You are on page 1of 19

BỘ CÔNG AN

T06-C07

TÀI LIỆU
CHIẾN THUẬT CỨU NẠN, CỨU HỘ SỰ CỐ, TAI NẠN CHÁY, NỔ
HÓA CHẤT

HÀ NỘI, 2020

1
NỘI DUNG
1. Khái niệm, phân loại sự cố, tai nạn cháy, nổ hóa chất
1.1. Khái niệm
Hoá chất là các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở
dạng tự nhiên hoặc được tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản
ứng hoá học, quá trình triết tách và tinh chế các hợp chất sẵn có trong thiên
nhiên. [38]
Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm
sau (dễ nổ, oxi hóa mạnh, mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp tính, độc mãn tính, gây
kích ứng với con người, gây ung thư hoặc có khả năng gây ung thư, gây biến đổi
gen, độc với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ kho phân hủy, độc hại
đến môi trường). [18]
Ví dụ: một số hóa chất thường gặp như: Clo (Cl), Amôniac (NH3),
Hydrosunphua (H2S), Axit sunphuric (H2S04), Axit Clohydric (HCl), Thuốc trừ
sâu, thuốc tẩy, nhuộm….
Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói,
mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên
cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất. [12]
Rủi ro hoá chất là khả năng xảy ra các tình huống có nguy cơ gây ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, môi
trường và có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội trong quá trình hoạt
động hoá chất. [12]
Sự cố là hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình
hoạt động nào đó. [38]
Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc
có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường. [12]
Sự cố cháy, nổ hóa chất là những sự cố dẫn đến cháy, nổ hóa chất xảy ra
trong quá trình hoạt động hóa chất: sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa
chất….của các cơ sở có nguy cơ phát tán các chất gây nguy hiểm cho con
người, động thực vật và môi trường.
2
1.2. Phân loại
a. Phân loại theo nguyên nhân dẫn tới sự cố cháy, nổ hóa chất
- Sự cố cháy, nổ hóa chất xảy ra do hiện tượng tự bốc cháy, bùng cháy của
hóa chất;
- Sự cố cháy, nổ hóa chất do con người trong việc sử dụng: sử dụng thiết
bị chiếu sáng, thiết bị điện tại nơi bảo quản, sử dụng hóa chất không đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn; lỗi trên đường dây điện làm phát sinh tia lửa điện ở nơi bảo
quản, sản xuất, vận chuyển và sử dụng hóa chất; lỗi của thiết bị điện tử làm chập
cháy mạch điện; lỗi của thiết bị máy móc làm tăng ma sát và phát sinh tia lửa; sử
dụng nguồn nhiệt, ngọn lửa trần như hút thuốc, đun nấu, thắp hương thờ cúng…
b. Phân loại theo tính chất hoạt động hóa chất
- Sự cố cháy, nổ trong quá trình sản xuất, bảo quản hóa chất
- Sự cố cháy, nổ trong quá trình sử dụng hóa chất
- Sự cố cháy, nổ trong quá trình vận chuyển hóa chất
- Sự cố cháy, nổ trong quá trình thải bỏ hóa chất
c. Phân loại theo dạng đặc trưng của hóa chất:
- Sự cố cháy, nổ nhóm hóa chất dễ nổ ở dạng vô cơ và hữu cơ. Ví dụ: Chì
azit Pb(N3)2, bạc azit AgN3.; Các hợp chất Polynitro và các hợp chất khác có
chứa nitơ (Nitrobenzen, Dinitroclobenzen, Dinitrophennol).
- Sự cố cháy, nổ nhóm hóa chất có khả năng tạo thành hỗn hợp nguy hiểm
nổ. Ví dụ: Amôninitrat, Bạc nitrat, Chì nitrat, Kali nitrat, Natri nitrat, Bari nitrat,
Canxi nitrat
- Sự cố cháy, nổ các loại khí nén và khí hóa lỏng. Ví dụ: Axêtylen, Hyđrô,
Sunfuahyđrô, Mêtan, Amô niắc, Meetan clorua, Butylen, Butan, prôpan
- Sự cố cháy, nổ nhóm hóa chất tự bắt cháy khi có tác dụng với nước và
oxy trong không khí. Ví dụ: Kali, Natri, Canxi, Canxi phốtphorua, cascbua can
xi, bột nhôm, phốt pho trắng…
- Sự cố cháy, nổ nhóm hóa chất dễ bắt cháy. Ví dụ: Xăng, benzen, axêtôn,
tooluen, cồn, dầu thông…Lưu huỳnh, phốt pho đỏ, paraphin….

