại cho cơ thể.
Người tiếp xúc với cadimi hoặc hợp chất của nó có thể bị ngộ độc cấp tính (đau
thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, buồn nôn, nôn, đau bụng tiêu
chảy). Nếu tiếp xúc thời gian dài có thể gây ngộ độc mãn tính ( Gây vàng men
răng, rối loạn chức năng gan , đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp, dị dạng thai
nhi.), thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt, phổi, vú.

Những công việc, ngành nghề chính có nguy cơ mắc bệnh

- Công nhân luyện kim loại đồng, chì, kẽm

- Thợ đúc, mạ điện, sản xuất pin kiềm, thợ hàn tiếp xúc với oxyt cadimi

- Người sản xuất và sử dụng chất màu Cd, chất dẻo…

e. Amiăng hay atbet (asbestos CaMg silicat)


Amiăng là một hợp chất gồm silicat, sắt, magiê, nhôm, kẽm, kền, … có dạng sợi
mãnh, nhỏ. Amiăng là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp
hiện đại, có nhiều ứng dụng: ngói lợp nhà, quần áo chống cháy, bọc dây cách
nhiệt, …
Amiăng có sáu loại được chia thành hai nhóm chính: nhóm serpentin và nhóm
amphibol, trong đó amiăng trắng (chrysotile) thuộc nhóm serpentin và năm loại
còn lại thuộc nhóm amphibol.
Tiếp xúc với amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi - atbet
(asbestosis-tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến phổi, gây khó thở, ho, và tổn
thương phổi vĩnh viễn), rối loạn màng phổi, làm dày màng phổi, tràn dịch màng
phổi lành tính .
Cũng theo Bộ Y tế Mỹ, Cơ quan môi trường (EPA), và Cơ quan Nghiên cứu
Quốc tế về Ung thư thì amiăng được phân loại là chất gây ung thư, có đủ bằng
chứng cho thấy rằng amiăng xanh (ví dụ như crocidolite) và amiăng trắng (ví dụ
như chrysotile), cả hai loại này đều gây ra các khối u ác tính của phổi, màng
phổi và màng bụng, làm tăng nguy cơ ung thư phổi và u trung biểu mô . Tuy
hiếm gặp nhưng, u trung biểu mô là hình thức phổ biến nhất của nhóm bệnh ung
thư liên quan đến tiếp xúc amiăng. Ngoài ung thư phổi và u trung biểu mô, một
số nghiên cứu cũng đã phát hiện thấy mối liên quan giữa tiếp xúc với amiăng và
đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng, cũng như nguy bị ung thư cổ họng, thận,
thực quản, và túi mật.
Chính vì thế, Ủy ban quốc tế về Sức khỏe nghề nghiệp (ICOH) đã kêu gọi cấm
sử dụng, mua bán, khai thác, sản xuất tất cả các dạng amiăng và loại trừ các
bệnh liên quan đến amiăng trên toàn cầu và được nhiều quốc gia trên thế giới
tích cực hưởng ứng.

2. Các chất hữu cơ

a. Các dẫn xuất hữu cơ không chứa Nitơ


Hidrocarbon thơm

Benzen

Benzene có mặt trong các nghành công nghiệp nhựa plastic, cao su, nilông và
các loại sợi tổng hợp.Benzene có thể gây ung thư máu, bệnh bạch cầu. Nếu tiếp
xúc lâu dài với benzen ở nồng độ thấp cũng có nguy cơ gây ung thư.
Hidrocarbon thơm đa vòng

- Các khói do đốt cháy nhiên liệu ( than đá, dầu, lò cốc,...)
- Bồ hóng

-Muội carbon
Nó xuất hiện trong khí thải công nghiệp, giao thông, hoặc nhiên liệu sinh hoạt,
chúng chủ yếu đi vào cơ thể qua đường hô hấp, điển hình là bồ hóng gây ung thư
bìu là ung thư nghề nghiệp đầu tiền, ngày nó nó còn được nghiên cứu là chất gây
đột biến và có khả năng gây ung thư đường hô hấp, và có khả năng gây ung thư
da nếu tiếp xúc liên tục lâu dài..
- Nhựa đường

- Dầu antraxen

- Dầu khoáng

- Parafin thô,...