3
- Sự cố cháy, nổ caác chất có tính độc cao. Ví dụ: Các loại thuốc trừ sâu,
động vật có hại
2. Đặc điểm liên quan đến chiến thuật CNCH sự cố, tai nạn cháy, nổ
hóa chất
2.1. Đặc điểm cơ bản của cơ sở hóa chất
Cơ sở hóa chất bao gồm các nhà máy, xí nghiệp chế biến và nhà kho để bảo
quản chúng. Ngoài ra, còn có các cơ sở gia công chế biến hóa chất hay sử dụng hóa
chất trong quá trình sản xuất...
Trong hoạt động sản xuất, chế biến, sử dụng... hóa chất tồn tại dưới các dạng
khác nhau: thể rắn, thể lỏng, thể khí. Do vậy, chúng có tính chất độc hại, tính chất
cháy, nổ ở các mức độ khác nhau.
Kiến trúc của một cơ sở hóa chất thường được xây dựng từ các loại vật liệu
thuộc nhóm không cháy và khó cháy và được chia làm nhiều khu vực trong đó có
khu vực nguy hiểm như:
+ Khu vực công nghệ;
+ Các xưởng sản xuất: xưởng phân li không khí, xưởng khí than; các phân
xưởng tổng hợp: amoniac, urê...
+ Kho chứa hóa chất;
+ Các phòng thí nghiệm.
Các thiết bị, máy móc trong cơ sở chế biến hóa chất thường được bố trí, lắp đặt
trên mặt sàn của từng gian nhà hoặc phân xưởng hay những vị trí cao trong không
gian... và thường phải hoạt động và làm việc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao
hoặc chân không.
Để có được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, hóa chất nguyên liệu
được phân tích, tổng hợp và điều chế bằng những quy trình công nghệ khác nhau.
Mỗi quy trình chế biến được diễn ra trên một dây truyền công nghệ tương thích.
Trong đó có nhiều công đoạn nguy hiểm: công đoạn khí hóa than, công đoạn khử
lưu huỳnh trong khí than ẩm, công đoạn chuyển hóa CO, công đoạn khử vi lượng
CO2...

4
Trong khâu bảo quản, các loại hóa chất được chia thành nhóm theo tính chất
cháy, nổ, độc của chúng. Thông thường, khi chuyển về kho hóa chất được đóng
trong bao bì, thùng chứa có thể bằng giấy, vải tráng nhựa, polyme, hợp chất bằng
kim loại, bằng thủy tinh hoặc bằng gốm, sứ...
Trong quá trình làm việc, con người làm việc trong cơ sở hóa chất rất dễ gặp tai
nạn do hít phải các hóa chất độc hại hoặc do bỏng hóa chất...khi xảy ra sự cố hóa
chất.
Ngoài ra, còn có cơ sở gia công sản xuất và chế biến hóa chất thì có đặc điểm
phức tạp hơn do không tuân thủ các quy định của nhà nước và sự cố về hóa chất có
thể xảy ra ở các cơ sở này bất cứ thời điểm nào.
2.2. Đặc điểm sự cố, tai nạn cháy, nổ hóa chất
Nguy cơ cháy, nổ khi sự cố hóa chất thường xảy ra khi sự cố các thiết bị,
máy móc, hệ thống đường ống dẫn các chất lỏng, khí cháy… khi chung đang
trong trạng thái hoạt động. Cũng có những trường hợp do vị phạm quy định an
toàn PCCC khi vận hành hành các thiết bị máy móc, khi sử dụng nguồn nhiệt
hoặc các nguyên nhân khác.
Nguy cơ nổ là mối đe dọa thường trực trong các cơ sở sản xuất, bảo quản
hóa chất. Nó có thể xảy ra khi máy móc, thiết bị công nghệ bị mất độ kín; khi
tháp chưng cất, lò phản ứng, nồi hơi…có áp suất và nhiệt độ vượt quá giới hạn
cho phép. Nổ thường gây ra áp suất và sóng chấn động lớn, làm biến dạng, hư
hỏng hoặc sụp đổ máy móc, thiêt bị, cấu kiện xây dựng, cơ sở hóa chất đó…
trong khu vực xảy ra sự cố và các khu vực lân cận.
Khi xảy ra sự cố cháy hóa chất sẽ sinh ra nhiều khói khí độc sẽ khói, khí
độc gây tác động đến tâm, sinh lý đối với con người, tác động sinh lý thể hiện ở
chỗ trong thành phần khói, khí độc có các chất khí độc hại làm cơ thể con người
hấp thụ. Khói, khí độc thường xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu bằng
đường hô hấp, có trường hợp qua da. Trong đó qua đường hô hấp là nguy hiểm
nhất và thường gặp khi chữa cháy. Có tới 95% các chất độc qua đường này xâm
nhập vào phế quản vào máu đến thẳng tế bào.