Một thành phần khá ít trong các sản phẩm trên cũng được nghiên cứu là có
những chất có khả năng gây ung thư, mặc dù là khác thấp nhưng cũng nên có
biện pháp phòng tránh với những người tiếp xúc lâu dài.
Hidrocarbon đa vòng

Một số hợp chất Benzopyren và Dibenzopyren đã được nghiên cứu là có khả


năng gây ung thư trên động vật có thể được tìm thấy trong đốtthan đá , khói
thuốc lá , khói gỗ chứng có hại vì là các chất chuyển hóa gây ung thư và đột biến
quá trình phiên mã.
Điển hình, 3-4 Benzopyren có trong khói thuốc lá gây ung thư thực nghiệm, ung
thư phổi trên chuột.
Hydrocarbon clo hóa

Hidrocarbon halogen hóa

- Clorofom - Là dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp
nhuộm, thuốc trừ sâu. Gây nguy hiểm cho thai nhi và cũng là chất có khả năng
gây ung thư.
- Carbontetraclorua - Được sử dụng phổ biến trong tổng hợp các chất hữu cơ,
tiếp xúc lâu dài gây tổn thương gan , thận và có khả năng gây ung thư.
- Tetracloetylen - Là dung môi sử dụng phổ biến trong vật liệu hữu cơ. Các
nghiên cứu ở người cho rằng việc tiếp xúc với tetracloetylene có thể dẫn đến
nguy cơ cao bị ung thư bàng quang. Ở động vật, tetracloetylene đã được chứng
minh là gây ra ung thư gan, thận.
- Etylendibromua - Là thành phần trong thuốc trừ sâu sử dụng phổ biến trong
NN, gây ung thư trên động vật thực nghiệm.
Các hidrocarbon khác

Chủ yếu là các chất trừ dịch hại, người ta đã thấy các chất này gây ung thư trên
động vật.
- Aldrin

- Dieldrin

- Lindan

- Aramit

Các chất trên là các thành phần trong thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp, là những
chất tòn tãi rất bền trong môi trường, đã được nghiên cưu là người tiếp xúc lâu
dài có khả năng ung thư gan cao hơn 71%
- Các hợp chất 2,4-D; 2,4,5-T; 1,4-Diclobenze ... Là thành phần trong thuốc diệt
cỏ, cũng là những chất tồn tại rất bên và có khả năng chuyển hóa thành đioxin.
Biết đến đioxin là một chất kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế
bào và dị dạng cơ thể người.
- Thành phần -napthylthioure trong thuốc diệt chuột còn được phát hiện gây ung
thư bàng quang trên công nhân tiếp xúc.
Các alcol

Thường gặp trong các ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, như là :

- Các glycol làm dung môi trong công nghiệp

- Dietylenglycol

- 1,4-Dioxan
Người ta chỉ thấy các chất này gây ung thư trong thực nghiệm mà chưa có kết
luận về khả năng gây ung thư trên người.
Các este

- Metyl sunfat(được dùng làm tác nhân alcol hóa trong tổng hợp hữu cơ)

- Vinyl clorua (dùng trong tổng hợp PVC) gây ung thư gan, ung thư phổi trên
người. Vinyl clorua vừa là tác nhân gây ung thư nghề nghiệp vừa là tác nhân gây
bệnh tiêu xương đầu chi nghề nghiệp.
- Styren có mặt phổ biến trong các ngành nhựa, sợi tổng hợp, cao su, vật liệu
cách điện có khả năng gây ung thư ở người.
Các lacton

- b -Propiolacton là chất có tính oxy hóa diệt khuẩn mạnh mẽ nên ngày đầu
người ta dùng để sát trùng vết thương dụng cụ y tế, ngày nay người ta nghiên
cứu rằng là chất gây ung thư ở người đặc biệt là khi tiêm vào máu, nên hiện nay
đã không còn được sử dụng.
- Propan sunfon-1,3 (làm dung môi, nguyên liệu tổng hợp hữu cơ, chất tẩy rửa)
độc, gây ung thư, gây đột biến gây quái thai.

Các epoxi

Thường gặp trong các ngành công nghiệp nhựa, chất dẻo, keo dán, như là:

- Epiclohydrin

- Một số chất trong phân tử có 2 nhóm epoxit gây ung thư : Butadien-bis-epoxit
; Vinyl-1-xyclohexen-3,4-bis-epoxit;
Chúng đã được báo có khả năng gây ung thư ở người. Tiếp xúc nghề nghiệp với
chúng qua đường hô hấp có thể dẫn đến kích ứng phổi và tăng nguy cơ ung thư
phổi , ngoài ra cũng đã nghiên cứu gây ung thư da trên chuột.
Phenol

Phenol và các hợp chất của phenol có khả năng gây ung thư thấp. Ung thư gặp ở
người tiếp xúc trên 30 năm.
b. Các dẫn xuất hữu cơ chứa Nitơ
Các hidrocacbon thơm đa vòng có N
- Benzacridin

- Dibenzacridin

+ Dibenzacridine chủ yếu được tìm thấy trong khí thải, khí thải nhà máy lọc dầu,
phát thải đốt than, khói thuốc lá và than đá than đá pitch.
+ Dibenzacridine được dự đoán là chất gây ung thư ở người.