5
Trong thành phần của khói, khí độc có nhiều các thành phần độc hại gây
nguy hiểm đến sức khỏe và tình mạng của con người, tùy thuộc vào chất cháy,
cũng như điều kiện khác nhau sinh ra các sản phẩm cháy khác nhau. Tuy nhiên
trong phần lớn các đám cháy xảy ra trong nhà và công trình, luôn có một số chất
khí độc hại như: Ôxít cácbon (CO); Cácbon đyôxít (CO 2); Hyđrô xyanua
(HCN); Hyđrô clorua (HCl) …
Cácbon ôxit (CO): Trong các đám cháy ở nhà, công trình có sử dụng vật
liệu pôlyme hoặc vật liệu nhựa tổng hợp thường có nhiều sản phẩm cháy độc hại
đối với con người. Mặc dù trong sản phẩm cháy không ít trường hợp có chứa
50100 loại hoá chất độc hại, nhưng theo ý kiến của phần lớn các chuyên gia ở
nhiều nước khác nhau thì nguyên nhân chính dẫn đến chết người trong đám cháy
là do bị ngộ độc khí các bon ôxit (CO).
CO là sản phẩm cháy sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu
đốt. CO có mặt trong không khí có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về thể
chất của con con người.
Khí các bon ôxit (CO) nguy hiểm ở chỗ nó được Hêmôglôbin của máu hấp
thụ nhiều hơn (200300) lần so với ôxy, như vậy hồng cầu mất đi khả năng cấp
ôxy cho tế bào của cơ thể. Khi hiện tượng đói ôxy trong cơ thể bắt đầu xảy ra, tế
bào bị tê liệt, khả năng suy nghĩ giảm mạnh, con người trong trạng thái bất tỉnh
không còn khả năng tránh nơi nguy hiểm, bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Cácbon điôxit (CO2): CO2 là một khí không màu, không mùi, vị tê tê. Tỷ
trọng đối với không khí là 1,524.
CO2 ở nồng độ thấp kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp hô hấp.
Việc tăng tần số thở trong điều kiện cháy rất nguy hiểm vì sẽ làm cho cơ thể hấp
thụ mạnh hơn các chất độc có hại tồn tại trong đám cháy. Khí CO 2 ở nồng độ
2% làm cho tần số thở của con người tăng 1,1 lần, 6% làm cho tần số thở của
con người tăng 1,5 lần, (8 – 10)% làm cho con người chết nhanh sau vài phút. Ở
nồng độ cao CO2 gây ngạt. Cơ chế gây ngạt ở đây là CO 2 chiếm chỗ O2 trong
không khí thở, làm cho cơ thể thiếu O2. Người ta gọi đó là ngạt đơn thuần.

6
Khi tiếp xúc với nồng độ CO2 thấp, cơ thể có thể bị trầm uất, tức giận, ù
tai, có thể ngất, hô hấp và nhịp tim chậm lại do tác dụng của CO 2 trên phế vị, da
xanh tím, các đầu chi lạnh, có thể tử vong nhanh.
Khi tiếp xúc với nồng độ CO2 cao (> 10%) trong 10 phút có thể bị nhức
đầu, rối loạn thị giác, thở chậm, tim đập yếu, cuối cùng ngừng thở trước khi tim
ngừng đập.
Khí Hiđrô Sunphua (H2S): Hiđrô Sunphua là loại khí không màu, có mùi
trứng thối, ngưỡng nhận biết mùi của khí H2S dao động trong khoảng (0,0005-
0,13) ppm.
Ở nồng độ (10- 20) ppm khí H2S làm chảy nước mắt, viêm mắt, khi hít phải
H2S gây xuất tiết nước nhầy và viêm toàn bộ tuyến hô hấp. Ở nồng độ 150 ppm
hoặc lớn hơn, khí H2S gây tê liệt cơ quan khứu giác. Khi nồng độ H 2S rất lớn sẽ
không có mùi thối mạnh như khi ở nồng độ nhỏ, thậm chí trong không khí có
chứa một lượng lớn H2S với nồng độ cao khiến mũi ta không ngửi thấy mùi thối
nữa, nhưng chính vì đó tác hại của nó đối với con người lại hết sức lớn. Sở dĩ ta
không hầu như không ngửi thấy mùi thối nữa là vì H2S ở nồng độ lớn đã kích
thích mạnh tới mức làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn.
Ảnh hưởng đến mắt, hệ thống hô hấp. Khi cơ thể người nhiễm phải một
lượng nhất định HCl sẽ gây nên hiện tượng tức ngực, suy hô hấp có thể dẫn đến
tử vong.
Hyđrôxianua (HCN): HCN là một chất có tính độc hại rất cao thường sinh
ra trong đám cháy, đặc biệt khi cháy vật liệu tổng hợp sử dụng trong công
nghiệp da dầy. Hợp chất này chỉ không tạo ra khi nhiệt độ cháy vượt quá
1500oC. Chất này có tác dụng ngăn chặn không cho ôxy thấm vào mô của tế bào
trong cơ thể, làm giảm sự hoạt động của tim và gây ngừng thở.
Khi cơ sở hóa chất xảy ra cháy sẽ trực tiếp thoát ra môi trường một lượng
hóa chất nguy hiểm độc hại hay các sản phẩm cháy độc hại đe dọa trực tiếp đến
tính mạng con người trong cơ sở, đến tính mạng, sức khỏe của khu dân cư xung
quanh, đăc biệt là khu dân cư cuối hướng gió…

7
Diễn biến trong khu vực xảy ra sự cố cháy hóa chất nguy hiểm rất phức
tạp, từ nguy cơ cháy nổ, nhiễm độc… làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xử
lý, khắc phục sự cố của lực lượng Cảnh sát PCCC
Khi xảy ra sự cố cháy hóa chất tâm lý người gặp sự cố thường hoang
mang, hoảng sợ, hoạt động hỗn loạn nên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến công
tác cứu nạn, cứu hộ.
Người bị nạn gặp trong sự cố cháy hóa chất rất dễ gặp các chấn thương
liên quan đến hô hấp và bỏng, vì vậy công tác cứu nạn, cứu hộ cần được triển
khai khẩn trương và kịp thời.
Mặt khác nồng độ khói đậm đặc, sẽ làm giảm tầm nhìn của con người,
đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của các
chiến sỹ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Trong đám cháy nồng độ ôxy trong không khí quá thấp gây nguy hiểm đối
với con người. Khi cháy lượng khí ôxy bị giảm mạnh, do ôxy trong không khí
kết hợp với chất cháy, nồng độ ôxy trong không khí thấp làm cho khả năng vận
động của con người giảm, dẫn tới gây nhiều khó khăn cho hoạt động chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy.
Tác dụng tâm lý của khói, khí độc cũng thể hiện tương đối rõ như: mất tầm
nhìn do đường thoát nạn bị nhiễm khói: Khi nhìn thấy khói, con người sẽ tìm
cách thoát khỏi vùng có khói, thậm chí ngay cả trong trường hợp khói không
đậm đặc và mối nguy hiểm không cao. Chuyển động thoát nạn của người trong
điều kiện cháy được đảm bảo nhanh chóng và liên tục khi không có bất kỳ một
sự cản trở nào. Trong thời gian chuyển động, con người cần phải nhìn rõ, chính
xác biển chỉ dẫn hoặc lối, đường thoát nạn. Khi mất tầm nhìn, chuyển động có tổ
chức của con người sẽ bị phá huỷ, hiện tượng hoảng loạn xuất hiện, mỗi người
theo nhận biết của riêng mình tự do lựa chọn hướng thoát nạn. Điều này gây nên
sự sợ hãi, không tin tưởng và thậm chí có sự hoảng loạn trong đám đông khi
thoát nạn. Như vậy, quá trình thoát nạn sẽ khó khăn hơn, thậm chí không thể
tiến hành được.