- Dibenzocacbazol

Các amin thơm


Chất đã được xác định là gây ung thư ở người

- -Naphthylamine (Phẩm nhuộm):

+ Chất rắn màu trắng đến đỏ nhạt dưới dạng mảnh.

+ Độc tính khi ăn, hít phải và hấp thu da.

+ Được sử dụng để làm thuốc nhuộm và hóa chất nông nghiệp.

+ -Naphthylamine là dẫn chất napthalen có hoạt tính gây ung thư.

- Benzidin:

+ Chất thơm màu xanh xám nhạt, màu vàng hoặc trắng, rất độc, tinh thể màu
nâu mang màu tối khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng.
- Gây ung thư rất mạnh
+ Benzidine đã được sử dụng rộng rãi để làm chất thử trong sản xuất thuốc
nhuộm.

+ Tiêu hóa chất benzidine gây ra tím xanh, nhức đầu, rối loạn tâm thần, buồn
nôn và nôn.
+ Benzidine có liên quan đến ung thư bàng quang và tụy.

- Anilin

+ Gây ung thư bàng quang ở công nhân khi tiếp xúc
+ Tỷ lệ bệnh ở người tiếp xúc cao gấp 34 lần người không tiếp xúc

+Tiếp xúc với anilin có thể xảy ra khi hít thở không khí bên ngoài bị ô nhiễm,
hút thuốc lá, hoặc làm việc hoặc gần các ngành công nghiệp nơi sản xuất hoặc
sử dụng.
Chất gây ung thư trong thực nghiệm

- 2-Acetylaminofluorene: Chất gây ung thư gan được sử dụng trong các sản
phẩm diệt côn trùng. Con người nhiễm 2-Acetylaminofluorene khi hít phải và
tiếp xúc với da.
- Dianisidin

+ Dianisidine là một hợp chất không màu chuyển màu tím khi tiếp xúc với
không khí.

+ Dianisidine được sử dụng như một chất trung gian để sản xuất thuốc nhuộm và
chất nhuộm.
+ Tiếp xúc với chất này gây kích ứng da và nhạy cảm.

+ Dianisidine được dự đoán là chất gây ung thư.

Dẫn xuất có Nitro thơm

- 4-Nitrobiphenyl: Được dùng trong chế tạo cao su, chất dẻo

- 2-Nitrofuran: Làm chất sát trùng trong y học, thú y

Nitrosamin

- Dymetylnitrosamin

+ Chất hữu cơ dễ bay hơi có tính độc hại cao và là chất gây ung thư cho con
người

+ Dùng trong công nghiệp, làm dung môi, tác nhân phản ứng chế tạo nhiều sản
phẩm.

+ Gây nhiễm độc gan và ung thư

- N-Methyl-N-nitrosourethane:
+ Chất gây ung thư alkyl hóa gây ra các khối u đường tiêu hóa và có lẽ là phổi
và thần kinh.
+ Dùng trong chế tạo cao su, các cao phân tử, chất xúc tiến phản ứng, chất ổn
định, tác nhân giản nở
- Nitrosometyl ure

- Nitroso metyl uretan

Các phẩm màu hay thuốc nhuộm

- P-Dimethylaminoazobenzene
+ Một hợp chất rắn màu vàng, tinh thể

+ Thuốc thử được sử dụng chủ yếu để gây ra ung thư gan thực nghiệm

+ Được sử dụng làm thuốc nhuộm cho chất đánh bóng, sản phẩm sáp và xà
phòng

- O-Aminoazotoluen

+ Màu nâu đỏ đến vàng tinh thể, không mùi.

+ Thuốc nhuộm azo có tính chất gây ung thư

+ Gây ung thư gan trên động vật

- Auramine

+ Dẫn xuất imin của diphenyl metan

+ Gây ung thư bang quang trên công nhân chế tạo phẩm màu

+ Dùng trong công nghiệp giấy, dệt

Các dẫn xuất có N khác

- Diazomethane
+ Khí không mùi, màu vàng.