8
Ở những đám cháy trong, đám cháy sinh ra khói khí độc thì đều gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ chiến sỹ làm việc trong vùng cháy. Khi
khí độc có tính chất yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh có thể
tiếp xúc lâu dài mà không gây ảnh hưởng gì. Chỉ khi nào cơ thể yếu mới xẩy ra
các tác dụng nhẹ như cảm mạo, viêm mũi, viêm họng... Khi nồng độ vượt quá
giới hạn cho phép của sức đề kháng, cơ thể yếu, chất độc mới gây nhiễm độc.
Do vậy, chiến sĩ phải đeo mặt nạ phòng độc, mang theo trang thiết bị an toàn
nên việc di chuyển, khả năng thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn, sự phối hợp
trong thực hiện nhiệm vụ giữa các tiểu đội, chiến sĩ thiếu nhịp nhàng dẫn đến
hiệu quả không cao.
3. Chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với sự cố, tai nạn cháy, nổ hóa
chất
3.1. Trinh sát hiện trường sự cố, tai nạn cháy, nổ hóa chất
Khi có mặt tại nơi xảy ra sự cố, chỉ huy của lực lượng cứu nạn, cứu hộ phải
trực tiếp nhận thông tin báo cáo từ người chịu trách nhiệm giải quyết sự cố tại
cơ sở về phương án sử lý, hiệu quả đạt được và các thông tin cần thiết về tình
huống diễn biến của đám cháy. Để đánh giá cụ thể tình huống diễn biến của đám
cháy, chỉ huy của lực lượng cứu nạn, cứu hộ phải thành lập các tổ (nhóm) trinh
sát và tiến hành trinh sát theo nhiều hướng khác nhau.
Mỗi nhóm trinh sát phải có từ 03 người trở lên, trong đó có một thành viên
là cán bộ kỹ thuật của cơ sở xảy ra cháy, hay một người thông thạo đặc điểm nơi
xảy ra cháy. Đối tượng này phải có đủ năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm
thực tế, am hiểu tình hình khu vực xảy ra cháy và sẵn sằng cùng các chiến sỹ
trinh sát thực hiện các thao tác cần thiết, xác định và làm sáng tỏ các vấn đề đặc
thù tại cơ sở. Khi vào trong khu vực xảy ra cháy hay các khu vực lân cận, các
chiến sỹ phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiêt bị, dụng cụ an toàn.
Chiến sỹ trong từng nhóm trinh sát phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật
của cơ sở để tìm kiếm và cứu người bị nạn (nếu có), khắc phục và ngăn chặn sự
cố có thể xảy ra (nếu có thể) như: tháo chất lỏng vào hầm sự cố, giảm áp suất
trong các hệ thống, thiết bị hoặc cho ngừng các thiết bị đang hoạt động…
9
Cần phải thành lập nhiều nhóm trinh sát trong những trường hợp sau:
+ Tăng cường trinh sát để nắm bắt tình hình nhanh.
+ Có thông tin có người bị nạn bị nhiễm độc, còn bị mắc kẹt trong đám
cháy
+ Không có thông tin cụ thể về đám cháy
+ Đám cháy đã xảy ra trong khoảng thời gian dài, diện tích đám cháy lớn.
Quá trình trinh sát ngoài việc sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu
như: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu
tài liệu… thì việc trinh sát tại nơi xảy ra sự cố là rất quan trọng và quá trình trinh
sát này nhất thiết phải sử dụng các trang thiết bị đo nồng độ các hóa chất độc hại
để xác định khu vực nguy hiểm và phân chia được các khu vực chiến đấu cho
lực lượng cứu hộ.
Những nhiệm vụ cơ bản của trinh sát sự cố cơ sở hóa chất bao gồm:
+ Xác định người bị nạn: khi đến nơi xảy ra sự cố, chỉ huy cần phải liên hệ
ngay với những người làm việc tại cơ sở hóa chất hay tại nơi xảy ra sự cố cháy
hóa chất thậm chí cả những người sinh sống và làm việc gần khu vực xảy ra sự
cố hóa chất đó để xác định xem có người bị nạn gặp sự cố hay còn mắc kẹt lại ở
trong đám cháy hay không (có trường hợp thông tin này nhận được ngay khi
nhận tin báo xảy ra sự cố) hoặc căn cứ vào nòng độ hóa chất đo được tại đám
cháy để phán đoán có hay không người bị nạn mắc kẹt. Từ đó tiến hành trinh sát
kỹ lưỡng tại nơi xảy ra cháy và khu vực xung quanh nơi xảy ra cháy
+ Xác định hóa chất, chất cháy: Để xác định hóa chất, chất cháy có thể căn
cứ vào thông tin thu thập được từ cơ sở hay sử dụng các phương tiện, thiết bị
hiện đại để đo nồng độ các chất độc hại, phát hiện ra chất độc hại hay cũng có
thể phát hiện dựa vào khứu giác hay bằng mắt thường dựa vào đặc tính của các
chất độc hại đó.
3.2. Triển khai các phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai
nạn cháy, nổ hóa chất
a. Phân chia khu vực chiến đấu

10
- Vùng 1: là vùng làm việc của các chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ. Đây là khu vực tòa nhà, cơ sở nơi xảy ra cháy. Những người
không tham gia trực tiếp vào công tác cứu nạn, cứu hộ, không có phương tiện
phòng chống khói khí độc sẽ sẽ ở ngoài vùng này.
- Vùng 2: là vùng bao trùm bên ngoài của vùng 1, có thể ở ngay ở ngoài
không gian hạn chế có phát tán khí độc…, ngoài toà nhà xảy ra cháy, trong
phạm vi của vùng này cần chia ra thành các vùng nhỏ riêng biệt: vùng phân bố,
đặt các thiết bị cứu nạn, cứu hộ, phương tiện chữa cháy… Như vậy, mỗi chiến sĩ
cứu nạn, cứu hộ sẽ biết ở đâu có thể tìm thấy thiết bị, dụng cụ cần thiết. Đây
cũng là nơi để các thiết bị không làm việc, không được sử dụng tại thời điểm
hiện tại.
- Vùng 3: là vùng hoạt động của các lực lượng hỗ trợ cho lực lượng cứu
nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ. Ở vùng này có các lực lượng tham gia, phối
hợp, hỗ trợ như bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự... Vùng này cũng không có sự
tham gia của những người không có trách nhiệm liên quan. Vùng này nằm ngoài
vùng 2(liền ngay giới hạn vùng 2). Đây cũng là vùng đặt các phương tiện cứu
nạn, cứu hộ, phương tiện dùng để di chuyển tài sản, phương tiện sơ cấp cứu,...
b. Triển khai các hoạt động cứu nạn, cứu hộ
* Sơ tán
Tùy vào tình hình, diễn biến và mức độ đám cháy hóa chất đó mà việc sơ
tán có cần thiết thực hiện hay không.
Tại nơi làm việc phải có biển báo hoặc dấu hiệu quy định rõ lối vào, lối ra
khi có sự cố. Những lối thoát nạn phải đảm bảo có ít nhất hai điều kiện: luôn
thông thoáng, đủ ánh sáng ngay cả khi mất điện. Nếu đường rút chạy đòi hỏi
phải có phương tiện bảo vệ cá nhân vì hóa chất nguy hiểm hiện có thì phương
tiện bảo vệ cá nhân phải được duy trì trong một tình trạng tốt ổn định, sẵn sàng
thuận tiện cho việc sử dụng; tất cả mọi người lao động phải được đào tạo, huấn
luyện và huấn luyện lại trong việc sử dụng chúng.

11
Khi cơ sở xảy ra sự cố cháy, nổ người phụ trách công tác cứu hộ tại cơ sở
phải có trách nhiệm báo động và thông báo rõ ràng về sự cố đồng thời hướng
dẫn mọi người đang làm việc tại cơ sở di chuyển đến địa điểm an toàn.
Đối với dân cư xung quanh cơ sở, ngoài cơ sở phải thông báo thì khi lực
lượng cứu nạn cứu hộ tới hiện trường cũng phải thông báo cho dân cư xung
quanh biết để hỗ trợ.
* Tìm kiếm và cứu người bị nạn
Về nguyên tắc, khi tìm kiếm nạn nhân trong môi trường có khói khí độc hại
chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ phải đeo mặt nạ phòng độc, sử dụng dây để liên lạc với
nhau, khi tìm kiếm hay di chuyển trong phòng phải đi theo 1 hướng của bờ
tường (hoặc trái hay phải). Khi phát hiện thấy nạn nhân thì khẩn trương đưa nạn
nhân ra ngoài.
Khi tổ chức công tác cứu người có thể xảy ra một số tình huống sau:
Nếu lực lượng phương tiện chữa cháy đến đám cháy với số lượng đông, chỉ
huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần phải lập tức tổ chức công tác cứu người
và bản thân chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác
cứu người, đồng thời cho triển khai lực lượng phương tiện để dập tắt đám cháy;
Nếu ngọn lửa, khói khí độc đe doạ tới tính mạng của nạn nhân và cắt đứt
đường thoát nạn hay nguy cơ đe doạ cắt đứt đường thoát nạn thì chỉ huy chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ phải cho triển khai phun nước để bảo vệ nạn nhân, dập
lửa bảo vệ đường thoát tạo điều kiện cho các hoạt động cứu người bị nạn.
Nếu lực lượng và phương tiện chữa cháy được huy động đến đám cháy
không đủ khả năng đồng thời tiến hành các hoạt động cứu người và dập tắt đám
cháy, thì chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tập trung toàn bộ lực lượng
phương tiện cho hoạt động cứu người và sau đó dập tắt đám cháy. Trường hợp
này chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải triển khai đội hình phun nước
vào những nơi mà ngọn lửa đe doạ trực tiếp tính mạng của nạn nhân, bảo vệ
đường thoát nạn nếu có nguy cơ đám cháy lan tới cắt đứt đường thoát nạn.(Tùu
thuộc vào từng loại hóa chất)