+ Được dung nhiều trong tổng hợp hữu cơ,làm tác nhân metyl hóa

+ Vừa rất độc, vừa gây ung thư


Hidrazin và các dẫn xuất: Gây ung thư trên động vật

+ Hydrazin Sulfat

+ 1,2-dietylhydrazin

+ 1,2-dimetylhydrazin
c. Một số chất hữu cơ khác
Các chất dẻo gây ung thư:

Teflon:
Polytetrafloetylen là một chất fluoropolyme tổng hợp của
tetrafluoroethylene,được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như
đông lạnh, hóa học, điện, thực phẩm.
Các sản phẩm chống dính phủ Teflon có thể sinh ra những hỗn hợp các chất như
acid perfluoro- môt chất độc và là chất gây ung thư ở động vật).
Những sản phẩm chống dính kém chất lượng, khi đun nấu ở nhiệt độ cao, Teflon
sẽ sinh ra khói độc gây các triệu chứng: ho, tức ngực, khó thở,.. thậm chí là gây
ung thư bang quang, thận và sảy thai.

Urethane
Urethane là chất tổng hợp nên cao su tổng hợp Polyuretan (PU) ứng dụng trong
nhiều ngành công nghiệp với khả năng chịu nhiệt, chịu dầu, chịụ mài mòn và cơ
tính tốt.
Thành phần Polyurethane chủ yếu gồm hai chất chính là polyol và diisocyanate.
Trong
đó thành phần diisocyanate là một chất không thân thiện và độc hại đối với sức
khỏe
con người nếu ở nồng độ cao.

Nếu nồng độ diisocyanate ở mức bình thường thì sẽ không có ảnh hưởng đến
sức khỏe,
tuy nhiên nếu nồng độ vượt mức cho phép sẽ gây kích thích mạnh đối với da,
mắt, mũi,
cổ họng, phổi. Khi tiếp xúc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, và bệnh
hen
suyễn là một dấu hiệu được ghi nhận, đồng thời còn có thể gây dị ứng cho da.

Polyurethane polymer là chất rắn dễ cháy và có thể cháy nếu phơi ra ngoài lửa.
Sự phân hủy từ lửa có thể tạo ra một lượng đáng kể carbon monoxide và
hydrogen cyanide , ngoài các oxit nitơ, isocyanat và các sản phẩm độc hại khác
nguy hiểm cho da , đường hô hấp và thậm chí là gây ung thư.
Các chất trừ dịch hại:
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một
lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây.
Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp
độ khác nhau.
Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong
hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra
nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung
thư.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không
khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp
phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp
bảo hộ, phòng tránh tốt.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích
tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc
cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể
theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi
nơi.
Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng
cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.

Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ
bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương
tích cho con người và gia súc.
Bụi gỗ - Bụi trong kỹ nghệ da:

Bụi gỗ - da được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bởi nó sản
sinh ra
lượng bụi với nồng độ quá cao so với tiêu chuẩn cho phép. Nó được sản sinh ra
trong
hầu hết các công đoạn thực hiện như cưa xẻ gỗ, cắt da, khoan phay hay chà
nhám hoàn
thiện bề mặt…
Bụi gỗ - da gây ra những hiểm vô cùng lớn đến môi trường, con người: Trong
quá trình thực hiện bụi bám trên quần áo. Nếu không được xử lý sạch sẽ nó sẽ
gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu. Từ đó các căn bệnh về da liễu sẽ được xuất
hiện trên cơ thể người bệnh. Không chỉ vậy, nặng hơn nó còn theo số lần hít thở
đi vào cơ thể tác động lên phổi của con người. Vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận
thấy rằng những công nhân làm trong xưởng mộc- kỹ nghệ da nếu không biết
cách thu bụi hay tự bảo vệ mình rất dẽ mắc phải các căn bệnh liên quan đến
đường hô hấp như viêm phổi, thủng phổi, nặng hơn nữa có thể dẫn đến ung thư
phổi và tử vong.
III. Các biện pháp phòng tránh
Nhằm phòng ngừa mọi tác hại của các tác nhân hóa học gây ung thư hoặc có khả
năng gây ung thư trong mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, bảo đảm an toàn
sức khỏe cần:
- Nhận biết và tìm hiểu các tác nhân đó trong mọi quy trình công nghệ ,
mọi thao tác kĩ thuật, mọi điều kiện làm việc…
- Đề xuất và thực hiện mọi biện pháp dự phòng thật sự nghiệm ngặt đối
với chúng.

You might also like