12
Thứ tự cứu người bị nạn không phụ thuộc bởi số lượng mà được xác định
theo mức độ nguy hiểm đe doạ tới tính mạng của nạn nhân. Trước tiên phải
tiến hành cứu những người ở nơi có mức độ nguy hiểm cao hơn. Nếu mức độ
nguy hiểm ngang nhau thì trước hết phải cứu trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân
trước. Trong mọi trường hợp đều phải động viên an ủi khích lệ họ, tin tưởng vào
sự giúp đỡ của lực lượng chữa cháy và nhất định sẽ thoát được ra ngoài an toàn.
Nếu nạn nhân đang trong trạng thái hoảng loạn thì chỉ huy chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ phải nhanh chóng nắm quyền chủ động trấn an tinh thần họ bằng
các hành động và cử chỉ bình tĩnh, tự tin và giọng nói dứt khoát rõ ràng để động
viên các nạn nhân yên tâm không chen lấn xô đẩy dẫn đến tai nạn đáng tiếc và
hướng dẫn họ rời khỏi nơi nguy hiểm một cách trật tự theo sự chỉ dẫn của lực
lượng chữa cháy.
Nếu nạn nhân bị ngất xỉu do khói khí độc, chiến sỹ cứu hộ phải nhanh
chóng trực tiếp đưa nạn nhân ra nơi an toàn. Có thể di chuyển nạn nhân bằng các
phương tiện như cáng, dây, thang hoặc bằng tay không.
Trong trường hợp nếu không có thiết bị chống khói dự phòng cho nạn nhân
thì trước khi vượt qua vùng có khói độc phải dùng chăn, ga thấm nước che chắn.
* Sơ cứu người bị nạn bị nhiễm độc, bị hoá chất bám, dính trên người.
Khi cần sơ cấp cứu một người bị nạn trong khu vực có hóa chất nguy hiểm
thì lực lượng cứu nạn, cứu hộ phải thực hiện một số cẩn trọng đảm bảo an toàn:
+ Nếu phải đưa nạn nhân bị nhiễm độc hóa chất ra khu vực an toàn, chiến
sỹ cứu hộ, cứu nạn cần sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp hợp lý trước khi
bước vào vùng nguy hiểm;
+ Nếu da hoặc quần áo của người bị nạn đó nhiễm nhiều hóa chất, phải rửa
sạch bằng nước sau khi cởi quần áo ra;
Trình tự khử nhiễm độc cho nạn nhân gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Đưa nạn nhân tới khu vực an toàn, đăng kí tên nạn nhân vào sổ.
Bước 2: Tháo bỏ trang phục nạn nhân.
Bước 3: Tẩy rửa cho nạn nhân.
Bước 4: Làm khô nạn nhân.
13
Bước 5: Kiểm tra xem trên cơ thể nạn nhân còn dấu hiệu nhiễm độc hay
không
Bước 6: Mặc trang phục cho nạn nhân, đồng thời giao cho lực lượng y tế.
3.3. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn
cháy, nổ hóa chất
Trong quá trình hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đều phải đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho lực lượng và phương tiện, nhất là lực lượng ở mũi tiếp cận
phía cuối hướng gió, chiến sỹ phải có đủ mặt nạ phòng độc. Nếu chữa cháy các
loại hóa chất, chất độc thì việc trang bị thiết bị phòng chống khói khí độc lại
phải coi trọng hơn kể cả phải trang bị cho những mũi tấn công khác đang tham
gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Khi mở cửa vào trong nhà đang cháy có nhiều khói khí độc và nhiệt độ cao
phải hết sức thận trọng, cần bố trí lăng B phun nước cạnh cửa để bảo vệ. Ở các
phòng có nhiều khói mà chiến sỹ cầm lăng không trông thấy ngọn lửa thì chỉ
được mở cửa để thoát khói khi đã chuẩn bị lăng B, lăng hương sen sẵn sàng
phun nước. Khi mở cửa thoát khói, chiến sỹ phải đứng nép về một bên, lợi dụng
cánh cửa làm vật che chắn, vì khi kéo cánh cửa quay ra là khói và lửa sẽ tạt
mạnh theo dễ ảnh hưởng đến chiến sỹ.
Nếu hoạt động trên các tầng gác có nhiều khói khí độc, chiến sỹ không
được di chuyển vội vàng mà phải hết sức thận trọng. Khi di chuyển phải cúi thấp
người xuống, khi cần thiết phải bò sát mặt đất để dễ quan sát, để tránh va đập
vào các cấu kiện sụp đổ, nhất là các trần, mái, vì kèo bằng gỗ.
Khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ trong những hiện trường có nhiều khói khí
độc, dù có mặt nạ phòng độc hay không thì đều phải chú ý tới thời gian làm việc
và sức khỏe của cán bộ chiến sỹ. Những quyết định của chỉ huy đưa ra phải
khẩn trương, chính xác, biết tận dụng các phương tiện máy móc hỗ trợ tạo điều
kiện đảm bảo giữ gìn sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ để hoạt động cứu nạn, cứu
hộ được tiến hành trong thời gian nhanh nhất với hiệu quả cao
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ khi cứu nạn, cứu hộ các
sự cố hóa chất nhất thiết phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ an
14
toàn như: Mặt nạ phòng độc, trang phục dương áp, quần áo chống độc, quần áo
chống nhiệt…Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chiến sỹ CNCH phải được tẩy
rửa, làm sạch theo đúng quy trình.
Trong hoạt động trinh sát hoặc xử lý sự cố hóa chất lực lượng tham gia cứu
nạn, cứu hộ phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ cơ sở để thực hiện đầy đủ các
phương án xử lý ở khu vực xảy ra sự cố và các khu vực lân cận.
Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải đánh giá, dự báo được các nguy cơ đe dọa
cháy, nổ, đổ tràn, bắn tung và yếu tố độc hại của hóa chất để có biện pháp bảo
vệ an toàn tính mạng cho cán bộ, chiến sỹ. Tuyệt đối không được quyết định
phun chất chữa cháy vào nơi đang cháy, khi chưa biết được loại hóa chất cụ thể
đang chứa trong đó hoặc nơi mà lượng khói thoát ra có nồng độ đậm đặc cao.
Cảnh báo kịp thời và sơ tán người dân, di tản của cải ra khỏi nơi xảy ra sự
cố trước khi tiến hành các hoạt động cứu nạn, cứu hộ
Phải có lực lượng y tế, bảo vệ để kịp thời xử lý các trường hợp thương
vong có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các sự cố hóa chất có tính độc hại cao
Đối với việc cứu nạn, cứu hộ, điều quan trọng nhất là cứu tính mạng con
người, nhưng phải lưu ý chỉ được tiến hành sơ cứu người bị nạn ở môi trường
an toàn.
Kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân để tránh những tai nạn thứ cấp
có thể xảy ra. Di chuyển người bị nạn đúng cách ra khỏi khu vực nguy hiểm, có
thể tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu và tẩy rửa hóa chất trên người bị
nạn (nếu có) một cách nhanh chóng để bàn giao cho lực lượng y tế.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2004), Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014
của Bộ trưởng Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số diều của Luật PCCC
2. Bộ Công an (2010), Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BCA-BNV-
BTC về chế độ hưởng phụ cấp đặc thù đới với lực lượng Công an nhân dân.
3. Bộ Công an (2012), Thông tư sô 24/ 2014/TT- BCA ngày 2/5/2012
của bộ công an về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an
nhân dân
4. Bộ Công an (2014), Thông tư 66/2014/TT- BCA ngày 12/11/2014
quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân
phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và
chữa cháy chuyên ngành
5. Bộ Công an (2015), Thông tư 60/2015/TT- BCA ngày 9/11/2015 quy
định về tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
6. Bộ Công an (2016), Thông tư 39/2016/TT-BCA ngày 04/10/2016
Quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
7. Bộ Công an (2017), Thông tư số 50/2017/TT-BCA ngày 1/11/2017
quy định về thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hô của lực lượng
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
8. Bộ Công an (2018), Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định sô 83/2017/ NĐ- CP ngày
18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy.
9. Bộ Công an (2018), Thông tư 42/TT-BCA ngày 25 tháng 12 năm
2018, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an

16
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
10. Bộ Công an (2019), Quyết định số 2413/QĐ-BCA ngày 9/4/2019,
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
11. Bộ xây dựng (2010), QCVN 06: Quy chuẩn quốc gia về an toàn
cháy cho nhà và công trình
12. Bộ lao động- Thương binh và Xã hội- Trung tâm kiểm định kỹ
thuật an toàn khu vực 2 (2004), Sổ tay “An toàn khi làm việc với hoá chất”.
13. Chính phủ (2005), Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005
quy định về an toàn hoá chất.
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
15. Chính phủ (2014), Quyết định số 1041/2014/QĐ-TTg ngày
24/6/214 Thủ tướng chính phủ quyết định về việc phê duyệt đề án quy hoạch
tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020.
16. Chính phủ (2017), Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017
quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
17. Chính phủ (2017), Nghị định sô 83/2017/ NĐ- CP ngày 18/7/2017
Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy.
18. Chính phủ (2017), Nghị định sô 113/ 2017/NĐ-CP ngày 19/10/2017
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
19. Công ty cổ phần công nghệ và thông tin doanh nghiệp Việt (2019),
Trang vàng Việt Nam 2018/2019, Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội
20. Cục Cảnh sát PCCC (1996). Sổ tay công tác chữa cháy.
21. Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (2015-2019), Báo cáo tổng kết công
tác năm 2015-2019, Hà Nội
22. Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (2019), Thống kê phương tiện của lực
17
lượng Cảnh sát PCCC&CNCH
23. Nguyễn Văn Cần và cộng sự (2017), Tập bài giảng Tổ chức cứu
nạn, cứu hộ trong một số sự cố đặc biệt- Trường Đại học PCCC
24. Diệp Xuân Hải và Nguyễn Văn Cần (2018), Sáng kiến khoa học:
nghiên cứu chế tạo ra giàn phun tẩy rửa cho chiến sỹ, phương tiện tham gia
CC&CNCH sự cố cháy- Trường Đại học PCCC
25. Trương Đình Hồng và cộng sự (2010). Giáo trình “Chiến thuật
chữa cháy một số cơ sở kinh tế- văn hóa- xã hội”, NXB Giao thông vận tải, HN
26. Ngô Văn Nam và cộng sự (2018), Tập bài giảng Huấn luyện sử
dụng phương tiện cứu nạn cứu hộ chuyên dùng- Trường Đại học PCCC
27. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội (2015-2019),
Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019, Hà Nội
28. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hải Phòng (2015-
2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019, Hải Phòng
29. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hồ Chí Minh (2015-
2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019, Hồ Chí Minh
30. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Cần Thơ (2015-2019),
Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019, Cần Thơ
31. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Tỉnh Bình Dương (2014-
2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019, Bình Dương
32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2001), Luật Phòng cháy và
chữa cháy
33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2007), Luật hóa chất
34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2013), Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001
35. Trần Thị Thịnh và Nguyễn Tuấn Anh (2016), Bài báo khoa học
“Nghiên cứu gia công, chế tạo vòi chữa cháy phục vụ xử lý hóa chất dạng hơi
phân tán trong không khí” Tạp chí PC&CC, số 83/2016
36. Đinh Ngọc Tuấn và cộng sự (2016), Sổ tay tra cứu thông tin cháy,
nổ, độ hại của các loại hóa chất thông dụng ở Việt Nam- Trường Đại học PCCC
18
37. TCVN 5507- 2002: Hóa chất nguy hiểm- Quy phạm An toàn trong
sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm,
38. Viện ngôn ngữ (2010) Từ điển tiếng việt- NXB Đà Nẵng
39. Vũ Văn Thủy và Phạm Viết Tiến (2016), Giáo trình “ Những vấn
đề cơ bản về cứu nạn, cứu hộ”, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

19

You might also like